Hệ thống pháp luật

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
----------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1477/QĐ-BGDĐT

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH ĐỊNH DẠNG ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG ANH BẬC 3 THEO KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC DÙNG CHO VIỆT NAM (DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG)

BỘ TRƯỞNG BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

Căn cứ Nghị định số 36/2012/NĐ-CP ngày 18 tháng 4 năm 2012 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ, cơ quan ngang Bộ;

Căn cứ Nghị định số 32/2008/NĐ-CP ngày 19 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

Căn cứ Quyết định số 1400/QĐ-TTg ngày 30 tháng 9 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án “Dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2008 - 2020”;

Căn cứ Thông tư số 01/2014/TT-BGDĐT ngày 24 tháng 01 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam;

Xét Biên bản thẩm định Định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh của Hội đồng thẩm định (được thành lập theo Quyết định số 3725/QĐ-BGDĐT ngày 22/9/2015 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo);

Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh trung học phổ thông), gồm: cấu trúc đề thi, cách tính điểm thi và mô tả năng lực ứng với điểm thi.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng, Cục trưởng Cục Khảo thí và Kiểm định chất lượng giáo dục, Thủ trưởng đơn vị có liên quan thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo; Giám đốc sở giáo dục và đào tạo; Giám đốc đại học Quốc gia, đại học vùng; Giám đốc học viện; Hiệu trưởng trường đại học, cao đẳng và trung cấp chuyên nghiệp; Thủ trưởng cơ sở đào tạo ngoại ngữ thuộc hệ thống giáo dục quốc dân; Thủ trưởng cơ sở đánh giá năng lực ngoại ngữ chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ trưởng (để b/c);
- Như Điều 3;
- Website Bộ GDĐT;
- Lưu: VT, Cục KTKĐCLGD.

KT. BỘ TRƯỞNG
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Vinh Hiển

 

ĐỊNH DẠNG ĐỀ THI ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC SỬ DỤNG TIẾNG ANH

BẬC 3 THEO KHUNG NĂNG LỰC NGOẠI NGỮ 6 BẬC DÙNG CHO VIỆT NAM (DÀNH CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG)
(Ban hành kèm theo Quyết định s: 1477/QĐ-BGDDT ngày 10 tháng 5 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo)

I. CẤU TRÚC ĐỀ THI

Kỹ năng thi

Mục đích

Thời gian

Các phần thi và dạng câu hỏi

Nhiệm vụ bài thi

Nghe

Kiểm tra các tiểu kỹ năng nghe khác nhau, có độ khó bậc 3, ứng với 4 phần thi:

- Nghe hiểu nội dung chi tiết.

- Nghe ý chính hoặc thông tin quan trọng và phân biệt chúng với các ý phụ.

- Nghe chi tiết.

- Nghe hiểu thái độ hoặc mục đích của người nói đối với người nghe hoặc đối với chủ đề.

- Nghe hiểu được chức năng giao tiếp của ngôn ngữ.

Khoảng 35 phút, bao gồm thời gian chuyển kết quả sang phiếu trả lời.

Phần 1: 5 câu hỏi trắc nghiệm 3 lựa chọn.

Phần 2: 6 câu hỏi trắc nghiệm 3 lựa chọn.

Phần 3: 7 câu hỏi điền vào chỗ trống.

Phần 4: 7 câu hỏi Đúng/Sai.

Tổng cộng: 25 câu

Thí sinh nghe các đoạn hội thoại và độc thoại ngắn, hướng dẫn, thông báo nơi công cộng, dự báo thời tiết, các bài nói về chủ đề học thuật và đoạn hội thoại dài hơn, nhiều chi tiết sau đó trả lời các câu hỏi.

Đọc

Kiểm tra các tiểu kỹ năng Đọc hiểu khác nhau, có độ khó bậc 3:

- Đọc tìm chi tiết: phát hiện, xác định và so sánh các thông tin chi tiết và các định nghĩa.

- Đọc xác định thể loại văn bản.

- Đọc xác định các chi tiết quan trọng và các kết luận chính trong các văn bản thể loại nghị luận có cấu trúc rõ ràng.

- Đọc hiểu và đưa ra những suy luận dựa trên các thông tin có sẵn trong văn bản.

40 phút, bao gồm thời gian chuyển kết quả sang phiếu trả lời

Phần 1: 7 câu hỏi trắc nghiệm 3 lựa chọn.

Phần 2: 5 câu hỏi hoàn thành các ghi chú/biểu mẫu (Mỗi chỗ trống điền một từ).

Phần 3: 6 câu hỏi trắc nghiệm 4 lựa chọn.

Phần 4: 7 câu hỏi trắc nghiệm 2 lựa chọn (Đúng/Sai).

Tổng cộng: 25 câu

Thí sinh đọc các dạng văn bản khác nhau:

Phần 1: Các thông báo và bảng hiệu, thông tin bao bì và các tin nhắn trao đổi (các lời nhắn, thư điện tử, các thiệp và các bưu thiếp).

Phần 2: Thư, các sách quảng cáo nhỏ, cẩm nang, quảng cáo trên tạp chí, thông tin trên trang mạng và các tài liệu chính thức có nội dung đơn giản.

Phần 3: Các câu chuyện đơn giản về các sự kiện, cảm xúc và mong ước.

Phần 4: Các bài báo đơn giản về các chủ đề quen thuộc.

Viết

- Kiểm tra kỹ năng viết văn bản đơn giản về những chủ đề quen thuộc hoặc trải nghiệm bản thân nhưng đảm bảo tính chặt chẽ.

- Mô tả hoặc thể hiện kinh nghiệm/trải nghiệm/suy nghĩ/ cảm xúc/ấn tượng/sự kiện của bản thân.

45 phút

Phần 1: Thí sinh viết một đoạn văn bản ngắn khoảng 80-100 từ.

Phần 2: Thí sinh viết một văn bản dài hơn (khoảng 100 - 120 từ).

Phần 1: Thí sinh viết thư từ, thư điện tử, ghi chú, tin nhắn, bưu thiếp, ...

Phần 2: Thí sinh viết một câu chuyện ngắn, đoạn văn miêu tả với tiêu đề cho sẵn, đoạn văn miêu tả với câu mở đầu cho sẵn, đoạn văn miêu tả với câu kết thúc cho sẵn.

Nói

Kiểm tra kỹ năng giao tiếp đơn giản:

- Hỏi, trả lời câu hỏi trong những tình huống đơn giản và thông thường.

- Mô tả và kể chuyện, sắp xếp ý và trình bày về một vấn đề thể hiện ở tranh, tóm lược ý và trình bày thông tin có căn cứ thực tế.

- Giải thích và mô tả một vấn đề cụ thể

- Kỹ năng nói tương tác với những tình huống cố định.

- Bày tỏ ý kiến, quan điểm cá nhân, đồng ý hay không đồng ý, giải thích và ủng hộ quan điểm của mình.

13 phút (10 phút thi và 3 phút cho các chỉ dẫn)

Phần 1: Phỏng vấn

Các thí sinh được người đối thoại hỏi 5 câu hỏi và yêu cầu đưa ra các câu trả lời ngắn.

Phần 2: Độc thoại/ Mô tả tranh. Mỗi thí sinh được giao một bức tranh khác nhau có hình ảnh về các hoạt động hàng ngày, bối cảnh quen thuộc như lớp học, dã ngoại, gia đình, ... Thí sinh nhìn tranh và mô tả.

Phần 3:

Phương án 1 (Thảo luận theo cặp): Hai thí sinh cùng nói về một chủ đề. Giám khảo đưa ra một câu hỏi về một chủ đề quen thuộc mang tính tranh luận. Mỗi thí sinh sẽ trình bày quan điểm của mình với mỗi mặt của vấn đề.

Phương án 2 (Trả lời câu hỏi mở rộng) - Thi trên máy tính: Mỗi thí sinh trả lời 3 câu hỏi mở rộng có liên quan đến chủ đề ở phần tả tranh.

Phần 1: Thí sinh nghe câu hỏi và trả lời câu hỏi trong phần phỏng vấn.

Phần 2: Thí sinh mô tả tranh.

Phần 3: Thí sinh thảo luận với thí sinh cùng cặp hoặc trả lời câu hỏi mở rộng.

II. CÁCH TÍNH ĐIỂM THI VÀ MÔ TẢ NĂNG LỰC ỨNG VỚI ĐIỂM THI

1. Cách tính điểm thi

- Mỗi kỹ năng thi: Nghe, Đọc, Viết, Nói được đánh giá trên thang điểm từ 0 đến 25.

- Điểm của bài thi được cộng từ điểm của mỗi kỹ năng thi, tối đa là 100 điểm, sau đó quy về thang điểm 10, làm tròn đến 0,5 điểm; được sử dụng để xác định mức Không Đạt hay Đạt ở loại nào.

- Yêu cầu đối với mức Đạt: Có kết quả thi của cả 4 kỹ năng thi, không có kỹ năng nào đạt dưới 10 điểm và có tổng điểm của cả 4 kỹ năng sau khi quy đổi đạt từ 5,0 trở lên.

2. Mô tả năng lực ứng với điểm thi

Điểm

Mức

Loại

Mô tả tổng quát

< 5,0

Không đạt bậc 3

 

Có thể hiểu được nội dung bao quát, các ý chính của một đoạn văn hay hội thoại ngắn với câu từ ngắn gọn, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc, gần gũi như gia đình, trường lớp, bạn bè. Có thể viết, viết lại được câu theo gợi ý nhưng viết sản sinh còn hạn chế. Có khả năng giới thiệu được bản thân, tương tác trong giao tiếp cơ bản nhất nhưng chưa liên kết được giữa các lượt lời.

5,0 -6,0

Đạt bậc 3

Trung bình

Có thể nghe hiểu được nội dung bao quát, các ý chính, một số thông tin chi tiết của các thông báo hướng dẫn, các chỉ dẫn hay các thông báo công cộng và các hội thoại ngắn. Có thể đọc hiểu các thông tin trong các thông báo, bảng hiệu, các tin nhắn trao đổi và các câu chuyện đơn giản trong các chủ đề quen thuộc. Có thể viết thư từ và chuyện ngắn về những vấn đề quen thuộc. Có khả năng giới thiệu được bản thân, mô tả một bức tranh và nói tương tác trong giao tiếp có tranh luận nhưng chưa liên kết được giữa các lượt lời. Có thể diễn đạt ý kiến đơn giản về các vấn đề trừu tượng/mang tính văn hóa nhưng còn hạn chế.

6,5-7,5

Khá

Có thể nghe hiểu được nội dung bao quát, các ý chính và nắm bắt chi tiết của các thông báo hướng dẫn, các chỉ dẫn hay các thông báo công cộng và các hội thoại ngắn, nghe được khá nhiều thông tin chi tiết của một đoạn thông báo hay hội thoại dài hơn, rõ ràng về các chủ đề quen thuộc, gần gũi. Có thể đọc tìm chi tiết, ý chính và nhận biết thể loại văn bản khá chính xác. Có thể viết sản sinh một đoạn ngắn như thư từ, tin nhắn và câu chuyện có nội dung đúng yêu cầu, sử dụng từ vựng và ngữ pháp khá chính xác. Có khả năng giới thiệu về bản thân và gia đình trôi chảy, có tranh luận được và liên kết giữa các lượt lời nhưng còn rất hạn chế, có thể nói tương tác trong giao tiếp và có thể tranh luận khá trôi chảy.

> 7,5

Giỏi

Có thể nghe hiểu được nội dung bao quát, các ý chính và nắm bắt được hầu như trọn vẹn thông tin chi tiết của một đoạn văn hay hội thoại ngắn, cũng như thông tin chi tiết của một đoạn thông báo hay hội thoại dài hơn về các chủ đề quen thuộc. Có thể đọc tìm chi tiết, ý chính và nhận biết thể loại văn bản chính xác. Có thể viết sản sinh một đoạn ngắn như thư từ, câu chuyện ngắn đúng ngữ pháp, sử dụng từ vựng và có ý tưởng tốt. Có khả năng giới thiệu về bản thân và gia đình rất trôi chảy, có thể nói tương tác trong giao tiếp cơ bản một cách tự nhiên, có liên kết giữa các lượt lời, có thể tranh luận và trình bày quan điểm một cách chính xác.

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1477/QĐ-BGDĐT năm 2016 về Định dạng đề thi đánh giá năng lực sử dụng tiếng Anh bậc 3 theo Khung năng lực ngoại ngữ 6 bậc dùng cho Việt Nam (dành cho học sinh trung học phổ thông) do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành

  • Số hiệu: 1477/QĐ-BGDĐT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/05/2016
  • Nơi ban hành: Bộ Giáo dục và Đào tạo
  • Người ký: Nguyễn Vinh Hiển
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/05/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản