Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH LONG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1401/QĐ-UBND

Vĩnh Long, ngày 28 tháng 6 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT DỰ ÁN “ỨNG DỤNG TIẾN BỘ KỸ THUẬT NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỐNG ĐÀN BÒ TỈNH VĨNH LONG GIAI ĐOẠN 2016 - 2017”

CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH VĨNH LONG

Căn cứ Luật Tổ chức Chính quyền địa phương, ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP, ngày 08 tháng 01 năm 2010 của Chính phủ về khuyến nông;

Căn cứ Thông tư Liên tịch số 183/2010/TTLT-BTC-BNN, ngày 15 tháng 11 năm 2010 giữa Bộ Tài chính và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn chế độ quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước đối với hoạt động khuyến nông;

Thực hiện Kế hoạch số 928/KH-UBND ngày 16 tháng 4 năm 2014 của UBND tỉnh thực hiện Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Vĩnh Long theo hướng nâng cao giá trị, hiệu quả và phát triển bền vững giai đoạn 2014-2020;

Xét Tờ trình số 88/TTr-SNNPTNT, ngày 16 tháng 6 năm 2016 của Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt dự án “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao chất lượng giống đàn bò tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016 - 2017” (kèm dự án), với nội dung như sau:

1. Tên dự án: “Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao chất lượng giống đàn bò tỉnh Vĩnh Long giai đoạn 2016 - 2017”.

2. Cơ quan chủ quản dự án: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Vĩnh Long.

3. Cơ quan chủ đầu tư dự án: Trung tâm Khuyến nông Vĩnh Long.

4. Cơ quan phối hợp triển khai dự án:

- Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các huyện; phòng Kinh tế thị xã Bình Minh và thành phố Vĩnh Long;

- Chi cục Chăn nuôi - Thú y Vĩnh Long;

- Chính quyền địa phương và các cơ quan ban ngành, đoàn thể liên quan.

5. Mục tiêu của dự án:

5.1. Mục tiêu chung:

- Tăng cường ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nhằm cải tiến và nâng cao chất lượng giống đàn bò của tỉnh theo hướng chuyên thịt, góp phần đưa cơ cấu giống bò lai, bò thịt chất lượng cao đạt 70% tổng đàn bò của tỉnh vào năm 2020;

- Đẩy mạnh phát triển chăn nuôi bò theo hướng bền vững, đưa chăn nuôi bò thịt thành một ngành sản xuất hàng hoá trong cơ cấu nông nghiệp, góp phần tăng thu nhập cho người chăn nuôi.

5.2. Mục tiêu cụ thể

- Sau 2 năm thực hiện dự án (2016 - 2017), dự kiến gieo tinh được 1.800 con với tỷ lệ đậu thai 75% sẽ tạo ra được 1.350 con bò lai chất lượng cao. Đồng thời, dự án góp phần đẩy mạnh xã hội hoá gieo tinh nhân tạo trên bò và nâng cao chất lượng đàn bò lai trên toàn tỉnh theo hướng chuyên thịt.

- Tập huấn chuyển giao khoa học kỹ thuật cho người dân tổng số 18 cuộc với 540 lượt người tham dự. Thông qua tập huấn nhằm giúp người chăn nuôi biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng các giống bò lai theo hướng chuyên thịt năng suất cao, góp phần phát triển chăn nuôi bò thịt theo hướng bền vững.

6. Nội dung dự án

6.1. Hình thức đầu tư

- Thực hiện đầu tư theo phương thức “xã hội hoá”, nhà nước và nhân dân cùng đầu tư, nhà nước hỗ trợ theo chính sách. Cụ thể:

+ Hỗ trợ 100% kinh phí mua tinh, ni tơ bảo quản tinh, dẫn tinh quản;

+ Hỗ trợ 100% kinh phí tập huấn chuyển giao kỹ thuật.

- Người dân trả tiền công cho kỹ thuật viên gieo tinh theo thoả thuận, đầu tư bò cái nền, chuồng trại, chăm sóc nuôi dưỡng...

6.2. Nội dung đầu tư

6.2.1. Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao chất lượng giống đàn bò thông qua gieo tinh nhân tạo

* Đối tượng hỗ trợ: những hộ chăn nuôi bò cái sinh sản quy mô nông hộ, gia trại, trang trại trên địa bàn tỉnh.

* Định mức đầu tư hỗ trợ cho 1 bò cái được phối

- Tinh bò: 2 liều tinh cọng rạ. Sử dụng tinh bò sản xuất trong nước đối với các giống Droughmaster, Red Angus, Limousine và tinh bò nhập nội đối với giống Brahman. Mức hỗ trợ không quá 2 liều tinh/bò cái/năm.

- Nitơ bảo quản tinh: 1lít/liều tinh;

- Dẫn tinh quản: 1 ống/1liều tinh;

- Găng tay: 1 cái/1liều tinh.

* Tiêu chuẩn bò cái được phối: Bò cái nền lai máu của các giống bò nhập nội, phải được tiêm phòng hoặc có giấy chứng nhận tiêm phòng vaccine Lở mồm long móng hợp lệ. Không sử dụng tinh của dự án phối cho bò vàng địa phương (nếu có).

6.2.2. Tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người chăn nuôi bò

- Mục tiêu tập huấn: Giúp người dân chăn nuôi bò biết được quy trình phòng, trị các bệnh thường gặp trên bò, kỹ thuật chăm sóc nuôi dưỡng các giống bò lai siêu thịt.

- Đối tượng tập huấn: Các hộ đang chăn nuôi bò tại các vùng chăn nuôi tập trung của tỉnh.

- Nội dung tập huấn: Giới thiệu các giống bò lai phổ biến thích hợp với điều kiện địa phương, quy trình chăm sóc nuôi dưỡng giống bò lai thịt, các bệnh thường gặp trên bò.

6.3. Quy mô đầu tư:

- Số lượng bò cái được hỗ trợ thụ tinh nhân tạo của dự án: là 1.800 con, tương ứng 3.600 cọng tinh bò.

- Tập huấn chuyển giao kỹ thuật cho người chăn nuôi bò: 540 người, 18 lớp.

6.4. Phân kỳ đầu tư:

6.4.1. Số lượng bò cái được hỗ trợ thụ tinh nhân tạo của dự án

Bảng 1 : Số lượng bò cái được hỗ trợ thụ tinh của dự án giai đoạn 2016 - 2017

Đơn vị tính: Con

Số TT

Địa bàn

Phân kỳ từng năm

Tổng cộng

2016

2017

1

Tp. Vĩnh Long

50

60

110

2

Huyện Long Hồ

90

130

220

3

Huyện Mang Thít

100

160

260

4

Huyện Vũng Liêm

250

370

620

5

Huyện Tam Bình

100

130

230

6

Tx. Bình Minh

50

50

100

7

Huyện Bình Tân

40

40

80

8

Huyện Trà Ôn

120

160

280

Tổng cộng

800

1.100

1.900

6.4.2. Số lượng lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật

Bảng 2: Số lượng lớp tập huấn chuyển giao kỹ thuật được hỗ trợ cho các huyện

Đơn vị tính: Lớp

Số TT

Địa bàn

Phân kỳ từng năm

Tổng cộng

2016

2017

1

Tp. Vĩnh Long

1

1

2

2

Huyện Long Hồ

1

1

2

3

Huyện Mang Thít

1

1

2

4

Huyện Vũng Liêm

3

1

4

5

Huyện Tam Bình

1

1

2

6

Tx. Bình Minh

1

1

2

7

Huyện Bình Tân

1

1

2

8

Huyện Trà Ôn

1

1

2

Tổng cộng

 

10

8

6.5. Địa điểm đầu tư: tại các huyện, thị xã và thành phố trên địa bàn tỉnh.

6.6. Thời gian thực hiện: trong 02 năm (2016 - 2017)

7. Kinh phí thực hiện dự án:

7.1. Tổng kinh phí thực hiện dự án 2 năm: 506.066.000 đồng (bằng chữ: Năm trăm lẻ sáu triệu sáu mươi sáu ngàn đồng). Trong đó, năm 2016: 222.166.000 đồng và năm 2017: 283.900.000 đồng.

7.2. Nguồn kinh phí: Nguồn chương trình giống và khuyến nông được bố trí từng năm.

Điều 2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Thủ trưởng các sở, ban ngành tỉnh có liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Vĩnh Long triển khai thực hiện các nội dung tại Điều 1 của Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã và thành phố Vĩnh Long và Thủ trưởng các đơn vị liên quan có trách nhiệm thi hành Quyết định này.

Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký ban hành./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lữ Quang Ngời