- 1Nghị định 79/2007/NĐ-CP về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2014 về biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 1949/QĐ-BTP năm 2014 về kế hoạch thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg về biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1402/QĐ-UBND | Cà Mau, ngày 10 tháng 09 năm 2014 |
QUYẾT ĐỊNH
BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 17/CT-TTg NGÀY 20/6/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHẤN CHỈNH TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG YÊU CẦU NỘP BẢN SAO CÓ CHỨNG THỰC ĐỐI VỚI GIẤY TỜ, VĂN BẢN KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH CÀ MAU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký;
Căn cứ Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ; Quyết định số 1949/QĐ-BTP ngày 20/8/2014 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng nhận đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tư pháp tại Tờ trình số 222/TTr-STP ngày 05/9/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về một số biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND huyện, thành phố Cà Mau có trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | KT.CHỦ TỊCH |
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 17/CT-TTg NGÀY 20/6/2014 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ VỀ MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHẤN CHỈNH TÌNH TRẠNG LẠM DỤNG YÊU CẦU NỘP BẢN SAO CÓ CHỨNG THỰC ĐỐI VỚI GIẤY TỜ, VĂN BẢN KHI THỰC HIỆN THỦ TỤC HÀNH CHÍNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH CÀ MAU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1402/QĐ-UBND ngày 10/9/2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau)
Thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg ngày 20/6/2014 của Thủ tướng Chính phủ về chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính (sau đây gọi là Chỉ thị số 17/CT-TTg), Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Cà Mau ban hành Kế hoạch tổ chức triển khai thực hiện trên địa bàn tỉnh với các nội dung sau đây:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm kịp thời tuyên truyền, phổ biến sâu rộng tinh thần và nội dung Chỉ thị số 17/CT-TTg đến mọi tổ chức, cá nhân; nâng cao ý thức tuân thủ và chấp hành quy định của pháp luật đối với việc sử dụng bản sao từ sổ gốc, bản sao có chứng thực; nâng cao nhận thức của cơ quan, tổ chức trong việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính, bảo đảm thuận lợi cho người dân, tổ chức và doanh nghiệp khi có yêu cầu thực hiện thủ tục hành chính.
- Xác định rõ trách nhiệm của sở, ban, ngành cấp tỉnh; UBND huyện, thành phố Cà Mau và các đơn vị có liên quan trong việc tham mưu, giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển khai thi hành Chỉ thị số 17/CT-TTg bảo đảm hoàn thành đúng tiến độ và hiệu quả.
2. Yêu cầu
- Bám sát nội dung chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ được nêu tại Chỉ thị số 17/CT-TTg , phân công rõ nhiệm vụ, thời gian hoàn thành của từng đơn vị trong quá trình triển khai thực hiện.
- Bảo đảm sự phối hợp chặt chẽ giữa Sở tư pháp với sở, ban, ngành tỉnh; UBND huyện, thành phố Cà Mau (gọi là UBND cấp huyện) và các đơn vị có liên quan trong việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công; giải quyết kịp thời những vướng mắc phát sinh trong quá trình triển khai thực hiện, bảo đảm hoàn thành đầy đủ các nhiệm vụ đề ra trong Kế hoạch đúng theo quy định của pháp luật.
II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH
1. Tổ chức tuyên truyền, phổ biến nội dung, ý nghĩa của Chỉ thị; quán triệt thực hiện nghiêm túc nội dung của Chỉ thị số 17/CT-TTg trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật (QPPL) có quy định về thủ tục hành chính và các văn bản khác có liên quan
a) Nội dung công việc:
- Tổ chức tuyên truyền, phổ biến, giới thiệu nội dung, ý nghĩa của Chỉ thị số 17/CT-TTg trên báo chí, các phương tiện thông tin đại chúng.
- Quán triệt thực hiện nghiêm túc quy định tại Điều 6 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP ngày 18/5/2007 của Chính phủ về cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký (sau đây gọi là Nghị định số 79/2007/NĐ-CP) trong quá trình xây dựng văn bản QPPL có quy định về thủ tục hành chính.
b) Cơ quan, đơn vị thực hiện:
- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức Hội nghị triển khai Chỉ thị số 17/CT-TTg , Kế hoạch này và tuyên truyền, phổ biến, quán triệt thực hiện nghiêm túc nội dung, ý nghĩa của Chỉ thị số 17/CT-TTg , tới: Lãnh đạo sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện; Lãnh đạo Phòng pháp chế thuộc sở, ban, ngành tỉnh; Tổ chức pháp chế tại các đơn vị, doanh nghiệp nhà nước (gọi chung là Tổ chức pháp chế) và Phòng Tư pháp cấp huyện.
- Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện, Chỉ thị số 17/CT-TTg tại cơ quan, đơn vị mình.
- Tổ chức pháp chế, Phòng Tư pháp cấp huyện tham mưu, giúp Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND cùng cấp chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện tại cơ quan, đơn vị mình.
c) Thời gian thực hiện: Từ tháng 9 đến 10 năm 2014.
2. Tổ chức rà soát các văn bản quy phạm pháp luật có quy định về thủ tục hành chính
a) Nội dung công việc: Rà soát, lập danh mục các văn bản QPPL có quy định về thủ tục hành chính trái với Điều 6 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP đề xuất sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới thay thế theo thẩm quyền cho phù hợp.
b) Cơ quan, đơn vị thực hiện:
- Sở Tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan lập danh mục, rà soát các văn bản QPPL thuộc trách nhiệm rà soát của UBND các cấp (theo Điều 5 Nghị định số 16/2013/NĐ-CP ngày 06/02/2013 của Chính phủ về rà soát, hệ thống hóa văn bản QPPL).
- Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo Tổ chức pháp chế tham mưu, thực hiện lập danh mục, phân công tổ chức rà soát các văn bản QPPL thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị mình.
- Tổ chức pháp chế, Phòng Tư pháp cấp huyện tham mưu, giúp Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND cùng cấp thực hiện lập danh mục, phân công tổ chức rà soát các văn bản QPPL thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị mình.
c) Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 31/3/2015.
3. Tổ chức rà soát, lập danh mục các văn bản hành chính
a) Nội dung công việc: Rà soát, lập danh mục các văn bản hành chính ban hành dưới hình thức quyết định, thông báo, công văn và các hình thức văn bản khác có quy định trái với Điều 6 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị mình; sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới thay thế theo thẩm quyền cho phù hợp.
b) Cơ quan, đơn vị thực hiện:
- Sở Tư pháp chủ trì hướng dẫn các đơn vị có liên quan rà soát, lập danh mục các văn bản hành chính do Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND cấp huyện ban hành dưới hình thức quyết định, thông báo, công văn và các hình thức văn bản khác có quy định trái với Điều 6 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị mình; sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới thay thế theo thẩm quyền cho phù hợp.
- Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh và Chỉ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo rà soát, lập danh mục văn bản hành chính ban hành dưới hình thức quyết định, thông báo, công văn và các hình thức văn bản khác có quy định trái với Điều 6 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị mình; sửa đổi, bổ sung hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới thay thế theo thẩm quyền cho phù hợp.
- Tổ chức pháp chế, Phòng Tư pháp cấp huyện tham mưu, giúp Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND cùng cấp hướng dẫn thực hiện lập danh mục, phân công tổ chức rà soát các văn bản QPPL thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, đơn vị mình.
c) Thời gian thực hiện: Hoàn thành trước ngày 31/3/2015.
4. Nâng cao chất lượng công tác thẩm định văn bản QPPL
a) Nội dung công việc: Phối hợp chặt chẽ giữa công tác kiểm soát thủ tục hành chính và quá trình thẩm định dự thảo văn bản QPPL, đảm bảo các văn bản QPPL có quy định về thủ tục hành chính được ban hành có nội dung phù hợp với quy định tại Điều 6 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP .
b) Cơ quan, đơn vị thực hiện:
- Sở Tư pháp và Phòng Tư pháp chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện đối với các dự thảo văn bản QPPL thuộc phạm vi kiểm soát thủ tục hành chính, thẩm định văn bản của Sở Tư pháp đảm bảo phù hợp với quy định tại Điều 6 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP .
- Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND cấp huyện có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan chuyên môn triển khai thực hiện khi xây dựng các dự thảo văn bản QPPL thuộc phạm vi của cơ quan, đơn vị.
- Sở Tư pháp, UBND cấp huyện chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tổ chức triển khai thực hiện trong quá trình thẩm định dự thảo văn bản QPPL do HĐND và UBND cấp mình ban hành.
c) Thời gian thực hiện: Thường xuyên.
5. Tổng kết, đánh giá tình hình triển khai, báo cáo Bộ Tư pháp về kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg
a) Nội dung công việc:
Tổng kết, đánh giá tình hình, xây dựng báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg trên địa bàn tỉnh Cà Mau.
b) Cơ quan, đơn vị thực hiện:
- Sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện trên cơ sở các nhiệm vụ được phân công tại Kế hoạch này xây dựng báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg gửi về UBND tỉnh theo quy định.
- Tổ chức pháp chế, Phòng Tư pháp tham mưu, giúp Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh và Chủ tịch UBND cấp huyện chỉ đạo, tổ chức tổng kết, đánh giá tình hình triển khai, xây dựng báo cáo kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg gửi Bộ Tư pháp và UBND tỉnh.
- Phòng Kiểm tra văn bản QPPL tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tư pháp tổng hợp báo cáo của sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện; xây dựng báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ Tư pháp (Cục Hộ tịch, quốc tịch, chứng thực) về kết quả triển khai thực hiện Chỉ thị số 17/CT-TTg trên địa bàn tỉnh.
c) Thời gian thực hiện:
- Sở, ban, ngành tỉnh và UBND cấp huyện xây dựng báo cáo gửi Sở Tư pháp trước ngày 15/4/2015.
- Sở Tư pháp tổng hợp, xây dựng Báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh và Bộ tư pháp trước ngày 30/4/2015.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của sở, ban, ngành tỉnh trong việc tổ chức thực hiện:
a) Giám đốc Sở Tư pháp: Chủ trì, phối hợp với sở, ban, ngành tỉnh tham mưu, giúp Chủ tịch UBND tỉnh triển khai thực hiện; hướng dẫn rà soát, báo cáo và đôn đốc việc triển khai thực hiện kế hoạch này; tổng hợp, báo cáo kết quả rà soát và đề xuất ý kiến xử lý trình UBND tỉnh.
b) Văn phòng UBND tỉnh phối hợp và tạo điều kiện để sở, ban, ngành tỉnh tập hợp các văn bản do UBND tỉnh ban hành để thực hiện rà soát và đôn đốc sở, ban, ngành tỉnh tham mưu, giúp UBND tỉnh thực hiện xây dựng dự thảo các văn bản sửa đổi, bổ sung hoặc ban hành văn bản mới thay thế những nội dung, văn bản phát hiện không phù hợp với quy định tại Điều 6 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP đúng thời gian quy định.
c) Sở Nội vụ kết hợp các đợt kiểm tra công tác cải cách hành chính, kiểm tra cách thức tổ chức thực hiện cơ chế một cửa, “một cửa liên thông” tại các cơ quan hành chính Nhà nước, chấn chỉnh kịp thời tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính trái với quy định tại Điều 6 Nghị định số 79/2007/NĐ-CP .
d) Thủ trưởng sở, ban, ngành tỉnh căn cứ vào chức năng, nhiệm vụ được giao theo Kế hoạch, có trách nhiệm chỉ đạo tổ chức thực hiện, báo cáo kết quả về Sở Tư pháp để tổng hợp theo đúng thời gian quy định.
2. Đề nghị Thường trực HĐND tỉnh chỉ đạo Văn phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội và Hội đồng nhân dân tỉnh phối hợp và tạo điều kiện để sở, ban, ngành tỉnh tập hợp các văn bản do HĐND tỉnh ban hành để thực hiện rà soát.
3. Chủ tịch UBND huyện, thành phố Cà Mau căn cứ Kế hoạch này, chỉ đạo Phòng Tư pháp tham mưu UBND cấp mình xây dựng kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn (trong đó có cấp xã) và tổng hợp báo cáo về UBND tỉnh (không qua Sở Tư pháp) theo quy định để tổng hợp báo cáo chung.
4. Kinh phí thực hiện:
Kinh phí triển khai thực hiện Kế hoạch này được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm của cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật.
Trong quá trình tổ chức thực hiện, nếu có phát sinh khó khăn, vướng mắc kịp thời phản ánh về UBND tỉnh (qua Sở Tư pháp hoặc số điện thoại 0780. 3550827) để hướng dẫn, giải quyết hoặc tổng hợp báo cáo Chủ tịch UBND tỉnh để được chỉ đạo kịp thời./.
- 1Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2014 chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính do tỉnh Phú Yên ban hành
- 2Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2014 thực hiện biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 3Chỉ thị 30/CT-UBND năm 2014 chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 4Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2014 biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính do tỉnh Tây Ninh ban hành
- 1Nghị định 79/2007/NĐ-CP về việc cấp bản sao từ sổ gốc, chứng thực bản sao từ bản chính, chứng thực chữ ký
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Nghị định 16/2013/NĐ-CP về rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
- 4Chỉ thị 17/CT-TTg năm 2014 về biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Chỉ thị 16/CT-UBND năm 2014 chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính do tỉnh Phú Yên ban hành
- 6Quyết định 1949/QĐ-BTP năm 2014 về kế hoạch thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg về biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 7Chỉ thị 22/CT-UBND năm 2014 thực hiện biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 8Chỉ thị 30/CT-UBND năm 2014 chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2014 biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính do tỉnh Tây Ninh ban hành
Quyết định 1402/QĐ-UBND năm 2014 về Kế hoạch thực hiện Chỉ thị 17/CT-TTg về biện pháp chấn chỉnh tình trạng lạm dụng yêu cầu nộp bản sao có chứng thực đối với giấy tờ, văn bản khi thực hiện thủ tục hành chính trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- Số hiệu: 1402/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/09/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Cà Mau
- Người ký: Trần Hồng Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/09/2014
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết