Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 14/2010/QĐ-UBND | Hòa Bình, ngày 07 tháng 12 năm 2010 |
BAN HÀNH QUY CHẾ XUẤT BẢN BẢN TIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH HOÀ BÌNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật ban hành văn bản Quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03/12/2004;
Căn cứ Quyết định số 53/2003/QĐ-BVHTT ngày 04/9/2003 của Bộ Văn hóa - Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) về việc ban hành Quy chế xuất bản bản tin;
Căn cứ Quyết định số 3865/QĐ-BVHTT ngày 4/11/2003 của Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin về việc ủy quyền cấp, thu hồi giấy phép xuất bản bản tin;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 50/TTr-STTTT ngày 26 tháng 11 năm 2010,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế xuất bản bản tin trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
Điều 2. Giao Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan hướng dẫn, tổ chức thực hiện Quy chế này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông, Giám đốc các sở, Thủ trưởng các ban, ngành có liên quan; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và các cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký ban hành.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
XUẤT BẢN BẢN TIN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HOÀ BÌNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 14/2010/QĐ-UBND ngày 07/12/2010 của UBND tỉnh Hòa Bình)
Điều 1. Phạm vi, đối tượng điều chỉnh
1. Quy chế này điều chỉnh hoạt động xuất bản bản tin của các cơ quan, tổ chức, pháp nhân Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hoà Bình.
2. Các cơ quan, tổ chức, pháp nhân Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hoà Bình (sau đây gọi là tổ chức, pháp nhân trên địa bàn tỉnh).
Trong Quy chế này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Bản tin: Là ấn phẩm thông tin, xuất bản định kỳ, tuân theo các quy định cụ thể về khuôn khổ, số trang, hình thức trình bày, nội dung và phương thức thể hiện nhằm thông tin về hoạt động nội bộ, hướng dẫn nghiệp vụ; thông tin kết quả nghiên cứu, ứng dụng, kết quả các cuộc hội thảo, hội nghị, quan hệ của các tổ chức, pháp nhân trên địa bàn tỉnh, và các tổ chức, pháp nhân nước ngoài.
Bản tin trong quy chế này bao gồm các tên gọi sau: Bản tin, thông tin, thông báo.
2. Măng - sét: Là phần trên bìa 1 (trang 1) ghi tên tổ chức, pháp nhân xuất bản bản tin, tên của bản tin, logo của tổ chức, pháp nhân (nếu có).
3. Cơ quan, tổ chức, pháp nhân Việt Nam trên địa bàn tỉnh Hoà Bình: Là các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của tỉnh Hoà Bình; cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp của Trung ương đóng trên địa bàn tỉnh.
4. Cơ quan nước ngoài: Là cơ quan đại diện tổ chức phi Chính phủ, tổ chức kinh tế, văn hoá, khoa học, tổ chức tư vấn nước ngoài, công ty, xí nghiệp của nước ngoài.
5. Pháp nhân có yếu tố nước ngoài: Là doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.
6. Ngày làm việc: Là các ngày từ thứ hai đến thứ sáu (trừ thứ bảy, chủ nhật và các ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của Nhà nước).
7. Lưu chiểu: Là việc lưu trữ các ấn phẩm đã xuất bản trước khi phát hành tại các cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật.
Điều 3. Việc xuất bản bản tin phải tuân theo những quy định sau đây
1. Không gây phương hại đến độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; không được kích động nhân dân chống Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, phá hoại khối đại đoàn kết toàn dân.
2. Không kích động bạo lực, tuyên truyền chiến tranh xâm lược, gây hận thù giữa các dân tộc và nhân dân các nước, kích động dâm ô, đồi trụy, tội ác.
3. Không tiết lộ bí mật Nhà nước, bí mật quân sự, an ninh, kinh tế, đối ngoại và những bí mật khác do pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam quy định.
4. Không đưa thông tin sai sự thật, xuyên tạc, vu khống nhằm xúc phạm danh dự của Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, uy tín của các tổ chức, danh dự, nhân phẩm của công dân.
5. Không xuất bản bản tin khi chưa có giấy phép của cơ quan quản lý Nhà nước về báo chí - xuất bản.
6. Không được quảng cáo trong bản tin.
7. Không được làm trái các quy định ghi trong giấy phép xuất bản bản tin.
Điều 4. Trách nhiệm của tổ chức, pháp nhân và của người chịu trách nhiệm xuất bản bản tin
1. Người chịu trách nhiệm xuất bản bản tin là người được tổ chức, pháp nhân cử làm người đứng tên chịu trách nhiệm thực hiện việc xuất bản bản tin theo Quy chế này.
2. Tổ chức, pháp nhân xuất bản bản tin và người chịu trách nhiệm xuất bản bản tin chịu trách nhiệm trước cơ quan quản lý Nhà nước và trước pháp luật Việt Nam về nội dung thông tin và hoạt động xuất bản bản tin.
NỘI DUNG, HÌNH THỨC CỦA BẢN TIN
1. Các tác phẩm sử dụng trong bản tin chỉ đề cập đến các chủ đề thuộc lĩnh vực mà tổ chức, pháp nhân quản lý hoặc tham gia, hoạt động.
2. Nội dung thông tin không được vi phạm các quy định tại Điều 3 của Quy chế này.
1. Khuôn khổ: tối đa là 19cm x 27cm.
2. Số trang: tối đa là 32 (tính cả bìa)
Điều 7. Thông tin ghi trên bản tin.
1. Trang một: Phần trên của trang một chế chữ BẢN TIN. Tên của bản tin sau hoặc dưới chữ BẢN TIN. Tên của cơ quan, tổ chức xuất bản và ngày tháng năm xuất bản bản tin dưới tên bản tin.
2. Trang cuối: Phần cuối trang cuối ghi rõ số, ngày tháng năm của giấy phép xuất bản do Sở Thông tin và Truyền thông cấp, nơi in, số lượng in, kỳ hạn xuất bản, người chịu trách nhiệm xuất bản.
Trường hợp vì lý do kỹ thuật in mà không thể ghi các thông tin quy định tại khoản b của điều này thì ghi ở trang liền sau trang tên BẢN TIN hoặc trang trước của trang cuối bản tin.
QUY ĐỊNH VỀ IN, PHÁT HÀNH, LƯU CHIỂU VÀ SỬ DỤNG TRANH, ẢNH, TÁC PHẨM KHAI THÁC TRONG BẢN TIN
1. Các tổ chức, pháp nhân tham gia hoạt động xuất bản bản tin phải thực hiện nghiêm chỉnh các quy định của Luật Xuất bản về điều kiện đặt in, nhận in.
2. Các tổ chức, pháp nhân được cấp phép phải in bản tin theo đúng số lượng, số trang, khuôn khổ, kỳ hạn, ngôn ngữ thể hiện, nơi in được quy định trong giấy phép đã được cấp.
1. Việc phát hành bản tin phải được thực hiện theo đúng phạm vi, phương thức, đối tượng đã ghi trong giấy phép được cấp.
2. Bản tin không được bán dưới bất kỳ hình thức nào.
Điều 10. Nộp bản tin lưu chiểu
1. Thời hạn nộp lưu chiểu
Tổ chức, pháp nhân được phép xuất bản bản tin phải thực hiện việc nộp lưu chiểu trước khi phát hành 24 tiếng đồng hồ. Đối với bản tin xuất bản hàng ngày, nộp lưu chiểu trước tám (8) giờ sáng hàng ngày.
2. Số lượng nộp bản tin lưu chiểu
a) Bản tin của các tổ chức, pháp nhân trên địa bàn tỉnh: Nộp lưu chiểu cho Sở Thông tin và Truyền thông 06 bản; Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông 02 bản.
b) Bản tin của các tổ chức, pháp nhân nước ngoài: Nộp lưu chiểu cho Sở Thông tin và Truyền thông 02 bản; Cục Báo chí Bộ Thông tin và Truyền thông 06 bản.
3. Thủ tục nộp bản tin lưu chiểu
Khi nộp bản tin lưu chiểu, các tổ chức, pháp nhân xuất bản phải ghi thời gian nộp lưu chiểu; lãnh đạo hoặc người được ủy quyền ký tên và đóng dấu của cơ quan, tổ chức được phép xuất bản ở trang in số giấy phép xuất bản.
Điều 11. Nhận bản tin lưu chiểu
1. Sở Thông tin và Truyền thông chỉ nhận bản tin lưu chiểu khi có đầy đủ các điều kiện sau:
a) Thực hiện đúng các quy định tại điều 5, 6 và 10 Quy chế này.
b) Trên bản tin lưu chiểu phải ghi đầy đủ các thông tin và đúng vị trí theo quy định tại điều 7 Quy chế này.
2. Đối với bản tin thực hiện đúng các quy định tại khoản 1 điều này, Sở Thông tin và Truyền thông xác nhận thời gian, số lượng nhận lưu chiểu vào sổ theo dõi nhận bản tin lưu chiểu.
3. Đối với bản tin không thực hiện đúng các điều kiện quy định tại khoản 1 điều này, Sở Thông tin và Truyền thông trả lại bản tin lưu chiểu cho tổ chức, pháp nhân được phép xuất bản ngay khi nộp để bổ sung, sửa chữa; xác nhận thời gian trả lại vào sổ theo dõi nhận bản tin lưu chiểu.
4. Các bản tin lưu chiểu bị trả lại sau khi đã bổ sung, sửa chữa thì việc nộp lưu chiểu thực hiện theo quy định tại điều 10 Quy chế này.
Điều 12. Sử dụng tranh, ảnh, tác phẩm khai thác trong bản tin
1. Thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quyền tác giả.
2. Ghi rõ tên tác giả, chủ sở hữu quyền tác giả hoặc nguồn gốc xuất xứ của tranh, ảnh, tác phẩm khai thác được sử dụng.
3. Không được sử dụng tranh, ảnh tác phẩm khai thác đang có tranh chấp bản quyền tác giả hoặc có nguồn gốc xuất xứ không rõ ràng.
Đối với tổ chức, pháp nhân trên địa bàn tỉnh:
1. Có người chịu trách nhiệm về việc xuất bản bản tin có nghiệp vụ quản lý thông tin.
2. Tổ chức bộ máy hoạt động phù hợp bảo đảm cho việc xuất bản bản tin.
3. Xác định rõ nội dung thông tin, mục đích thông tin, kỳ hạn xuất bản, khuôn khổ, số trang, số lượng, nơi in, đối tượng phục vụ của bản tin.
4. Có địa điểm làm việc chính thức và các điều kiện cần thiết bảo đảm cho việc xuất bản bản tin.
Điều 14. Hồ sơ xin cấp giấy phép
Đối với tổ chức, pháp nhân trên địa bàn tỉnh.
1. Hồ sơ xin cấp giấy phép gồm:
a) Đơn xin cấp giấy phép (theo mẫu).
b) Bản sao có chứng thực một trong những giấy tờ như Quyết định thành lập hoặc Giấy phép hoạt động, Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, pháp nhân xin cấp phép xuất bản bản tin.
c) Sơ yếu lý lịch người chịu trách nhiệm xuất bản bản tin (có dán ảnh) theo mẫu quy định của Bộ Thông tin và Truyền thông.
d) Măng - sét của bản tin (có đóng dấu treo của tổ chức, pháp nhân xin cấp giấy phép).
2. Số lượng hồ sơ xin cấp giấy phép
Hồ sơ xin cấp giấy phép xuất bản bản tin phải được lập thành hai (02) bộ có giá trị pháp lý như nhau.
Điều 15. Trách nhiệm hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ
Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Hoà Bình trực tiếp hướng dẫn, tiếp nhận, thẩm định hồ sơ xin cấp giấy phép xuất bản bản tin và chịu trách nhiệm kiểm tra đầy đủ các điều kiện của tổ chức, pháp nhân xin phép xuất bản bản tin.
Điều 16. Thẩm quyền cấp, thu hồi giấy phép
1. Sở Thông tin và Truyền thông là cơ quan cấp, thu hồi giấy phép xuất bản bản tin cho tổ chức, pháp nhân trên địa bàn tỉnh.
2. Cục Báo chí Bộ Thông tin và Truyền thông là cơ quan cấp, thu hồi giấy phép xuất bản bản tin cho tổ chức, pháp nhân nước ngoài.
Điều 17. Thời gian giải quyết hồ sơ
Đối với hồ sơ xin cấp giấy phép của tổ chức, pháp nhân trên địa bàn tỉnh
1. Trong thời hạn mười (10) ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm xem xét, cấp giấy phép xuất bản bản tin cho tổ chức, pháp nhân trên địa bàn tỉnh
2. Trường hợp không cấp giấy phép thì chậm nhất là mười (10) ngày làm việc, kể từ ngày nhận được hồ sơ xin cấp giấy phép xuất bản, Sở Thông tin và Truyền thông phải trả lời bằng văn bản trong đó nêu rõ lý do.
Điều 18. Hiệu lực của giấy phép
1. Sau sáu mươi (60) ngày, kể từ ngày cấp giấy phép xuất bản bản tin có hiệu lực, nếu tổ chức, pháp nhân không xuất bản bản tin thì giấy phép không còn giá trị. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm thu hồi lại giấy phép do Sở Thông tin và Truyền thông cấp và có trách nhiệm đề nghị Cục Báo chí thu hồi lại giấy phép do Cục Báo chí cấp.
2. Tổ chức, pháp nhân tạm ngừng hoặc thôi không xuất bản bản tin phải thông báo bằng văn bản trước mười lăm (15) ngày cho Sở Thông tin và Truyên thông. Trường hợp không xuất bản bản tin nữa, giấy phép bị thu hồi.
3. Thay đổi một trong các điều kiện ghi trong giấy phép xuất bản bản tin phải xin phép cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền bằng văn bản.
KHEN THƯỞNG, XỬ LÝ VI PHẠM VÀ ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
1. Tổ chức, pháp nhân xuất bản bản tin chấp hành nghiêm túc các quy định của Quy chế này sẽ được cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
2. Các tổ chức, pháp nhân, cá nhân có công trong việc phát hiện những vi phạm các quy định tại Quy chế này sẽ được cấp có thẩm quyền khen thưởng theo quy định của Nhà nước.
Các tổ chức, pháp nhân tham gia xuất bản bản tin vi phạm Quy chế thì tùy theo tính chất, mức độ sẽ bị xử lý kỷ luật, xử phạt hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành.
1. Giao Sở Thông tin và Truyền thông hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát hoạt động xuất bản bản tin trên địa bàn tỉnh và báo cáo với các cơ quan có thẩm quyền.
2. Các tổ chức, pháp nhân tham gia hoạt động xuất bản bản tin và các tổ chức, pháp nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện quy chế này.
Trong quá trình thực hiện, nếu phát sinh vướng mắc, các cơ quan, tổ chức và cá nhân phản ánh kịp thời về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam 1996
- 2Quyết định 53/2003/QĐ-BVHTT Quy chế xuất bản bản tin do Bộ trưởng Bộ Văn hoá -Thông tin ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Quyết định 3865/QĐ-BVHTT năm 2003 về ủy quyền cấp, thu hồi giấy phép xuất bản bản tin do Bộ trưởng Bộ Văn hóa - Thông tin ban hành
- 6Quyết định 20/2009/QĐ-UBND về quy chế xuất bản bản tin trên địa bàn tỉnh Yên Bái
- 7Quyết định 41/2010/QĐ-UBND ban hành Quy chế xuất bản, phát hành Bản tin trên địa bàn tỉnh Lào Cai
- 8Quyết định 78/2014/QĐ-UBND Quy chế xuất bản Bản tin trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Quyết định 14/2010/QĐ-UBND về Quy chế xuất bản bản tin trên địa bàn tỉnh Hoà Bình
- Số hiệu: 14/2010/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/12/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Hòa Bình
- Người ký: Bùi Văn Tỉnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra