Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
BỘ CÔNG THƯƠNG | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 143/QĐ-BCT | Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2025 |
BỘ TRƯỞNG BỘ CÔNG THƯƠNG
Căn cứ Luật Quản lý ngoại thương số 05/2017/QH14 ngày 12 tháng 6 năm 2017;
Căn cứ Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương;
Căn cứ Nghị định số 105/2024/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2024 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 96/2022/NĐ-CP ngày 29 tháng 11 năm 2022 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Công Thương và Nghị định số 26/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 02 năm 2018 của Chính phủ về điều lệ tổ chức và hoạt động của Tập đoàn Điện lực Việt Nam;
Căn cứ Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Thông tư số 42/2023/TT-BCT ngày 28 tháng 12 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 37/2019/TT-BCT ngày 29 tháng 11 năm 2019 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chi tiết một số nội dung về các biện pháp phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 2639/QĐ-BCT ngày 02 tháng 12 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Cục Phòng vệ thương mại;
Căn cứ Quyết định số 1704/QĐ-BCT ngày 05 tháng 7 năm 2023 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cáp thép dự ứng lực từ Ma-lai-xi-a, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa;
Căn cứ Quyết định số 1360/QĐ-BCT ngày 05 tháng 6 năm 2024 của Bộ trưởng Bộ Công Thương về việc gia hạn thời hạn điều tra áp dụng biện pháp chống bán phá giá đối với sản phẩm cáp thép dự ứng lực từ Ma-lai-xi-a, Vương quốc Thái Lan và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (mã vụ việc: AD17);
Theo đề nghị của Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày ban hành.
| KT. BỘ TRƯỞNG |
ÁP DỤNG THUẾ CHỐNG BÁN PHÁ GIÁ CHÍNH THỨC ĐỐI VỚI SẢN PHẨM CÁP THÉP DỰ ỨNG LỰC CÓ XUẤT XỨ TỪ MA-LAI-XI-A, VƯƠNG QUỐC THÁI LAN VÀ CỘNG HÒA NHÂN DÂN TRUNG HOA
(Kèm theo Quyết định số 143/QĐ-BCT ngày 14 tháng 01 năm 2025 của Bộ trưởng Bộ Công Thương)
1. Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức
Hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá (CBPG) chính thức là sản phẩm cáp thép dự ứng lực có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a, Vương quốc Thái Lan (Thái Lan) và Cộng hòa nhân dân Trung Hoa (Trung Quốc).
a) Tên gọi và đặc tính cơ bản
Phạm vi hàng hóa bị áp dụng thuế chống bán phá giá chính thức bao gồm các sản phẩm cáp thép dự ứng lực có mô tả như sau:
- Cáp thép dự ứng lực (PC Strand) là sản phẩm cáp bện, gồm nhiều sợi kim loại trong đó có 01 sợi tâm và 06 sợi bện ngoài. Các sợi này được cấu thành từ sắt, thép hợp kim hoặc không hợp kim có đường kính định danh của cáp thép (nominal diameter) từ 9,0 đến 16,0mm, không bọc nhựa, có hoặc không phủ lớp dầu chống gỉ.
- Cáp thép dự ứng lực được sản xuất từ thép nguyên liệu carbon cao, có hàm lượng carbon từ 0,70% trở lên.
b) Mã số hàng hóa (Mã HS)
Sản phẩm cáp thép dự ứng lực bị áp dụng thuế CBPG có thể được phân loại theo các mã HS 7312.10.91 và 7312.10.99.
Bộ Công Thương có thể sửa đổi, bổ sung danh sách các mã HS của hàng hóa bị áp dụng thuế CBPG chính thức để phù hợp với mô tả hàng hóa bị điều tra và các thay đổi khác (nếu có).
Kết luận điều tra cuối cùng của Cơ quan điều tra xác định rằng: (i) hàng hóa nhập khẩu vào Việt Nam bị bán phá giá; (ii) có việc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước; và (iii) có mối quan hệ nhân quả giữa việc nhập khẩu hàng hóa bị bán phá giá với việc ngăn cản sự hình thành của ngành sản xuất trong nước.
Cơ quan điều tra đã gửi dự thảo Kết luận điều tra cuối cùng cho các bên liên quan đóng góp ý kiến theo quy định.
STT | Tên tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu | Tên công ty thương mại liên quan | Biên độ bán phá giá |
(Cột 1) | (Cột 2) | (Cột 3) | |
MA-LAI-XI-A | |||
1 | Kiswire Sdn. Bhd. |
| 9,79% |
2 | Southern PC Steel Sdn Bhd |
| 10,99% |
3 | Tổ chức, cá nhân khác sản xuất, xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Ma-lai-xi-a | 12,06% | |
THÁI LAN | |||
4 | Thai Wire Products Public Company Limited |
| 11% |
5 | The Siam Industrial Wire Co., Ltd. |
| 11% |
6 | Tổ chức, cá nhân khác sản xuất, xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Thái Lan | 11% | |
TRUNG QUỐC | |||
7 | Tianjin Dalu Steel Strand For Prestressed Co., Ltd | Tianjin Dalu International Trade Co., Ltd | 28% |
8 | Guangxi Free Trade Zone Baochang Lianda New Material Co., Ltd |
| 28% |
Henan Hengxing PC Steel Product Co., Ltd | |||
9 | Jiangyin Hongyu Steel Products Co., Ltd. | Fasten Group Imp. & Exp. Co., Ltd. và Fasten Group Import And Export Hong Kong Limited | 28% |
Jiangyin Fasten Steel Products Co., Ltd. | |||
10 | Shandong Jingwei Steel Cord Co., Ltd | Yogiant International Limited | 18,74% |
11 | Silvery Dragon Prestressed Materials Co.,LTD Tianjin | Silvery Dragon Group Technology and Trading Co., Ltd Tianjin | 28% |
Hejian Baozelong Metal Materials Co., Ltd | |||
Tianjin Yinlong Prestressed Materials Co., Ltd. Hejian Branch | |||
Xinjiang Yinlong Prestressed Material Co., Ltd | |||
12 | Boxing Victory Metal Materials Co., Ltd | Guangdong Longtime International Trade Co., Ltd | 10,48% |
13 | Tổ chức, cá nhân khác sản xuất, xuất khẩu hàng hóa có xuất xứ từ Trung Quốc | 28% |
4. Hiệu lực và thời hạn áp dụng thuế CBPG chính thức
a) Hiệu lực
Thuế CBPG chính thức có hiệu lực kể từ ngày Quyết định áp dụng biện pháp CBPG chính thức có hiệu lực.
b) Thời hạn áp dụng
Thời hạn áp dụng thuế CBPG chính thức là 05 (năm) năm kể từ ngày Quyết định áp dụng biện pháp CBPG chính thức có hiệu lực (trừ trường hợp được thay đổi, gia hạn theo Quyết định khác của Bộ trưởng Bộ Công Thương).
5. Thủ tục, hồ sơ kiểm tra và áp dụng thuế CBPG chính thức
Để có cơ sở xác định hàng hóa nhập khẩu thuộc đối tượng áp dụng thuế CBPG, Cơ quan Hải quan sẽ thực hiện kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa gồm:
a) Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O); hoặc
b) Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ hàng hóa phù hợp với quy định tại:
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương;
- Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện khu vực;
- Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên minh châu Âu;
- Hiệp định Thương mại tự do giữa Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ai-len;
- Hiệp định Thương mại hàng hóa ASEAN; hoặc
- Hiệp định Thương mại tự do giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ Nhà nước I-xra-en.
Nội dung kiểm tra cụ thể như sau:
Bước 1: Kiểm tra chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
- Trường hợp 1: Nếu người khai hải quan không nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa thì áp dụng mức thuế CBPG chính thức là 28%.
- Trường hợp 2: Nếu người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ nước, vùng lãnh thổ khác không phải là Ma-lai-xi-a, Thái Lan hoặc Trung Quốc thì không phải nộp thuế CBPG chính thức.
- Trường hợp 3: Nếu người khai hải quan nộp được chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa từ Ma-lai-xi-a, Thái Lan hoặc Trung Quốc thì chuyển sang Bước 2.
Bước 2: Kiểm tra Giấy chứng nhận chất lượng (bản gốc) của nhà sản xuất (sau đây gọi chung là Giấy chứng nhận nhà sản xuất)
- Trường hợp 1: Nếu (i) người khai hải quan không nộp được Giấy chứng nhận nhà sản xuất hoặc (ii) nộp được Giấy chứng nhận nhà sản xuất nhưng tên tổ chức, cá nhân trên Giấy chứng nhận không trùng với tên tổ chức, cá nhân nêu tại Cột 1 Mục 3 của Thông báo này thì nộp thuế CBPG ở mức như sau:
+ 12,06% đối với hàng hóa có chứng từ chứng nhận xuất xứ từ Ma-lai-xi-a;
+ 11% đối với hàng hóa có chứng từ chứng nhận xuất xứ từ Thái Lan; và
+ 28% đối với hàng hóa có chứng từ chứng nhận xuất xứ từ Trung Quốc.
- Trường hợp 2: Nếu người khai hải quan nộp được Giấy chứng nhận nhà sản xuất và tên tổ chức, cá nhân trên Giấy chứng nhận trùng với tổ chức, cá nhân nêu tại Cột 1 Mục 3 của Thông báo này thì chuyển sang Bước 3.
Bước 3: Kiểm tra tên tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu
- Trường hợp 1: Nếu tên tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu (dựa trên hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại) trùng với tên tổ chức, cá nhân nêu tại Cột 1 hoặc trùng với tên tổ chức, cá nhân tương ứng theo hàng ngang tại Cột 2 thì nộp mức thuế tương ứng theo hàng ngang tại Cột 3 Mục 3 của Thông báo này.
- Trường hợp 2: Nếu tên tổ chức, cá nhân sản xuất, xuất khẩu (dựa trên hợp đồng mua bán, hóa đơn thương mại) không trùng với tên tổ chức, cá nhân nêu tại Cột 1 Mục 3 hoặc không trùng với tên tổ chức, cá nhân tương ứng theo hàng ngang tại Cột 2 Mục 3 thì nộp thuế CBPG ở mức như sau:
+ 12,06% đối với hàng hóa có chứng từ chứng nhận xuất xứ từ Ma-lai-xi-a;
+ 11% đối với hàng hóa có chứng từ chứng nhận xuất xứ từ Thái Lan; và
+ 28% đối với hàng hóa có chứng từ chứng nhận xuất xứ từ Trung Quốc.
Sau khi Quyết định có hiệu lực, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan quản lý có liên quan thực hiện việc kiểm tra, theo dõi, giám sát hiệu quả của việc thực thi Quyết định trên cơ sở thông tin về tình hình nhập khẩu hàng hóa thuộc đối tượng áp thuế chống bán phá giá và hàng hóa có khả năng lẩn tránh biện pháp chống bán phá giá do cơ quan hải quan cung cấp căn cứ theo quy định tại Điều 14 của Nghị định số 10/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 01 năm 2018 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý ngoại thương về các biện pháp phòng vệ thương mại.
- 1Hiệp định thương mại hàng hóa ASEAN
- 2Thông báo 50/2018/TB-LPQT về hiệu lực của Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Comprehensive and Progressive Agreement for Trans-Pacific Partnership)
- 3Hiệp định Thương mại tự do giữa Việt Nam - Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- 4Thông báo 06/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên hiệp Vương quốc Anh và Bắc Ai-len
- 5Thông báo 37/2021/TB-LPQT về hiệu lực Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (Regional Comprehensive Economic Partnership Agreement) do Bộ Ngoại giao ban hành
- 6Thông báo 5634/BNG-LPQT năm 2024 hiệu lực Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và I-xra-en do Bộ Ngoại giao ban hành
Quyết định 143/QĐ-BCT năm 2025 áp dụng biện pháp chống bán phá giá chính thức đối với sản phẩm cáp thép dự ứng lực từ Ma-lai-xi-a, Thái Lan và Trung Hoa do Bộ trưởng Bộ Công thương ban hành
- Số hiệu: 143/QĐ-BCT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/01/2025
- Nơi ban hành: Bộ Công thương
- Người ký: Nguyễn Sinh Nhật Tân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/01/2025
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra