Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1395/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 29 tháng 11 năm 2013 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ GIÁM SÁT TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC
CHỦ TỊCH UBND TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật viên chức ngày 15/11/2010;
Căn cứ Nghị định số 29/2012/NĐ-CP ngày 12/4/2012 của Chính phủ về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức;
Căn cứ Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức; Thông tư số 16/2012/TT-BNV ngày 28/12/2012 của Bộ Nội vụ ban hành quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức;
Xét Tờ trình số 276/TTr-SNV ngày 22/11/2013 của Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế giám sát tuyển dụng viên chức của tỉnh Bắc Ninh.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành.
Thủ trưởng các Sở, Ngành thuộc UBND tỉnh; các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh; UBND các huyện, thị xã, thành phố; các Hội đặc thù cấp tỉnh; các Hội đồng tuyển dụng viên chức; các cơ quan có liên quan và Ban giám sát các kỳ tuyển dụng viên chức căn cứ Quyết định thi hành./.
Nơi nhận: | CHỦ TỊCH |
GIÁM SÁT TUYỂN DỤNG VIÊN CHỨC
(Kèm theo Quyết định số: 1395/QĐ-UBND ngày 29 tháng 11 năm 2013 của Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh)
Quy chế này quy định về đối tượng, phạm vi, nội dung, cách thức giám sát các kỳ tuyển dụng viên chức (xét tuyển hoặc thi tuyển) vào làm việc tại các cơ quan, đơn vị thuộc thẩm quyền quản lý của UBND tỉnh Bắc Ninh.
1. Ban giám sát các kỳ tuyển dụng viên chức do Chủ tịch UBND tỉnh thành lập (sau đây gọi là Ban giám sát).
2. Đối tượng giám sát bao gồm:
a) Cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng viên chức;
b) Các Hội đồng tuyển dụng viên chức;
c) Các tổ chức giúp việc Hội đồng tuyển dụng viên chức;
d) Người đăng ký dự tuyển viên chức.
Việc giám sát phải bảo đảm nguyên tắc công khai, minh bạch, khách quan và đúng pháp luật. Hoạt động giám sát của Ban giám sát phải tuân thủ quy định của pháp luật và quy định tại Quy chế này.
Điều 4. Nội dung, địa điểm giám sát xét tuyển viên chức
1. Nội dung: giám sát việc thực hiện các quy định về tổ chức kỳ xét tuyển, về hồ sơ, tiêu chuẩn và điều kiện của người dự xét tuyển; về thực hiện quy chế và nội dung tổ chức kỳ xét tuyển, quá trình tổ chức kiểm tra, sát hạch của Hội đồng xét tuyển.
2. Địa điểm: tại nơi làm việc của Hội đồng xét tuyển, và tại nơi tổ chức kiểm tra, sát hạch (phỏng vấn hoặc thực hành).
Điều 5. Nội dung, địa điểm giám sát thi tuyển viên chức
1. Nội dung: giám sát việc thực hiện các quy định về tổ chức kỳ thi, về hồ sơ, tiêu chuẩn và điều kiện của người dự thi; về thực hiện quy chế và nội quy của kỳ thi, các bước tổ chức thi tuyển của Hội đồng thi tuyển.
2. Địa điểm: tại nơi làm việc của Hội đồng thi tuyển, nơi tổ chức thi, nơi tổ chức đánh số phách, rọc phách, nơi tổ chức chấm thi và nơi tổ chức ghép phách, lên điểm.
1. Giám sát bằng hình thức trực tiếp kiểm tra hồ sơ, điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển, các văn bản, tài liệu, hồ sơ công việc của Hội đồng tuyển dụng và các tổ chức giúp việc Hội đồng tuyển dụng.
2. Trực tiếp theo dõi, tham dự các cuộc họp của Hội đồng tuyển dụng, thời điểm chốt hồ sơ đăng ký dự tuyển và các bước trong quá trình tổ chức xét tuyển, thi tuyển.
3. Giám sát thông qua các văn bản, báo cáo của Hội đồng tuyển dụng.
4. Giám sát thông qua phản ánh của người dự tuyển hoặc công dân.
Điều 7. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban giám sát
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban giám sát thực hiện theo Điều 18, Điều 25 Quy chế thi tuyển, xét tuyển viên chức được ban hành kèm theo Thông tư số 16/2012/TT-BNV.
Các văn bản của Ban giám sát ban hành trong quá trình hoạt động được sử dụng con dấu của Sở Nội vụ.
Điều 8. Nhiệm vụ, quyền hạn của Trưởng ban giám sát
1. Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh, Giám đốc Sở Nội vụ và trước pháp luật về toàn bộ hoạt động của Ban giám sát trong thực hiện chức năng giám sát các kỳ tuyển dụng viên chức.
2. Trưởng ban giám sát căn cứ kế hoạch tuyển dụng viên chức của các cơ quan và chỉ đạo của Giám đốc Sở Nội vụ để phân công giám sát viên thực hiện nhiệm vụ giám sát cho phù hợp.
3. Chủ trì họp Ban giám sát để kiểm điểm, đánh giá kết quả giám sát các kỳ tuyển dụng viên chức.
4. Xem xét, giải quyết hoặc báo cáo cấp có thẩm quyền xử lý các trường hợp vi phạm trong quá trình tuyển dụng viên chức của các cơ quan, đơn vị.
Điều 9. Nhiệm vụ, quyền hạn của giám sát viên
1. Thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo sự phân công của Trưởng ban giám sát và phải chịu trách nhiệm về công việc được phân công; báo cáo kết quả với Trưởng Ban giám sát.
2. Khi làm nhiệm vụ phải đeo thẻ và tuân thủ nội quy, quy chế kỳ thi tuyển hoặc xét tuyển.
3. Giám sát viên trong kỳ thi tuyển được quyền vào phòng thi và nơi chấm thi trong thời gian thi và chấm thi; có quyền nhắc nhở thí sinh, thành viên Hội đồng thi tuyển, Ban đề thi, Ban coi thi, Ban phách, Ban chấm thi và thành viên các tổ chức giúp việc khác của Hội đồng thi tuyển thực hiện đúng quy chế và nội quy thi tuyển.
4. Giám sát viên trong kỳ xét tuyển được quyền vào nơi làm việc của Hội đồng xét tuyển, nơi tổ chức kiểm tra, sát hạch; có quyền nhắc nhở thí sinh, thành viên Hội đồng xét tuyển, Ban kiểm tra, sát hạch và thành viên các tổ chức giúp việc khác của Hội đồng xét tuyển thực hiện đúng quy chế và nội quy xét tuyển.
5. Khi phát hiện có sai phạm đến mức phải lập biên bản thì giám sát viên có quyền lập biên bản về sai phạm của thành viên Hội đồng tuyển dụng, thí sinh, thành viên Ban coi thi, thành viên Ban chấm thi, thành viên Ban kiểm tra, sát hạch và các tổ chức giúp việc khác của Hội đồng tuyển dụng. Việc xử lý vi phạm đối với thí sinh, giám thị phòng thi, giám thị hành lang thực hiện theo nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức (được ban hành kèm theo Thông tư số 16/2012/TT-BNV).
Điều 10. Trách nhiệm của các Sở, ngành tỉnh, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện và các Hội đồng tuyển dụng viên chức
1. Các Sở, ngành tỉnh, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện có trách nhiệm:
a) Chỉ đạo, hướng dẫn Hội đồng tuyển dụng tổ chức thực hiện Kế hoạch tuyển dụng viên chức đảm bảo đúng quy định của pháp luật và dưới sự kiểm tra, giám sát của Ban giám sát;
b) Phối hợp với Ban giám sát tiến hành kiểm tra, giám sát Hội đồng tuyển dụng và các tổ chức giúp việc của Hội đồng tuyển dụng thực hiện các nội dung trong quá trình tổ chức kỳ tuyển dụng.
2. Hội đồng tuyển dụng viên chức trong quá trình tổ chức thực hiện tuyển dụng viên chức theo trình tự, thời gian các bước tiến hành phải có trách nhiệm:
a) Mời Ban giám sát tham dự các cuộc họp của Hội đồng tuyển dụng, thời điểm chốt hồ sơ đăng ký dự tuyển và các bước trong quá trình tổ chức xét tuyển, thi tuyển;
b) Cung cấp các hồ sơ, tài liệu có liên quan trong quá trình thực hiện tuyển dụng viên chức theo yêu cầu của Ban giám sát.
c) Bố trí địa điểm làm việc, cung cấp các phương tiện cần thiết để Ban giám sát hoàn thành nhiệm vụ
1. Ban giám sát; các Sở, ngành tỉnh, các đơn vị sự nghiệp trực thuộc UBND tỉnh, UBND cấp huyện, các hội đặc thù cấp tỉnh và các Hội đồng tuyển dụng viên chức có trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện, nếu có vấn đề vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị phản ánh về UBND tỉnh (thông qua Sở Nội vụ) để sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 4295/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ văn bản về chế độ, chính sách và tuyển dụng công, viên chức do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành không còn phù hợp với pháp luật hiện hành và tình hình thực tế của địa phương
- 2Quyết định 05/2015/QĐ-UBND Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 3446/QĐ-UBND phê duyệt chỉ tiêu và Kế hoạch tổ chức tuyển dụng viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thành phố Hà Nội năm 2015
- 4Quyết định 2899/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Ban Giám sát các kỳ tuyển dụng viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Thái Bình
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật viên chức 2010
- 3Nghị định 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức
- 4Thông tư 15/2012/TT-BNV hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 5Thông tư 16/2012/TT-BNV về Quy chế thi, xét tuyển viên chức; Quy chế thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức và Nội quy kỳ thi tuyển, thi thăng hạng chức danh nghề nghiệp đối với viên chức do Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành
- 6Quyết định 4295/QĐ-UBND năm 2014 bãi bỏ văn bản về chế độ, chính sách và tuyển dụng công, viên chức do Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định ban hành không còn phù hợp với pháp luật hiện hành và tình hình thực tế của địa phương
- 7Quyết định 05/2015/QĐ-UBND Quy định về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 8Quyết định 3446/QĐ-UBND phê duyệt chỉ tiêu và Kế hoạch tổ chức tuyển dụng viên chức làm việc tại cơ sở giáo dục mầm non, tiểu học, trung học cơ sở công lập trực thuộc Ủy ban nhân dân quận, huyện, thị xã thành phố Hà Nội năm 2015
- 9Quyết định 2899/QĐ-UBND năm 2016 về thành lập Ban Giám sát các kỳ tuyển dụng viên chức làm việc trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc tỉnh Thái Bình
Quyết định 1395/QĐ-UBND năm 2013 về Quy chế giám sát tuyển dụng viên chức của tỉnh Bắc Ninh
- Số hiệu: 1395/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/11/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Nguyễn Nhân Chiến
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra