Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KON TUM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1471/QĐ-UBND

Kon Tum, ngày 05 tháng 12 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẤT TRỒNG LÚA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM VÀ HUYỆN ĐĂK GLEI NĂM 2016

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KON TUM

n cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21/01/2016 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ Quyết định số 1247/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 của UBND tỉnh Kon Tum về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 272/TTr-SNN ngày 18/11/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án cải tạo nâng cao chất lượng đất trồng lúa trên địa bàn thành phố Kon Tum và huyện Đăk Glei năm 2016 (có phương án kèm theo).

Điều 2. Tổ chức thực hiện

Ủy ban nhân dân thành phố Kon Tum, UBND huyện Đăk Glei có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Phương án đảm bảo hoàn thành các mục tiêu của Phương án; đồng thời báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh biết, theo dõi.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính; Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Kon Tum, Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện Đăk Glei và các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Chủ tịch, các Phó Chủ tịch UBND tỉnh;
- CVP UBND tỉnh;
- Lưu; VT, NNTN4.

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hòa

 

PHƯƠNG ÁN

CẢI TẠO NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG ĐẤT TRỒNG LÚA TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ KON TUM VÀ HUYỆN ĐĂK GLEI NĂM 2016
(Kèm theo Quyết đnh số 1471/QĐ-UBND ngày 05/12/2016 của UBND tỉnh)

Căn cứ Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21/01/2016 của Bộ tài chính về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

Căn cứ Quyết định số 1247/QĐ-UBND ngày 10/12/2015 của UBND tỉnh Kon Tum về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016;

Để triển khai, thực hiện có hiệu quả chính sách bảo vệ và phát triển đất trồng lúa theo Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/4/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa; Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành phương án cải tạo nâng cao chất lượng đất trồng lúa trên địa bàn thành phố Kon Tum và huyện Đăk Glei năm 2016, cụ thể như sau:

I. THỰC TRẠNG SẢN XUẤT LÚA

Trong những năm qua Ngành nông nghiệp tỉnh đã có những chuyển biến tích cực, cơ cấu mùa vụ được điều chỉnh phù hợp với điều kiện tự nhiên tại từng địa phương; công tác khuyến nông đưa tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất cũng được tích cực triển khai, đã từng bước nâng cao trình độ sản xuất ngày một tăng, cơ cấu giống lúa ngày càng đa dạng, nhiều giống lúa có năng suất cao chống chịu sâu bệnh như Nhị ưu 838, HT1, RVT, VND95-20, SH2,... nhiều giống lúa cho chất lượng gạo ngon đã được đưa vào sản xuất đại trà1. Đây là những yếu tố góp phần quan trọng đưa năng suất, sản lượng lúa năm sau cao hơn năm trước.

Diễn biến diện tích, năng suất, sản lượng cây lúa từ năm 2011-2015

Năm

Diện tích toàn tỉnh (ha)

Trong đó:

ng suất toàn tỉnh (tạ/ha)

Trong đó:

Sản lượng toàn tỉnh (tấn)

Trong đó:

TP Kon Tum (ha)

H. Đăk Glei (ha)

TP Kon Tum (tạ/ha)

H. Đăk Glei (tạ/ha)

TP Kon Tum (tấn)

H. Đăk Glei (tấn)

2011

22,614

2,735

3,238

34,05

43,35

30,93

76,999

11,855

10,014

2012

23,270

2,786

3,255

36,00

46,51

30,00

83,774

12,957

9,765

2013

23,411

2,785

3,180

35,77

45,11

31,72

83,745

12,562

10,088

2014

23,569

2,787

3,261

36,34

47,94

31,37

85,650

13,360

10,231

2015

24,399

2,959

3,305

37,52

48,76

32,92

91,557

14,428

10,880

* Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Kon Tum năm 2015

Qua bảng số liệu trên cho thấy: Diện tích, năng suất, sản lượng lúa tăng qua các năm trên địa bàn tỉnh nói chung và trên địa bàn Tp. Kon Tum, huyện Đăk Glei nói riêng còn thấp và biến động nhiều. Nguyên nhân chính là tập quán sử dụng phân hữu cơ vi sinh, phân chuồng ít được chú trọng ảnh hưởng đến chất lượng đất trồng lúa. Vì vậy, việc tranh thủ chính sách hỗ trợ của Chính phủ nhằm cải tạo nâng cao chất lượng đất trồng lúa trên địa bàn thành phố Kon Tum và huyện Đăk Glei thông qua hiệu quả của việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong quá trình bón lót cải tạo đất là cần thiết.

II. MỤC ĐÍCH

1. Thực hiện có hiệu quả Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa theo hướng dẫn tại Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21/01/2016 của Bộ Tài chính về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa;

2. Nhằm cải tạo nâng cao chất lượng đất trồng lúa trên địa bàn Tp. Kon Tum và huyện Đăk Glei năm 2016, thực hiện ngay nhằm phục vụ sản xuất vụ Đông Xuân 2016-2017 và những năm tiếp theo thông qua hiệu quả của việc sử dụng phân hữu cơ vi sinh trong quá trình bón lót cải tạo đất để:

- Tăng hiệu quả hoạt động của các vi sinh vật trong đất, kích thích các vi sinh vật có lợi trong đất hoạt động để phân giải các chất vô cơ để bộ rễ hấp thu hiệu quả các chất dinh dưỡng, giảm lượng phân bón vô cơ trong quá trình canh tác, tăng độ xốp, tạo độ thông thoáng cho đất. Tiết kiệm chi phí bón phân vô cơ cho cây trồng.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường do việc lạm dụng phân bón vô cơ trong quá trình sản xuất.

- Hỗ trợ trực tiếp đến người dân được thụ hưởng góp phần thay đổi cách thức sản xuất của người dân theo hướng thâm canh, giúp tăng năng suất, sản lượng trên một đơn vị diện tích.

III. NỘI DUNG PHƯƠNG ÁN

1. Quy mô, địa điểm, đối tượng thực hiện

- Quy mô: 3.199,47 ha, trong đó:

+ Diện tích chuyên trồng lúa nước 2.103,54 ha;

+ Diện tích đất trồng lúa khác: 1.095,93 ha.

- Địa điểm thực hiện: Trên địa bàn 19 xã, phường thuộc thành phố Kon Tum và 12 xã, thị trấn thuộc huyện Đăk Glei, tỉnh Kon Tum.

- Đối tượng tham gia: Người nông dân có đất trực tiếp sản xuất lúa.

Đơn vị tính: ha

STT

Xã, thị trấn

Tổng diện tích

Diện tích đất chuyên trồng lúa nước

Diện tích đất chuyên trồng lúa nước còn lại

I

Thành phố Kon Tum

1.574,47

1.280,54

293,93

1

Phường Ngô Mây

23,12

23,12

 

2

Phường Trường Chinh

48,22

39,99

8,23

3

Phường Thắng Lợi

6,32

4,82

1,50

4

Phường Quang Trung

2,27

2,27

 

5

Phường Thống Nhất

0,89

0,89

 

6

Phường Lê Lợi

3,00

 

3,00

7

Phường Nguyễn Trãi

19,22

 

19,22

8

Phường Trần Hưng Đạo

42,36

28,31

14,05

9

Xã Đắk Cấm

98,66

84,81

13,85

10

Xã Kroong

51,45

51,45

 

11

Xã Ngok Bay

31,15

3,80

27,35

12

Xã Vinh Quang

7,83

7,83

 

13

Xã Đăk Blà

140,71

129,13

11,58

14

Xã Ia Chim

243,17

229,37

13.80

15

Xã Đăk Năng

79,87

78,22

1,65

16

Xã Đoàn Kết

463,80

307,92

155,89

17

Xã Chư Hreng

65,20

56,20

9,00

18

Xã Đắk Rơ Wa

27,45

21,70

5,75

19

Xã Hòa Bình

219,79

210,72

9,07

II

Huyện Đăk Glei

1.625

823

802

1

Thị trấn Đăk Glei

21

21

 

2

Xã Đăk Pét

1,048

119

 

3

Xã Đăk Nhoong

410

81

 

4

Xã Đăk Kroong

310

76

 

5

Xã Đăk Môn

858

126

 

6

Xã Đăk Long

384

136

 

7

Xã Đăk Man

185

34

 

8

Xã Đăk Choong

492

117

 

9

Xã Xốp

363

113

 

10

Xã Đăk Blô

244

 

139

11

Xã Ngọc Linh

584

 

299

12

Xã Mường Hoong

606

 

364

Cộng

3.199,47

2.103,54

1.095,93

2. Thời gian thực hiện: Thực hiện trong năm 2016.

3. Định mức hỗ trợ

Hỗ trợ theo định mức quy định tại khoản 2, điều 7 Nghị định 35/2015/NĐ- CP của Chính phủ, cụ thể như sau:

- Đối với đất chuyên trồng lúa nước: Hỗ trợ bằng phân hữu cơ vi sinh theo định mức 1.000.000 đồng/ha/năm;

- Đối với đất trồng lúa khác (trừ đất a nương được mở rộng tự phát không theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất trồng lúa): Hỗ trợ bằng phân hữu cơ vi sinh theo định mức 500.000 đồng/ha/năm.

(Loại phân: sử dụng phân hữu cơ vi sinh được sản xuất trong nước)

4. Kinh phí thực hiện

Kinh phí thực hiện từ nguồn kinh phí hỗ trợ và phát triển đất lúa năm 2016: 2.713.000.000 đồng (tại Quyết định số 1247/QĐ-UBND, ngày 10/12/2015 của UBND tỉnh Kon Tum về việc giao chỉ tiêu kế hoạch và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016). Trong đó:

- Kinh phí thực hiện tại thành phố Kon Tum: 1.489.000.000 đồng;

- Kinh phí thực hiện tại huyện Đăk Glei: 1.224.000.000 đồng.

IV. Tổ chức thực hiện

1. UBND thành phố Kon Tum và UBND huyện Đăk Glei

- Trên cơ sở nguồn kinh phí được giao triển khai thực hiện tốt Nghị định 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa theo hướng dẫn tại Thông tư số 18/2016/TT-BTC ngày 21 tháng 01 năm 2016 của Bộ tài chính về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 35/2015/NĐ-CP ngày 13/04/2015 của Chính phủ về quản lý, sử dụng đất trồng lúa.

- Định kỳ hoặc đột xuất báo cáo kết quả thực hiện về Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổng hợp, báo cáo UBND tỉnh.

2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Thường xuyên kiểm tra tình hình triển khai thực hiện Phương án, báo cáo UBND tỉnh biết, chỉ đạo./.



1 Cụ thể: Năm 2015, trên địa bàn thành phố Kon Tum đã có 40% diện tích sử dụng giống HT1; 13% sử dụng giống Nhị ưu 838;.... huyện Đăk Glei đã có 11% sử dụng giống lúa Nhị ưu 83 và khoảng 30-40% diện tích lúa sử dụng các giống lúa thuần có năng suất, chất lượng cao khác.