Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1481/QĐ-UBND | Quảng Trị, ngày 24 tháng 6 năm 2024 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ ngày 18/6/2013;
Căn cứ Luật Ngân sách nhà nước ngày 25/6/2015;
Căn cứ Luật Chuyển giao công nghệ ngày 19/6/2017;
Căn cứ Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa ngày 12/6/2017;
Căn cứ Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc Quy định một số chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026; Nghị quyết số 36/2024/NQ-HĐND ngày 10/5/2024 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc quy định một số chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại Tờ trình số 30/TTr-SKHCN ngày 11/6/2024.
QUYẾT ĐỊNH:
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
HỖ TRỢ ỨNG DỤNG, NHÂN RỘNG CÁC KẾT QUẢ KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2022-2026
(Kèm theo Quyết định số 1481/QĐ-UBND ngày 24/6/2024 của UBND tỉnh Quảng Trị)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh
Quy định này hướng dẫn cụ thể về điều kiện, trách nhiệm của cơ quan quản lý, tổ chức, cá nhân trong việc hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ (KH&CN) trên địa bàn tỉnh Quảng Trị theo Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh về Quy định một số chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026 và Nghị quyết số 36/2024/NQ-HĐND ngày 10/5/2024 của HĐND tỉnh về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND ngày 09/12/2021 của HĐND tỉnh quy định một số chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026 (sau đây gọi là Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND và Nghị quyết số 36/2024/NQ-HĐND).
2. Đối tượng áp dụng
Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý và thực hiện một số cơ chế, chính sách hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ theo Nghị quyết số 163/2021/NQ- HĐND và Nghị quyết số 36/2024/NQ-HĐND.
Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài không thuộc đối tượng áp dụng của quy định này.
1. Việc hỗ trợ theo quy định này đảm bảo nguyên tắc công khai, minh bạch, bình đẳng.
2. Chỉ hỗ trợ đối với các nội dung chưa nhận hỗ trợ từ các nguồn kinh phí khác của Nhà nước. Mỗi tổ chức, cá nhân được hỗ trợ không quá 2 (hai) nội dung trong một năm.
3. Tổ chức, cá nhân nhận hỗ trợ phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ theo quy định hiện hành của Nhà nước, không vi phạm pháp luật và đang hoạt động đúng ngành nghề đã đăng ký sản xuất, kinh doanh (theo cam kết của đơn vị); chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực đối với các tài liệu liên quan cung cấp cho cơ quan quản lý nhà nước, cũng như các nội dung đã cam kết bằng văn bản trong quá trình tổ chức thực hiện quy định này.
Áp dụng theo điểm a, khoản 1, điều 1, mục III Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND, cụ thể như sau:
Các ứng dụng phải được lập thành dự án của tổ chức, doanh nghiệp, dự án có mục tiêu, nội dung thực hiện và sản phẩm cụ thể phục vụ trực tiếp yêu cầu nâng cao hiệu quả, tạo bước đột phá về năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm, hàng hóa; có tính khả thi; được thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; có đủ hồ sơ theo quy định.
Áp dụng theo điểm b, khoản 1, điều 1, mục III Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND, cụ thể như sau:
Các dự án hoàn thiện, đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao trong sản xuất, chế biến, bảo quản các sản phẩm sử dụng nguồn nguyên liệu chủ yếu trên địa bàn tỉnh, có giá trị gia tăng cao, đủ sức cạnh canh trên thị trường trong nước và đáp ứng điều kiện xuất khẩu như: tiêu, cà phê, gạo, các sản phẩm từ cây dược liệu; các loại thủy sản; các loại thức ăn gia súc;
Các dự án ứng dụng công nghệ cao trong nông nghiệp nhằm tạo sản phẩm hàng hóa có đặc tính ưu việt, năng suất, chất lượng cao, kháng bệnh tốt, thích ứng với điều kiện biến đổi khí hậu, đáp ứng các yêu cầu về an toàn vệ sinh thực phẩm, thân thiện với môi trường, giá trị gia tăng cao và phù hợp với yêu cầu của thị trường.
Áp dụng theo điểm c, khoản 1, điều 1, mục III Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND, cụ thể như sau:
Hỗ trợ chuyển giao quy trình công nghệ; hoàn thiện, đổi mới công nghệ hoặc ứng dụng công nghệ mới, công nghệ cao; hoàn thiện, đổi mới dây chuyền sản xuất để thực hiện các dự án; hỗ trợ sản xuất thử sản phẩm loạt đầu tiên của dự án; chi thuê tư vấn, chuyên gia; chi đào tạo, tập huấn cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật, công nhân kỹ thuật... phục vụ trực tiếp cho dự án; chi phí kiểm tra, phân tích các kết quả nghiên cứu trong quá trình thực nghiệm; chi phí kiểm định chất lượng sản phẩm, hàng hóa là kết quả của dự án; chi tuyên truyền, tiếp thị, đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ; các chi phí khác trực tiếp phục vụ thực hiện dự án.
Điều 6. Mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ
Áp dụng theo khoản 1, điều 1 Nghị quyết số 36/2024/NQ-HĐND, cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ tối đa 50% tổng mức kinh phí đầu tư và tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án (đối với các dự án đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong lĩnh vực công nghiệp, công nghệ cao trong chế biến sâu về dược liệu); Riêng đối với các dự án đặc thù như: ứng dụng công nghệ sinh học trong nuôi cấy mô, sản xuất dược liệu đạt chuẩn GMP, xây dựng nhà kính ứng dụng công nghệ 4.0 (ứng dụng cảm biến và hoàn toàn tự động) thì mức hỗ trợ tối đa 50% tổng mức kinh phí đầu tư và tối đa không quá 1.500 triệu đồng/dự án.
2. Hỗ trợ tối đa 50% tổng mức kinh phí đầu tư và tối đa không quá 300 triệu đồng/dự án (đối với các dự án đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong sản xuất và chế biến hàng hóa nông lâm, thủy sản);
3. Hỗ trợ tối đa 50% tổng mức kinh phí đầu tư và tối đa không quá 100 triệu đồng/dự án (đối với các dự án đổi mới quy trình công nghệ, ứng dụng máy móc, thiết bị trong bảo quản, chế biến các loại nấm ăn và nấm dược liệu; hỗ trợ 30% bịch nấm (chỉ hỗ trợ đợt đầu) không quá 10.000 bịch/hộ; các mô hình kinh tế mới có hiệu quả cao).
Hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh để tạo điều kiện thực hiện dự án.
Nhà nước hỗ trợ 01 (một) lần sau khi dự án đã triển khai và sản xuất thử thành công sản phẩm loạt đầu tiên của dự án.
1. Tài liệu chứng minh đối tượng hỗ trợ: Đơn đề nghị lập hồ sơ hỗ trợ; Giấy cam kết sử dụng máy móc, thiết bị và công nghệ đã đầu tư trong thời gian ít nhất là 3 năm sau khi được hỗ trợ; Giấy Chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã) hoặc Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác) hoặc hộ khẩu (đối với hộ gia đình) hoặc Chứng minh thư/Thẻ căn cước công dân (đối với cá nhân).
2. Tài liệu chứng minh điều kiện hỗ trợ: Báo cáo kết quả thực hiện dự án đầu tư mới hoặc đổi mới công nghệ, thiết bị; Hợp đồng và Thanh lý Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị và chuyển giao công nghệ; Chứng từ chứng minh chi phí (Hóa đơn tài chính, ủy nhiệm chi hoặc các chứng từ khác nếu có).
3. Tài liệu chứng minh chi phí cho nội dung hỗ trợ: Hợp đồng và Thanh lý Hợp đồng mua bán máy móc, thiết bị và chuyển giao công nghệ; Chứng từ chứng minh chi phí (Hóa đơn tài chính, ủy nhiệm chi ...); Các chứng từ khác (nếu có).
Áp dụng theo điểm a, khoản 2, điều 1, mục III Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND, cụ thể như sau:
Các tổ chức, cá nhân có nhu cầu ứng dụng và nhân rộng các kết quả từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, được đánh giá, nghiệm thu xếp loại khá trở lên, xây dựng thành dự án có quy mô phù hợp, có địa chỉ ứng dụng cụ thể dưới hình thức dự án sản xuất, được thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền phê duyệt; có đủ hồ sơ theo quy định.
Áp dụng theo điểm b, khoản 2, điều 1, mục III Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND, cụ thể như sau:
Sản xuất các sản phẩm nông nghiệp và ứng dụng rộng rãi các giống cây trồng, giống vật nuôi mới có năng suất, chất lượng cao; sản xuất nông nghiệp hữu cơ; áp dụng quy trình VietGAP, GlobalGAP; quy trình chăn nuôi gia súc, gia cầm quy mô công nghiệp, an toàn sinh học; nuôi thâm canh, tự động kiểm soát và xử lý môi trường bằng các công nghệ tiên tiến như chemicalfog, biofoc, lọc sinh học; xây dựng và mở rộng mô hình ứng dụng công nghệ tưới tiết kiệm cho một số loại cây trồng nông, lâm nghiệp; ứng dụng công nghệ mới, công nghệ tiên tiến, hiệu quả trong lĩnh vực sản xuất chế biến các sản phẩm làng nghề, sản phẩm tiểu thủ công nghiệp, sản phẩm nông nghiệp đặc thù của các địa phương, có giá trị kinh tế, và khả năng tiêu thụ cao của thị trường.
Áp dụng theo điểm c, khoản 2, điều 1, mục III Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND, cụ thể như sau:
Hỗ trợ một phần kinh phí để mua nguyên vật liệu; nhân công; chi đào tạo tập huấn kỹ thuật, tiếp nhận chuyển giao kết quả các nhiệm vụ khoa học và công nghệ; chi sản xuất thử sản phẩm loạt đầu tiên của dự án. Tổ chức, cá nhân có nhu cầu ứng dụng, nhân rộng kết quả nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng vốn ngân sách nhà nước sẽ được các tổ chức, cá nhân chủ trì thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ đó trực tiếp hoặc tham gia triển khai ứng dụng và nhân rộng kết quả của nhiệm vụ theo quy định.
Điều 11. Mức hỗ trợ và phương thức hỗ trợ
Áp dụng theo khoản 2, điều 1 Nghị quyết số 36/2024/NQ-HĐND, cụ thể như sau:
1. Hỗ trợ tối đa 50% tổng mức kinh phí đầu tư và tối đa không quá 500 triệu đồng/dự án (đối với các dự án ứng dụng và nhân rộng kết quả từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp trong vực công nghiệp, ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao trong sản xuất và chế biến dược liệu, trong sản xuất, chế biến và bảo quản nông lâm, thủy sản);
2. Hỗ trợ tối đa 50% tổng mức kinh phí đầu tư và tối đa không quá 150 triệu đồng/dự án (đối với các dự án ứng dụng và nhân rộng kết quả từ việc thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ các cấp trong sản xuất và chế biến nông lâm, thủy hải sản, các dự án cây/con mới ứng dụng an toàn sinh học)."
Hỗ trợ cho vay với lãi suất ưu đãi từ Quỹ phát triển khoa học và công nghệ tỉnh để tạo điều kiện thực hiện dự án.
Nhà nước hỗ trợ 01 (một) lần sau khi dự án đã triển khai và sản xuất thử thành công sản phẩm loạt đầu tiên của dự án.
1. Tài liệu chứng minh đối tượng hỗ trợ: Đơn đề nghị lập hồ sơ hỗ trợ; Giấy chứng nhận Đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã) hoặc Hợp đồng hợp tác (đối với tổ hợp tác) hoặc hộ khẩu (đối với hộ gia đình) hoặc Chứng minh thư/ thẻ căn cước công dân (đối với cá nhân).
2. Tài liệu chứng minh điều kiện hỗ trợ: Văn bản chứng minh diện tích sản xuất/nuôi/trồng tập trung (kèm theo bản đồ hiện trạng khu đất); Báo cáo kết quả thực hiện ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, các quy trình thực hành sản xuất/nuôi/trồng theo chuỗi giá trị trên quy mô đề nghị hỗ trợ; Ưu tiên các dự án có Giấy chứng nhận VietGap hoặc GlobalGAP hoặc hữu cơ;
3. Tài liệu chứng minh chi phí cho nội dung hỗ trợ: Hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc Hợp đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ; Biên bản thanh lý hợp đồng chuyển giao công nghệ hoặc Biên bản thanh lý hợp đồng hỗ trợ ứng dụng công nghệ; Chứng từ chứng minh mua máy móc, thiết bị, phần mềm theo Hợp đồng chuyển giao công nghệ; Các chứng từ khác như: Chứng từ chứng minh chi phí xây dựng và công bố tiêu chuẩn, Chứng từ chứng minh chi phí dán tem truy xuất nguồn gốc, Chứng từ chứng minh chứng nhận VietGAP hoặc GlobalGAP hoặc hữu cơ (nếu có).
Áp dụng theo điểm a, khoản 3, điều 1, mục III Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND, cụ thể như sau:
Các doanh nghiệp, tổ chức, cơ sở sản xuất kinh doanh có đơn đề nghị hỗ trợ, có đầy đủ hồ sơ, được thủ trưởng cơ quan có thẩm quyền thẩm định và phê duyệt, có đầy đủ văn bằng, chứng nhận theo quy định trong các lĩnh vực: Áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn tiên tiến trong sản xuất, dịch vụ; xây dựng, công bố tiêu chuẩn chất lượng; đánh giá chứng nhận hợp chuẩn, hợp quy sản phẩm; đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ phát minh hoặc sáng chế hoặc giải pháp hữu ích; đăng ký sở hữu công nghiệp nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp trong và ngoài nước; tham gia giải thưởng chất lượng quốc gia, quốc tế được xem xét, hỗ trợ theo chính sách này nếu chưa được hưởng các hỗ trợ khác từ ngân sách nhà nước.
Điều 14. Nội dung và mức hỗ trợ
Áp dụng theo điểm b, khoản 3, điều 1, mục III Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND, cụ thể như sau:
1. Nội dung 1: Hỗ trợ doanh nghiệp trong việc xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn tiên tiến (ISO 9000, ISO 9001, ISO 14000, ISO 22000, ISO 27000, HACCP, VietGAP hoặc GlobalGAP) với mức tối đa 30 triệu đồng/doanh nghiệp.
2. Nội dung 2: Hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở: xây dựng tiêu chuẩn cơ sở; đánh giá chứng nhận sản phẩm hợp chuẩn; đánh giá chứng nhận hợp quy với mức: 03 triệu đồng/tiêu chuẩn cơ sở; 05 triệu đồng/sản phẩm chứng nhận hợp chuẩn; 10 triệu đồng/sản phẩm chứng nhận hợp quy.
3. Nội dung 3: Hỗ trợ xây dựng, đăng ký và được cấp văn bằng bảo hộ sở hữu trí tuệ đối với mỗi phát minh hoặc sáng chế hoặc giải pháp hữu ích với mức 20 triệu đồng/văn bằng.
4. Nội dung 4: Hỗ trợ xây dựng, đăng ký và được cấp bằng sở hữu công nghiệp đối với mỗi nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp và tối đa không quá 3 nhãn hiệu hoặc kiểu dáng công nghiệp/năm/doanh nghiệp, cơ sở với mức 8 triệu đồng/văn bằng.
5. Nội dung 5: Hỗ trợ xây dựng, đăng ký và được cấp văn bằng sở hữu công nghiệp đối với mỗi nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp đăng ký ở nước ngoài với mức hỗ trợ tối đa 40.000.000 đồng/văn bằng bảo hộ tại các nước ASEAN, 60.000.000 đồng/văn bằng bảo hộ tại các nước khác.
6. Nội dung 6: Hỗ trợ xây dựng, đăng ký và được cấp văn bằng sở hữu công nghiệp đối với mỗi nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận trong nước với mức tối đa 50 triệu đồng/văn bằng.
7. Nội dung 7: Hỗ trợ tham gia xét tuyển và được tặng giải thưởng chất lượng, quốc gia, quốc tế với mức: 20 triệu đồng/giải vàng giải thưởng chất lượng quốc gia; 15 triệu đồng/giải bạc giải thưởng chất lượng quốc gia; 30 triệu đồng/giải thưởng chất lượng quốc tế Châu Á - Thái Bình Dương (GPEA).
8. Nội dung 8: Hỗ trợ tối đa không quá 300 triệu đồng/doanh nghiệp được chứng nhận tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái (GACP - Good Agricultural and Collection Practices), tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP - Good manufacturing practice) và tối đa không quá 200 triệu đồng/doanh nghiệp cho chứng nhận lại; Hỗ trợ tối đa không quá 100 triệu đồng/doanh nghiệp được chứng nhận tiêu chuẩn hữu cơ và tối đa không quá 50 triệu đồng/doanh nghiệp cho chứng nhận lại. Quy mô tối thiểu 05 ha/dự án.
Áp dụng theo điểm c, khoản 3, điều 1, mục III Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND, cụ thể như sau:
Nhà nước xem xét, hỗ trợ 01 lần sau khi các nội dung đăng ký hỗ trợ hoàn thành và được cấp văn bằng theo đúng quy định hiện hành; thời điểm hỗ trợ không quá 01 năm kể từ khi văn bằng có hiệu lực.
1. Tài liệu chứng minh đối tượng hỗ trợ: Đơn đề nghị lập hồ sơ hỗ trợ; Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh (đối với doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh cá thể); Quyết định thành lập (đối với tổ chức); Chứng minh thư hoặc căn cước công dân (đối với cá nhân).
2. Tài liệu chứng minh điều kiện và chi phí hỗ trợ:
+ Đối với Nội dung 1: Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận hệ thống quản lý phù hợp tiêu chuẩn; Bản sao có chứng thực Hợp đồng tư vấn xây dựng, Bản thanh lý hợp đồng tư vấn xây dựng, Hóa đơn tài chính (nếu có); Bản sao có chứng thực Hợp đồng đánh giá chứng nhận, Bản thanh lý hợp đồng Hợp đồng đánh giá chứng nhận và Hóa đơn tài chính.
+ Đối với Nội dung 2: (i) Bản Tiêu chuẩn cơ sở; Văn bản công bố áp dụng tiêu chuẩn cơ sở; Bản sao có chứng thực Phiếu kết quả thử nghiệm có đầy đủ các chỉ tiêu được quy định tại tiêu chuẩn cơ sở tương ứng của sản phẩm trong thời hạn 12 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ. (ii) Giấy chứng nhận phù hợp tiêu chuẩn; Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp chuẩn; Hóa đơn và Hợp đồng tư vấn xây dựng; Hóa đơn và Hợp đồng chứng nhận, (iii) Giấy chứng nhận phù hợp quy chuẩn; Thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy; Hóa đơn và Hợp đồng tư vấn xây dựng; Hóa đơn và Hợp đồng đánh giá chứng nhận.
+ Đối với Nội dung 3: Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận bảo hộ sáng chế hoặc giải pháp hữu ích do Cục Sở hữu trí tuệ cấp; Hồ sơ để đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc Hợp đồng và thanh lý Hợp đồng về việc thuê tư vấn đăng ký sáng chế hoặc giải pháp hữu ích (nếu có); Các chứng từ tài chính có liên quan (nếu có).
+ Đối với Nội dung 4: Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận bảo hộ nhãn hiệu hàng hóa hoặc kiểu dáng công nghiệp do Cục Sở hữu trí tuệ cấp; Các chứng từ tài chính có liên quan (nếu có).
+ Đối với Nội dung 5: Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa hoặc kiểu dáng công nghiệp ở nước ngoài do tổ chức Sở hữu trí tuệ ở nước ngoài cấp; Hợp đồng và thanh lý Hợp đồng về việc thuê tư vấn đăng ký nhãn hiệu hàng hóa hoặc kiểu dáng công nghiệp ở nước ngoài; Các chứng từ tài chính có liên quan (nếu có).
+ Đối với Nội dung 6: Văn bản đề nghị hỗ trợ của UBND các huyện, thị xã, thành phố; Biên bản làm việc giữa Sở Khoa học và Công nghệ, Phòng Kinh tế/Kinh tế hạ tầng các huyện, thị xã, thành phố với tổ chức đề nghị hỗ trợ để triển khai xác lập, bảo hộ; Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận trong nước do Cục Sở hữu trí tuệ cấp; Hồ sơ để đăng ký bảo hộ tại Cục Sở hữu trí tuệ hoặc hợp đồng và thanh lý hợp đồng tư vấn đăng ký nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận trong nước; Các hợp đồng, chứng từ tài chính có liên quan (nếu có).
+ Đối với Nội dung 7: Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đạt giải thưởng chất lượng.
+ Đối với Nội dung 8: Văn bản chứng minh diện tích vùng trồng tập trung kèm theo bản đồ hiện trạng khu đất và Giống được đưa vào sản xuất; Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận Tiêu chuẩn thực hành tốt trồng trọt và thu hái (GACP)/Tiêu chuẩn thực hành sản xuất tốt (GMP)/Tiêu chuẩn hữu cơ; Bản công bố tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm kèm theo tiêu chuẩn áp dụng; Nhãn hàng hóa sản phẩm; Tem truy xuất nguồn gốc sản phẩm; Báo cáo kết quả quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt theo chuỗi giá trị; Chứng từ chứng minh chi phí xây dựng và công bố tiêu chuẩn; Chứng từ chứng minh chi phí dán tem truy xuất nguồn gốc; Chứng từ chứng minh chứng nhận hữu cơ; Các chứng từ khác (nếu có).
1. Sở Khoa học và Công nghệ
a) Chịu trách nhiệm chủ trì hướng dẫn, triển khai thực hiện Quy định này.
b) Tổ chức sơ kết, tổng kết, báo cáo UBND tỉnh về tình hình thực hiện nội dung hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026 theo Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND và Nghị quyết số 36/2024/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị.
c) Hằng năm vào thời điểm xây dựng dự toán chi ngân sách nhà nước, lập khái toán kinh phí thực hiện chính sách hỗ trợ của Nghị quyết 163/2021/NQ-HĐND và Nghị quyết số 36/2024/NQ-HĐND, tổng hợp vào dự toán chi của Sở Khoa học và Công nghệ, phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh bố trí kinh phí thực hiện.
d) Thực hiện đúng quy trình xét hỗ trợ.
i. Tổ chức, cá nhân nộp đầy đủ hồ sơ đề nghị hỗ trợ được quy định tại Quyết định này về Sở Khoa học và Công nghệ;
ii. Hằng quý, Sở Khoa học và Công nghệ lập Hội đồng thẩm định các hồ sơ xét hỗ trợ
Hội đồng thẩm định do Sở Khoa học và Công nghệ quyết định thành phần, số lượng phù hợp với từng nội dung hỗ trợ. Thành phần Hội đồng thẩm định gồm các sở, ban, ngành và địa phương có liên quan, chuyên gia có kinh nghiệm. Hội đồng thẩm định có nhiệm vụ thẩm định Hồ sơ đề nghị hỗ trợ; thống nhất nội dung hỗ trợ, mức hỗ trợ. Trong trường hợp cần thiết, tổ chức kiểm tra thực tế đối với các nội dung đề nghị hỗ trợ;
iii. Trên cơ sở kết quả làm việc của Hội đồng thẩm định, Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì tổng hợp kết quả thẩm định các dự án ứng dụng, nhân rộng; phối hợp với Sở Tài chính tham mưu UBND tỉnh phê duyệt kinh phí hỗ trợ đối với các dự án trên 500 triệu đồng.
Căn cứ Quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ của UBND tỉnh, Sở Khoa học và Công nghệ triển khai hỗ trợ theo quy định.
Ủy quyền Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ quyết định phê duyệt kinh phí hỗ trợ đối với các dự án có mức kinh phí hỗ trợ dưới 500 triệu đồng.
- Đối với những dự án không đủ điều kiện hỗ trợ từ chính sách này thì Sở Khoa học và Công nghệ trả lời bằng văn bản cho các tổ chức, cá nhân đăng ký thực hiện dự án được biết.
- Hướng dẫn các tổ chức, cá nhân được hưởng chính sách thực hiện thanh quyết toán kinh phí theo đúng chế độ và quy định của pháp luật hiện hành.
2. Sở Tài chính
Tham mưu UBND tỉnh phê duyệt, bố trí kinh phí thực hiện các nội dung Hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2022-2026 theo Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND và Nghị quyết số 36/2024/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị.
3. Các Sở, Ban, ngành cấp tỉnh
Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong quá trình tổ chức thực hiện hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026 theo Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND và Nghị quyết số 36/2024/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị.
4. UBND các huyện, thị xã, thành phố
a) Phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ trong việc thực hiện hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ tại địa phương;
b) Huy động các nguồn lực đầu tư các dự án ứng dụng công nghệ tiên tiến, công nghệ cao, nhân rộng các kết quả KH&CN phục vụ phát triển kinh tế - xã hội tại địa phương.
5. Tổ chức, cá nhân là đối tượng được hỗ trợ
a) Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của các tài liệu, hồ sơ do mình cung cấp và những cam kết trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động hỗ trợ theo Nghị quyết số 163/2021/NQ-HĐND và Nghị quyết số 36/2024/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị.
b) Thực hiện đúng nội dung, tiến độ theo bản đăng ký.
c) Báo cáo định kỳ hoặc đột xuất theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền về kết quả thực hiện dự án.
6. Kinh phí quản lý dành cho các hoạt động thẩm định, kiểm tra, giám sát và nghiệm thu, đánh giá kết quả các dự án được thanh toán từ nguồn kinh phí ngân sách sự nghiệp khoa học của tỉnh, với định mức chi không quá 10% tổng kinh phí hỗ trợ của chính sách này hàng năm và áp dụng đúng theo Nghị quyết số 33/2024/QĐ-UBND ngày 10/5/2024 của HĐND tỉnh Quy định mức chi lập dự toán, quản lý sử dụng và quyết toán kinh phí đối với nhiệm vụ khoa học và công nghệ có sử dụng ngân sách nhà nước trên địa bàn tỉnh Quảng Trị hoặc văn bản thay thế của cơ quan có thẩm quyền tại thời điểm hỗ trợ.
Trong quá trình triển khai thực hiện nếu có những vấn đề vướng mắc, các cơ quan, đơn vị liên quan phản ảnh bằng văn bản gửi về Sở Khoa học và Công nghệ để tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh./.
Quyết định 1481/QĐ-UBND năm 2024 về Quy định hỗ trợ ứng dụng, nhân rộng các kết quả khoa học và công nghệ trên địa bàn tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2022-2026
- Số hiệu: 1481/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 24/06/2024
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
- Người ký: Lê Đức Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra