- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 3Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013
- 4Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014
- 5Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng
- 6Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC ban hành Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân
- 7Thông tư 01/2018/TT-TANDTC quy định về công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 147/QĐ-TANDTC | Hà Nội, ngày 10 tháng 6 năm 2022 |
CHÁNH ÁN TÒA ÁN NHÂN DÂN TỐI CAO
Căn cứ Luật Tổ chức Tòa án nhân dân ngày 24/11/2014; Luật Thi đua, khen thưởng ngày 26/11/2003; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 14/6/2005 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng ngày 16/11/2013;
Căn cứ Nghị định số 91/2017/NĐ-CP ngày 31/7/2017 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Thi đua, khen thưởng;
Căn cứ Thông tư số 01/2018/TT-TANDTC ngày 24/4/2018 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quy định công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân; Chỉ thị số 01/2022/CT-CA ngày 10/01/2022 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về việc thực hiện các nhiệm vụ trọng tâm công tác Tòa án nhân dân năm 2022; Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân ban hành kèm theo Quyết định số 346a/2017/QĐ-TANDTC ngày 01/3/2017 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; Kế hoạch số 524/KH-TANDTC ngày 25/11/2021 của Tòa án nhân dân tối cao về việc thực hiện công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân năm 2022;
Xét đề nghị của Thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Tòa án nhân dân,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch và thành lập Đoàn kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong Tòa án nhân dân.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng, Vụ trưởng Vụ Tổ chức - Cán bộ, Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng, Thủ trưởng các đơn vị thuộc Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân, Tòa án quân sự các cấp và các tập thể, cá nhân có liên quan thi hành Quyết định này./.
| KT. CHÁNH ÁN |
ĐOÀN KIỂM TRA CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NĂM 2022 TRONG TÒA ÁN NHÂN DÂN
(Ban hành kèm theo Quyết định số 147/QĐ-TANDTC ngày 10/6/2022 của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao)
1. Mục đích
- Kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật và của Tòa án nhân dân về công tác thi đua, khen thưởng; công tác ban hành văn bản quy định, chỉ đạo, hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng của các Tòa án nhân dân; việc xây dựng, tổ chức phát động các phong trào thi đua hằng năm; công tác khen thưởng và tuyên truyền, xây dựng điển hình tiên tiến; đánh giá tác động, hiệu quả của phong trào thi đua đối với việc hoàn thành các chỉ tiêu công tác chuyên môn của các đơn vị, Tòa án nhân dân trong năm 2022.
- Thông qua kiểm tra để kịp thời phát hiện các tập thể, cá nhân điển hình, có nhiều giải pháp, sáng kiến được ứng dụng có hiệu quả trong công tác, có bề dày thành tích, hoàn thành xuất sắc các chỉ tiêu nhiệm vụ công tác chuyên môn để biểu dương, tuyên truyền, phổ biến, nhân rộng; đồng thời, phát hiện những đơn vị còn có hạn chế, thiếu sót trong tổ chức phong trào thi đua, còn hình thức, chưa hiệu quả, chưa hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ công tác chuyên môn. Từ đó, tìm ra nguyên nhân để tham mưu cho Ban Cán sự đảng, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Tòa án nhân dân có biện pháp chỉ đạo kịp thời, giúp các đơn vị tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc, đề ra các giải pháp tổ chức thực hiện tốt phong trào thi đua, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ công tác các tháng cuối năm và cả năm 2022.
- Đánh giá những tồn tại, hạn chế trong công tác thi đua, khen thưởng để có biện pháp khắc phục, đổi mới, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng của Tòa án nhân dân trong thời gian tới, hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị của Tòa án nhân dân, các nhiệm vụ cải cách tư pháp, góp phần thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, các Nghị quyết của Đảng, Quốc hội về công tác tư pháp và công tác Tòa án.
2. Yêu cầu
- Kiểm tra bám sát sự lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy Đảng, lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, hướng dẫn của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Tòa án nhân dân và các cơ quan có liên quan.
- Kiểm tra theo kế hoạch, chương trình, lịch trình cụ thể; xác định rõ mục đích, yêu cầu, nội dung, đối tượng, thời gian, phương pháp kiểm tra và phải thông báo cho đơn vị được kiểm tra biết trước khi tiến hành kiểm tra; có trọng tâm, trọng điểm, không kiểm tra tràn lan. Kết thúc kiểm tra phải có báo cáo đánh giá và kết luận kiểm tra một cách khách quan, toàn diện và thông báo cho đơn vị được kiểm tra để rút kinh nghiệm, đề ra biện pháp khắc phục dứt điểm những tồn tại, hạn chế, phấn đấu hoàn thành tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ công tác năm.
- Kiểm tra bảo đảm khách quan, dân chủ, hiệu quả, tiết kiệm, tránh phô trương, hình thức, không làm cản trở hoạt động bình thường của đối tượng được kiểm tra. Kết quả kiểm tra là một trong những căn cứ quan trọng để đánh giá kết quả thực hiện các chỉ tiêu nhiệm vụ công tác chuyên môn, mức độ, phạm vi ảnh hưởng của thành tích để thực hiện bình xét, đề nghị khen thưởng dịp tổng kết phong trào thi đua năm 2022.
II. Nội dung, đối tượng, thời gian kiểm tra
1. Nội dung
a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức quán triệt thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của Tòa án nhân dân về công tác thi đua, khen thưởng; việc ban hành các văn bản chỉ đạo, quy định, hướng dẫn về công tác thi đua, khen thưởng.
b) Việc tổ chức phát động, triển khai tổ chức thực hiện các phong trào thi đua của Tòa án nhân dân, cụ thể: phong trào thi đua “Vì Công lý”; phong trào thi đua “Tòa án nhân dân cùng cả nước chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19”; phong trào thi đua 6 tháng cuối năm 2022... gắn với nhiệm vụ chính trị của cơ quan, đơn vị, các sự kiện chính trị, ngày lễ, kỷ niệm của đất nước, dân tộc và của Tòa án nhân dân (xây dựng kế hoạch, tổ chức phát động, đăng ký, ký kết giao ước thi đua, sơ kết, tổng kết phong trào thi đua).
c) Việc hưởng ứng thực hiện các phong trào thi đua do Thủ tướng Chính phủ, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương tổ chức phát động và các cuộc vận động của Trung ương, địa phương (báo cáo riêng từng phong trào thi đua).
d) Kết quả thực hiện các chỉ tiêu thi đua trong công tác chuyên môn; thực hiện 14 giải pháp nâng cao chất lượng công tác xét xử: triển khai thực hiện Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án; tổ chức phiên tòa rút kinh nghiệm; công bố bản án, quyết định trên cổng thông tin điện tử của Tòa án; tổ chức phiên tòa trực tuyến và các công tác khác của cơ quan, đơn vị (có biểu thống kê chi tiết).
đ) Công tác tuyên truyền và xây dựng điển hình tiên tiến (xây dựng kế hoạch, phát hiện, bồi dưỡng, tổng kết, nhân điển hình tiên tiến, số lượng điển hình tiên tiến được xây dựng, số lượng điển hình tiên tiến mới được phát hiện).
e) Công tác khen thưởng (chấp hành các quy định về thủ tục, hồ sơ, quy trình bình xét, đề nghị khen thưởng, chỉ tiêu thi đua, khen thưởng; việc quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng. Số lượng tập thể, cá nhân được khen thưởng; các hình thức khen thưởng; tỷ lệ cá nhân không giữ chức vụ được khen thưởng...).
2. Đối tượng
Thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Tòa án nhân dân và Thủ trưởng các đơn vị Cụm trưởng Cụm thi đua Tòa án nhân dân năm 2022 thống nhất đối tượng các đơn vị thành viên trong Cụm được kiểm tra theo tiêu chí sau:
- Đơn vị có bề dày thành tích, nhiều năm đạt thành tích xuất sắc trong phong trào thi đua yêu nước của Tòa án nhân dân và đã được khen thưởng cao.
- Đơn vị có nhiều phong trào thi đua nổi trội, điển hình, có nhiều kinh nghiệm hay; sáng kiến, mô hình mới; cách làm hiệu quả trong tổ chức, phát động phong trào thi đua, giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác chuyên môn.
- Đơn vị tổ chức, phát động phong trào thi đua còn hình thức, chung chung, chưa hiệu quả, nhiều năm chưa có thành tích cao, chưa đạt các chỉ tiêu thi đua, nhiệm vụ công tác chuyên môn.
3. Thời gian
- Thời gian kiểm tra: dự kiến trong tháng 7-8 năm 2022. Thời gian cụ thể sẽ có thông báo sau.
- Mốc thời gian lấy số liệu báo cáo từ ngày 01/10/2021 đến ngày 30/6/2022.
1. Kiểm tra gián tiếp
- Trên cơ sở kế hoạch kiểm tra của Tòa án nhân dân tối cao, các Tòa án nhân dân tiến hành tự kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị thuộc quyền quản lý theo nội dung nêu tại điểm 1 Mục II Phần A. Kế hoạch kiểm tra và báo cáo kết quả tự kiểm tra (theo Đề cương gửi kèm); giới thiệu đơn vị đề nghị kiểm tra (theo các tiêu chí tại điểm 2 Mục II Phần A. Kế hoạch kiểm tra) gửi về Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Thi đua-Khen thưởng) trước ngày 05/7/2022 để tổng hợp, đánh giá, thống nhất lựa chọn đối tượng đơn vị được kiểm tra.
- Trên cơ sở báo cáo và đề nghị của các đơn vị, Thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Tòa án nhân dân sẽ phối hợp cùng với Thủ trưởng đơn vị Cụm trưởng Cụm thi đua Tòa án nhân dân năm 2022 xem xét, quyết định đối tượng các đơn vị được kiểm tra trực tiếp.
2. Kiểm tra trực tiếp
- Đoàn kiểm tra nghe đại diện đơn vị được kiểm tra báo cáo kết quả công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị;
- Đại diện lãnh đạo đơn vị được kiểm tra, Thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng cơ sở bổ sung báo cáo (nếu có);
- Các thành viên Đoàn kiểm tra trực tiếp kiểm tra hệ thống sổ sách, tài liệu, số liệu và các văn bản liên quan đến công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị được kiểm tra; đồng thời, cùng đại diện đơn vị được kiểm tra thảo luận, trao đổi những vấn đề cần làm rõ trong báo cáo;
- Trưởng Đoàn kiểm tra nhận xét sơ bộ kết quả công tác thi đua, khen thưởng của đơn vị; đưa ra kiến nghị, đề xuất khắc phục kịp thời những tồn tại, hạn chế trong công tác thi đua, khen thưởng; chỉ đạo hoàn thiện Kết luận kiểm tra, báo cáo lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Tòa án nhân dân xem xét, phê duyệt và gửi cho đơn vị được kiểm tra đế tổ chức rút kinh nghiệm, thực hiện các biện pháp khắc phục theo kiến nghị của Đoàn kiểm tra.
1. Trưởng đoàn: Đại diện lãnh đạo Vụ Thi đua - Khen thưởng, Tòa án nhân dân tối cao.
2. Các thành viên: Đại diện lãnh đạo đơn vị Trưởng cụm và Phó Trưởng cụm thi đua năm 2022; đại diện Ban Thanh tra Tòa án nhân dân tối cao; Chuyên viên Vụ Thi đua - Khen thưởng (là Thư ký đoàn).
(Giao cho Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng chủ động đề cử và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các Thành viên trong Đoàn kiểm tra sau khi thống nhất với Thủ trưởng đơn vị Trưởng Cụm, Phó Trưởng Cụm thi đua và Ban Thanh tra).
II. Nhiệm vụ của Đoàn kiểm tra
1. Xây dựng kế hoạch, chương trình làm việc, lịch kiểm tra chi tiết;
2. Chuẩn bị đầy đủ văn bản, tài liệu liên quan đến công tác kiểm tra và thông báo cho đơn vị được kiểm tra biết trước khi tiến hành kiểm tra;
3. Tiến hành kiểm tra trực tiếp theo kế hoạch kiểm tra;
4. Tổng hợp kết quả kiểm tra báo cáo lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao cho ý kiến trước khi ban hành kết luận kiểm tra chính thức.
III. Trách nhiệm của Đơn vị được kiểm tra
1. Tổ chức quán triệt mục đích, yêu cầu, nội dung của Kế hoạch kiểm tra đến toàn thể đội ngũ công chức, viên chức, người lao động của đơn vị; xây dựng kế hoạch và tổ chức tự kiểm tra đối với đơn vị trực thuộc.
2. Xây dựng báo cáo kết quả công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị (theo Đề cương gửi kèm) gửi về Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Thi đua-Khen thưởng) theo thời gian tại điểm 1 Mục III Phần A. Kế hoạch kiểm tra.
3. Chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, sổ sách, văn bản và các tài liệu có liên quan để phục vụ công tác kiểm tra. Sắp xếp, cử cán bộ làm đầu mối liên lạc và cử đúng thành phần tham dự, làm việc cùng với Đoàn kiểm tra (đại diện cấp ủy đảng, đại diện lãnh đạo đơn vị, thường trực Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, lãnh đạo các tổ chức đoàn thể: công đoàn, đoàn thanh niên...) và cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng của cơ quan, đơn vị. Đối với đơn vị được kiểm tra là Tòa án nhân dân cấp huyện, Thường trực Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Tòa án nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm tham dự đầy đủ các buổi kiểm tra trực tiếp.
Trong quá trình thực hiện, nếu có phát sinh vướng mắc, đề nghị phản ánh về Tòa án nhân dân tối cao (qua Vụ Thi đua-Khen thưởng) để tổng hợp, báo cáo lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định./.
BÁO CÁO PHỤC VỤ CÔNG TÁC KIỂM TRA CÔNG TÁC THI ĐUA, KHEN THƯỞNG NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 147/KH-TANDTC ngày 10/6/2022 của Tòa án nhân dân tối cao về kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng năm 2022)
Nêu tóm tắt đặc điểm, tình hình ở cơ quan, đơn vị, địa phương có tác động, ảnh hưởng đến công tác thi đua, khen thưởng (tổ chức bộ máy, biên chế, số lượng, cơ cấu, trình độ đội ngũ công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan, đơn vị, biên chế cán bộ làm công tác thi đua, khen thưởng; các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, đơn vị).
1. Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, ban hành văn bản về thi đua, khen thưởng
- Việc tổ chức quán triệt, tuyên truyền, phổ biến, triển khai thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước về công tác thi đua, khen thưởng trong cơ quan, đơn vị (nêu rõ văn bản đã được quán triệt, phổ biến).
- Việc ban hành văn bản theo thẩm quyền để cụ thể hóa các văn bản quy phạm pháp luật, hướng dẫn của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng Trung ương, Tòa án nhân dân tối cao về thi đua, khen thưởng (nêu rõ văn bản đã được ban hành).
- Việc ban hành các văn bản để chỉ đạo, hướng dẫn, tổ chức, kiểm tra... công tác thi đua, khen thưởng đối với các đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý (nêu rõ văn bản đã được ban hành).
2. Tổ chức phát động phong trào thi đua
- Xây dựng kế hoạch, phát động, tổ chức các phong trào thi đua, đăng ký, ký kết giao ước thi đua (nêu rõ số lượng, tên phong trào thi đua).
- Triển khai thực hiện các phong trào thi đua do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phát động: “Vì Công lý”; “Tòa án nhân dân cùng cả nước chung sức, đồng lòng thi đua phòng, chống và chiến thắng đại dịch Covid-19 và phong trào thi đua 6 tháng cuối năm 2022 của Tòa án nhân dân...
- Kết quả hưởng ứng, tham gia các phong trào thi đua, các cuộc vận động do Thủ tướng Chính phủ, các bộ, ngành Trung ương và địa phương phát động.
- Sơ kết, tổng kết, đánh giá, biểu dương, khen thưởng qua các phong trào thi đua yêu nước đã phát động, tổ chức trong cơ quan, đơn vị.
3. Kết quả thực hiện các chỉ tiêu thi đua
- Số lượng, tỷ lệ thụ lý, giải quyết các loại vụ việc nói chung và từng loại vụ việc cụ thể; tỷ lệ bản án, quyết định bị hủy, sửa do nguyên nhân chủ quan;
- Số lượng, tỷ lệ giải quyết đơn đề nghị giám đốc thẩm, tái thẩm (nếu có);
- Số lượng, tỷ lệ vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính đã được hòa giải, đối thoại thành theo Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
- Số lượng, chất lượng các phiên tòa xét xử bằng hình thức trực tuyến;
- Số lượng, chất lượng tổ chức các phiên tòa rút kinh nghiệm; tỷ lệ bình quân trên tổng số Thẩm phán hiện có trong đơn vị;
- Số lượng, chất lượng bản án, quyết định đã được công khai trên cổng thông tin điện tử của Tòa án trên tổng số bản án, quyết định thuộc diện phải công bố;
- Kết quả thực hiện các chỉ tiêu thi đua trong các lĩnh vực chuyên môn khác, như: công tác thi hành án hình sự; bồi thường theo Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; xét miễn, giảm hình phạt, mức bồi thường...
- Việc chấp hành quy định về quy trình, thủ tục, đối tượng, tiêu chuẩn, điều kiện, chỉ tiêu, hồ sơ đề nghị khen thưởng.
- Số lượng tập thể, cá nhân được khen thưởng từ đầu năm (không tính số liệu khen thưởng trong dịp tổng kết năm 2021); các hình thức khen thưởng đã được tặng thưởng trong năm.
- Tỷ lệ công chức, viên chức, người lao động trực tiếp và tỷ lệ cán bộ lãnh đạo, quản lý được khen thưởng, so sánh với cùng kỳ năm 2021.
- Số lượng tập thể, cá nhân do Thủ trưởng cơ quan, đơn vị trực tiếp phát hiện và khen thưởng hoặc đề nghị cấp có thẩm quyền khen thưởng.
- Công tác tổ chức tôn vinh, trao thưởng và việc trích lập, quản lý, sử dụng quỹ thi đua, khen thưởng.
(Lưu ý: Kết quả khen thưởng lập danh sách chi tiết kèm theo).
5. Công tác tuyên truyền, xây dựng điển hình tiên tiến
- Ban hành kế hoạch tuyên truyền, kế hoạch xây dựng điển hình tiên tiến.
- Phối hợp hoạt động với các cơ quan, đơn vị có liên quan trong công tác tuyên truyền, xây dựng điển hình tiên tiến.
- Kết quả xây dựng điển hình tiên tiến; số lượng tập thể, cá nhân điển hình tiên tiến được xây dựng; các mô hình mới, nhân tố mới, cách làm hay, sáng tạo, sáng kiến tiêu biểu xuất sắc được phát hiện và phổ biến học tập, nhân rộng.
6. Tổ chức và hoạt động của bộ máy làm công tác thi đua, khen thưởng
- Củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy, công chức làm công tác thi đua, khen thưởng; tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ về công tác thi đua, khen thưởng.
- Hoạt động của Hội đồng Thi đua-Khen thưởng, Hội đồng Khoa học-Sáng kiến cơ sở.
- Các sáng kiến, giải pháp đã được áp dụng trong thực tiễn giúp nâng cao chất lượng, hiệu quả công tác được cấp có thẩm quyền xác nhận.
7. Các hoạt động công tác khác
- Việc triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng; Nghị quyết Đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết hội nghị Trung ương 4 (khóa XI, XII, XIII) gắn với việc đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh theo Chỉ thị số 05-CT/TW ngày 15/5/2016 của Bộ Chính trị; Nghị quyết của Ban Cán sự đảng và Chỉ thị của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về lãnh đạo, chỉ đạo triển khai các nhiệm vụ trọng tâm công tác Tòa án năm 2022 và các Nghị quyết chuyên đề khác (nếu có).
- Công tác cải cách đổi mới thủ tục hành chính-tư pháp, ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác thi đua, khen thưởng.
- Hoạt động của các tổ chức đoàn thể trong cơ quan, đơn vị; hoạt động xã hội, từ thiện (nêu rõ các phong trào đã tham gia, trị giá đóng góp ủng hộ các quỹ...).
- Công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo; quản lý, sử dụng kinh phí, cơ sở vật chất, trang thiết bị làm việc...
- Ưu điểm: (Đánh giá cụ thể hiệu quả tác động của phong trào thi đua đối với việc thực hiện các chỉ tiêu công tác chuyên môn, nghiệp vụ và các công tác khác của cơ quan, đơn vị).
- Hạn chế, vướng mắc và nguyên nhân
- Bài học kinh nghiệm
III. PHƯƠNG HƯỚNG, NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM TRONG THỜI GIAN TỚI
1. Phương hướng
2. Nhiệm vụ trọng tâm
3. Các biện pháp tổ chức thực hiện
4. Đề xuất kiến nghị (nếu có)
| THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
- 1Kế hoạch 128/KH-TANDTC về kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng năm 2019 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 2Công văn 2963/BTNMT-TĐKTTT về kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng và tuyên truyền năm 2019 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 3Kế hoạch 15/KH-TANDTC-TĐKT về kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng năm 2021 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 4Quyết định 256/QĐ-TANDTC-TĐKT về Kế hoạch tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong Tòa án nhân dân do Toàn án nhân dân tối cao ban hành
- 5Quyết định 427/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2022 về Kế hoạch thực hiện công tác thi đua, khen thưởng năm 2023 trong Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 6Quyết định 54/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2023 về Kế hoạch sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm 2023 do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 1Luật Thi đua, Khen thưởng sửa đổi 2005
- 2Luật Thi đua, Khen thưởng 2003
- 3Luật thi đua, khen thưởng sửa đổi 2013
- 4Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014
- 5Chỉ thị 05-CT/TW năm 2016 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
- 6Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017
- 7Nghị định 91/2017/NĐ-CP hướng dẫn Luật thi đua, khen thưởng
- 8Quyết định 346a/2017/QĐ-TANDTC ban hành Quy chế công tác kiểm tra trong Tòa án nhân dân
- 9Thông tư 01/2018/TT-TANDTC quy định về công tác thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 10Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020
- 11Kế hoạch 128/KH-TANDTC về kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng năm 2019 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 12Công văn 2963/BTNMT-TĐKTTT về kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng và tuyên truyền năm 2019 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 13Kế hoạch 15/KH-TANDTC-TĐKT về kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng năm 2021 do Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 14Quyết định 256/QĐ-TANDTC-TĐKT về Kế hoạch tổng kết công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong Tòa án nhân dân do Toàn án nhân dân tối cao ban hành
- 15Quyết định 427/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2022 về Kế hoạch thực hiện công tác thi đua, khen thưởng năm 2023 trong Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- 16Quyết định 54/QĐ-TANDTC-TĐKT năm 2023 về Kế hoạch sơ kết công tác thi đua, khen thưởng 6 tháng đầu năm 2023 do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
Quyết định 147/QĐ-TANDTC về Kế hoạch và thành lập Đoàn kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng năm 2022 trong Tòa án nhân dân do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành
- Số hiệu: 147/QĐ-TANDTC
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/06/2022
- Nơi ban hành: Tòa án nhân dân tối cao
- Người ký: Nguyễn Văn Tiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/06/2022
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực