ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1425/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 27 tháng 9 năm 2012 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 161/2003/NĐ-CP ngày 18/12/2003 của Chính phủ về ban hành Quy chế khu vực biên giới biển; Nghị định số 33/2010/NĐ-CP ngày 31/3/2010 của Chính phủ về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển;
Thực hiện Thông báo số 3433/TB-BNN-VP ngày 05/7/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về kết luận của Bộ trưởng Cao Đức Phát tại Hội nghị phát triển các mô hình tổ, đội sản xuất trên biển;
Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1386/TTr-NN&PTNT ngày 10/9/2012 về việc ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và ý kiến của Sở Tư pháp tại Báo cáo thẩm định số 99/BC-STP ngày 15/6/2012,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi.
Điều 2. Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, UBND các huyện ven biển và Lý Sơn hướng dẫn, theo dõi thực hiện Quy chế này, báo cáo kết quả cho UBND tỉnh.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Tư pháp; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện ven biển, Lý Sơn và Thủ trưởng các sở, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ NGƯ DÂN ĐOÀN KẾT SẢN XUẤT TRÊN BIỂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1425/QĐ-UBND ngày 27/9/2012 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Phạm vi điều chỉnh: Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của các Tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi (sau đây gọi tắt là Tổ đoàn kết).
2. Đối tượng áp dụng: Quy chế này áp dụng đối với tổ chức, cá nhân là chủ tàu, thuyền trưởng và thuyền viên (người lao động) trong Tổ đoàn kết.
Điều 2. Mục tiêu của Tổ đoàn kết
Tổ đoàn kết được thành lập nhằm tạo điều kiện cho các chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên tàu cá hỗ trợ, giúp đỡ nhau trong quá trình sản xuất, phòng tránh thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và phối hợp với các lực lượng chức năng tham gia bảo vệ an ninh trật tự, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Điều 3. Thành lập và tên gọi của Tổ đoàn kết
1. Tổ đoàn kết do nhiều chủ tàu, thuyền trưởng và thuyền viên tự nguyện thành lập và được UBND cấp xã công nhận.
2. Tên gọi của Tổ đoàn kết do người sáng lập tự đặt ra, được UBND xã công nhận nhằm đảm bảo không trùng tên nhau trong phạm vi một xã.
ĐIỀU KIỆN, THỦ TỤC THÀNH LẬP TỔ ĐOÀN KẾT
Điều 4. Điều kiện của người sáng lập Tổ đoàn kết
1. Người sáng lập Tổ đoàn kết là công dân Việt Nam đủ 18 tuổi trở lên, có đăng ký hộ khẩu thường trú tại tỉnh Quảng Ngãi, có đủ năng lực hành vi dân sự, có điều kiện và khả năng điều hành hoạt động của Tổ đoàn kết theo Quy chế này, được UBND cấp xã xác nhận.
2. Có tài sản là tàu cá đang hoạt động khai thác thủy sản trên vùng biển Việt Nam và các vùng biển hợp pháp khác theo quy định của pháp luật.
Điều 5. Điều kiện thành lập Tổ đoàn kết
1. Có mục tiêu hoạt động theo quy định tại Điều 2 của Quy chế này.
2. Có ít nhất 03 (ba) tàu cá trở lên đã đăng ký hoạt động khai thác hải sản.
3. Có quy ước hoạt động phù hợp với các quy định tại Quy chế này và các quy định khác của pháp luật liên quan.
Điều 6. Hồ sơ đề nghị công nhận Tổ đoàn kết
1. Đơn đề nghị công nhận Tổ đoàn kết của người sáng lập.
2. Đơn xin gia nhập Tổ đoàn kết của các tổ viên.
3. Danh sách các tàu cá, chủ tàu và thuyền viên tham gia Tổ đoàn kết.
4. Quy ước hoạt động của Tổ đoàn kết được thông qua bằng biên bản họp các thành viên.
Điều 7. Thẩm quyền công nhận Tổ đoàn kết
UBND cấp xã ban hành quyết định công nhận thành lập, tên gọi và quy ước hoạt động của Tổ đoàn kết.
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA TỔ ĐOÀN KẾT
Điều 8. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Tổ đoàn kết
1. Tổ đoàn kết thành lập theo nguyên tắc tự nguyện, bình đẳng, cùng có lợi và “ba cùng”: cùng ngành nghề, cùng địa phương, cùng ngư trường khai thác.
2. Tự chủ tài chính, tự trang trải các chi phí hoạt động và tự chịu trách nhiệm bằng tài sản của tổ và các tổ viên.
3. Hoạt động theo quy ước được UBND cấp xã nơi đăng ký thường trú công nhận và theo các quy định khác của pháp luật có liên quan.
Điều 9. Tổ chức của Tổ đoàn kết
1. Mỗi Tổ đoàn kết có 01 tổ trưởng, 01 tổ phó và các tổ viên. Tổ trưởng, tổ phó phải là thuyền trưởng trực tiếp điều khiển tàu cá tham gia sản xuất trên biển. Tổ trưởng do các tổ viên bầu ra; tổ phó do tổ trưởng đề nghị và được các tổ viên nhất trí tán thành. Tổ viên là các chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên khác trong tổ.
2. Nhiệm kỳ làm việc của tổ trưởng là 2 năm. Trong trường hợp cần thiết, các tổ viên có quyền bãi nhiệm tổ trưởng cũ và bầu tổ trưởng mới, sau đó thông báo cho UBND cấp xã nơi ra quyết định công nhận biết.
Điều 10. Hoạt động của Tổ đoàn kết
1. Về sản xuất: Chia sẻ thông tin về ngư trường, luồng cá, kinh nghiệm đánh bắt hải sản; hỗ trợ trong việc vận chuyển, tiêu thụ sản phẩm, cung ứng nhiên liệu, lương thực, thực phẩm, ngư lưới cụ.
2. Phòng tránh rủi ro: Chia sẻ thông tin về thời tiết; giúp nhau khi gặp rủi ro do thiên tai, sự cố kỹ thuật trên biển, cướp biển, tàu lạ, tàu nước ngoài tấn công.
3. Bảo vệ chủ quyền biển đảo: Thông báo cho cơ quan chức năng (Cảnh sát Biển, Bộ đội Biên phòng, Hải quân) khi phát hiện tàu nước ngoài xâm phạm trái phép vùng biển của nước ta; tham gia cùng với các lực lượng chức năng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc khi có yêu cầu.
1. Tài sản: Tài sản của Tổ đoàn kết gồm tài sản riêng của từng chủ tàu, tài sản chung của Tổ đoàn kết và được hình thành từ các nguồn:
- Tài sản đóng góp tự nguyện của các tổ viên phục vụ cho hoạt động của Tổ đoàn kết;
- Các tài sản cùng tạo lập hoặc được tặng, cho chung;
- Việc quản lý, sử dụng tài sản chung được thỏa thuận trong Quy ước hoạt động của Tổ đoàn kết.
2. Tài chính
- Tổ Đoàn kết tự chủ về tài chính.
- Xây dựng quỹ: Tổ đoàn kết được hình thành và phát triển quỹ của Tổ từ sự đóng góp tự nguyện của các tổ viên theo quy ước hoặc được hỗ trợ từ các nguồn hợp pháp khác; việc quản lý, sử dụng quỹ của Tổ phải bảo đảm tính công khai, minh bạch để tổ viên biết, theo dõi và kiểm tra.
Điều 12. Quyền lợi và nghĩa vụ của Tổ đoàn kết
1. Quyền lợi của Tổ đoàn kết
a) Được tham gia các chương trình, dự án trong lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
b) Được hỗ trợ các phương tiện thông tin liên lạc; cung cấp các thông tin về dự báo thời tiết, ngư trường đánh bắt, nguồn lợi thủy sản, thị trường tiêu thụ sản phẩm.
2. Nghĩa vụ của Tổ đoàn kết
a) Trong quá trình hoạt động, Tổ đoàn kết chịu sự quản lý của UBND cấp xã nơi công nhận và cơ quan quản lý tàu cá của tỉnh (Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản); tham gia công tác phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn, bảo vệ an ninh trật tự và chủ quyền biển, đảo khi được Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn cấp huyện, tỉnh và Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng, Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh huy động.
b) Định kỳ báo báo tình hình hoạt động của Tổ đoàn kết cho UBND cấp xã nơi công nhận.
Điều 13. Nhiệm vụ của tổ trưởng
1. Chủ trì thực hiện Quy ước của Tổ đoàn kết; triệu tập và chủ trì các cuộc họp của tổ; định kỳ 6 tháng một lần (hoặc đột xuất khi cần thiết) báo cáo tình hình hoạt động của Tổ đoàn kết cho UBND cấp xã.
2. Thường xuyên tiếp nhận và thông báo thông tin về ngư trường, nguồn lợi thủy sản, thời tiết, thị trường cho các thành viên trong tổ.
3. Khi nhận được thông tin về dự báo thời tiết như: bão, áp thấp nhiệt đới, không khí lạnh, thời tiết xấu có trách nhiệm thông báo, nhắc nhở thuyền trưởng các tàu cá trong tổ chuẩn bị đối phó, tìm nơi tránh trú an toàn.
4. Trước và trong thiên tai thường xuyên báo cáo vị trí, tình hình người và tàu cá của tổ cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền (báo cáo cho một trong các cơ quan sau đây: UBND xã, Đồn Biên phòng, BCH PCLB&TKCN xã, huyện, Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản).
5. Chỉ huy công tác tìm kiếm, cứu nạn đối với người và tàu cá trong tổ của mình hoặc của các tổ khác khi nắm được thông tin hoặc khi có lệnh điều động của Ban Chỉ huy phòng chống lụt bão và tìm kiếm cứu nạn các cấp.
6. Chỉ huy công tác bảo vệ người và tàu cá trong tổ hoặc phối hợp với các tổ khác khi bị tàu nước ngoài đe dọa, tấn công, tranh chấp ngư trường; tham gia bảo vệ an ninh trật tự, chủ quyền biển, đảo khi có lệnh điều động; cung cấp thông tin về tình hình tàu nước ngoài xâm phạm chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho các cơ quan chức năng có thẩm quyền.
7. Sau thiên tai, báo cáo tình hình thiệt hại về người và tài sản (nếu có) cho UBND xã nơi đăng ký thường trú hoặc Đồn Biên phòng nơi tàu bị nạn.
1. Thực hiện một số nhiệm vụ do tổ trưởng phân công.
2. Thực hiện nhiệm vụ tổ trưởng khi tổ trưởng vắng mặt hoặc trong trường hợp bất khả kháng tổ trưởng không có khả năng chỉ huy, điều hành.
1. Chấp hành mệnh lệnh của tổ trưởng, thuyền trưởng trong quá trình sản xuất, trong công tác phòng tránh thiên tai, tìm kiếm cứu nạn; bảo vệ chủ quyền biển, đảo của Tổ quốc.
2. Thường xuyên báo cáo vị trí và tình trạng kỹ thuật của tàu mình cho tổ trưởng.
GIA NHẬP, HỢP NHẤT, CHIA TÁCH VÀ GIẢI THỂ TỔ ĐOÀN KẾT
Điều 16. Gia nhập, hợp nhất và chia tách Tổ đoàn kết
1. Mỗi chủ tàu, thuyền trưởng, thuyền viên đều có quyền tự nguyện gia nhập nhưng phải có đơn gửi tổ trưởng và được sự đồng ý của các thành viên trong tổ. Trường hợp muốn ra khỏi tổ thì phải có đơn gửi tổ trưởng, giải quyết xong các nghĩa vụ về tài chính (nếu có) trước khi ra khỏi Tổ đoàn kết.
2. Việc hợp nhất các tổ thành một tổ, hoặc chia tách một tổ thành nhiều tổ trên nguyên tắc tự nguyện, nhưng phải có đơn và được sự đồng ý của tổ trưởng và các thành viên trong tổ, sau đó thông báo cho UBND cấp xã biết và công nhận.
1. Tổ đoàn kết có thể tự giải thể hoặc bị chính quyền giải thể.
2. Tổ đoàn kết tự giải thể trong các trường hợp sau:
a) Các thành viên trong tổ không còn hoạt động khai thác thủy sản hoặc hoạt động khác ngư trường, khác ngành nghề, thay đổi nơi thường trú.
b) Sự tồn tại của Tổ đoàn kết không đạt được mục tiêu đã đề ra.
3. Tổ đoàn kết bị bắt buộc giải thể trong các trường hợp sau:
a) Mục tiêu, tổ chức và hoạt động của Tổ đoàn kết trong thực tế không phù hợp với Quy chế này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
b) Không duy trì hoạt động liên tục trong 12 tháng.
Điều 18. Thẩm quyền công nhận việc hợp nhất, chia tách và giải thể Tổ đoàn kết
Chủ tịch UBND cấp xã nơi ban hành quyết định công nhận Tổ đoàn kết có thẩm quyền công nhận việc hợp nhất, chia tách và giải thể Tổ đoàn kết.
TRÁCH NHIỆM CỦA CƠ QUAN NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI TỔ ĐOÀN KẾT
Điều 19. Trách nhiệm của UBND các huyện ven biển và hải đảo
1. Chỉ đạo UBND các xã vận động thành lập Tổ đoàn kết; xây dựng phương án phối hợp giữa các Tổ đoàn kết trong hoạt động sản xuất, phòng chống lụt bão, tìm kiếm cứu nạn đối với người và tàu cá trên địa bàn huyện.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn UBND các xã xem xét ban hành quyết định công nhận thành lập, công nhận quy ước hoạt động của Tổ đoàn kết; theo dõi, kiểm tra hoạt động của các Tổ đoàn kết trên địa bàn xã; định kỳ tổng hợp báo cáo tình hình tổ chức và hoạt động Tổ đoàn kết cho UBND huyện và Sở Nông nghiệp và PTNT (qua Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản).
3. Định kỳ hàng năm tổ chức hội nghị đánh giá tình hình phát triển, hoạt động của các Tổ đoàn kết trên địa bàn huyện; báo cáo Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp báo cáo UBND tỉnh.
Điều 20. Trách nhiệm của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
1. Tham mưu giúp UBND tỉnh ban hành cơ chế chính sách của tỉnh hoặc có văn bản đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trình Chính phủ ban hành cơ chế chính sách hỗ trợ Tổ đoàn kết hoạt động; báo cáo tổng kết, đánh giá, rút kinh nghiệm để hoàn thiện mô hình tổ chức và hoạt động của Tổ đoàn kết.
2. Hướng dẫn xây dựng mẫu quy ước hoạt động của Tổ đoàn kết để thống nhất thực hiện trên phạm vi toàn tỉnh.
3. Chỉ đạo Chi cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản phối hợp với UBND các huyện ven biển và hải đảo, UBND các xã, các Đồn Biên phòng triển khai việc thành lập Tổ đoàn kết.
4. Thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước đối với việc tổ chức sản xuất trên biển; phối hợp với các cơ quan chức năng trong việc cung cấp các thông tin về nguồn lợi thủy sản, ngư trường và các bản tin dự báo thời tiết; phối hợp xây dựng phương án tổ chức tìm kiếm cứu nạn đối với tàu cá.
Điều 21. Trách nhiệm của Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh
1. Phối hợp với Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, UBND các huyện ven biển và hải đảo trong việc tuyên truyền, vận động thành lập các Tổ đoàn kết.
2. Chỉ đạo các Đồn Biên phòng chủ trì xây dựng và hướng dẫn các Tổ đoàn kết thực hiện các quy định về đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ chủ quyền quốc gia trong khu vực biên giới biển.
3. Thường xuyên trao đổi, cung cấp các thông tin liên quan đến bảo vệ chủ quyền biển, đảo cho các cơ quan chức năng cũng như cho các Tổ đoàn kết ở địa phương.
Tổ đoàn kết đã hoạt động trước ngày Quyết định này có hiệu lực thi hành, UBND xã tiến hành hướng dẫn các tổ lập thủ tục để công nhận theo Quy chế này.
Điều 23. Trách nhiệm thi hành.
1. Sở Nông nghiệp và PTNT, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh, thủ trưởng các sở, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện ven biển và Lý Sơn có trách nhiệm chỉ đạo, kiểm tra, tổ chức thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện, trường hợp vướng mắc, các cấp, các ngành kịp thời báo cáo UBND tỉnh qua Sở Nông nghiệp và PTNT để tổng hợp, xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Nghị quyết 19/NQ-HĐND năm 2013 hỗ trợ vốn hoạt động đối với Qũy hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Ngãi
- 2Quyết định 1875/QĐ-UBND năm 2011 hỗ trợ kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa (Đợt 2/2011) do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 3Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2015 thực hiện biện pháp cấp bách để ngăn chặn tàu cá và ngư dân Quảng Ngãi xâm phạm vùng biển các nước khai thác hải sản
- 4Kế hoạch 907/KH-UBND năm 2016 phối hợp tổ chức chương trình hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 5Quyết định 3522/QĐ-UBND năm 2023 về Phương án củng cố, phát triển Tổ đoàn kết sản xuất trên biển tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2030
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 161/2003/NĐ-CP về Quy chế khu vực biên giới biển
- 3Nghị định 33/2010/NĐ-CP về quản lý hoạt động khai thác thủy sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam trên các vùng biển
- 4Nghị quyết 19/NQ-HĐND năm 2013 hỗ trợ vốn hoạt động đối với Qũy hỗ trợ ngư dân tỉnh Quảng Ngãi
- 5Quyết định 1875/QĐ-UBND năm 2011 hỗ trợ kinh phí thực hiện chính sách khuyến khích khai thác, nuôi trồng hải sản và dịch vụ khai thác hải sản trên các vùng biển xa (Đợt 2/2011) do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 6Chỉ thị 03/CT-UBND năm 2015 thực hiện biện pháp cấp bách để ngăn chặn tàu cá và ngư dân Quảng Ngãi xâm phạm vùng biển các nước khai thác hải sản
- 7Kế hoạch 907/KH-UBND năm 2016 phối hợp tổ chức chương trình hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 8Quyết định 3522/QĐ-UBND năm 2023 về Phương án củng cố, phát triển Tổ đoàn kết sản xuất trên biển tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2023-2030
Quyết định 1425/QĐ-UBND năm 2012 Quy chế tổ chức và hoạt động của Tổ ngư dân đoàn kết sản xuất trên biển trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- Số hiệu: 1425/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 27/09/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Cao Khoa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 27/09/2012
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực