- 1Luật Phòng, chống ma túy 2000
- 2Luật phòng, chống ma túy sửa đổi 2008
- 3Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng
- 4Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA hướng dẫn Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Bộ Công an ban hành
- 5Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 6Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Thông tư liên tịch 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA Quy định thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Lao động thương binh và Xã hội - Bộ Công An ban hành
- 9Thông tư 19/2015/TT-BTP Quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và cơ sở cai nghiện bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 10Nghị định 56/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- 11Nghị định 136/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 12Thông tư 09/2017/TT-BTP về sửa đổi Thông tư 19/2015/TT-BTP quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 13Thông tư 05/2018/TT-BCA về quy định việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 14Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2021/QĐ-UBND | Quảng Bình, ngày 30 tháng 6 năm 2021 |
BAN HÀNH QUY CHẾ PHỐI HỢP LẬP HỒ SƠ VÀ TỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015; Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương ngày 22/11/2019;
Căn cứ Luật Phòng, chống ma túy ngày 09/12/2000 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống ma túy ngày 03/6/2008;
Căn cứ Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012;
Căn cứ Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng;
Căn cứ Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Căn cứ Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP;
Căn cứ Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 111/2013/NĐ-CP ngày 30/9/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10/02/2012 của liên bộ Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế và Bộ Công an quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA ngày 09/7/2015 của liên bộ: Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an quy định thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy;
Căn cứ Thông tư số 19/2015/TT-BTP ngày 28/12/2015 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Căn cứ Thông tư số 09/2017/TT-BTP ngày 18/12/2017 của Bộ Tư pháp sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 19/2015/TT-BTP;
Căn cứ Thông tư số 05/2018/TT-BCA ngày 07/02/2018 của Bộ trưởng Bộ Công an quy định việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 184/TTr-SLĐTBXH ngày 23/4/2021,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy chế phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Bình”
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 10 tháng 7 năm 2021.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Y tế, Tư pháp, Tài chính, Nội vụ; Giám đốc Công an tỉnh; Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
PHỐI HỢP LẬP HỒ SƠ VÀ TỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TÚY TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG BÌNH
(Ban hành theo Quyết định số 14/2021/QĐ-UBND ngày 30/6/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình)
Quy chế này quy định một số nội dung trong phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Các nội dung liên quan đến việc lập hồ sơ, tổ chức cai nghiện ma túy không quy định tại Quy chế này thì áp dụng theo quy định của các văn bản quy phạm pháp luật đã ban hành.
1. Cá nhân và gia đình của người thuộc diện cần phải xác định tình trạng nghiện ma túy.
2. Người nghiện ma túy và gia đình người nghiện ma túy.
3. Các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia vào quy trình lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy.
4. Các tổ chức, cá nhân có liên quan.
1. Việc tổ chức lập hồ sơ áp dụng các biện pháp cai nghiện cho người nghiện ma túy phải thực hiện nhanh chóng, kịp thời nhằm chữa bệnh, cắt cơn giải độc phục hồi, tư vấn tâm lý, điều trị các rối loạn về tâm thần, ổn định sức khỏe và quản lý theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Đảm bảo tính đồng bộ và hiệu quả trong công tác phối hợp triển khai thực hiện giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan trong việc xem xét lập hồ sơ, quyết định đưa người nghiện ma túy vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
3. Có sự phân công, phân định trách nhiệm cụ thể phù hợp với chức năng nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương.
4. Tuân thủ quy trình, thẩm quyền và thành phần tham gia lập hồ sơ đề nghị áp dụng các biện pháp cai nghiện phù hợp theo quy định của pháp luật.
Điều 4. Xác định tình trạng nghiện ma túy và thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy
1. Việc xác định tình trạng một người nghiện ma túy thực hiện theo quy định tại Khoản 2 Điều 5 Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA ngày 09/7/2015 của liên bộ: Bộ Y tế, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Công an quy định thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy, cụ thể:
a) Người được xác định là nghiện ma túy nhóm Opiats thuộc một trong các trường hợp sau đây:
- Xét nghiệm dương tính với ma túy nhóm Opiats và đã bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính về nghiện ma túy;
- Xét nghiệm dương tính với ma túy nhóm Opiats và đã bị xử phạt hành chính về hành vi sử dụng ma túy từ 2 lần trở lên;
- Kết quả áp dụng nghiệm pháp Naloxone dương tính ( );
- Xét nghiệm dương tính với ma túy nhóm Opiats và có ít nhất 3 trong 12 triệu chứng của trạng thái cai (theo Phụ lục số 1 ban hành kèm theo Thông tư liên tịch số 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA).
b) Người được xác định là nghiện ma túy tổng hợp chất dạng Amphetamine khi có ít nhất 3 trong 6 triệu chứng sau trong 12 tháng vừa qua:
- Có sự thèm muốn mãnh liệt hoặc cảm giác bắt buộc phải sử dụng chất dạng Amphetamine;
- Khó khăn trong việc kiểm soát các hành vi sử dụng chất dạng Amphetamine như bắt đầu, chấm dứt hoặc mức độ sử dụng;
- Có trạng thái cai khi ngừng hoặc giảm sử dụng chất dạng Amphetamine;
- Có hiện tượng tăng dung nạp với chất dạng Amphetamine;
- Ngày càng trở nên thờ ơ với các thú vui hoặc sở thích khác.
- Tiếp tục sử dụng chất dạng Amphetamine mặc dù biết rõ về các hậu quả có hại.
2. Trong trường hợp một người có biểu hiện là nghiện ma túy và có văn bản xác định tình trạng nghiện ma túy của người có thẩm quyền quy định tại khoản 3 điều này thì cũng được xác định là nghiện ma túy.
3. Người có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy là những người được quy định tại Khoản 3 Điều 1 Nghị định số 136/2016/NĐ-CP ngày 09/9/2016 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc bao gồm: “bác sĩ, y sĩ, được cấp chứng nhận hoặc chứng chỉ tập huấn về chẩn đoán, điều trị cắt cơn nghiện ma túy do các cơ quan, tổ chức được Bộ Y tế giao tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ, đang làm việc tại: các cơ sở y tế quân y, y tế quân dân y; các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh của ngành công an; phòng y tế của cơ sở cai nghiện bắt buộc; phòng y tế của các cơ sở có chức năng tiếp nhận, quản lý người nghiện ma túy không có nơi cư trú ổn định, trong thời gian lập hồ sơ để Tòa án nhân dân xem xét quyết định đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc; trạm y tế xã, phường, thị trấn; phòng khám đa khoa khu vực; Trung tâm kiểm soát bệnh tật tỉnh; Trung tâm Y tế cấp huyện; bệnh viện cấp huyện trở lên và bệnh viện thuộc các bộ, ngành khác”.
Điều 5. Thời gian xác định tình trạng nghiện ma túy
Trong thời hạn 01 ngày làm việc đối với xác định nghiện ma túy các chất dạng thuốc phiện (nhóm Opiats), 02 ngày làm việc đối với xác định nghiện ma túy tổng hợp (dạng Amphetamine) kể từ khi nhận đề nghị xác định người nghiện ma túy của công an cấp xã hoặc cơ quan có thẩm quyền cùng với sự có mặt của người cần xác định tình trạng nghiện, người có thẩm quyền xác định tình trạng nghiện ma túy phải trả lời bằng văn bản về tình trạng nghiện của người đó.
Điều 6. Hình thức cai nghiện ma túy
1. Cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng.
2. Cai nghiện ma túy bắt buộc tại Cơ sở Cai nghiện ma túy của tỉnh
Điều 7. Thời hạn áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy
1. Thời hạn cai nghiện ma túy tự nguyện tại gia đình và cộng đồng từ 6 tháng đến 12 tháng được quy định tại Điều 3 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP ngày 09/9/2010 của Chính phủ quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cai nghiện ma túy tại cộng đồng, tính từ ngày ký quyết định cai nghiện.
2. Thời hạn áp dụng biện pháp cai nghiện bắt buộc tại cơ sở cai nghiện của tỉnh, từ 12 tháng đến 24 tháng quy định tại Khoản 2 Điều 95 Luật Xử lý vi phạm hành chính ngày 20/6/2012.
Điều 8. Xác định nơi cư trú của người bị đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy
1. Nơi cư trú ổn định là nơi thường trú hoặc tạm trú, là nơi người đó hiện đang thường xuyên sinh sống.
2. Không có nơi cư trú ổn định là trường hợp không xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú hoặc trường hợp xác định được nơi đăng ký thường trú hoặc nơi đăng ký tạm trú nhưng người đó thường xuyên đi lang thang, không ở một nơi cố định. (quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư số 05/2018/TT-BCA ngày 07/2/2018 của Bộ Công an và khoản 5 Điều 1 Nghị định số 56/2016/NĐ-CP ngày 29/6/2016 của Chính phủ)
PHỐI HỢP LẬP HỒ SƠ TỔ CHỨC CAI NGHIỆN MA TÚY
1. Thành lập tổ công tác cai nghiện ma túy theo Điều 5 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP.
a) Tổ công tác cai nghiện ma túy (sau đây gọi tắt là Tổ công tác) do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định thành lập, giải thể; giúp Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã trong việc tổ chức các hoạt động cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng.
Thành phần Tổ công tác là các thành viên được quy định tại Khoản 3 Điều 5 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP và Khoản 1 Điều 3 Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA ngày 10/02/2012 của liên bộ: Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế, Bộ Công an quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Nghị định số 94/2010/NĐ-CP, gồm: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã làm Tổ trưởng; các thành viên gồm: cán bộ phụ trách công tác Lao động - Thương binh và Xã hội, công an, cán bộ y tế cấp xã, đại diện khu dân cư (tổ dân phố, trưởng thôn, xóm, ấp, bản), đại diện Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức thành viên của Mặt trận; người có chuyên môn về y tế, về cai nghiện ma túy, người tự nguyện tham gia công tác cai nghiện.
Căn cứ vào số lượng người nghiện ma túy, tình hình thực tiễn của địa phương, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã quyết định số lượng thành viên Tổ công tác theo nguyên tắc: Đối với cấp xã có dưới 20 người cai nghiện, Tổ công tác gồm 07 người; đối với cấp xã có từ 20 người cai nghiện trở lên cứ thêm 03 người cai nghiện thì thêm 01 người tham gia Tổ công tác.
Căn cứ nơi cư trú của người cai nghiện, Tổ công tác bố trí các thành viên tại tổ dân phố, thôn, ấp, bản để thuận tiện cho công tác quản lý, giúp đỡ người cai nghiện.
b) Nhiệm vụ của Tổ công tác, thành viên Tổ công tác thực hiện theo quy định tại Khoản 6 Điều 5 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP và Điều 4 Thông tư liên tịch số 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA.
c). Ngoài nhiệm vụ được quy định tại điểm b khoản này, Tổ công tác còn có nhiệm vụ:
- Phối hợp công an xã và các thành viên của tổ rà soát, thống kê người liên quan, người nghi nghiện, người nghiện, người có biểu hiện rối loạn thần kinh do sử dụng ma túy (ngáo đá).
- Phân loại, tập hợp danh sách, giao lực lượng công an xã thu thập tài liệu phục vụ công tác đưa người vào cai nghiện dưới các hình thức tự nguyện, bắt buộc.
- Vận động người nghiện và gia đình người nghiện ma túy tự nguyện viết cam kết lựa chọn hình thức cai nghiện tự nguyện tại gia đình, tại cộng đồng, cai nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế Methadone và các hình thức cai nghiện khác.
- Tổ chức nắm tình hình các đối tượng đã cai nghiện dưới các hình thức trên mà còn sử dụng ma túy, xét nghiệm dương tính với ma túy hoặc bị đình chỉ cai nghiện để xem xét, kiến nghị Chủ tịch UBND cấp xã lập hồ sơ đưa các đối tượng này đi cai nghiện bắt buộc.
2. Tổ tư vấn thẩm định hồ sơ
- Tổ tư vấn thẩm định hồ sơ cấp huyện do Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố quyết định thành lập gồm: Lãnh đạo phòng Lao động - Thương binh và Xã hội làm Tổ trưởng; lãnh đạo Công an; lãnh đạo Phòng Tư pháp; lãnh đạo Phòng Y tế và lãnh đạo UBND xã, phường, thị trấn nơi lập hồ sơ làm thành viên.
- Tổ tư vấn thẩm định hồ sơ làm việc theo chế độ tập thể, xem xét và biểu quyết từng trường hợp cụ thể, kết luận đề nghị theo đa số. Trong trường hợp còn có một số ý kiến vướng mắc chưa thống nhất thì có thể báo cáo Lãnh đạo UBND cấp huyện quyết định.
1. Trong thời gian lập hồ sơ xem xét, quyết định việc áp dụng các biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi lập hồ sơ quyết định giao người nghiện ma túy cho gia đình hoặc tổ chức xã hội được quy định tại Khoản 2 Điều này quản lý.
2. Trường hợp người nghiện ma túy có nơi cư trú ổn định thì giao cho gia đình quản lý. Người nghiện bị gia đình từ chối do không có điều kiện quản lý trong thời gian lập hồ sơ đề nghị đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thì cơ quan công an hướng dẫn cho gia đình có đơn đề nghị chuyển đối tượng vào nơi lưu trú tạm thời tại cơ sở cai nghiện; quy trình thực hiện, thời gian lưu trú áp dụng như đối với người nghiện không có nơi cư trú ổn định; trường hợp không có nơi cư trú ổn định thì sẽ được quản lý tại nhà lưu trú tạm thời thuộc cơ sở cai nghiện của tỉnh. Trong trường hợp người nghiện có biểu hiện rối loạn tâm thần thì chuyển đến bệnh viện tâm thần để điều trị, sau khi điều trị ổn định cơ sở cai nghiện có trách nhiệm nhận lại bệnh nhân. Kinh phí điều trị bệnh nhân do ngân sách nhà nước trả theo quy định.
3. Chế độ hỗ trợ đối với người được đưa vào nhà lưu trú tạm thời thuộc cơ sở cai nghiện của tỉnh; hỗ trợ trực tiếp cho người của cơ sở cai nghiện được phân công quản lý, giúp đỡ người nghiện và các chi phí phát sinh khác thực hiện theo quy định hiện hành.
4. Trong thời hạn 01 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận đề nghị của cơ quan công an, chủ tịch UBND cấp xã ra quyết định giao đối tượng cho các tổ chức được quy định tại Khoản 2 Điều này tiếp nhận quản lý.
Công an cấp huyện có trách nhiệm giúp UBND cấp xã đưa đối tượng đang trong thời gian lập hồ sơ vào quản lý tại nhà lưu trú tạm thời thuộc cơ sở cai nghiện của tỉnh.
5. Đối với người bị rối loạn tâm thần do sử dụng trái phép chất ma túy đang điều trị tâm thần tại các bệnh viện của tỉnh thì bệnh viện có trách nhiệm xác định tình trạng nghiện ma túy, gửi phiếu xác định tình trạng nghiện ma túy cho công an cấp xã nơi người đó thường trú hoặc tạm trú để tiến hành lập hồ sơ áp dụng biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 11. Quy trình lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
1. Trình tự, thủ tục, trách nhiệm lập, xem xét hồ sơ và luân chuyển hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc thực hiện theo quy định tại Chương II Nghị định số 221/2013/NĐ-CP ngày 30/12/2013 của Chính phủ quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
2. Thời hạn lập, xem xét và luân chuyển hồ sơ quy định như sau:
a) Thời hạn lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Công an cấp xã giúp Chủ tịch UBND lập không quá 03 ngày làm việc, kể từ khi phát hiện người có hành vi sử dụng trái phép chất ma túy hoặc nhận được biên bản về hành vi sử dụng chất ma túy trái phép từ nơi khác chuyển đến.
b) Thời hạn đọc hồ sơ của người bị đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc người đại diện hợp pháp của họ không quá 05 ngày kể từ ngày nhận được thông báo. Trường hợp việc đọc hồ sơ hoàn thành sớm hơn 5 ngày thì các bước tiếp theo trong quy trình lập hồ sơ thực hiện kể từ thời điểm đó.
c) Thời hạn để Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện có trách nhiệm kiểm tra tính pháp lý của hồ sơ là không quá 02 ngày làm việc kể từ khi nhận được hồ sơ đề nghị của cơ quan lập hồ sơ.
d) Thời hạn để Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội đối chiếu hồ sơ, xem xét chuyển hồ sơ sang Tòa án cấp huyện:
Trường hợp hồ sơ đầy đủ thì trong thời hạn 02 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ đề nghị của Trưởng phòng Tư pháp, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội cấp huyện thực hiện việc tổ chức mở cuộc họp Tổ tư vấn để thống nhất đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Đánh bút lục và lập thành 02 bản, bản gốc chuyển cho Tòa án nhân dân cấp huyện, bản sao lưu tại phòng Lao động - Thương binh và Xã hội theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ thì có văn bản đề nghị cơ quan lập hồ sơ bổ sung, trong đó nêu rõ lý do và các tài liệu cần bổ sung vào hồ sơ. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản yêu cầu, cơ quan lập hồ sơ phải bổ sung các tài liệu theo yêu cầu. Sau thời hạn hên, nếu hồ sơ không được bổ sung, Trưởng phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trả lại hồ sơ cho cơ quan lập hồ sơ đồng thời thông báo bằng văn bản cho Trưởng phòng Tư pháp và người bị lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
Điều 12. Thủ tục áp dụng biện pháp cai nghiện tự nguyện tại gia đình, tại cộng đồng
1. Đối tượng
- Đối tượng tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình là các đối tượng được quy định tại Điều 8 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP: Là người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng đồng tự giác khai báo và tự nguyện đăng ký cai nghiện tại gia đình.
- Đối tượng tự nguyện cai nghiện ma túy tại cộng đồng là các đối tượng được quy định tại Điều 12 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP: Là người nghiện ma túy đang cư trú tại cộng đồng tự nguyện đăng ký cai nghiện nhưng không có điều kiện điều trị cắt cơn tại gia đình.
2. Thời hạn, thủ tục
Thủ tục tự nguyện cai nghiện ma túy tại gia đình, tự nguyện cai nghiện ma túy tại cộng đồng thực hiện theo quy định tại Điều 8, 9, 10, 11, 12, 13, 14, 15 Nghị định số 94/2010/NĐ-CP.
Điều 13. Trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị, địa phương
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
a) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công tác cai nghiện ma túy, tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch hàng năm, dài hạn về công tác cai nghiện ma túy.
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, hướng dẫn và kiểm tra việc thực hiện Quy chế này.
b) Trực tiếp chỉ đạo công tác cai nghiện tại cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh; chủ động phối hợp với các ban ngành, đoàn thể, địa phương và cơ quan liên quan kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh.
c) Chỉ đạo các Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho UBND cùng cấp triển khai thực hiện công tác cai nghiện ma túy.
d) Phối hợp Sở Nội vụ, Tài chính, Công an và các ngành liên quan trong việc thực hiện công tác quản lý, áp dụng chính sách, bố trí con người; xây dựng phòng điều trị cắt cơn... phục vụ công tác cai nghiện.
đ) Định kỳ 06 tháng, năm tổng hợp báo cáo và đề xuất những vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Quy chế này với UBND tỉnh.
2. Sở Y tế
a) Hướng dẫn các thủ tục xác định nghiện ma túy, tổ chức tập huấn và cấp chứng chỉ hoặc chứng nhận về xác định tình trạng nghiện cho bác sỹ, y sỹ các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn, Phòng y tế (cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh); Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố, các bệnh viện, các cơ sở y tế tuyến tỉnh về công tác điều trị nghiện ma túy.
b) Chỉ đạo các Trạm Y tế xã, phường, thị trấn phối hợp với Tổ công tác cai nghiện trong việc tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng; xác định nghiện ma túy; chỉ đạo Trung tâm Y tế các huyện, thị xã, thành phố các Bệnh viện có tổ chức điều trị nghiện ma túy thực hiện điều trị cắt cơn nghiện ma túy theo Quy chế này.
c) Hướng dẫn phác đồ điều trị nghiện ma túy tổng hợp; kiểm tra việc thực hiện các quy định chuyên môn trong hỗ trợ điều trị cắt cơn nghiện ma túy, phục hồi sức khỏe cho người cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng; cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh.
d) Chỉ đạo Bệnh viện tiếp nhận, cứu chữa, quản lý người cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng, học viên tại cơ sở cai nghiện ma túy tỉnh đang được quản lý mắc các bệnh nặng do gia đình, Tổ công tác cai nghiện, cơ sở cai nghiện ma túy chuyển đến.
đ) Xây dựng quy chế phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và các cơ quan chức năng trong việc tiếp nhận, cứu chữa người nghiện ma túy.
3. Công an tỉnh
a) Chỉ đạo, hướng dẫn Công an cấp huyện, thị xã, thành phố và các bộ phận nghiệp vụ phối hợp UBND, các đoàn thể xã hội cấp xã, Tổ công tác rà soát thống kê, lên danh sách đối tượng liên quan đến ma túy, đối tượng nghi nghiện, đối tượng nghiện, đối tượng có biểu hiện nghiện (ngáo đá) làm tiền đề cho việc quản lý và lập hồ sơ đưa người vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
b) Chỉ đạo Công an cơ sở phối hợp với các ngành chức năng giúp UBND cấp xã lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cai nghiện bắt buộc; tổ chức đưa người đã có quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đưa người nghiện vào nơi lưu giữ tạm thời.
c) Tổ chức đào tạo, huấn luyện nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác bảo vệ, hướng dẫn sử dụng các loại trang thiết bị, công cụ hỗ trợ cho cán bộ cơ sở quản lý lưu trú tạm thời, các cơ sở cai nghiện bắt buộc theo đề nghị của các cơ quan chủ quản.
d) Hỗ trợ lực lượng bảo đảm an ninh trật tự, phối hợp với các ngành chức năng bảo đảm an toàn, xử lý các tình huống xấu xảy ra trong quá trình tổ chức thực hiện cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, tại cơ sở cai nghiện bắt buộc và cơ sở quản lý lưu trú tạm thời.
đ) Phối hợp với cơ quan chức năng điều tra, xử lý người cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, học viên tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, người đang được quản lý lưu trú tạm thời có hành vi vi phạm pháp luật. Chỉ đạo Công an cấp huyện hỗ trợ UBND cấp xã đưa người vào cơ sở quản lý lưu trú tạm thời và đưa người vào CSCNBB theo quy định.
4. Sở Tư pháp
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Công an tỉnh, Sở Y tế và các cơ quan, tổ chức có liên quan tham mưu giúp UBND tỉnh tổ chức thi hành pháp luật về áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc theo Quy chế này và các quy định của văn bản pháp luật có liên quan.
5. Sở Nội vụ
Chủ trì phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Sở Y tế hướng dẫn về tổ chức bộ máy của Cơ sở quản lý lưu trú tạm thời, trong thời gian lập hồ sơ.
Thẩm định đề án vị trí việc làm, số lượng người làm việc của các Cơ sở cai nghiện ma túy bắt buộc trình UBND tỉnh xem xét, quyết định số lượng người làm việc phù hợp với quy mô quản lý người cai nghiện theo định mức quy định.
6. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí đảm bảo cho công tác cai nghiện ma túy theo quy định. Kiểm tra, hướng dẫn việc quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện cho công tác cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh.
7. Đề nghị Ủy ban mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể có liên quan
Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các tổ chức đoàn thể trên địa bàn tỉnh, đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động bản thân và gia đình người nghiện ma túy tự giác khai báo và đăng ký cai nghiện tự nguyện, cai nghiện bắt buộc. Đồng thời, tích cực tuyên truyền, phối hợp thực hiện Quy chế này.
8. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố
a) Chỉ đạo xây dựng kế hoạch và bố trí kinh phí phục vụ công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng; tổ chức tập huấn, bồi dưỡng nghiệp vụ cho lực lượng làm công tác cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng, lập hồ sơ đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
b) Quyết định thành lập Tổ tư vấn thẩm định hồ sơ, chỉ đạo Phòng Tư pháp, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, cơ quan Công an, UBND cấp xã phối hợp trong việc lập và thẩm định hồ sơ, thi hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.
c) Chỉ đạo UBND cấp xã thành lập Tổ công tác cai nghiện theo quy định của pháp luật. Bố trí ngân sách hỗ trợ việc tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng theo quy định và thông qua các chương trình phát triển kinh tế - xã hội ở địa phương hỗ trợ cho người sau cai nghiện được tiếp cận các dịch vụ vay vốn, học nghề, giải quyết việc làm, ổn định cuộc sống, hòa nhập cộng đồng và phòng tránh tái nghiện.
d) Kiểm tra công tác cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng ở địa phương. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về công tác cai nghiện ma túy theo quy định.
9. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn
a) Quyết định thành lập Tổ công tác cai nghiện theo quy định của pháp luật có liên quan. Xây dựng kế hoạch, bố trí kinh phí và tổ chức triển khai các hoạt động cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng.
b) Chỉ đạo, hướng dẫn Tổ công tác tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình và cộng đồng; chỉ đạo các ban, ngành, đoàn thể vận động hướng dẫn gia đình và người nghiện đăng ký cai nghiện tự nguyện tại gia đình và cộng đồng. Thực hiện chế độ báo cáo thống kê về công tác cai nghiện ma túy theo quy định.
c) Tổ chức lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc. Hướng dẫn gia đình có người nghiện và đoàn thể xã hội ở địa phương tham gia quản lý người nghiện trong thời gian lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy bắt buộc tại cơ sở cai nghiện. Phối hợp với cơ quan Công an cấp huyện trong việc tổ chức đưa người đã có quyết định vào cơ sở cai nghiện bắt buộc, đưa vào quản lý lưu trú tạm thời.
d) Hỗ trợ tạo điều kiện cho những người đã chấp hành xong quyết định cai nghiện ma túy được học nghề, tìm việc làm, vay vốn sản xuất, kinh doanh và tiếp cận các dịch vụ y tế, văn hóa, xã hội phòng, chống tái nghiện ma túy. Thành lập các câu lạc bộ, tổ chức các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục, thể thao và hoạt động xã hội khác nhằm giúp người sau cai nghiện sớm hòa nhập cộng đồng.
1. Định kỳ tháng, quý, năm các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố báo cáo kết quả thực hiện Quy chế này về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tổng hợp chung báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh theo quy định.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Công an tỉnh để tổng hợp báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 21/2017/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp lập hồ sơ, quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy và tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 2Quyết định 36/2017/QĐ-UBND về quy chế phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 3Quyết định 12/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong việc lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy đối với người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 4Quyết định 14/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 10/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 5Quyết định 21/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 12/2018/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong việc lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy đối với người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 6Quyết định 412/QĐ-UBND năm 2024 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Bình ban hành trong kỳ hệ thống hóa 2019–2023
- 1Luật Phòng, chống ma túy 2000
- 2Luật phòng, chống ma túy sửa đổi 2008
- 3Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng
- 4Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BLĐTBXH-BYT-BCA hướng dẫn Nghị định 94/2010/NĐ-CP quy định về tổ chức cai nghiện ma túy tại gia đình, cộng đồng do Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Bộ Y tế - Bộ Công an ban hành
- 5Luật xử lý vi phạm hành chính 2012
- 6Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 7Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 8Thông tư liên tịch 17/2015/TTLT-BYT-BLĐTBXH-BCA Quy định thẩm quyền, thủ tục và quy trình xác định tình trạng nghiện ma túy do Bộ trưởng Bộ Y tế - Bộ Lao động thương binh và Xã hội - Bộ Công An ban hành
- 9Thông tư 19/2015/TT-BTP Quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở giáo dục bắt buộc và cơ sở cai nghiện bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 10Nghị định 56/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 111/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính giáo dục tại xã, phường, thị trấn
- 11Nghị định 136/2016/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 221/2013/NĐ-CP quy định chế độ áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc
- 12Quyết định 21/2017/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp lập hồ sơ, quyết định áp dụng biện pháp cai nghiện ma túy và tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Ninh Bình
- 13Thông tư 09/2017/TT-BTP về sửa đổi Thông tư 19/2015/TT-BTP quy định việc kiểm tra tính pháp lý của Trưởng phòng Tư pháp cấp huyện đối với hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng, đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 14Quyết định 36/2017/QĐ-UBND về quy chế phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Trị
- 15Thông tư 05/2018/TT-BCA về quy định việc thu thập tài liệu, lập hồ sơ đề nghị áp dụng biện pháp xử lý hành chính đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc do Bộ trưởng Bộ Công an ban hành
- 16Quyết định 12/2018/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong việc lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy đối với người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 17Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 18Quyết định 14/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 10/2016/QĐ-UBND Quy chế phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Hậu Giang
- 19Quyết định 21/2022/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 12/2018/QĐ-UBND Quy chế phối hợp trong việc lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy đối với người bị đề nghị áp dụng biện pháp xử lý đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
Quyết định 14/2021/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp lập hồ sơ và tổ chức cai nghiện ma túy trên địa bàn tỉnh Quảng Bình
- Số hiệu: 14/2021/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 30/06/2021
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Bình
- Người ký: Hồ An Phong
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/07/2021
- Ngày hết hiệu lực: 05/07/2022
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực