Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1414/2005/QĐ-UBND | Phủ Lý, ngày 20 tháng 9 năm 2005 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính Phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ;
Căn cứ Nghị định 11/2005/NĐ-CP ngày 02 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ quy định chi tiết về chuyển giao công nghệ (sửa đổi);
Căn cứ Nghị định 52/1999/NĐ-CP ngày 08 tháng 7 năm 1999; Nghị định 07/2003/NĐ-CP ngày 30 tháng 01 năm 2003; Nghị định 16/2005/NĐ-CP ngày 07 tháng 02 năm 2005 của Chính phủ về việc ban hành và sửa đổi bổ sung quy chế quản lý đầu tư và xây dựng; Quy định về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình;
Căn cứ Nghị định 12/1997/NĐ-CP ngày 18 tháng 02 năm 1997 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam;
Căn cứ Thông tư 55/2002/TT-BKHCNMT ngày 23 tháng 7 năm 2002 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường (nay là Bộ Khoa học và Công nghệ) hướng dẫn thẩm định công nghệ và môi trường các dự án đầu tư;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ tại tờ trình số 327/TTr-SKHCN ngày 13 tháng 9 năm 2005,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về thẩm định công nghệ và quản lý chuyển giao công nghệ các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã; các cơ quan doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1414/2005/QĐ-UB ngày 20 tháng 9 năm 2005 của UBND tỉnh)
Văn bản này quy định cụ thể về thẩm định công nghệ và quản lý hoạt động chuyển giao công nghệ các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Nam.
Quy định này áp dụng đối với các tổ chức, cá nhân liên quan trong hoạt động đầu tư có nội dung đổi mới công nghệ, chuyển giao công nghệ trên địa bàn tỉnh.
Điều 3. Trong quy định này các khái niệm được hiểu như sau:
1. Công nghệ là tập hợp các phương pháp, quy trình, kỹ năng, bí quyết, công cụ, phương tiện dùng để biến đổi các nguồn lực thành sản phẩm.
2. Thẩm định công nghệ là hoạt động xem xét, đánh giá tính khả thi và sự phù hợp của công nghệ được lựa chọn so với chính sách phát triển công nghệ của Nhà nước và mục tiêu, nội dung Hợp đồng chuyển giao công nghệ, Dự án đầu tư.
3. Chuyển giao công nghệ là hình thức mua và bán công nghệ trên cơ sở hợp đồng chuyển giao công nghệ đã được thoả thuận phù hợp với các quy định của pháp luật. Bên bán có nghĩa vụ chuyển giao các kiến thức tổng hợp của công nghệ hoặc cung cấp các máy móc, thiết bị, dịch vụ, đào tạo… kèm theo các kiến thức công nghệ cho bên mua và bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán để tiếp thu, sử dụng các kiến thức công nghệ đó theo các điều kiện đã thoả thuận và ghi nhận trong Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
4. Đánh giá công nghệ là hoạt động phân tích hiện trạng công nghệ để từ đó xác định trình độ, giá trị và tác động của công nghệ đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và môi trường.
5. Giám định công nghệ là hoạt động kiểm tra, đánh giá mức độ phù hợp của công nghệ trong thực tế so với các nội dung Hợp đồng chuyển giao công nghệ, Dự án đầu tư.
6. Tổ chức đánh giá, giám định công nghệ là tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ được công nhận có đủ điều kiện thực hiện việc đánh giá, giám định công nghệ và phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về kết quả đánh giá, giám định của mình.
THẨM ĐỊNH CÔNG NGHỆ VÀ QUẢN LÝ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ
Các dự án đầu tư sử dụng vốn ngân sách Nhà nước, vốn tín dụng do Nhà nước bảo lãnh, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và vốn do doanh nghiệp Nhà nước đầu tư thuộc thẩm quyền quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh Hà Nam thì phải thực hiện thẩm định công nghệ.
Nội dung và phương pháp thẩm định công nghệ thực hiện theo Thông tư 55/2002/TT-BKHCNMT ngày 23/7/2002 của Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ( nay là Bộ Khoa học và Công nghệ)
Điều 5. Mọi hoạt động chuyển giao công nghệ tại Hà Nam phải được thực hiện trên cơ sở Hợp đồng bằng văn bản về chuyển giao công nghệ (sau đây gọi là HĐCGCN) theo quy định hiện hành.
Điều 6. Những công nghệ không được chuyển giao
1. Công nghệ không đáp ứng các yêu cầu trong các quy định của pháp luật Việt Nam về an toàn lao động, vệ sinh lao động, sức khoẻ con người, bảo vệ môi trường.
2. Công nghệ có tác động và gây hậu quả xấu đến văn hóa, quốc phòng, an ninh quốc gia, trật tự và an toàn xã hội.
3. Công nghệ không đem lại hiệu quả kỹ thuật, kinh tế hoặc xã hội.
4. Công nghệ phục vụ lĩnh vực an ninh, quốc phòng khi chưa được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
Điều 7. Nội dung chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ bao gồm chuyển giao một hoặc một số nội dung hoặc toàn bộ các nội dung sau :
1. Nội dung công nghệ thuộc hoặc gắn với các đối tượng sở hữu công nghiệp được phép chuyển giao và đang trong thời hạn được pháp luật Việt Nam bảo hộ. Việc chuyển giao thuần tuý quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được điều chỉnh theo pháp luật về sở hữu công nghiệp.
2. Các bí quyết về công nghệ, kiến thức dưới dạng phương án công nghệ, các giải pháp kỹ thuật, quy trình công nghệ, tài liệu thiết kế sơ bộ và thiết kế kỹ thuật, công thức, thông số kỹ thuật, bản vẽ, sơ đồ kỹ thuật, phần mềm máy tính (được chuyển giao theo HĐCGCN), thông tin dữ liệu về công nghệ chuyển giao có kèm hoặc không kèm theo máy móc, thiết bị.
3. Các giải pháp hợp lý hóa sản xuất, đổi mới công nghệ.
4. Thực hiện các hình thức dịch vụ hỗ trợ chuyển giao công nghệ để Bên nhận có được năng lực công nghệ nhằm tạo ra sản phẩm, dịch vụ với chất lượng được xác định trong Hợp đồng bao gồm:
a) Lựa chọn công nghệ, hướng dẫn lắp đặt thiết bị, vận hành thử các dây chuyền thiết bị nhằm áp dụng công nghệ được chuyển giao.
b) Tư vấn quản lý công nghệ, tư vấn quản lý kinh doanh, hướng dẫn thực hiện các quy trình công nghệ được chuyển giao.
c) Đào tạo, huấn luyện, nâng cao trình độ chuyên môn và quản lý của công nhân, cán bộ kỹ thuật và cán bộ quản lý để nắm vững và vận hành công nghệ được chuyển giao.
5. Máy móc, thiết bị, phương tiện kỹ thuật kèm theo một hoặc một số nội dung nêu tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều này.
6. Cấp phép đặc quyền kinh doanh, theo đó Bên nhận sử dụng tên thương mại, nhãn hiệu hàng hoá và bí quyết của Bên giao để tiến hành hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ thương mại. Thời hạn Hợp đồng cấp phép đặc quyền kinh doanh do hai Bên thoả thuận theo quy định của pháp luật.
Điều 8. Nội dung của Hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Tên và hình thức công nghệ được chuyển giao.
2. Tên, địa chỉ Bên giao và Bên nhận. Tên, chức vụ người đại diện của các Bên.
3. Các khái niệm, thuật ngữ sử dụng trong Hợp đồng.
4. Mục tiêu, nội dung, phạm vi, đặc điểm, chất lượng và kết quả của chuyển giao công nghệ.
Trong trường hợp công nghệ được chuyển giao có nội dung được cơ quan quản lý có thẩm quyền của Việt Nam cấp Văn bằng bảo hộ sở hữu công nghiệp thì Hợp đồng phải có điều riêng hoặc phần riêng về chuyển giao quyền sở hữu công nghiệp.
5. Quyền hạn và trách nhiệm của các Bên trong việc thực hiện chuyển giao công nghệ, bảo đảm, bảo hành và bảo vệ môi trường.
6. Kế hoạch, tiến độ, thời hạn, địa điểm và phương thức chuyển giao công nghệ.
7. Giá cả và phương thức thanh toán.
8. Thời hạn hiệu lực của Hợp đồng.
9. Luật áp dụng (đối với hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Việt Nam)
Ngoài các nội dung chính quy định tại điều này, các Bên có thể thoả thuận đưa vào Hợp đồng những nội dung khác nhưng không được trái với quy định của pháp luật Việt Nam.
Điều 9. Xác nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Sở Khoa học và Công nghệ Hà Nam là cơ quan xác nhận đăng ký:
a) Hợp đồng chuyển giao công nghệ từ nước ngoài vào Hà Nam có giá trị bằng hoặc nhỏ hơn 1.000.000.000 đồng Việt Nam.
b) Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong nước có giá trị bằng hoặc lớn hơn 500.000.000 đồng Việt Nam.
2. Văn bản xác nhận đăng ký Hợp đồng là căn cứ cho việc ưu đãi về thuế với thu nhập từ Hợp đồng, là căn cứ cho việc chuyển ngoại tệ thanh toán cho việc mua, bán công nghệ.
Văn bản xác nhận đăng ký Hợp đồng được lập theo mẫu thống nhất do Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn.
3. Nếu phát hiện có sự vi phạm pháp luật, Sở Khoa học và Công nghệ có quyền thu hồi giấy xác nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ do Sở ban hành và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 10. Hồ sơ đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ gồm:
1. Đơn đề nghị đăng ký Hợp đồng (theo mẫu quy định).
2. Hợp đồng đã được các Bên ký kết và đóng dấu (nếu đối tượng tham gia là pháp nhân), tên người ký và tên cơ quan trên con dấu phải phù hợp với tên người đại diện và tên cơ quan nêu trong Hợp đồng.
Các Bên phải ký tắt (hoặc đóng dấu giáp lai nếu đối tượng tham gia là pháp nhân) vào tất cả các trang của Hợp đồng và Phụ lục.
3. Bản tóm tắt về nội dung công nghệ được chuyển giao (bao gồm sơ đồ các bước công nghệ, kết quả đạt được sau khi sử dụng bí quyết công nghệ) hoặc Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc Bản giải trình kinh tế – kỹ thuật có trình bầy về công nghệ của Dự án.
4. Các văn bản xác nhận tư cách pháp lý của các Bên tham gia Hợp đồng (Bản sao Giấy phép đầu tư hoặc Đăng ký kinh doanh hoặc Giấy phép hoạt động…) và Giấy xác nhận tư cách pháp lý của người đại diện của các Bên tham gia Hợp đồng.
5. Văn bằng bảo hộ Quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam trong trường hợp có chuyển giao quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng Sở hữu công nghiệp đã được cấp Văn bằng bảo hộ.
6. Văn bản của cơ quan có thẩm quyền quyết định đầu tư (quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng do Chính phủ ban hành) quyết định chấp thuận đối với Hợp đồng chuyển giao công nghệ (đối với Dự án sử dụng vốn ngân sách nhà nước, vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước, vốn tín dụng do nhà nước bảo lãnh).
7. Biên bản của Hội đồng Quản trị Bên nhận nhất trí chấp thuận Hợp đồng chuyển giao công nghệ trong trường hợp Bên nhận có vốn nhà nước và Điều lệ của Bên nhận quy định Hội đồng Quản trị phải nhất trí thông qua đối với kế hoạch thu, chi ngân sách hàng năm của Bên nhận.
8. Chứng thư đánh giá, giám định công nghệ bắt buộc phải có đối với công nghệ thuộc Danh mục các lĩnh vực công nghệ do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Giấy phép sản xuất sản phẩm đối với loại sản phẩm pháp luật quy định phải có Giấy phép sản xuất.
Hồ sơ nộp tại Sở Khoa học và Công nghệ, gồm 03 bộ (trong đó có ít nhất 01 bản gốc), riêng Báo cáo nghiên cứu khả thi chỉ cần 01 bộ bản sao.
Điều 11. Thời hạn đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ
1. Thời hạn đăng ký Hợp đồng:
a) Hồ sơ đề nghị đăng ký Hợp đồng gửi đến Sở Khoa học và Công nghệ không chậm quá 90 ngày, kể từ ngày hai Bên ký Hợp đồng.
b) Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ khi nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Khoa học và Công nghệ cấp xác nhận đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ.
c) Trong thời hạn 60 ngày, kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu sửa đổi, bổ sung của Sở Khoa học và Công nghệ về việc đăng ký Hợp đồng, nếu các Bên tham gia Hợp đồng không đáp ứng các yêu cầu sửa đổi, bổ sung thì đơn đề nghị đăng ký không có giá trị.
2. Thời hạn đăng ký Hợp đồng bổ sung cũng áp dụng quy định tại khoản 1 của Điều này.
3. Thời hạn đăng ký Hợp đồng chuyển giao các quyền sở hữu, quyền sử dụng các đối tượng sở hữu công nghiệp được thực hiện theo các quy định pháp luật về sở hữu công nghiệp.
Điều 12. Phí thẩm định chuyển giao công nghệ
Các tổ chức, cá nhân khi nộp hồ sơ yêu cầu đăng ký Hợp đồng chuyển giao công nghệ, phải nộp một khoản phí thẩm định Hợp đồng theo quy định của pháp luật.
Điều 13. Sở Khoa học và Công nghệ có trách nhiệm sau:
1. Quản lý các hoạt động về công nghệ và chuyển giao công nghệ. Giới thiệu các tổ chức đánh giá, giám định công nghệ giám định chất lượng thiết bị, phương tiện kèm theo công nghệ được chuyển giao.
2. Tổ chức thẩm định công nghệ các dự án đầu tư thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân tỉnh phê duyệt và các dự án đầu tư khác khi chủ đầu tư đề nghị.
3. Tuyên truyền và phổ biến rộng rãi các văn bản Pháp luật về công nghệ và kết quả ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trên địa bàn tỉnh. Tổ chức bồi dưỡng kiến thức và nghiệp vụ về thẩm định công nghệ các dự án đầu tư, chuyển giao công nghệ và tổ chức quản lý công nghệ cho các nhà quản lý và các tổ chức, cá nhân trên địa bàn tỉnh.
4. Thanh tra, kiểm tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý các vi phạm pháp luật về hoạt động thẩm định công nghệ, đánh giá, giám định công nghệ, hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn về chuyển giao công nghệ theo quy định của pháp luật.
Điều 14. Trách nhiệm của các Sở, Ban, Ngành và Uỷ ban nhân dân các huyện, thị
1. Kiểm tra hoặc phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan chức năng khác trong việc kiểm tra hoạt động chuyển giao công nghệ, hoạt động đánh giá, thẩm định và giám định công nghệ, hoạt động cung ứng và sử dụng dịch vụ tư vấn về chuyển giao công nghệ thuộc thẩm quyền được phân cấp thuộc lĩnh vực mình phụ trách.
2. Chỉ đạo các đơn vị thuộc quyền quản lý có hoạt động công nghệ áp dụng công nghệ mới, cải tiến hoàn thiện và đổi mới công nghệ bằng vốn tự có hoặc vốn từ kinh phí sự nghiệp khoa học.
Điều 15. Trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân đầu tư
1. Các tổ chức, cá nhân có dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Nam (không quy định tại Điều 4) có trách nhiệm gửi báo cáo đầu tư công nghệ về Sở Khoa học và Công nghệ.
2. Các tổ chức, cá nhân tiếp nhận công nghệ đối với các dự án theo quy định bắt buộc phải đăng ký có trách nhiệm:
a) Nộp đơn đăng ký chuyển giao công nghệ tại Sở Khoa học và Công nghệ.
b) Trong quá trình chuyển giao công nghệ phải báo cáo tiến độ thực hiện theo yêu cầu và chịu sự kiểm tra, giám sát của Sở Khoa học và Công nghệ và các cơ quan liên quan.
c) Khi hợp đồng chuyển giao công nghệ hết hiệu lực, thì bên giao và bên nhận phải lập biên bản đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ. Bên nhận phải gửi biên bản đánh giá kết quả thực hiện hợp đồng chuyển giao công nghệ cho Sở Khoa học và Công nghệ trong vòng 30 ngày, kể từ ngày hai bên ký kết biên bản.
Điều 16. Khen thưởng và xử lý vi phạm
1. Các tổ chức, cá nhân có thành tích trong hoạt động chuyển giao công nghệ tại Hà Nam đem lại hiệu quả kinh tế - xã hội thì được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Các tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm các quy định trong lĩnh vực thẩm định và chuyển giao công nghệ thì tuỳ theo mức độ, sẽ bị xử lý kỷ luật, bị xử phạt hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình triển khai thực hiện Quy định này, nếu có vấn đề vướng mắc, phát sinh, các tổ chức, cá nhân và các cơ quan liên quan phải phản ánh bằng văn bản về Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp trình Uỷ ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung./.
- 1Quyết định 12/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý nhà nước về công nghệ, thiết bị trên địa bàn tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 2Quyết định 03/2015/QĐ-UBND quy định trình tự, thủ tục thẩm định công nghệ dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Long An
- 3Quyết định 386/2005/QĐ-UB Quy định tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp, cụm CN-TTCN huyện, thị xã và cụm TTCN làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam
- 4Quyết định 378/QĐ-UBND năm 2018 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành 20 năm (từ ngày 01/01/1997 đến ngày 31/12/2017)
- 1Quyết định 12/2010/QĐ-UBND ban hành Quy định quản lý nhà nước về công nghệ, thiết bị trên địa bàn tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- 2Quyết định 378/QĐ-UBND năm 2018 công bố kết quả rà soát văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành 20 năm (từ ngày 01/01/1997 đến ngày 31/12/2017)
- 1Nghị định 12-CP năm 1997 Hướng dẫn Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
- 2Nghị định 52/1999/NĐ-CP ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng
- 3Nghị định 81/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoa học và công nghệ
- 4Thông tư 55/2002/TT-BKHCNMT hướng dẫn thẩm định công nghệ và môi trường các Dự án đầu tư do Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường ban hành
- 5Nghị định 07/2003/NĐ-CP sửa đổi Quy chế quản lý đầu tư xây dựng ban hành kèm Nghị định 52/1999/NĐ-CP và Nghị định 12/2000/NĐ-CP
- 6Nghị định 11/2005/NĐ-CP Hướng dẫn chuyển giao công nghệ sửa đổi
- 7Nghị định 16/2005/NĐ-CP về việc quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình
- 8Quyết định 03/2015/QĐ-UBND quy định trình tự, thủ tục thẩm định công nghệ dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Long An
- 9Quyết định 386/2005/QĐ-UB Quy định tiêu chí lựa chọn doanh nghiệp đầu tư vào Khu công nghiệp, cụm CN-TTCN huyện, thị xã và cụm TTCN làng nghề xã, thị trấn tỉnh Hà Nam
Quyết định 1414/2005/QĐ-UBND ban hành Quy định về thẩm định công nghệ và quản lý chuyển giao công nghệ các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh Hà Nam do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành
- Số hiệu: 1414/2005/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 20/09/2005
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Đinh Văn Cương
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 30/09/2005
- Ngày hết hiệu lực: 04/06/2010
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra