Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1392/QĐ-UBND | Điện Biên Phủ, ngày 10 tháng 8 năm 2009 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THƯƠNG MẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN GIAI ĐOẠN ĐẾN NĂM 2020
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội;
Căn cứ Thông tư số 01/2007/TT-BKH ngày 07/02/2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;
Căn cứ Quyết định 230/2006/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006 - 2020; Quyết định 27/2007/QĐ-TTg ngày 15 tháng 02 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 167/2009/NQ-HĐND tỉnh ngày 14/7/2009 của Hội đồng Nhân dân tỉnh Điện Biên về việc thông qua Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020.
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Công thương,
QUYẾT ĐỊNH:
* Quan điểm chung:
- Phát triển thương mại nhằm thúc đẩy phát triển các ngành sản xuất, phục vụ tốt nhu cầu tiêu dùng dân cư, góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế và phân công lao động xã hội, thực hiện tốt mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
- Phát triển thương mại trên cơ sở phát huy lợi thế so sánh và tiềm năng của tỉnh, đồng thời phải thích ứng với xu thế tự do hoá thương mại và hội nhập kinh tế quốc tế, trong đó đặc biệt chú trọng phát triển giao lưu thương mại với các nước có chung biên giới, các nước trong khu vực và trên thế giới.
- Phát triển thương mại trên cơ sở khơi dậy và thu hút mọi tiềm năng, nguồn lực của các thành phần kinh tế, đặc biệt khuyến khích và thu hút khu vực kinh tế tư nhân. Đồng thời với tăng cường thực hiện các chính sách hỗ trợ phát triển thương mại của nhà nước.
- Phát triển thương mại theo hướng ưu tiên và tập trung nguồn lực để thực hiện chuyên nghiệp hoá và hiện đại hoá các dịch vụ bán buôn, bán lẻ, phụ trợ của ngành thương mại.
- Phát triển thương mại phải coi trọng cả hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, gắn phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái và việc giữ gìn bản sắc văn hoá dân tộc. Phát triển thương mại phải kết hợp với tăng cường quốc phòng và an ninh.
1.1. Quan điểm phát triển xuất, nhập khẩu
- Phát triển xuất khẩu của Điện Biên trên cơ sở phát huy lợi thế về vị trí địa - kinh tế.
- Xuất, nhập khẩu phải đóng góp quan trọng vào quá trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng dịch vụ - công nghiệp - nông nghiệp, tác động tích cực vào nâng cao chất lượng tăng trưởng, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế, của doanh nghiệp và các sản phẩm chủ lực.
- Phát triển thị trường xuất khẩu theo hướng đa dạng hoá, tạo nên sự gắn bó hữu cơ giữa thị trường xuất khẩu với thị trường trong tỉnh, trong vùng, giảm nhập siêu, góp phần thúc đẩy phát triển sản xuất, đảm bảo phát triển kinh tế - xã hội cân đối, ổn định và bền vững.
1.2. Quan điểm phát triển thương mại nội địa.
- Phát huy nội lực, kết hợp với nguồn lực từ bên ngoài để phát triển ngành thương mại trở thành ngành dịch vụ có giá trị gia tăng lớn, chất lượng cao trong lĩnh vực dịch vụ của Điện Biên;
- Phát triển thương mại Điện Biên phải đảm bảo phát triển đồng bộ các cơ cấu ngành trên cơ sở khai thác các lợi thế so sánh và các nguồn lực được xã hội hoá; phát triển đồng bộ các hệ thống thị trường hàng hoá, bao gồm thị trường hàng công nghiệp tiêu dùng, thị trường hàng vật tư, thị trường hàng nông sản; phát triển hài hoà giữa thị trường thành thị và nông thôn; phát triển hài hoà giữa thương mại truyền thống và hiện đại;
- Phát triển ngành thương mại Điện Biên trong khi thị trường dịch vụ phân phối mở cửa, cần tập trung nâng cao trình độ chuyên nghiệp hoá, hiện đại hoá của ngành; phải coi trọng việc hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ; xây dựng môi trường cạnh tranh công bằng cho các doanh nghiệp thương mại; bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng;
- Thống nhất hoá Quy hoạch cơ sở vật chất ngành thương mại với Quy hoạch xây dựng của Điện Biên trên cơ sở tiêu chuẩn hoá, tổ chức hoá mạng lưới thương mại ở các khu vực trên địa bàn tỉnh, thu hút các nguồn lực xã hội vào đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng thương mại;
- Phát triển ngành thương mại Điện Biên phải tăng cường xây dựng cơ chế điều tiết, khống chế và ứng phó khẩn cấp, cung cấp đầy đủ các mặt hàng chính sách xã hội, đảm bảo cho thị trường ổn định và có trật tự.
2.1 Mục tiêu tổng quát.
- Phát triển mạnh thị trường trong tỉnh theo hướng đáp ứng mọi nhu cầu của sản xuất, đời sống, bảo đảm lưu thông hàng hoá thông suốt, bảo đảm cân đối cung cầu về những mặt hàng trọng yếu cho sản xuất và đời sống, ngày càng có nhiều hàng hoá mẫu mã đẹp, chất lượng cao, giá cả hợp lý, đủ sức cạnh tranh.
- Củng cố trật tự, kỷ cương thị trường. Xây dựng ngành thương mại tỉnh phát triển theo hướng văn minh, hướng đẩy mạnh về xuất khẩu, thu hút các nguồn lực của thương nhân trong và ngoài nước, từng bước thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Phát triển thị trường trong tỉnh trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển thị trường trong vùng và cả nước, với thị trường ngoài nước, gắn hiệu quả kinh doanh thương mại với yêu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế, chủ động hội nhập kinh tế quốc tế.
2.2 Mục tiêu cụ thể.
Phấn đấu giá trị tăng thêm của ngành thương mại năm 2010 đạt 162,1 tỷ đồng, năm 2015 đạt 326 tỷ đồng, năm 2020 đạt 628 tỷ đồng; tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010 là 13%/năm; giai đoạn 2011 - 2015 là 15%/năm; giai đoạn 2016 - 2020 là 14,1%/năm. Cơ cấu GDP thương mại năm 2010 chiếm 7,96% trong tổng GDP của tỉnh; đến năm 2015 chiếm 8,5% trong tổng GDP của tỉnh; năm 2020 chiếm 9,25% trong tổng GDP của tỉnh.
2.2.1. Mục tiêu phát triển xuất khẩu.
* Mục tiêu chung: đẩy mạnh xuất khẩu của Điện Biên với tốc độ tăng trưởng bền vững, là động lực thúc đẩy tăng trưởng GDP và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của tỉnh. Duy trì các sản phẩm xuất khẩu có lợi thế cạnh tranh, phát triển các sản phẩm xuất khẩu qua chế biến; đẩy mạnh dịch vụ hỗ trợ XK và tăng cường XK dịch vụ.
* Mục tiêu cụ thể:
Phấn đấu kim ngạch xuất nhập khẩu đến năm 2010 đạt 30-35 triệu USD, trong đó xuất khẩu đạt 15 - 16,6 triệu USD với tốc độ tăng trưởng bình quân hàng năm giai đoạn 2006-2010 tăng 68 - 75%, XK hàng hoá và dịch vụ của tỉnh đạt trên 8 triệu USD, tăng bình quân 80%/năm. Kim ngạch nhập khẩu 15 - 20 triệu USD.
Đến năm 2020, kim ngạch xuất khẩu đạt 100 triệu USD, trong đó xuất khẩu hàng của địa phương đạt 45 - 50 triệu USD. Thời kỳ 2011 - 2020, tăng bình quân 18 - 19%/năm.
2.2.2. Mục tiêu phát triển thương mại nội địa.
* Mục tiêu chung: Xây dựng và phát triển mạnh thương mại nội địa theo hướng hiện đại dựa trên các cơ cấu ngành hợp lý với sự tham gia của các thành phần kinh tế, vận hành trong môi trường cạnh tranh có sự quản lý và điều tiết của Nhà nước. Trên cơ sở đó, nâng cao vai trò của ngành thương mại trong việc tạo giá trị gia tăng đóng góp vào GDP của tỉnh; thu hút lao động xã hội, tạo việc làm mới; kết nối sản xuất và tiêu dùng, điều khiển và dẫn dắt sản xuất định hướng theo nhu cầu thị trường; nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
- Hiện đại hóa kết cấu hạ tầng thương mại; chú trọng xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại hiện đại (trung tâm thương mại, siêu thị…) và chú trọng phát triển hệ thống chợ, cửa hàng, nhất là chợ ở khu vực nông thôn, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
- Từng bước mở rộng và phát triển lưu thông hàng hoá trên thị trường của tỉnh và mở rộng thị trường ra các tỉnh lân cận cũng như thị trường ngoài nước. Phấn đấu đưa thị trường hoạt động ổn định, nâng cao khả năng tự điều chỉnh của thị trường và đảm bảo cung ứng đầy đủ vật tư, thiết bị và các dịch vụ cần thiết cho sản xuất cũng như hàng hoá tiêu dùng phục vụ đời sống nhân dân, nhất là khu vực nông thôn, đồng bào dân tộc ít người, vùng sâu, vùng xa, vùng biên giới.
- Khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia hoạt động thương mại, xây dựng đa dạng mô hình kinh doanh thương mại thuộc các thành phần kinh tế gắn với các khu, cụm công nghiệp, vùng sản xuất hàng hóa, các khu dân cư, các trục giao thông chính.
- Nâng cao vai trò và hiệu quả quản lý Nhà nước đối với hoạt động thương mại trên địa bàn nhằm thực hiện chức năng định hướng thị trường, tăng cường kiểm tra, kiểm soát thị trường, tạo điều kiện thuận lợi cho mọi chủ thể kinh doanh phát triển kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh theo pháp luật.
* Mục tiêu cụ thể:
- Tốc độ tăng tổng mức lưu chuyển hàng hoá bán lẻ và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh bình quân/năm giai đoạn từ nay đến năm 2010 là 18%; giai đoạn 2011-2020 là 19%;
- Tốc độ tăng giá trị gia tăng của ngành thương mại bình quân/năm giai đoạn từ nay đến năm 2010 là 13%, giai đoạn 2011- 2020 là 14,5%.
Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ xã hội (giá thực tế) năm 2010 đạt 2.288 tỷ đồng, năm 2015 đạt 5.694 tỷ đồng và năm 2020 đạt 13.030 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2006-2010, 2011 - 2015 và 2016 - 2020 là 18%/năm, 20,0%/năm và 18,1%/năm.
3. Định hướng phát triển thương mại tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020:
3.1. Định hướng phát triển xuất - nhập khẩu
- Phát triển mạnh các hoạt động xuất, nhập khẩu với sự tham gia của mọi thành phần kinh tế.
- Chuyển dịch mạnh cơ cấu hàng xuất khẩu theo hướng tăng tỷ trọng sản phẩm chế biến và sản phẩm có giá trị gia tăng cao. Tập trung đầu tư phát triển một số mặt hàng xuất khẩu chủ lực, hạn chế xuất thô, tăng nhanh tỷ trọng hàng chế biến.
- Đẩy mạnh việc thu hút đầu tư trong và ngoài nước vào sản xuất, chế biến sản phẩm xuất khẩu; khuyến khích mọi thành phần kinh tế tham gia sản xuất sản phẩm xuất khẩu hoặc thay thế nhập khẩu.
- Tiếp tục duy trì tốc độ tăng trưởng của các nhóm sản phẩm có lợi thế, có tốc độ tăng trưởng, có tỷ trọng lớn trong cơ cấu xuất khẩu; đồng thời tập trung phát triển mạnh các nhóm sản phẩm hiện còn đang chiếm tỷ trọng thấp trong cơ cấu xuất khẩu nhưng có giá trị gia tăng lớn hoặc có tốc độ tăng trưởng cao.
- Phát triển xuất khẩu dịch vụ.
Định hướng phát triển thương mại trong Khu kinh tế cửa khẩu
Phát triển mạnh kinh tế cửa khẩu đáp ứng yêu cầu hội nhập kinh tế khu vực và quốc tế. Xây dựng, phát triển thành phố Điện Biên Phủ và khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang, khu vực cửa khẩu Huổi Puốc (huyện Điện Biên), khu vực cửa khẩu A Pa Chải (huyện Mường Nhé) thành các trung tâm trung chuyển để phát triển thương mại, dịch vụ và du lịch; từng bước đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ, áp dụng các chính sách ưu đãi thu hút các doanh nghiệp, các thành phần kinh tế đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu. Từ đó đưa các khu vực này trở thành một trung tâm trung chuyển, giao dịch hàng hoá của tỉnh và các tỉnh vùng Tây Bắc với CHDC ND Lào, Trung Quốc (Vân Nam) và Thái Lan, tác động lan toả thúc đẩy các vùng lân cận cùng phát triển.
Tập trung đẩy nhanh tiến độ xây dựng cơ sở hạ tầng khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Tây Trang, xây dựng và ban hành quy chế quản lý, chính sách ưu đãi và thu hút đầu tư vào khu kinh tế cửa khẩu Tây trang; Nâng cấp cửa khẩu A Pa Chải thành cửa khẩu quốc gia, đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cửa khẩu Huổi Puốc, mở các cửa khẩu tiểu ngạch để tăng cường quan hệ trao đổi hàng hoá qua biên giới, đẩy nhanh kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hoá trên địa bàn, chú trọng hàng hoá xuất khẩu của tỉnh và tổ chức đón khách du lịch từ nước thứ ba.
- Các doanh nghiệp tăng cường liên doanh, liên kết với các tỉnh khai thác nguồn hàng trong nước xuất khẩu.
- Tiến hành xây dựng cặp chợ biên giới thực hiện họp luân phiên tại khu vực Huổi Puốc (Điện Biên) - Na Son (Luang Pra Bang); các cặp chợ biên giới giữa 2 tỉnh Phong Xa Ly - Điện Biên.
3.2. Định hướng phát triển các hệ thống thị trường nội địa.
3.2.1 Thị trường hàng công nghiệp tiêu dùng
* Ở thành thị
- Hình thành cấu trúc cân đối, hợp lý giữa các khu thương mại - dịch vụ ở thành phố, thị xã, khu thương mại - dịch vụ ở các khu dân cư và các thị trấn huyện để hình thành mạng lưới các khu thương mại - dịch vụ của tỉnh có hạt nhân là các loại hình thương mại.
- Từng bước khuyến khích việc phát triển các doanh nghiệp kinh doanh chuỗi.
- Phát triển các hình thức bán lẻ mới; có chính sách, biện pháp khuyến khích đầu tư vào những hình thức này.
- Điều chỉnh, sắp xếp và nâng cấp mạng lưới thương mại truyền thống.
- Cải tạo đường phố thương mại để cùng với chợ truyền thống trở thành hạt nhân ở các khu thương mại - dịch vụ tổng hợp.
- Phát triển mạng lưới kinh doanh hàng vật liệu xây dựng, đồ dùng gia đình, đồ điện gia dụng theo hướng phát triển kinh doanh chuỗi.
- Phát triển phương thức bán hàng hiện đại theo hướng khuyến khích bán hàng qua các tổng đại lý hoặc nhượng quyền thương mại.
- Phát triển các trung tâm logistics.
- Nâng cấp và đa dạng chức năng của chợ bán buôn.
* Ở nông thôn miền núi.
- Phát triển đa dạng các loại hình thương mại trên địa bàn.
- Các hoạt động kinh doanh, dịch vụ thương mại bám sát việc sản xuất hàng hoá ở các vùng sản xuất chuyên canh. Tại các cụm kinh tế thương mại dịch vụ trên địa bàn các huyện phát triển các cơ sở thu mua, phân loại, sơ chế, đóng gói, thu gom hàng hoá cho các nhà máy hoặc các doanh nghiệp lớn.
- Khuyến khích và hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại phát triển hệ thống cửa hàng. Mở rộng và hoàn thiện hệ thống chợ tại các trung tâm cụm xã, xã và các khu dân cư tập trung.
- Hình thành các cụm kinh tế - thương mại - dịch vụ gắn với các huyện lỵ, trung tâm cụm xã với nhiều chủ thể kinh doanh.
Tổ chức thị trường có sự kết hợp chặt chẽ với chính sách bảo trợ, bảo hiểm sản xuất nông nghiệp.
3.2.2 Thị trường hàng tư liệu sản xuất.
- Phát triển đa dạng các hình thức bán buôn theo hướng khuyến khích đấu thầu mua sắm.
- Khuyến khích và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp bán buôn quy mô lớn của tư nhân.
- Khuyến khích và hỗ trợ giao dịch giữa các hệ thống theo mạng.
3.2.3 Thị trường hàng nông sản.
- Khuyến khích và hỗ trợ các trung tâm mua sắm, siêu thị, chuỗi cửa hàng thực phẩm ở thành thị mua hàng trực tiếp ở nông thôn và khuyến khích, hỗ trợ các nhà sản xuất, nhà cung ứng bán nông sản vào các siêu thị, cửa hàng.
- Khuyến khích phát triển mua bán thông qua hợp đồng giữa thương nhân và người nông dân.
- Phát triển mạng lưới các chợ bán buôn nông sản hiện đại.
- Hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại, các nhà sản xuất tham gia thị trường giao dịch kỳ hạn.
3.3. Định hướng phát triển doanh nghiệp thương mại của các thành phần kinh tế
- Phát triển các doanh nghiệp thương mại bán lẻ theo hình thái và qui mô thích hợp với từng loại thị trường, khuyến khích các loại hình kinh doanh hiện đại.
- Phát triển các doanh nghiệp thương mại bán buôn của các thành phần kinh tế.
3.3.1 Phát triển các doanh nghiệp thương mại bán lẻ
Phát triển các doanh nghiệp thương mại bán lẻ của các thành phần kinh tế theo
những loại hình như: Trung tâm thương mại; Trung tâm mua sắm; Siêu thị vừa và nhỏ; các loại cửa hàng; Chợ tổng hợp, chợ chuyên doanh; Chi nhánh bán lẻ của nhà sản xuất; Mạng lưới bán hàng lưu động; Bán hàng qua mạng, bán hàng qua bưu điện, máy bán hàng tự động,...
3.3.2 Phát triển các doanh nghiệp thương mại bán buôn
Phát triển các DN thương mại bán buôn của các thành phần kinh tế theo các loại hình như: Công ty bán buôn tổng hợp; Công ty bán buôn chuyên doanh; Hợp tác xã thương mại thu mua; Hợp tác xã bán buôn; Trung tâm thương mại bán buôn; Trung tâm kho vận và trung chuyển; Công ty chợ bán buôn nông sản.
3.3.3 Phát triển các đại lý
Phát triển các đại lý theo hướng: Chức năng và vai trò của các đại lý thay đổi từ chức năng bán buôn đơn thuần sang cung cấp dịch vụ là chính. Các nhà bán buôn, đại lý chuyển từ mua bán, giao dịch, lợi nhuận ngắn hạn sang xây dựng thương hiệu dịch vụ phân phối hàng hóa. Nguồn lợi nhuận chính của các nhà đại lý sẽ từ giá trị dịch vụ gia tăng. Tăng mức độ chuyên nghiệp hoá trong hệ thống đại lý.
3.3.4 Phát triển mô hình tổ chức kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại
Phát triển các mô hình tổ chức kinh doanh của các doanh nghiệp thương mại theo các hình thức sau: Cửa hàng bán lẻ; Công ty, Chi nhánh - Văn phòng đại diện; Tổng đại lý khu vực và đại lý; bán hàng trực tiếp từ kho; Kinh doanh theo hợp đồng nhượng quyền thương mại; Doanh nghiệp bán lẻ lớn;
3.4. Định hướng phát triển các thành phần kinh tế hoạt động thương mại trên địa bàn tỉnh
* Phương hướng phát triển thương mại nhà nước:
- Các DN thương mại nhà nước còn đủ năng lực kinh doanh và được giữ lại cần được định hướng phát triển chủ yếu trong kinh doanh hàng hoá chuyên ngành hoặc lĩnh vực tổ chức khai thác và tiêu thụ nông sản với quy mô vừa và lớn.
- Tổ chức doanh nghiệp thương mại nhà nước theo mô hình liên kết với doanh nghiệp nhà nước là hạt nhân và có nhiều đầu mối thuộc mọi thành phần kinh tế.
- Đối với những doanh nghiệp thương mại nhà nước khác, cần đẩy nhanh tiến trình cải cách doanh nghiệp thương mại nhà nước trên địa bàn tỉnh.
* Phương hướng phát triển các thành phần thương mại khác:
- Hợp tác xã thương mại:
+ Phát triển thành phần thương mại tập thể tương đối rộng khắp trên địa bàn tỉnh. Trong đó, tập trung phát triển các HTX của người buôn bán nhỏ tại các khu thương mại - dịch vụ tổng hợp; phát triển các HTX cung tiêu phục vụ trực tiếp nhu cầu tiêu thụ sản phẩm và cung ứng tư liệu sản xuất cho các hộ gia đình, trang trại.
+ Định hướng bồi dưỡng các HTX thương mại - dịch vụ do nông dân thành lập.
+ Ở thành thị, HTX thương mại - dịch vụ được phát triển trên cơ sở liên kết các hộ kinh doanh nhỏ thành các liên minh mua và bán hàng hoá; Phát triển HTX thương mại - dịch vụ cho các đối tượng tiêu thụ lớn, thường xuyên và ổn định.
+ Thực hiện tốt các biện pháp hỗ trợ và ưu đãi, cũng như hỗ trợ đào tạo đội ngũ quản lý cho các tổ chức HTX thương mại - dịch vụ.
- Thương mại tư nhân:
+ Phát triển thành phần thương mại tư nhân tại các trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, chợ đầu mối, khu thương mại - dịch vụ và đường phố thương mại.
+ Hỗ trợ thương mại tư nhân thực hiện tích tụ và tập trung vốn, khuyến khích các hộ kinh doanh lớn phát triển thành các công ty thương mại, trở thành lực lượng chính cùng với thành phần thương mại khác phát triển thị trường và đẩy mạnh hoạt động thương mại của tỉnh.
+ Đối với các hộ kinh doanh nhỏ cần có những định hướng phát triển phù hợp.
+ Tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển hoạt động thương mại của các doanh nghiệp cũng như hộ cá thể tại các địa bàn và theo hình thức phù hợp.
- Thu hút đầu tư nước ngoài.
Thu hút các doanh nghiệp nước ngoài có kinh nghiệm trong lĩnh vực phân phối bán buôn, bán lẻ trên vào ngành thương mại Điện Biên; khuyến khích và ưu đãi đối với đầu tư nước ngoài vào những loại hình dịch vụ phân phối chất lượng cao, hiện đại, quy mô lớn; thúc đẩy và khuyến khích liên kết giữa các công ty phân phối nước ngoài với các nhà cung ứng hàng hoá trong nước.
3.5. Định hướng phát triển dịch vụ phụ trợ của ngành thương mại
- Xem xét, lựa chọn các ngành dịch vụ theo hướng kết hợp tốt nhất mọi cơ hội phát triển cả từ bên trong và bên ngoài; huy động và phân bổ các nguồn lực một cách hợp lý; quản lý thông qua hệ thống các chính sách, quy định của Nhà nước.
- Chuyên nghiệp hoá các dịch vụ phụ trợ;
- Tập trung hoá việc đầu tư các khu dịch vụ phụ trợ của ngành thương mại;
- Tổ chức các dịch vụ phụ trợ ở các Trung tâm bán buôn, chợ đầu mối, trung tâm kho vận, các trung tâm mua sắm...
- Khuyến khích và hỗ trợ các nhà cung cấp dịch vụ phụ trợ áp dụng các phương thức, thiết bị, công nghệ tiên tiến;
- Thu hút các nguồn lực theo hướng xã hội hoá vào phát triển các dịch vụ phụ trợ của ngành thương mại.
4.1. Tại Thành phố Điện Biên Phủ:
a) Mạng lưới chợ: Tổng số chợ trong cả thời kỳ quy hoạch là 6 chợ, trong đó có 1 chợ đầu mối nông sản tổng hợp; 2 chợ loại 2; và 3 chợ loại 3. Tổng diện tích chợ đến năm 2020 là 53.000 m2, vốn đầu tư 119 tỷ đồng
b) Trung tâm thương mại, Trung tâm mua sắm, Siêu thị: xây dựng Trung tâm thương mại Thành phố Điện Biên Phủ (bên cạnh chợ trung tâm thành phố), xây mới TTTM và văn phòng đại diện cấp vùng; xây mới một số TTTM bán lẻ, siêu thị tổng hợp, quy mô hạng II và III cho phù hợp với quy hoạch mới của thành phố Điện Biên Phủ.
c) Trung tâm Bán buôn - trung chuyển và kho vận cấp vùng: trong thời kỳ quy
hoạch cần xây dựng tại khu vực ngoại vi thành phố 1 trung tâm bán buôn - trung chuyển và kho vận cấp vùng với quy mô diện tích từ 20 - 30 ha nhằm tạo điều kiện cho việc giao dịch xuất khẩu nông sản và hàng hoá khác của Điện Biên và các tỉnh trong vùng xuất khẩu sang Lào và Thái Lan
d) Khu thương mại - dịch vụ: Trong quá trình nâng cấp quy hoạch đô thị của thành phố Điện Biên Phủ, cần tổ chức một số khu Thương mại - Dịch vụ tổng hợp ở các khu dân cư và tại khu phố đi bộ trên địa bàn thành phố.
e) Trung tâm Hội chợ - Triển Lãm Thương mại: Trong giai đoạn đến 2015, xây dựng tại Thành phố Điện Biên Phủ một Trung tâm Hội chợ triển lãm Thương mại quốc tế tỉnh Điện Biên, diện tích 3 ha.
f) Mạng lưới xăng dầu: Quy hoạch đến năm 2020, trên địa bàn Thành phố có 15 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trong đó nâng cấp cải tạo, mở rộng 7 cửa hàng, xây mới 6 cửa hàng, tổng khái toán vốn đầu tư 14 tỷ đồng, diện tích đất hiện tại phục vụ kinh doanh xăng dầu trên địa bàn Thành phố là 4.280 m2, nhu cầu đất xây dựng đến 2020 là 11.200 m2.
4.2. Tại Thị xã Mường Lay:
a) Mạng lưới chợ: Quy hoạch đến năm 2020, thị xã Mường Lay sẽ có 5 chợ, trong đó có 1 chợ đầu mối thuỷ sản, 1 chợ loại 1, 2 chợ loại 2 và 1 chợ loại 3. Tổng nhu cầu quỹ đất 8.635 m2, vốn đầu tư 58 tỷ đồng.
b) Mạng lưới Trung tâm Thương mại, Siêu thị và Trung tâm mua sắm: trong thời kỳ quy hoạch, sẽ xây dựng 1 trung tâm mua sắm tại khu vực cơ khí
c) Khu thương mại - dịch vụ: trong thời kỳ quy hoạch, từng bước hình thành khu thương mại - dịch vụ tại trung tâm thị xã với trung tâm mua sắm làm hạt nhân.
d) Trung tâm bán buôn
e) Mạng lưới xăng dầu:
Trong thời kỳ đến năm 2020 sẽ có 7 cửa hàng được xây dựng mới trên địa bàn thị xã, vốn đầu tư 9,2 tỷ đồng, di dời 1 cửa hàng diện tích đất hiện tại của phục vụ nhu cầu kinh doanh xăng dầu trên địa bàn thị xã là 900 m2, nhu cầu đất xây dựng đến 2020 là 7.083 m2.
4.3. Huyện Tuần Giáo:
a) Mạng lưới chợ: Tổng số trong thời kỳ quy hoạch gồm 15 chợ, trong đó có 1 chợ đầu mối trâu bò, 1 chợ loại 1, 1 chợ loại 2 và còn lại là loại 3 (xây mới 14 chợ và nâng cấp cải tạo chợ thị trấn lên loại 1). Tổng nhu cầu quỹ đất 70.845m2, vốn đầu tư 74,6 tỷ đồng.
b) Trung tâm mua sắm, siêu thị: xây dựng 1 trung tâm mua sắm ở khu vực đối diện chợ trung tâm thị trấn và một vài siêu thị hạng III tại thị trấn...
c) Khu thương mại - dịch vụ: từng bước hình thành khu thương mại - dịch vụ tại thị trấn Tuần Giáo với chợ trung tâm làm hạt nhân.
d) Mạng lưới xăng dầu: Quy hoạch đến năm 2020, trên địa bàn huyện có 9 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trong đó nâng cấp cải tạo, mở rộng 1 cửa hàng, xây mới 7 cửa hàng, di dời 1 cửa hàng, tổng khái toán vốn đầu tư 11 tỷ đồng, diện tích đất hiện tại phục vụ nhu cầu kinh doanh xăng dầu trên địa bàn huyện là 438 m2, nhu cầu đất xây dựng đến 2020 là 5.800 m2.
4.4. Huyện Tủa Chùa:
a) Mạng lưới chợ: Tổng số chợ trong thời kỳ quy hoạch là 15 chợ ( từng bước cải tạo mở rộng 3 chợ hiện trạng và xây mới 12 chợ tại các xã chưa có chợ). Tổng nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020 là 19 tỷ đồng, nhu cầu quỹ đất xây dựng là 43.000 m2.
b) Trung tâm mua sắm: trong thời kỳ quy hoạch, xây mới 01 trung tâm mua sắm tại khu vực trung tâm huyện, quy mô đất khoảng 1 ha.
c) Mạng lưới xăng dầu:
Quy hoạch đến năm 2020, trên địa bàn huyện có 6 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trong đó nâng cấp cải tạo, mở rộng 1 cửa hàng, xây mới 5 cửa hàng, tổng khái toán vốn đầu tư 6,6 tỷ đồng, diện tích đất hiện tại phục vụ nhu cầu kinh doanh xăng dầu trên địa bàn huyện là 525 m2, nhu cầu đất xây dựng đến 2020 là 3.600 m2.
4.5. Huyện Điện Biên:
a) Mạng lưới chợ: Tổng số chợ trong thời kỳ quy hoạch là 20 chợ trong đó nâng cấp cải tạo 2 chợ và xây mới 18 chợ, trong đó có chợ đầu mối lúa gạo tại Sam Mứn. Tổng vốn đầu tư cho phát triển chợ trên địa bàn huyện đến năm 2020 là 64,6 tỷ đồng, tổng nhu cầu sử dụng đất cho phát triển chợ là 85.400 m2.
b) Trung tâm thương mại, trung tâm mua sắm, siêu thị: Xây mới 01 trung tâm thương mại và một siêu thị hạng 3 tại khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang và khu vực cửa khẩu Huổi Puốc.
c) Tổng kho tập trung: Xuất phát từ vị trí có khu kinh tế cửa khẩu, trong thời kỳ quy hoạch cần xây dựng tại khu kinh tế cửa khẩu Tây Trang 1 tổng kho.
d) Mạng lưới xăng dầu: Quy hoạch đến năm 2020, trên địa bàn huyện có 14 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trong đó nâng cấp cải tạo, mở rộng 5 cửa hàng, xây mới 9 cửa hàng, tổng khái toán vốn đầu tư 17 tỷ đồng, diện tích đất hiện tại phục vụ nhu cầu kinh doanh xăng dầu trên địa bàn huyện là 2.489 m2, nhu cầu đất xây dựng đến 2020 là 11.489 m2.
4.6. Huyện Điện Biên Đông:
a) Mạng lưới chợ: Tổng số chợ trong thời kỳ quy hoạch là 14 chợ, trong đó nâng cấp mở rộng 1 chợ và xây mới 13 chợ. Tổng vốn đầu tư xây dựng và cải tạo mạng lưới chợ đến năm 2020 là 12,4 tỷ đồng, tổng nhu cầu quỹ đất là 33.000 m2.
b) Mạng lưới xăng dầu: Quy hoạch đến năm 2020, trên địa bàn huyện có 8 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trong đó nâng cấp cải tạo, mở rộng 1 cửa hàng, xây mới 6 cửa hàng, tổng khái toán vốn đầu tư 7,8 tỷ đồng, diện tích đất hiện tại phục vụ nhu cầu kinh doanh xăng dầu trên địa bàn huyện là 1.240 m2, nhu cầu đất xây dựng đến 2020 là 4.940 m2.
4.7. Huyện Mường Ảng:
a) Mạng lưới chợ: Tổng số chợ xây mới trong thời kỳ quy hoạch là 10 chợ, tổng nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2020 là 17,6 tỷ đồng, tổng nhu cầu đất xây dựng là 29.000 m2.
b) Mạng lưới xăng dầu: Quy hoạch đến năm 2020, trên địa bàn huyện có 6 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trong đó xây mới 5 cửa hàng, tổng khái toán vốn đầu tư 6,8 tỷ đồng, diện tích đất hiện tại của phục vụ nhu cầu kinh doanh xăng dầu trên địa bàn huyện là 1.375 m2, nhu cầu đất xây dựng đến 2020 là 5.502 m2.
4.8. Huyện Mường Chà:
a) Mạng lưới chợ: Tổng số chợ trên địa bàn huyện đến năm 2020 là 13 chợ, tổng nhu cầu vốn là 10,6 tỷ đồng, tổng nhu cầu đất phát triển chợ là 30.000 m2.
b) Mạng lưới xăng dầu: Quy hoạch đến năm 2020, trên địa bàn huyện có 4 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trong đó nâng cấp cải tạo, mở rộng 1 cửa hàng, xây mới 3 cửa hàng, tổng khái toán vốn đầu tư 5,4 tỷ đồng, diện tích đất hiện tại phục vụ nhu cầu kinh doanh xăng dầu trên địa bàn huyện là 1.245 m2, nhu cầu đất xây dựng đến 2020 là 3.445 m2
4.9. Huyện Mường Nhé.
a) Mạng lưới chợ: tổng số chợ trong thời kỳ đến năm 2020 trên địa bàn huyện là 14 chợ, tổng vốn đầu tư là 23,4 tỷ đồng. Tổng nhu cầu đất phát triển chợ là 51000m2.
b) Trung tâm mua sắm và tổng kho: ở khu vực cửa khẩu A Pa Chải, xây dựng 1 trung tâm mua sắm và 1 tổng kho, giai đoạn đầu tư sẽ tuỳ thuộc vào tình hình phát triển thị trường ở 2 khu vực biên giới và khi hệ thống giao thông được hoàn thiện.
c) Mạng lưới xăng dầu: Quy hoạch đến năm 2020, trên địa bàn huyện sẽ có 7 cửa hàng kinh doanh xăng dầu, trong đó xây mới 6 cửa hàng, nâng cấp cải tạo 1 cửa hàng, tổng khái toán vốn đầu tư 7,8 tỷ đồng, diện tích đất hiện tại phục vụ nhu cầu kinh doanh xăng dầu trên địa bàn huyện là 1.050 m2, nhu cầu đất xây dựng đến 2020 là 4.650 m2.
4.10. Một số huyện sẽ được lập mới: giai đoạn đến năm 2020 tỉnh dự kiến sẽ thành lập 2 huyện mới: 1 huyện trên cơ sở tách 1 phần từ huyện Mường Nhé và 1 phần từ huyện Mường Chà; 1 huyện trên cơ sở tách một phần từ huyện Điện Biên.
Đối với khu vực trung tâm thị trấn huyện mới, quy hoạch mạng lưới chợ, mạng lưới xăng dầu đã bố trí các chợ và cửa hàng xăng dầu loại 2, còn đối với các loại hình thương mại hiện đại như trung tâm mua sắm, siêu thị,... tuỳ vào điều kiện thực tế phát triển của các huyện mới này để quy hoạch.
5. Dự báo nhu cầu vốn và danh mục các dự án đầu tư trọng điểm của ngành Thương mại đến năm 2020:
5.1. Dự báo nhu cầu vốn phát triển của ngành thương mại
Dự báo nhu cầu vốn đầu tư cho ngành thương mại tỉnh Điện Biên các giai đoạn như sau:
- Nhu cầu vốn giai đoạn 2009- 2015: 2.181 tỷ đồng, bình quân 312 tỷ đồng/năm;
- Giai đoạn 2016-2020: 3.517 tỷ đồng, bình quân mỗi năm là 703 tỷ đồng.
5.2. Cơ cấu vốn đầu tư cho ngành thương mại
Cơ cấu vốn sẽ được huy động từ nhiều nguồn khác nhau, vốn ngân sách Nhà nước chủ yếu hỗ trợ cho việc xây mới, nâng cấp cải tạo mạng lưới chợ. Cụ thể đối với nguồn vốn hỗ trợ mạng lưới chợ từ ngân sách nhà nước: cả thời kỳ quy hoạch là 399 tỷ đồng, trong đó nguồn vốn từ ngân sách nhà nước hỗ trợ 305 tỷ đồng, cụ thể:
+ Giai đoạn 2009 - 2015: 199,9 tỷ đồng
+ Giai đoạn 2016 - 2020: 105,1 tỷ đồng.
* Cơ cấu vốn:
- Tổng nhu cầu vốn cho ngành thương mại giai đoạn 2009- 2015 là: 2.181 tỷ đồng, bình quân mỗi năm là 312 tỷ đồng. Trong đó:
+ Nhà nước hỗ trợ: 199,9 tỷ đồng, bằng 9,27%
+ Nguồn vốn khác: 1.981,1 tỷ đồng bằng 90,73% (70% trong tổng số 1.981,1 tỷ đồng, bằng 1.386,77 tỷ đồng, sẽ được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi theo quy định của Nhà nước).
- Tổng nhu cầu vốn đầu tư cho ngành thương mại giai đoạn 2016-2020 là 3.517 tỷ đồng, bình quân mỗi năm là 703 tỷ đồng, trong đó:
+ Nhà nước hỗ trợ: 105,1 tỷ đồng, bằng 2,99%
+ Nguồn vốn khác: 3.411,9 tỷ đồng bằng 97,01% (70% trong tổng số 3.411,9 tỷ đồng, bằng 2.388,23 tỷ đồng, sẽ được hưởng chính sách tín dụng ưu đãi theo quy định của Nhà nước)
- Riêng đối với 4 huyện nghèo là Mường Nhé, Mường Ảng, Tủa Chùa và Điện Biên Đông, theo Nghị quyết 30a, ngân sách Nhà nước sẽ hỗ trợ cụ thể đối với mạng lưới chợ 72,2 tỷ đồng. (có biểu chi tiết kèm theo)
5.3. Danh mục các dự án trọng điểm của ngành thương mại tỉnh Điện Biên đến năm 2020 (có chi tiết kèm theo)
6. Giải pháp thực hiện quy hoạch:
6.1. Chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển thương mại của Điện Biên
6.1.1. Chính sách và cơ chế khuyến khích phát triển xuất khẩu
Chính sách khuyến khích xuất khẩu cần hướng vào những nội dung sau:
+ Trên cơ sở các quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của Tỉnh, quy hoạch sử dụng đất, các quy hoạch phát triển ngành, có kế hoạch đầu tư cho những khu, cụm công nghiệp, khu sản xuất, chế biến, gia công hàng xuất khẩu.
+ Tổ chức thực hiện quy hoạch, chương trình, dự án phát triển vùng sản xuất hàng xuất khẩu tập trung, các mặt hàng xuất khẩu với sản lượng lớn, từ đó có hướng đầu tư một cách thoả đáng cho lĩnh vực này.
+ Đổi mới chính sách hỗ trợ xuất khẩu nhằm hỗ trợ tốt hơn cho doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng yêu cầu hội nhập.
+ Thực hiện tốt các nội dung cơ bản của hoạt động xúc tiến thương mại;
+ Xây dựng hệ thống thông tin thị trường để cung cấp cho các doanh nghiệp.
- Tiến hành một số nhóm giải pháp hỗ trợ, cụ thể:
+ Hỗ trợ nâng cao khả năng cạnh tranh cho doanh nghiệp và hàng hoá xuất khẩu của tỉnh.
+ Nhóm biện pháp hỗ trợ nâng cao năng lực sản xuất và xuất khẩu.
+ Nhóm biện pháp hỗ trợ các nhà sản xuất, xuất khẩu vượt qua các rào cản thương mại và phi thương mại.
6.1.2. Chính sách và biện pháp khuyến khích phát triển các loại hình tổ chức thương mại truyền thống và hiện đại
+ Cải cách để tăng cường năng lực hoạt động của các doanh nghiệp thương mại
+ Phát triển các phương thức lưu thông hiện đại, nâng cao trình độ hiện đại hoá của các doanh nghiệp thương mại.
+ Hoàn thiện hệ thống tài chính cho các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ để giải quyết các vấn đề khó khăn về vốn.
6.2. Giải pháp thu hút vốn phát triển thương mại.
6.2.1. Giải pháp thu hút vốn trong nước
- Đối với các hoạt động kinh doanh thương mại chung của các thành phần kinh tế:
+ Thiết lập các định chế nhằm tổ chức, phát triển thị trường vốn, hoàn thiện cơ chế tín dụng. Huy động mọi tiềm năng về vốn trên thị trường theo quy định của pháp luật.
+ Thực hiện tốt Luật đầu tư, các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh.
+ Áp dụng các biện pháp khuyến khích các doanh nghiệp kinh doanh xuất khẩu.
+ Tạo nguồn và huy động vốn cho thực hiện qui hoạch phát triển ngành thương mại đến năm 2020.
+ Về phía các doanh nghiệp thương mại của tỉnh Điện Biên, để tạo vốn kinh doanh, tăng khả năng đầu tư mở rộng kinh doanh, cần áp dụng các biện pháp sau:
a) Mỗi doanh nghiệp thương mại cần xây dựng chiến lược, kế hoạch mở rộng quy mô phân phối;
b) Đầu tư mở rộng mạng lưới kinh doanh cần có phương án cụ thể;
c) Thường xuyên xem xét đánh giá lại toàn bộ tài sản của doanh nghiệp;
d) Áp dụng các biện pháp tránh thất thoát vốn, nợ khó đòi, chiếm dụng vốn của doanh nghiệp bằng cách thanh toán kịp thời tiền bán hàng;
e) Chấn chỉnh qui chế quản lý tài chính trong nội bộ doanh nghiệp theo đúng chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước;
6.2.2. Giải pháp thu hút vốn nước ngoài
- Cần tranh thủ nguồn vốn ODA, vốn viện trợ sử dụng đầu tư phát triển các kết cấu hạ tầng thương mại trọng điểm của tỉnh Điện Biên.
- Cần có chính sách ưu đãi, thông thoáng và tổ chức xúc tiến đầu tư.
6.3. Chính sách phát triển khoa học công nghệ
Tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ tiến hành đổi mới kỹ thuật, công nghệ kinh doanh trên các phương diện như:
- Tích cực thúc đẩy việc áp dụng kỹ thuật quản lý kinh doanh hiện đại, nâng cao khả năng áp dụng tiến bộ khoa học và công nghệ hiện đại của các doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ.
- Thực thi tốt các chính sách có liên quan của Nhà nước về hỗ trợ các doanh nghiệp đổi mới khoa học công nghệ.
- Vận dụng tối đa các biện pháp tài chính nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại tiến hành điều chỉnh cơ cấu, hỗ trợ có trọng điểm việc áp dụng và mở rộng các phương thức phân phối hiện đại.
6.4. Giải pháp phát triển nguồn nhân lực thương mại.
6.4.1. Khuyến khích thu hút các nhà quản trị kinh doanh trong và ngoài nước vào ngành thương mại
6.4.2. Đào tạo, bồi dưỡng nhân lực trong ngành thương mại
6.5. Đổi mới phương thức và tăng cường năng lực quản lý nhà nước đối với thương mại trên địa bàn tỉnh Điện Biên
Các giải pháp cần tập trung vào việc tăng cường đào tạo, bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng để nâng cao trình độ chuyên nghiệp cho từng loại cán bộ; Xây dựng và vận hành quy trình tác nghiệp thống nhất trong tổ chức đồng thời với tăng cường trang bị máy móc và thiết bị công nghệ hiện đại; thực hiện phân công và phân cấp trách nhiệm, quyền hạn rõ ràng cho từng cấp quản lý; thường xuyên tổ chức nghiên cứu và học tập, trao đổi kinh nghiệm với các cơ quan quản lý nhà nước về thương mại của các nước trong khu vực và thế giới; có cơ chế lựa chọn và sử dụng nhân tài đúng đắn, công khai, thúc đẩy tính năng động và sáng tạo của mỗi cán bộ; tranh thủ sự ủng hộ và tham gia của đội ngũ chuyên gia và tư vấn trong nước và nước ngoài...
Bên cạnh đó, cần đẩy mạnh việc thực hiện cải cách hành chính, nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn; thực hiện tốt việc phân cấp quản lý thương mại đi đôi với công tác kiểm tra, thanh tra, giám sát, hậu kiểm đối với các doanh nghiệp theo quy định của pháp luật. Tăng cường phương pháp quản lý thị trường đảm bảo môi trường cạnh tranh bình đẳng.
Đổi mới, củng cố doanh nghiệp thương mại để doanh nghiệp có tiềm lực đủ mạnh. Đổi mới hệ thống tổ chức, mô hình quản lý và cơ chế chính sách để nâng hiệu quả quản lý nhà nước về thương mại trên địa bàn tỉnh. Tổ chức mạng lưới thông tin và công tác dự báo thị trường.
Để nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành quản lý đối với thương mại, cần đẩy mạnh công tác tiêu chuẩn, hợp chuẩn và tăng cường kiểm tra thực hiện các quy định về tiêu chuẩn của ngành thương mại.
6.6. Đẩy mạnh quá trình liên kết giữa thị trường tỉnh Điện Biên với các thị trường trong và ngoài nước.
6.6.1. Giải pháp thúc đẩy và nâng cao hiệu quả liên kết giữa Điện Biên với thị trường các địa phương khác trong nước
6.6.2. Giải pháp thúc đẩy liên kết giữa thị trường Điện Biên với các thị trường ngoài nước có tính chiến lược
6.7. Phương hướng và giải pháp bảo vệ môi trường của ngành thương mại
- Đảm bảo các tiêu chuẩn Việt Nam về thiết kế; Đảm bảo số lượng và chất lượng các hạng mục công trình cần thiết;
- Quy định về phân công trách nhiệm, phối hợp quản lý giữa các ban, ngành, tổ chức tại địa phương trong việc chỉ đạo, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về môi trường;
- Tuyên truyền nâng cao nhận thức trong ngành;
- Phối hợp liên ngành trong việc đảm bảo các tiêu chuẩn VSATTP đối với hàng hoá lưu thông trên thị trường;
- Khuyến khích sử dụng bao bì và bao gói thân thiện với môi trường; Hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng để trở thành người tiêu dùng thông thái.
Căn cứ quyết định này, UBND các huyện, thị xã, thành phố và các Sở, Ngành liên quan của tỉnh có trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện một số nội dung công việc cụ thể như sau:
1. Sở Công thương.
- Chủ trì tổ chức triển khai thực hiện qui hoạch, kế hoạch phát triển Ngành, phối hợp với các cơ quan quản lý Nhà nước hữu quan của tỉnh, phổ biến quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020 và các văn bản điều chỉnh có liên quan đến các Sở, Ngành, UBND thành phố, huyện, thị xã và các doanh nghiệp của các thành phần kinh tế kinh doanh trên địa bàn từng giai đoạn phù hợp với quy hoạch.
- Phối hợp với UBND các huyện, thị, thành phố xây dựng và thực hiện các Quy hoạch phát triển mạng lưới kết cấu hạ tầng của ngành (Quy hoạch mạng lưới chợ, trung tâm thương mại, trung tâm bán buôn, trung tâm mua sắm, siêu thị và cửa hàng lớn... quy hoạch các đường phố thương mại chuyên doanh; các tổng kho,...) và mạng lưới bán buôn, bán lẻ trên từng địa bàn, có các biện pháp và chính sách phù hợp để mạng lưới kết cấu hạ tầng thương mại và các phân ngành bán buôn và bán lẻ của ngành thương mại phát triển hợp lý, hiệu quả.
- Hỗ trợ nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp thương mại của Điện Biên, xây dựng và phối hợp tổ chức thực hiện các đề án về hỗ trợ doanh nghiệp thương mại vừa và nhỏ; đề án hỗ trợ phát triển thương mại điện tử cho doanh nghiệp thương mại; đề án hỗ trợ phát triển phương thức kinh doanh hiện đại cho doanh nghiệp thương mại; đề án hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại áp dụng kỹ thuật, công nghệ kinh doanh hiện đại; đề án hỗ trợ đào tạo, bồi dưỡng nhân lực cho doanh nghiệp thương mại; đề án cải cách các nhà phân phối truyền thống sang hiện đại; đề án xây dựng mạng thông tin của ngành thương mại Điện Biên.
- Chủ động phối hợp với các cơ quan có liên quan xây dựng và trình UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt và ban hành Quy chế khuyến khích đầu tư xây dựng các loại hình thương mại hiện đại trên địa bàn; phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư để thực hiện xúc tiến đầu tư nhằm thu hút các tập đoàn, công ty phân phối lớn vào đầu tư phát triển hệ thống phân phối hiện đại trên địa bàn tỉnh.
- Phối hợp với các cơ quan chức năng xây dựng và ban hành một số Quy định về các hành vi giao dịch, mua bán hàng hoá trên địa bàn tỉnh như :
+ Quy định về hành vi giao dịch nhập hàng của các doanh nghiệp bán lẻ thương mại tỉnh Điện Biên.
+ Quản lý hành vi khuyến mãi của các doanh nghiệp bán lẻ, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của người tiêu dùng, quản lý cạnh tranh.
+ Hợp đồng đại lý tiêu thụ hàng hoá của tỉnh Điện Biên nhằm đảm bảo lợi ích của các bên tham gia, đưa hoạt động dịch vụ đại lý của tỉnh vào nề nếp và phát triển.
+ Quy định thực hiện quản lý, giám sát hoạt động nhượng quyền kinh doanh trong địa bàn tỉnh.
- Xây dựng và tiến tới thành lập Hiệp hội các nhà phân phối của tỉnh Điện Biên và hỗ trợ để nâng cao hiệu quả hoạt động của Hiệp hội trong việc xây dựng và tổ chức thực hiện chiến lược và các chính sách phát triển ngành, thực hiện các chương trình liên kết giữa các nhà phân phối của Điện Biên với các nhà phân phối trong và ngoài nước, cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho các doanh nghiệp thương mại.
- Kiện toàn và nâng cao chất lượng hoạt động của Trung tâm Xúc tiến thương mại hỗ trợ hiệu quả hơn cho các doanh nghiệp. Phát triển các dịch vụ hỗ trợ xuất khẩu như: nghiên cứu phát triển, thiết kế mẫu, xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, dịch vụ vận chuyển, kho bãi, dịch vụ hải quan, tư vấn xuất khẩu,...
- Phát triển cơ sở hạ tầng nhằm thu hút các dự án đầu tư. Đa dạng hoá nguồn vốn và các hình thức đầu tư cho phát triển nguồn hàng xuất khẩu. Đầu tư mạnh cho phát triển các sản phẩm xuất khẩu có hàm lượng giá trị gia tăng cao. Chú trọng đầu tư trên cả 3 mặt: nguồn nhân lực (quản lý, nghiệp vụ và lao động); đổi mới công nghệ; mở rộng sản xuất và tăng năng suất lao động.
2. Sở Kế hoạch và Đầu tư: cân đối, bố trí kế hoạch vốn đầu tư; nghiên cứu đề xuất những cơ chế, chính sách thu hút đầu tư nước ngoài và khuyến khích đầu tư từ khu vực dân doanh; tổ chức các hoạt động xúc tiến đầu tư vào những ngành hàng xuất khẩu chủ lực và vào lĩnh vực thương mại của tỉnh.
3. Sở Xây dựng: Trên cơ sở Quy hoạch phát triển ngành thương mại được phê duyệt, cần đảm bảo bố trí không gian và kiến trúc phù hợp theo tiêu chuẩn cho các loại hình thương mại ở từng khu vực trên địa bàn tỉnh.
4. Sở Tài chính: Phối hợp với các sở, ban ngành tham mưu trình UBND tỉnh:
- Bố trí kinh phí cho các hoạt động xúc tiến thương mại, du lịch, đầu tư và hỗ trợ cho các doanh nghiệp thương mại của tỉnh;
Tham mưu kế hoạch và cơ chế phát triển xuất khẩu các dịch vụ thuộc lĩnh vực tài chính; Quy định về phí và lệ phí và chính sách về thuế để ổn định thị trường và khuyến khích, hỗ trợ phát triển thương mại của tỉnh.
5. Sở Giao thông Vận tải: Trên cơ sở mạng lưới thương mại được quy hoạch,
cần có kế hoạch triển khai hoặc điều chỉnh, bổ sung quy hoạch giao thông của tỉnh, tạo thuận lợi cho phát triển mạng lưới thương mại phục vụ lưu chuyển hàng hoá trên thị trường. Phối hợp với các ngành chức năng tạo thuận lợi cho hoạt động thương mại ở các khu vực trung tâm trong việc cung ứng, bốc dỡ và nhập hàng vào mạng lưới thương mại trên địa bàn tỉnh.
6. Sở Tài nguyên và Môi trường: trên cơ sở qui hoạch phát triển ngành thương mại được phê duyệt, thực hiện điều chỉnh và bổ sung quy hoạch sử dụng đất của tỉnh để ưu tiên dành đất cho phát triển thương mại, xác định địa giới cho các loại hình thương mại đã được quy hoạch. Phối hợp với Sở Công Thương và các sở, ngành có liên quan để xây dựng và ban hành các chính sách sử dụng đất cho phát triển thương mại của tỉnh.
7. Sở Khoa học - Công nghệ: Phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan liên quan, xây dựng và thực hiện chính sách hỗ trợ các doanh nghiệp thương mại của tỉnh áp dụng các công nghệ kinh doanh và quản lý hiện đại, từng bước áp dụng Hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001: 2001, ISO 14000,…
8. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: Chủ trì triển khai thực hiện xây dựng các dự án phát triển ngành hàng đã có quy hoạch; tiếp tục xây dựng các dự án phát triển ngành hàng để có cơ sở lập các dự án mới, tăng quy mô ngành hàng cũ nhằm tạo ra lượng hàng hoá đảm bảo cho tiêu dùng và góp phần vào xuất khẩu.
9. Sở Lao động Thương binh và Xã hội: Chủ trì phối hợp với các ngành có liên quan, chỉ đạo Trung tâm giới thiệu việc làm tỉnh tổ chức sàn giao dịch việc làm nhằm giúp cho người lao động có điều kiện tìm việc làm phù hợp, doanh nghiệp tuyển dụng được lao động đáp ứng yêu cầu sản xuất; cập nhật các thông tin về biến động lao động - việc làm làm tư liệu phân tích và dự báo, định hướng đào tạo nghề cho người lao động; Phối hợp với sở Công Thương xây dựng và ban hành các chính sách ưu đãi để thu hút lao động có trình độ cao, nhân tài vào ngành thương mại. Chỉ đạo các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh lựa chọn ngành nghề đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong đó có lĩnh vực thương mại.
10. Sở Thông tin truyền thông: Chủ trì phối hợp với Sở Khoa học và Công nghệ hướng dẫn thực hiện Chương trình Chính phủ điện tử, thương mại điện tử trên địa bàn; hỗ trợ doanh nghiệp thông tin về công nghệ và chuyển giao công nghệ; phối hợp với Sở Công Thương xây dựng và vận hành mạng thông tin thương mại.
11. Các Huyện, thị, thành phố: phối hợp liên ngành và liên vùng nhằm triển khai các chương trình, kế hoạch và giải pháp đẩy mạnh xuất khẩu và phát triển lĩnh vực thương mại của tỉnh, xây dựng và triển khai các qui hoạch, chương trình, kế hoạch và giải pháp phát triển thương mại trên từng địa bàn. Đảm bảo bố trí và sử dụng cán bộ có năng lực phù hợp, có trình độ chuyên nghiệp về quản lý thương mại.
12. Các doanh nghiệp: chủ động nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh, xuất khẩu, đào tạo cán bộ, ứng dụng công nghệ thông tin, xây dựng và quảng bá thương hiệu, thực hiện xúc tiến thương mại.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Uỷ ban Nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
CÁC DỰ ÁN TRỌNG ĐIỂM CỦA NGÀNH THƯƠNG MẠI TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo quyết định số: 1392/QĐ -UBND ngày 10 tháng 8 năm 2009 của UBND tỉnh Điện Biên)
TT | Tp, Huyện | Dự án | Quy mô diện tích kinh doanh (m2) | Giai đoạn đầu tư | Vốn (tỷ đồng) | ||
2009-2015 | 2016-2020 | 2009-2015 | 2016-2020 | ||||
1. | Tp. Điện Biên Phủ | Trung tâm Thương mại | 12.000 | x | - | 130 | - |
Trung tâm Thương mại – văn phòng đại diện cấp vùng (khu đô thị Đông) | 30.000 | x | - | 150 | - | ||
Trung tâm bán buôn - trung tâm trung chuyển và kho vận cấp vùng (ngoại vi thành phố) | 50.000 | - | x | - | 250 | ||
Trung tâm Hội chợ triển lãm thương mại quốc tế | 30.000 | - | x | - | 150 | ||
Mạng lưới chợ | 53.000 | x | x | 39 | 80 | ||
Mạng lưới xăng dầu | 11.200 | x | x | 6,8 | 7,2 | ||
2. | Tx. Mường Lay | Trung tâm thương mại | 10.000 | x | x | 25 | 25 |
Trung tâm Bán buôn | 20.000 | - | x | - | 100 | ||
Mạng lưới chợ | 8.635 | x | x | 18 | 40 | ||
Mạng lưới Xăng dầu | 7.083 | x | x | 2,4 | 6,8 | ||
3. | H. Tuần Giáo | Trung tâm mua sắm | 10.000 | - | x | - | 25 |
Mạng lưới chợ | 70.845 | x | x | 28 | 46,6 | ||
Mạng lưới xăng dầu | 5.800 | x | x | 6,2 | 4,8 | ||
4. | H. Tủa Chùa | Trung tâm mua sắm | 10.000 |
| x |
| 25 |
Mạng lưới chợ | 43.000 | x | x | 9,1 | 9,9 | ||
Mạng lưới xăng dầu | 3.600 | x | x | 4,2 | 2,4 | ||
5. | H. Điện Biên | Trung tâm thương mại (CK Tây Trang) | 20.000 | - | x | - | 100 |
Tổng kho tập trung (CK) | 30.000 | - | x | - | 150 | ||
Trung tâm thương mại (CK Huổi Puốc) | 20.000 | - | x | - | 100 | ||
Mạng lưới chợ | 85.400 | x | x | 1,6 | 10,8 | ||
Mạng lưới xăng dầu | 11.489 | x | x | 4,4 | 10,6 | ||
6. | H. Điện Biên Đông | Mạng lưới chợ | 33.000 | x | x | 32 | 32,6 |
Mạng lưới xăng dầu | 4.940 | x | x | 3 | 4,8 | ||
7. | H. Mường Ảng | Mạng lưới chợ | 29.000 | x | x | 10 | 7,6 |
Mạng lưới xăng dầu | 5.502 | x | x | 3,6 | 3,2 | ||
8. | H. Mường Chà | Mạng lưới chợ | 30.000 | x | x | 1,8 | 8,8 |
Mạng lưới xăng dầu | 3.445 | x | x | 2,4 | 3,0 | ||
9. | H. Mường Nhé | Trung tâm mua sắm CK A Pa Chải | 10.000 |
| x |
| 5 |
Tổng kho tập trung cửa khẩu A Pa Chải | 30.000 | - | x | - | 15 | ||
Mạng lưới chợ | 51.000 | x | x | 12,4 | 10,8 | ||
Mạng lưới xăng dầu | 4.650 | x | x | 4,8 | 3 |
- Tổng diện tích đất quy hoạch là 743.598 m2
CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHỢ THEO NGHỊ QUYẾT 30A CỦA CHÍNH PHỦ
(Kèm theo quyết định số:1392/QĐ-UBND ngày 10 tháng 8 năm 2009 của UBND tỉnh Điện Biên)
1. Huyện Mường Nhé
+ Giai đoạn đến năm 2010:
STT | Danh mục | Loại chợ | Diện tích QH (M2) | Tổng nhu cầu vốn (tỷ đồng) | Trong đó | Tính chất | |
Ngân sách | Vốn khác | ||||||
1 | Chợ TT huyện Lỵ | II | 5.000 | 5 | 3 | 2 | Xây mới |
2 | Chợ xã Chà Cang | III | 3.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
3 | Chợ xã Nà Hỳ | III | 3.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
4 | Chợ xã M. Toong | III | 3.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
5 | Chợ xã Sín Thầu | III | 10.000 | 5 | 5 |
| Xây mới |
| Tổng số |
| 24.000 | 12,4 | 10,4 | 2 |
|
+ Giai đoạn 2011 - 2020:
ST T | Danh mục | Loại chợ | Diện tích QH (M2) | Tổng nhu cầu vốn (tỷ đ) | Trong đó | Tính chất | |
Ngân sách | Vốn khác | ||||||
1 | Chợ xã M. Nhé | III | 3.000 | 1,2 | 1,2 |
| Xây mới |
2 | Chợ xã chung chải 1 | III | 3.000 | 1,2 | 1,2 |
| Xây mới |
3 | Chợ xã chung chải 2 | III | 3.000 | 1,2 | 1,2 |
| Xây mới |
4 | Chợ xã Sín Thầu 2 | III | 3.000 | 1,2 | 1,2 |
| Xây mới |
5 | Chợ xã Nà Khoa | III | 3.000 | 1,2 | 1,2 |
| Xây mới |
6 | Chợ xã Nà Bủng | III | 3.000 | 1,2 | 1,2 |
| Xây mới |
7 | Chợ xã Pa Tần | III | 3.000 | 1,2 | 1,2 |
| Xây mới |
8 | Chợ xã Quảng Lâm | III | 3.000 | 1,2 | 1,2 |
| Xây mới |
9 | Chợ xã Nậm Kè | III | 3.000 | 1,2 | 1,2 |
| Xây mới |
| Tổng số |
| 27.000 | 10,8 | 10,8 |
|
|
2. Huyện Điện Biên Đông
+ Giai đoạn đến năm 2010:
TT | Danh mục | Loại chợ | Diện tích QH (M2) | Tổng nhu cầu vốn (tỷ đ) | Trong đó | Tính chất | |
Ngân sách | Vốn khác | ||||||
1 | Chợ xã Pú Nhi | III | 3.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
2 | Chợ xã M. Luân | III | 3.000 | 0,8 | 0,8 |
| Cải tạo |
3 | Chợ ngã tư Phì Nhừ | III | 2.500 | 1,0 | 1,0 |
| Xây mới |
| Tổng số |
| 8.500 | 2,6 | 2,6 |
|
|
+ Giai đoạn 2011 - 2020:
TT | Danh mục | Loại chợ | Diện tích QH (M2) | Tổng nhu cầu vốn (tỷ đ) | Trong đó | Tính chất | |
Ngân sách | Vốn khác | ||||||
1 | Chợ xã Chiềng sơ | III | 3.000 | 1,2 | 1,2 |
| Xây mới |
2 | Chợ TTCX Xa dung | III | 2.500 | 1 | 1 |
| Xây mới |
3 | Chợ xã Xa Dung | III | 2.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
4 | Chợ xã Phình Giàng | III | 2.500 | 1 | 1 |
| Xây mới |
5 | Chợ xã Háng Lìa | III | 2.500 | 1 | 1 |
| Xây mới |
6 | Chợ TTCX Na Son | III | 2.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
7 | Chợ TTCX Pú Hồng | III | 2.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
8 | Chợ TTCX Noong U | III | 2.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
9 | Chợ TTCX Tía Dình | III | 2.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
10 | Chợ xã Keo Lôm | III | 2.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
11 | Chợ TTCX Luân Giới | III | 2.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
| Tổng số |
| 24.500 | 9.8 | 9,8 |
|
|
3. Huyện Mường Ẳng
+ Giai đoạn đến năm 2010:
TT | Danh mục | Loại chợ | Diện tích QH (M2) | Tổng Nhu cầu vốn (tỷ đ) | Trong đó | Tính chất | |
Ngân sách | Vốn khác | ||||||
1 | Chợ TT H. M.Ẳng | I | 10.000 | 10 | 3 | 7 | Xây mới |
| Tổng số |
| 10.000 | 10 | 3 | 7 |
|
+ Giai đoạn 2011 – 2020 :
TT | Danh mục | Loại chợ | Diện tích QH (M2) | Tổng nhu cầu vốn (tỷ đ) | Trong đó | Tính chất | |
Ngân sách | Vốn khác | ||||||
1 | Chợ thị tứ Búng Lao | III | 3000 | 1,2 | 1,2 |
| Xây mới |
2 | Chợ xã Xuân Lao | III | 2.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
3 | Chợ xã M. Đăng | III | 2.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
4 | Chợ xã Ngối Cáy | III | 2.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
5 | Chợ xã Ẳng Nưa | III | 2.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
6 | Chợ xã Ẳng Cang | III | 2.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
7 | Chợ xã Ẳng Tở | III | 2.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
8 | Chợ xã Mường Lạn | III | 2.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
9 | Chợ xã Nậm Lịch | III | 2.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
| Tổng số |
| 28.000 | 7,6 | 7,6 |
|
|
4. Huyện Tủa Chùa
+ Giai đoạn đến năm 2010:
TT | Danh mục | Loại chợ | Diện tích QH (M2) | Tổng nhu cầu vốn (tỷ đ) | Trong đó | Tính chất | |
Ngân sách | Vốn khác | ||||||
1 | Chợ TT huyện lỵ | I | 4.000 | 5 | 0,5 | 4,5 | Cải tạo |
2 | Chợ Tả Sín Thàng | III | 3.000 | 1 | 1 |
| Cải tạo |
3 | Chợ Xá Nhè | III | 3.000 | 0,5 | 0,5 |
| Cải tạo |
4 | Chợ xã Tả Phình | III | 3.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
5 | Chợ Sính Phình | III | 3.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
6 | Chợ Huổi Lực | III | 3.000 | 1 | 1 |
| Xây mới |
| Tổng số |
| 19.000 | 9,1 | 4,6 | 4,5 |
|
+ Giai đoạn 2011 - 2020:
TT | Danh mục | Loại chợ | Diện tích QH (M2) | Tổng nhu cầu vốn (tỷ đ) | Trong đó | Tính chất | |
Ngân sách | Vốn khác | ||||||
1 | Chợ Huổi Só | III | 3.000 | 1,2 | 1,2 |
| Xây mới |
2 | Chợ+Kho NS M. Đun | III | 6.000 | 2,4 | 1,4 | 1 | Xây mới |
3 | Chợ Mường Báng | II | 3.000 | 1,5 | 0,5 | 1 | Xây mới |
4 | Chợ xã Trung thu | III | 2.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
5 | Chợ xã Sín Chải 1 | III | 2.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
6 | Chợ xã Sín Chải 2 | III | 2.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
7 | Chợ Lao Xả Phình | III | 2.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
8 | Chợ Tủa Thàng 1 | III | 2.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
9 | Chợ Tủa Thàng 2 | III | 2.000 | 0,8 | 0,8 |
| Xây mới |
| Tổng số |
| 24.000 | 9,9 | 7,9 | 2 |
|
- 1Quyết định 738/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 2Quyết định 1333/QĐ-CT năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Quảng Bình đến năm 2020
- 3Quyết định 1858/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 1Luật Đầu tư 2005
- 2Nghị định 92/2006/NĐ-CP về việc lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 3Quyết định 230/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 01/2007/TT-BKH hướng dẫn Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội do Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 5Quyết định 27/2007/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển thương mại trong nước đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Nghị định 04/2008/NĐ-CP sửa đổi Nghị định 92/2006/NĐ-CP về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
- 8Quyết định 738/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Nam Định giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 9Quyết định 1333/QĐ-CT năm 2012 phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Quảng Bình đến năm 2020
- 10Quyết định 1858/QĐ-UBND phê duyệt quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Bến Tre giai đoạn 2011-2020, tầm nhìn đến năm 2025
- 11Nghị quyết 167/2009/NQ-HĐND thông qua Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020
Quyết định 1392/QĐ-UBND năm 2009 phê duyệt Quy hoạch phát triển thương mại tỉnh Điện Biên giai đoạn đến năm 2020
- Số hiệu: 1392/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 10/08/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Bùi Viết Bính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 10/08/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra