- 1Quyết định 246/2005/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Giao dịch điện tử 2005
- 3Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 4Quyết định 51/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 56/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển Công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 6Quyết định 75/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 7Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8Quyết định 331/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin từ nay đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 145/2007/QĐ-UBND | TP. Hồ Chí Minh, ngày 28 tháng 12 năm 2007 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Quyết định số 246/2005/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2005 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 331/QĐ-TTg ngày 06 tháng 4 năm 2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin từ nay đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 51/2007/QĐ-TTg ngày 12 tháng 4 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 56/2007/QĐ-TTg ngày 03 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số 75/2007/QĐ-TTg ngày 28 tháng 5 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông tại Tờ trình số 06/TTr-SBCVT ngày 03 tháng 10 năm 2007,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Chương trình phát triển công nghệ thông tin - truyền thông thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2010.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Chỉ đạo Chương trình ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin thành phố, Giám đốc Sở Bưu chính, Viễn thông, Giám đốc Sở Tài chính, Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Kho bạc Nhà nước thành phố, Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ, Thủ trưởng các sở - ban - ngành, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận - huyện, phường - xã, thị trấn chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ THÔNG TIN - TRUYỀN THÔNG THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH GIAI ĐOẠN 2007 - 2010
(Ban hành kèm theo Quyết định số 145 /2007/QĐ-UBND ngày 28 tháng 12 năm 2007 của Ủy ban nhân dân thành phố)
I. HIỆN TRẠNG ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
1. Hiện trạng ứng dụng công nghệ thông tin:
a) Hạ tầng viễn thông - internet:
Tổng số thuê bao điện thoại đạt 8,16 triệu thuê bao, với hơn 1,57 triệu thuê bao điện thoại cố định và 6,59 triệu thuê bao điện thoại di động.
Số thuê bao Internet băng thông rộng đạt 372.750 thuê bao, tổng số thuê bao Internet dial up đạt 541.365 thuê bao. Tổng số cơ sở kinh doanh dịch vụ Internet công cộng có trên 4.574 điểm.
Đang triển khai và vận hành hệ thống mạng Metronet phục vụ Chính phủ điện tử kết nối sở - ban - ngành, quận - huyện: Hoàn tất đợt 1 kết nối hệ thống thông tin các cấp vào hệ thống mạng, gồm có 1 Sở, 3 quận và 36 điểm Megawan cấp phường/xã tham gia kết nối.
b) Hạ tầng công nghệ thông tin:
Hiện tại đã có 34 sở - ngành và 22 quận - huyện được đầu tư xây dựng hạ tầng công nghệ thông tin đảm bảo vận hành hệ thống đang triển khai tại các đơn vị, bao gồm:
- Máy trạm: 5.181 bộ, trước năm 2005 có 4.040 bộ; đầu tư mới theo chương trình Chính phủ điện tử từ năm 2005 là 1.141 bộ.
- Server: 277 bộ, trước năm 2005 có 127 bộ; đầu tư mới theo chương trình Chính phủ điện tử từ năm 2005 là 150 bộ.
- Switch: 384 bộ, trước năm 2005 có 266 bộ, đầu tư mới theo chương trình Chính phủ điện tử từ năm 2005 là 118 bộ.
- Máy in: 1.922 bộ, trước năm 2005 có 1.841 bộ; đầu tư mới theo chương trình Chính phủ điện tử từ năm 2005 là 81 bộ.
- Kiosk tra cứu thông tin: 12 bộ.
- Mã vạch: 19 bộ.
c) Phần mềm, cơ sở dữ liệu:
Tại các quận - huyện:
- Phần mềm xây dựng môi trường làm việc điện tử (G2E) - 4 phần mềm, gồm: Trang tin tích hợp quản lý hành chính phục vụ lãnh đạo; phần mềm tiếp nhận và hoàn trả hồ sơ theo mô hình một cửa; phần mềm Quản lý báo cáo tuần; phần mềm Quản lý văn bản và hồ sơ công việc.
- Phần mềm dịch vụ công (G2C và G2B) - 5 phần mềm, gồm: phần mềm Quản lý tiếp nhận và cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh; phần mềm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ về văn hóa; phần mềm tiếp nhận và giải quyết hồ sơ đăng ký sử dụng lao động; phần mềm Quản lý chứng thực; phần mềm Quản lý xử lý vi phạm hành chính.
- Phần mềm về quản lý đất đai - xây dựng (ứng dụng GIS) - 8 phần mềm, gồm: phần mềm cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; phần mềm Giao thuê đất; phần mềm Cấp phép xây dựng; phần mềm Quản lý hồ sơ đất đai xây dựng; phần mềm Quản lý biến động; phần mềm Quản lý đất đai và lập hồ sơ địa chính; phần mềm Quản lý xây dựng và cấp đổi số nhà; Web Quản lý đô thị.
- Phần mềm Quản lý hộ tịch đã triển khai đến cấp phường - xã.
Tại các sở - ngành:
Hiện có 5 đơn vị, gồm Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Thương mại, Sở Văn hóa và Thông tin, Sở Tư pháp, Sở Khoa học và Công nghệ đã triển khai 23 phần mềm quản lý và 10 dịch vụ công phục vụ cho công tác quản lý chuyên môn như đăng ký cấp phép kinh doanh, cấp phép và quản lý văn phòng đại điện, quản lý văn hóa, thông tin, quản lý khoa học, công nghệ…; hiện thành phố cũng đang nghiên cứu 17 phần mềm ứng dụng mã nguồn mở và đã sử dụng 6 phần mềm phục vụ cho công tác quản lý hành chính và tích hợp thông tin.
Cơ sở dữ liệu: đã xây dựng được cơ sở dữ liệu về dân cư, kinh tế, văn hóa, lao động, đất đai, xây dựng… và sẽ triển khai, vận hành các phần mềm tại các quận - huyện, sở - ngành.
d) Ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan nhà nước trong việc phục vụ người dân và doanh nghiệp:
- Hiện có 66 Website của sở - ban - ngành, quận - huyện đã được xây dựng và tích hợp trên HCM Cityweb. Các trang Web này không chỉ cung cấp thông tin kinh tế - xã hội, văn hóa trên địa bàn, tình hình hoạt động của các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, công nghiệp, nông nghiệp, Khu công nghệ cao, bưu chính - viễn thông, đầu tư, thương mại,… mà còn giới thiệu các quy trình quản lý Nhà nước như đóng thuế, hoàn thuế, đăng ký thành lập doanh nghiệp, xin cấp phép xây dựng, thành lập bệnh viện tư nhân, giới thiệu các lô đất được chào bán đấu giá, giá đất tại mỗi con đường của thành phố…
- “Một cửa điện tử” cấp thành phố: tính đến tháng 6 năm 2007 “một cửa điện tử” đã có 7.038 lượt truy cập qua hệ thống điện thoại và tin nhắn. Trên cơ sở hệ thống tin được xây dựng từ 17 phần mềm, thực hiện kết nối tự động và cung cấp thông tin cho “Một cửa điện tử”, giúp cho việc công khai và minh bạch quá trình xử lý, người dân và lãnh đạo có phương tiện giám sát các dịch vụ công. Đến nay đã có 16 quận - huyện tham gia cung cấp tình trạng hồ sơ hành chính cho người dân qua hệ thống “một cửa điện tử” với phương thức truyền dữ liệu qua VPN Internet.
- Xây dựng các Kiosk để người dân có thể tra cứu thông tin trực tiếp tại các quận - huyện, sở - ngành.
- Đưa Cổng giao dịch doanh nghiệp vào hoạt động với các nội dung chính: giao dịch trực tuyến, đào tạo trực tuyến, tư vấn, liên kết các website trong nước và quốc tế, cập nhật, cung cấp thông tin, dịch vụ về thị trường, thương mại điện tử. Đến nay Cổng giao dịch doanh nghiệp “thuận mua vừa bán” đã có hơn 180.000 lượt người truy cập, trung bình số lượng truy cập là gần 2.000 lượt/ngày. Hiện nay, đã có 2.000 doanh nghiệp với hơn 3.300 sản phẩm tham gia cung cấp thông tin trên Cổng.
Dịch vụ công qua mạng:
- Cấp phép qua mạng: thực hiện cấp giấy chứng nhận đ
- Ứng dụng công nghệ thông tin để xử lý hồ sơ qua mạng đối với cấp Giấy phép xây dựng; Giấy chứng nhận sở hữu nhà ở; Giấy chứng nhận sử dụng đất ở; Thủ tục hải quan; Thủ tục thuế; Quản lý hộ tịch; Giải quyết khiếu nại tố cáo và trong các hoạt động tư pháp.
đ) Các hệ thống thông tin:
Xây dựng các hệ thống thông tin quản lý nhà nước cấp sở - ngành. Bước đầu hình thành các hệ thống thông tin dân cư, đất đai và xây dựng, doanh nghiệp làm cơ sở để phát triển thành các hệ thống thông tin văn hóa - xã hội, quản lý đô thị và kinh tế.
e) Nguồn nhân lực công nghệ thông tin:
Đào tạo nhân lực công nghệ thông tin: hiện thành phố có 22 trường đào tạo cử nhân, cao đẳng chính quy, 50 trung tâm đào tạo phi chính quy, 100 cơ sở phổ cập tin học. Hàng năm, Thành phố có thể cung cấp khoảng 11.000 chuyên viên trình độ cao đẳng trở lên và khoảng 25.000 lao động chuyên nghiệp.
Đào tạo trong cơ quan nhà nước: Hoạt động đào tạo được tổ chức linh hoạt, kết hợp giữa đào tạo tập trung và hỗ trợ đào tạo tại chỗ. Đã tổ chức đào tạo trên 300 lượt cán bộ tin học, tập huấn gần 1.000 cán bộ lãnh đạo và công chức vận hành các hệ thống thông tin; đào tạo ứng dụng tin học tập trung cho 3.100 cán bộ, công chức hành chính; tính đến nay, đã đào tạo 3.384 cán bộ, công chức và tổ chức lớp xóa mù, phổ cập tin học cho 150 cán bộ Hội Phụ nữ.
Liên kết đào tạo với các tổ chức nước ngoài: hợp tác với AOTS của Nhật Bản tổ chức lớp bồi dưỡng chuẩn kỹ sư công nghệ thông tin cho 30 học viên. Phối hợp với CICC tổ chức các lớp đào tạo về quản trị dự án công nghệ thông tin cho 26 đối tượng là chuyên viên đang công tác tại các đơn vị và doanh nghiệp công nghệ thông tin.
2. Công nghiệp công nghệ thông tin:
Công nghệ thông tin:
Doanh nghiệp công nghệ thông tin trong nước: hiện có 1.104 doanh nghiệp hoạt động chuyên ngành về công nghệ thông tin với tổng vốn đăng ký là 889 tỷ đồng, có tổng doanh thu của các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố năm 2005 là 332 triệu USD, trong đó có gần 80 triệu USD từ doanh thu phần mềm.
Doanh nghiệp công nghệ thông tin nước ngoài: hiện có 106 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin với tổng vốn đăng ký 1,1 tỷ USD (trong đó có tập đoàn Intel đầu tư 1 tỷ USD vào Khu Công nghệ cao).
Hiện thành phố có khoảng 4 doanh nghiệp có trên 300 nhân viên và 10 doanh nghiệp có trên 100 nhân viên.
Điện tử:
Doanh nghiệp điện tử trong nước: hiện có 930 doanh nghiệp thuộc khối sản xuất với tổng vốn đăng ký trên 3.000 tỷ đồng.
Doanh nghiệp điện tử có vốn đầu tư nước ngoài: hiện có 125 doanh nghiệp với tổng vốn đăng ký trên 1 tỷ USD.
Tập đoàn Nidec Corporation đầu tư 500 triệu USD ở thành phố, trong đó đầu tư 100 triệu USD vào dự án của Nidec Sankyo và 50 triệu USD vào dự án của Nidec Tosok. Nhà máy của hai dự án này đã được Tập đoàn Nidec khởi công xây dựng tại Khu Công nghệ cao thành phố và dự kiến vận hành sản xuất vào tháng 6 năm 2006. Nidec đang tính toán sẽ đầu tư một nhà máy trị giá 350 triệu USD sản xuất motor dùng cho ôtô, dự kiến sẽ đặt tại Khu Công nghệ cao thành phố hoặc một nơi khác nếu điều kiện thành phố không cho phép.
Công viên phần mềm Quang Trung vẫn là nơi thu hút đầu tư quan trọng cho phát triển công nghiệp phần mềm thành phố, phát huy lợi thế của môi trường tập trung nhiều doanh nghiệp để đẩy mạnh liên kết marketing, mở rộng thị trường, tập hợp các công ty mạnh để trở thành nguồn lực quan trọng cho sự phát triển ngành công nghiệp phần mềm thành phố.
Phát triển hoạt động của Phòng Thí nghiệm mở (Open LAB), hỗ trợ chuyển giao công nghệ và bản địa hóa sản phẩm, hợp tác với các công ty đa quốc gia Sun, IBM, Intel, Oracle trong pháp triển sản phẩm công nghệ nguồn mở và đào tạo nhân lực.
II. QUAN ĐIỂM VÀ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN
1. Quan điểm:
Ngành Công nghệ thông tin và truyền thông là ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần quan trọng vào tăng trưởng kinh tế, thúc đẩy các ngành, lĩnh vực cùng phát triển, tăng cường năng lực công nghệ quốc gia trong quá trình thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Nhà nước ưu tiên, quan tâm hỗ trợ và khuyến khích phát triển công nghệ thông tin.
Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin và truyền thông phải đảm bảo chất lượng, đồng bộ, chuyển dịch nhanh về cơ cấu theo hướng tăng nhanh tỷ lệ nguồn nhân lực có trình độ kỹ thuật cao, tăng cường năng lực công nghệ thông tin và truyền thông quốc gia.
Nhà nước tăng cường đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ và sản xuất. Khuyến khích phát triển thị trường trong nước để tạo đà cho các ngành thuộc công nghiệp công nghệ thông tin phát triển nhanh và bền vững.
2. Mục tiêu:
2.1. Mục tiêu chung:
Phát triển thành phố Hồ Chí Minh trở thành trung tâm công nghệ thông tin - truyền thông của cả nước và của khu vực.
Hình thành, xây dựng và phát triển thành phố điện tử đạt trình độ trung bình khá trong khu vực với chính quyền điện tử, doanh nghiệp điện tử, công dân điện tử, đẩy mạnh giao dịch và thương mại điện tử.
2.2. Mục tiêu phát triển các lĩnh vực chủ yếu:
a) Ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông xây dựng thành phố Hồ Chí Minh trở thành thành phố điện tử với chính quyền điện tử, doanh nghiệp điện tử và công dân điện tử.
Chính quyền điện tử:
Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tất cả các lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước ở các cấp chính quyền:
100% quận - huyện, 90% sở và 80% ngành có hệ thống thông tin tác nghiệp.
100% thông tin thuộc các hệ thống thông tin tác nghiệp được luân chuyển qua mạng nội bộ và mạng truyền dẫn tốc độ cao.
Dịch vụ công qua mạng:
- Cấp phép qua mạng: thực hiện cấp giấy chứng nhận đ
- Ứng
100% các hệ thống thông tin có hệ thống bảo mật an toàn và được khai thác có hiệu quả.
100% cán bộ, công chức sử dụng thành thạo các phần mềm tác nghiệp trong lĩnh vực chuyên môn và các ứng dụng công nghệ thông tin phổ biến khác.
Doanh nghiệp điện tử:
Trên 80% doanh nghiệp loại vừa có website cung cấp, tìm kiếm thông tin và giao dịch. 50% doanh nghiệp loại nhỏ sẽ có website để cung cấp thông tin.
Xây dựng hạ tầng đảm bảo cho 100% doanh nghiệp nhỏ tham gia giao dịch điện tử.
Tạo điều kiện để 100% doanh nghiệp thực hiện báo cáo thống kê, khai báo thuế, thực hiện thủ tục hải quan, đăng ký và được cấp phép kinh doanh qua mạng.
Công dân điện tử:
90% công dân có nhu cầu đều có điều kiện sử dụng điện thoại, internet và máy tính.
95% cán bộ, công chức chuyên môn trong cơ quan nhà nước sử dụng thành thạo máy tính trong tác nghiệp; 95% cán bộ y tế được phổ cập tin học và 95% cán bộ quản lý, giáo viên biết ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông trong giảng dạy và công tác.
95% thanh niên có kỹ năng sử dụng các ứng dụng công nghệ thông tin truyền thông và khai thác internet.
Viễn thông - Internet:
Điện thoại cố định: 30 - 35 máy/100 dân.
Điện thoại di động: đáp ứng đủ nhu cầu phát triển.
Thuê bao Internet: 35 - 40 thuê bao/100 dân (60% băng thông rộng).
Người dùng Internet: 70 - 80% dân số thành phố sử dụng Internet.
100% cơ sở giáo dục, cơ sở y tế và Bưu điện văn hóa xã có kết nối Internet băng rộng.
100% các hộ gia đình có nhu cầu đều có điều kiện sử dụng dịch vụ Internet băng thông rộng.
b) Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông:
Công nghiệp phần mềm và dịch vụ:
Đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 40%/năm và đạt tổng doanh thu khoảng 320 triệu USD.
Xây dựng được trên 2 doanh nghiệp phần mềm có quy mô nhân lực trên 1.000 người và 80 doanh nghiệp phần mềm có quy mô nhân lực từ 100 người đến 300 người.
Công nghiệp nội dung số:
Đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 40%/năm và tổng doanh thu khoảng 160 triệu USD.
Xây dựng được 2 doanh nghiệp nội dung số mạnh có trên 500 lao động.
Công nghiệp điện tử: đạt tốc độ tăng trưởng trung bình khoảng 25%/năm và tổng doanh thu đạt khoảng 1,6 tỷ USD.
c) Cơ sở hạ tầng công nghệ thông tin và truyền thông:
Phát triển mạng cáp quang đến tất cả các xã/phường, khu dân cư, cao ốc trong thành phố.
Triển khai cáp quang để cung cấp dịch vụ đến từng gia đình trong nội thành (Fiber to the home).
Hoàn thành phủ sóng mạng truy cập dữ liệu không dây (Wifi, Wimax) tại toàn bộ khu trung tâm, khu vực trọng điểm của thành phố.
Tối ưu hóa số lượng trạm thu phát sóng di động dựa trên việc xây dựng quy hoạch và sử dụng chung hạ tầng.
d) Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông:
Phát triển thành phố Hồ Chí Minh thành trung tâm đào tạo và cung cấp nhân lực lớn cho khu vực. Đến năm 2010, hàng năm cung cấp khoảng 30.000 chuyên viên công nghệ thông tin cho thành phố và khu vực.
III. CÁC CHÍNH SÁCH VÀ GIẢI PHÁP
1. Hoàn thiện môi trường pháp lý, nâng cao năng lực quản lý nhà nước và hỗ trợ phát triển công nghệ thông tin - truyền thông:
Triển khai thực hiện Pháp lệnh Bưu chính viễn thông, Luật Giao dịch điện tử, Luật Sở hữu trí tuệ, Luật Công nghệ thông tin và các Nghị định hướng dẫn.
Thực hiện ưu đãi đầu tư phát triển công nghệ thông tin - truyền thông theo quy định của Chính phủ. Xây dựng, ban hành các quy định cụ thể về ưu đãi đầu tư phù hợp với điều kiện của thành phố và đúng theo luật pháp chung.
Nâng cao hiệu lực thực thi bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trong lĩnh vực sản xuất và ứng dụng phần mềm.
Đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, nâng cao năng lực quản lý về công nghệ thông tin - truyền thông.
Cải thiện môi trường đầu tư, thiết lập môi trường giao dịch và kinh doanh trên mạng thuận lợi, đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin.
Hỗ trợ phát triển thị trường trong nước và nước ngoài; hỗ trợ doanh nghiệp xúc tiến đầu tư và tăng cường xuất khẩu sản phẩm ra thị trường ngoài nước.
2. Phát triển ứng dụng công nghệ thông tin - truyền thông:
a) Đẩy mạnh xây dựng Chính phủ điện tử:
Xây dựng đồng bộ hệ thống thông tin quản lý hành chính tại các quận -huyện và sở - ngành.
Xây dựng các hệ thống thông tin chuyên ngành gồm dân cư, đất đai - xây dựng, doanh nghiệp, khoa học công nghệ, văn hóa, xã hội; tạo luồng thông tin tự động, đẩy mạnh kết nối giữa các hệ thống thông tin.
Xây dựng và nâng cấp kiến trúc công nghệ thông tin, viễn thông của toàn thành phố, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin trên mạng.
Hoàn thành xây dựng hệ thống “một cửa điện tử” cung cấp thông tin về tình trạng hồ sơ và tiến tới “một cửa điện tử” giải quyết hồ sơ hành chính.
b) Hỗ trợ và khuyến khích xây dựng doanh nghiệp điện tử:
Tư vấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức và đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cung cấp thông tin kinh tế cho các doanh nghiệp và xúc tiến, hỗ trợ doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử, tăng cường hợp tác quốc tế về thương mại điện tử.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử trong các cơ quan nhà nước, cung cấp các dịch vụ công hỗ trợ thương mại điện tử.
3. Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin - truyền thông:
a) Phát triển công nghiệp phần mềm:
Hỗ trợ, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp phần mềm.
Xây dựng và đẩy mạnh phát triển các khu công nghiệp phần mềm tập trung.
Tăng cường xúc tiến thương mại và phát triển thị trường gia công xuất khẩu phần mềm.
b) Phát triển công nghiệp nội dung số:
Hỗ trợ, phát triển và nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp; số hóa các tài nguyên số; nghiên cứu và phát triển các dịch vụ trực tuyến phục vụ giáo dục, y tế, thương mại, giải trí và phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử (e-banking).
Phát triển nội dung số trong dịch vụ viễn thông di động, dịch vụ Internet.
Phát triển các dịch vụ mới phù hợp xu hướng hội tụ công nghệ giữa phát thanh, truyền hình, công nghệ thông tin và viễn thông; giữa viễn thông di động và cố định.
c) Phát triển công nghiệp điện tử - công nghệ thông tin:
Nhóm sản phẩm định hướng bao gồm: máy tính và các thiết bị ngoại vi thông tin - viễn thông; điện tử y tế; điện tử công nghiệp; đo lường và tự động hóa; sản xuất linh kiện, phụ tùng và sản phẩm phụ trợ.
Đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao tính cạnh tranh của sản phẩm để đáp ứng thị trường trong nước và xuất khẩu.
4. Phát triển hạ tầng viễn thông - Internet:
Tập trung đầu tư, áp dụng công nghệ hiện đại, tiên tiến, phát triển hạ tầng viễn thông, Internet đáp ứng nhu cầu phát triển.
Phát triển mạng cáp quang, cung cấp các dịch vụ cáp quang đến từng hộ gia đình. Khuyến khích phát triển hạ tầng đảm bảo cung cấp dịch vụ 3 trong 1 (điện thoại, truyền hình và Internet).
Phát triển mạng lưới viễn thông hiện đại tại các khu đô thị mới, các công trình mới.
Tăng cường công tác kiểm tra và quản lý chất lượng dịch vụ, mạng viễn thông và Internet.
5. Phát triển nguồn nhân lực:
Triển khai đổi mới chương trình đào tạo, tăng tỷ lệ thực hành ở các môn công nghệ thông tin và truyền thông. Khuyến khích giảng dạy công nghệ thông tin - truyền thông và tăng thời lượng học bằng tiếng Anh. Triển khai chương trình đào tạo kỹ sư/cử nhân công nghệ thông tin bằng tiếng nước ngoài theo mô hình 1 + 4 (1 năm đào tạo ngoại ngữ và 4 năm đào tạo chuyên môn bằng ngoại ngữ đó). Tạo điều kiện cho các trường đại học quốc tế mở các ngành học về công nghệ thông tin - truyền thông.
Tuyển chọn các sinh viên giỏi hoặc người đã tốt nghiệp gửi đi đào tạo tại nước ngoài để trở thành các chuyên gia về công nghệ thông tin - truyền thông.
Mở rộng quy mô đào tạo, tăng số chuyên viên, kỹ sư công nghệ thông tin được đào tạo tốt nghiệp hàng năm tại thành phố, ở tất cả các loại hình đào tạo. Triển khai chương trình 4 + 1 (sinh viên tốt nghiệp các ngành khác được đào tạo thêm 1 năm về công nghệ thông tin để trở thành chuyên gia công nghệ thông tin phục vụ chuyên ngành).
Phát triển nguồn nhân lực công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước, tiến tới xây dựng Chính phủ điện tử; đảm bảo đa số cán bộ, công chức có khả năng sử dụng thư điện tử và trao đổi thông tin qua mạng.
Đào tạo và bồi dưỡng đội ngũ cán bộ chuyên trách về công nghệ thông tin và lãnh đạo công nghệ thông tin (CIO) trong các cơ quan Đảng và cơ quan quản lý Nhà nước.
6. Giải pháp về quy hoạch:
Quy hoạch công nghệ thông tin:
Quy hoạch các khu công nghệ thông tin tập trung tại các khu đô thị mới, các quận ven, các huyện ngoại thành.
Quy hoạch các khu công nghệ thông tin tập trung, không có ranh giới xác định tại các quận nội thành.
Quy hoạch hạ tầng viễn thông:
Quy hoạch hệ thống ngầm của thành phố trong đó có hệ thống cáp viễn thông.
Quy hoạch hệ thống cáp treo; hệ thống trạm thu phát sóng viễn thông di động theo định hướng dùng chung hạ tầng.
7. Huy động nguồn lực và thu hút đầu tư:
Thành phố bố trí đủ nguồn vốn ngân sách theo kế hoạch được phê duyệt hàng năm và tranh thủ sự hỗ trợ từ nước ngoài để phục vụ phát triển công nghệ thông tin - truyền thông và Chính phủ điện tử.
Khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư vào công nghệ thông tin - truyền thông, đặc biệt là thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài từ các tập đoàn lớn, tập đoàn đa quốc gia.
Huy động tối đa nguồn lực xã hội và các nguồn vốn trong nước.
IV. CÁC CHƯƠNG TRÌNH NHÁNH VÀ CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM
1. Các chương trình:
Chương trình phát triển Chính phủ điện tử do Sở Bưu chính, Viễn thông tiếp tục triển khai, các sở - ngành, quận - huyện thực hiện theo kế hoạch hàng năm và kết thúc tổng kết giai đoạn 1 vào năm 2010.
Chương trình phát triển thương mại điện tử do Sở Thương mại xây dựng, Sở Bưu chính, Viễn thông và các đơn vị liên quan phối hợp thực hiện; hoàn thành việc lập chương trình trong năm 2007.
Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm do Sở Bưu chính, Viễn thông chủ trì; hoàn thành việc lập chương trình trong năm 2007.
Chương trình phát triển công nghiệp nội dung số do Sở Bưu chính, Viễn thông chủ trì; hoàn thành việc lập chương trình trong năm 2007.
Chương trình phát triển công nghiệp điện tử do Sở Bưu chính, Viễn thông chủ trì; hoàn thành việc lập chương trình trong năm 2007.
2. Các dự án, đề án:
Dự án xây dựng Trung tâm Chứng thực điện tử và triển khai thực hiện chữ ký số do Sở Bưu chính, Viễn thông chủ trì; hoàn thành trong năm 2009.
Dự án quy hoạch các khu công nghệ thông tin tập trung do Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì; hoàn thành trước tháng 6 năm 2008.
Dự án quy hoạch hệ thống ngầm do Sở Quy hoạch - Kiến trúc chủ trì; hoàn thành trước tháng 6 năm 2008.
Dự án chuẩn đoán bệnh từ xa do Sở Y tế chủ trì; hoàn thành trong năm 2008.
Đề án quy hoạch các trạm thu phát sóng viễn thông di động do Sở Bưu chính, Viễn thông chủ trì; hoàn thành trong năm 2008.
Đề án thành lập Quỹ Hỗ trợ phát triển nhân lực công nghệ thông tin - truyền thông do Sở Bưu chính, Viễn thông chủ trì; hoàn thành trong năm 2007.
Đề án xây dựng chính sách thu hút đầu tư công nghệ thông tin - truyền thông do Sở Bưu chính, Viễn thông chủ trì; hoàn thành trong năm 2008.
Sở Bưu chính, Viễn thông chủ trì, phối hợp với các sở - ban - ngành, Ủy ban nhân dân các quận - huyện thành phố tổ chức thực hiện Chương trình này; tổ chức cung cấp thông tin, dự báo, theo dõi cập nhật, đánh giá tình hình triển khai thực hiện Chương trình; tổng hợp báo cáo và đề xuất các cơ chế chính sách cần thiết để thúc đẩy thực hiện thành công Chương trình.
Các sở - ban - ngành và Ủy ban nhân dân các quận - huyện căn cứ vào các nội dung, giải pháp trong Chương trình để xây dựng và tổ chức triển khai thực hiện các chương trình, dự án phù hợp. Việc triển khai thực hiện các chương trình, dự án phải đảm bảo sự phối hợp, lồng ghép có hiệu quả với các chương trình, dự án khác về công nghệ thông tin - truyền thông./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 108/QĐ-UBND năm 2012 công bố văn bản hết hiệu lực do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 27/2012/QĐ-UBND phê duyệt "Chương trình phát triển công nghệ thông tin - truyền thông giai đoạn 2011 - 2015" do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 3Quyết định 861/QĐ-UBND năm 2010 về phê duyệt Đề án phát triển thông tin và truyền thông nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
- 1Quyết định 246/2005/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển công nghệ thông tin và truyền thông Việt Nam đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Giao dịch điện tử 2005
- 3Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 4Quyết định 51/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển công nghiệp phần mềm Việt Nam đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 56/2007/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển Công nghiệp nội dung số Việt Nam đến năm 2010 do Thủ Tướng Chính Phủ ban hành
- 6Quyết định 75/2007/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch tổng thể phát triển công nghiệp điện tử Việt Nam đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính Phủ ban hành
- 7Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 8Quyết định 331/QĐ-TTg phê duyệt Chương trình phát triển nguồn nhân lực về công nghệ thông tin từ nay đến năm 2010 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 27/2012/QĐ-UBND phê duyệt "Chương trình phát triển công nghệ thông tin - truyền thông giai đoạn 2011 - 2015" do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 10Quyết định 861/QĐ-UBND năm 2010 về phê duyệt Đề án phát triển thông tin và truyền thông nông thôn tỉnh An Giang đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020
Quyết định 145/2007/QĐ-UBND phê duyệt Chương trình phát triển công nghệ thông tin - truyền thông thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn 2007 - 2010 do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 145/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 28/12/2007
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Thành Tài
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 10
- Ngày hiệu lực: 07/01/2008
- Ngày hết hiệu lực: 09/01/2012
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực