Hệ thống pháp luật

BỘ TÀI NGUYÊN VÀ
MÔI TRƯỜNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
---------

Số: 1388/QĐ-BTNMT

Hà Nội, ngày 11 tháng 7 năm 2008

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 03/2008/NQ-CP NGÀY 11/01/2008 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ NHIỆM KỲ 2007 - 2011

Căn cứ Nghị định số 25/2008/NĐ-CP ngày 04 tháng 3 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ tài nguyên và Môi trường;
Căn cứ Nghị quyết số 03/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2007 - 2011;
Theo đề nghị của Vụ trưởng Vụ Kế hoạch,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị quyết số 03/2008/NQ-CP ngày 11 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ về việc Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2007 - 2011.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng Bộ, Vụ trưởng các Vụ: Kế hoạch, Tài chính, Pháp chế, Thủ trưởng các đơn vị khác trực thuộc Bộ; Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

BỘ TRƯỞNG




Phạm Khôi Nguyên

 

CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG

CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 03/2008/NQ-CP NGÀY 11 THÁNG 01 NĂM 2008 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ NHIỆM KỲ 2007-2011
 (Ban hành theo Quyết định số 1388/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Thực hiện Nghị quyết số 03/2008/NQ-CP ngày 1 1 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2007-2011, Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng Chương trình hành động của Bộ giai đoạn 2007 - 2011 với những nội dung chủ yếu sau:

A. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CHỦ YẾU

I. Mục tiêu

Nâng cao hiệu lực và hiệu quả quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, thực hiện kinh tế hóa theo hướng ngành kinh tế - kỹ thuật, góp phần đưa nước ta phát triển nhanh, có hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo vệ môi trường và công bằng xã hội; nâng cao vai trò và giá trị đóng góp của ngành tài nguyên và môi trường đối với tăng trưởng kinh tế của đất nước; khẳng định ngành tài nguyên và môi trường là một trong những ngành chủ lực tham gia vào quá trình phát triển bền vững đất nước; nâng cao trình độ, tiềm lực khoa học công nghệ, gắn khoa học công nghệ với thực tiễn công tác quản lý của ngành, nhằm nâng cao chất lượng công tác điều tra cơ bản và dự báo về tài nguyên thiên nhiên và môi trường; đẩy mạnh cải cách hành chính và đổi mới lề lối làm việc; tăng cường hợp tác và hội nhập quốc tế; hoàn thiện tổ chức bộ máy và tăng cường đào tạo nâng cao năng lực cán bộ; tăng cường công tác quản lý hướng về địa phương và cơ sở.

II. Nhiệm vụ chủ yếu

1. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật, chiến lược về tài nguyên và môi trường; đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường

1.1.Đánh giá hiệu quả của hệ thống chính sách, pháp luật trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, trên cơ sở đó đề xuất việc bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường sát với thực tế cuộc sống và mang tính khả thi cao. Đặc biệt, tập trung xây dựng, hoàn thiện các chính sách, pháp luật về kinh tế, tài chính tài nguyên và môi trường, trong đó đề xuất các nội dung liên quan tới cơ chế tài chính khi sử dụng các sản phẩm từ các số liệu điều tra cơ bản, nhằm vừa tăng cường nguồn thu cho ngân sách nhà nước, vừa tăng cường hiệu quả quản lý tài nguyên và môi trường; xây dựng và hoàn thiện các chiến lược quản lý tổng hợp tài nguyên và môi trường; xác lập ngành tài nguyên và môi trường là ngành cấp I trong hệ thống ngành kinh tế quốc dân làm cơ sở cho việc xây dựng kế hoạch, đầu tư và bố trí nhiệm vụ chi ngân sách nhà nước đúng mục tiêu và có hiệu quả; từng bước hoàn thiện cơ chế thu, chi ngành tài nguyên và môi trường.

1.2. Thiết kế, điều chỉnh hệ thống cơ chế, chính sách, pháp luật có liên quan theo các nhóm mục tiêu nêu trên và các yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế về tài nguyên và môi trường; rà soát, điều chỉnh, bổ sung, hệ thống hoá các văn bản quy phạm pháp quật thuộc lĩnh vực tài nguyên và môi trường trong thực hiện các điêu ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên.

1.3. Xây dựng, hoàn thiện và trình Chính phủ 07 dự án Luật: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai; Luật Tài nguyên nước (sửa đổi); Luật Bảo vệ tài nguyên và môi trường biển; Luật Khoáng sản (sửa đổi); Luật Đa dạng sinh học; Luật Khí tượng thuỷ văn; Luật Đo đạc và bản đồ và các Nghị định hướng dẫn liên quan.

1.4. Xây dựng, trình Chính phủ phê duyệt và tổ chức thực hiện tốt các chiến lược và kế hoạch: Chiến lược phát triển bền vững ngành tài nguyên và môi trường trong chiến lược phát triển bền vững của Việt Nam (Agenda 21 ); Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp dải ven bơ; Chiến lược phát triển bền vững biển Việt Nam đến năm 2020; Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu; Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020; Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020; Chiến lược phát triển ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam đến năm 2020; Chiến lược ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin tài nguyên và môi trường đến năm 2015 và định hướng đến 2020; Kế hoạch hành động quốc gia về sức khỏe môi trường đến năm 2015; Quy hoạch Điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định hướng đến năm 2020.

1.5. Rà soát văn bản quy phạm pháp luật của ngành để khắc phục các quy định chồng chéo. Rà soát, điều chỉnh, bổ sung, chuyển đổi các quy trình, quy phạm thành quy chuẩn kỹ thuật; xây dựng các quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật chính sách hỗ trợ nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thuộc các lĩnh vực quản lý tài nguyên và môi trường.

1.6. Tiếp tục triển khai kế hoạch phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường ở các cấp, đặc biệt là các văn bản quy phạm pháp luật mới ban hành hoặc đã ban hành nhưng chưa được phổ biến sâu rộng; xây dựng, bồi dưỡng đội ngũ báo cáo viên, cộng tác viên phổ biến, giáo dục pháp luật về tài nguyên và môi trường.

1 7 Phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, nhà xuất bản trong việc tuyên truyền và xuất bản ấn phẩm, giới thiệu các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên và môi trường.

1.8. Tuyên truyền sâu rộng, có trọng tâm, trọng điểm những nội dung thiết thực đến từng đối tượng cụ thể có liên quan đến việc thi hành pháp luật về tài nguyên và môi trường. Thường xuyên cập nhật thông tin và đưa các quy trình, thủ tục và mẫu hồ sơ cấp phép trong các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ lên các trang thông tin điện tử của ngành, Chính phủ.

2. Xây dựng, kiện toàn tổ chức bộ máy và nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý của ngành tài nguyên và môi trường

2.1 Kiện toàn và nâng cao năng lực hệ thống tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường đủ mạnh, trong sạch từ Trung ương đến địa phương; nâng cao chất lượng, hiệu lực và hiệu quả nhiệm vụ quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường, đặc biệt là ở cấp cơ sở.

2.2 Tiếp tục đổi mới tổ chức và hoạt động của các đơn vị sự nghiệp, phân biệt rõ chức năng quản lý nhà nước và hoạt động sự nghiệp; thực hiện có hiệu quả cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm của các đơn vị sự nghiệp công lập.

2.3 Xây dựng quy hoạch và tổ chức tốt việc đào tạo, bồi dưỡng cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ khoa học, nhất là cán bộ có trình độ, chuyên môn sâu trong các lĩnh vực tài nguyên và môi trường, khắc phục tình trạng hụt hẫng cán bộ khoa học đầu ngành hiện nay; bố trí, sử dụng và luân chuyển cán bộ hợp lý; tăng cường gửi cán bộ trẻ đi đào tạo và đào tạo lại ở một số nước tiên tiến trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường; có chính sách đãi ngộ thoả đáng đối với cán bộ, trọng tâm ưu tiên là các cán hộ công tác ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn; xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nguồn nhân lực ngành tài nguyên và môi trường chú trọng xây dựng nội bộ đoàn kết, nhất trí, bảo đảm bộ máy trong sạch, vững mạnh; tăng cường vai trò của các tổ chức đoàn thể trong việc thực thi các nhiệm vụ của Bộ, đẩy mạnh phong trào thi đua yêu nước trong ngành tài nguyên và môi trường.

2.4. Hiện đại hóa công tác hành chính và quy trình, thủ tục, dịch vụ công trong ngành tài nguyên và môi trường. Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Tài nguyên và Môi trường; giữa cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên, môi trường với các cơ quan có liên quan trong việc giải quyết các vấn đề về tài nguyên và môi trường. Đẩy mạnh hướng dẫn, kiểm tra, tháo gỡ vướng mắc cho các địa phương và cơ sở.

2.5 Nghiên cứu và triển khai mô hình quản lý cấp vùng.

2.6 Xây dựng và triển khai thực hiện chính sách thu hút, sử dụng và đãi ngộ thoả đáng những chuyên gia giỏi, người có tài ở trong nước và ngoài nước làm việc cho ngành tài nguyên và môi trường.

3. Tăng cường phân cấp quản lý, đẩy mạnh cải cách hành chính

3.1. Tiếp tục thiết lập cơ chế phân cấp và quản lý việc phân cấp quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường cho các Bộ, ngành, địa phương theo hướng minh bạch và hiệu quả. Đẩy mạnh chuyển giao các kết quả nghiên cứu và tư liệu có liên quan do Bộ thực hiện và quản lý cho các Bộ, ngành và địa phương theo quy định.

3.2. Thực hiện phân cấp về kế hoạch, tài chính; khoa học - công nghệ; tổ chức cán bộ; hợp tác quốc tế và các lĩnh vực chuyên môn khác thuộc thẩm quyền của Bộ trưởng cho Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ, nhằm giúp các đơn vị chủ động hơn trong thực hiện nhiệm vụ được giao; các Vụ chức năng dành thời gian đi sâu thực hiện chức năng hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện, sâu sát cơ sở và nắm chắc thông tin ở cơ sở.

3.3. Tập trung cải cách thủ tục hành chính, trong hoạt động cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; cấp phép thăm dò, khai thác, sử dụng tài nguyên nước, khoáng sản; thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược, thẩm định và phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường, tham gia góp ý kiến các nội dung liên quan đến lĩnh vực tài nguyên và môi trường đối với các chiến lược, quy hoạch, các chương trình, dự án của các Bộ, ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân theo hướng đơn giản, thuận tiện, minh bạch và rút ngắn thời gian thẩm định, phê duyệt.

3.4. Tiếp tục hoàn thiện cơ chế "một cửa" đối với một số công việc liên quan đến các thủ tục hành chính, tiến tới thực hiện đối với tất cả các loại công việc có liên quan đến thủ tục hành chính thuộc các lĩnh vực do Bộ quản lý.

3.5 Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác quản lý nhà nước về tài nguyên, và môi trường; các cơ quan quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường các cấp thường xuyên tổ chức đối thoại với doanh nghiệp và người dân thông qua nhiều hình thức, trong đó có hình thức giao lưu trực tuyến, trả lời trực tuyến qua mạng intemet; kịp thời xử lý các vướng mắc, khó khăn của doanh nghiệp và người dân liên quan đến các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

3.6 Đẩy mạnh việc áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của cơ quan Bộ và các đơn vị trực thuộc Bộ.

4. Đẩy mạnh công tác kiểm tra, thanh tra

4.1. Tập trung công tác kiếm tra, thanh tra việc thực hiện pháp luật về tài nguyên, môi trường theo cả chiều rộng và chiều sâu, trong đó trọng tâm là các lĩnh vực quản lý nhà nước về đất đai, địa chất - khoáng sản, môi trường, tài nguyên nước và khí tượng thủy văn; tăng cường thanh tra nội bộ; thiết lập mối liên kết trong công tác thanh tra, kiểm tra giữa Bộ và các Sở Tài nguyên và Môi trường.

4.2. Thực hiện kiểm tra, thanh tra hành chính đối với các đơn vị trực thuộc Bộ, đặc biệt là việc thi hành Luật Phòng, chống tham nhũng và Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí theo Nghị quyết Hội nghị lân thứ ba Ban Chấp hành Trung ương Đảng khoá X. Đối với những vụ việc có dấu hiệu vi phạm pháp luật, những đơn tố cáo, kịp thời tổ chúc thanh tra có kết luận rõ ràng, nghiêm minh theo quy định của pháp luật.

4.3 Cải tiến phương thức tiếp công dân bảo đảm đúng người, đúng việc; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Trung ương và địa phương giải quyết dứt điểm các vụ việc thuộc thẩm quyền và trách nhiệm của Bộ; hỗ trợ các địa phương giải quyết các vụ khiếu nại có nội dung phức tạp của công dân về tài nguyên và môi trường.

4.4 Tăng cường công tác hướng dẫn nghiệp vụ thanh tra chuyên ngành cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để xây dựng lực lượng thanh tra chuyên ngành tài nguyên và môi trường tại các địa phương đủ sức đảm đương nhiệm vụ.

5. Tăng cường đầu tư, đa dạng hoá và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho các lĩnh vực tài nguyên và môi trường

5.1 Tăng đầu tư từ ngân sách nhà nước cho các lĩnh vực tài nguyên và môi trường, đặc biệt là các hoạt động điều tra cơ bản, xây dựng cơ sở dữ liệu thông tin tài nguyên và môi trường.

5.2. Huy động nguồn đầu tư từ các doanh nghiệp và đóng góp của nhân dân thông qua các chính sách, cơ chế phù hợp; bảo đảm đầu tư không dưới 1% tổng chi ngân sách nhà nước hàng năm cho sự nghiệp môi trường, ưu tiên đầu tư xử lý các vấn đề môi trường bức xúc.

5.3. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế, vận động các nguồn vốn ngoài nước, kể cả vốn vay ODA cho các lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

6. Đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác điều tra cơ bản phục vụ trực tiếp quản lý nhà nước về tài nguyên và môi trường

6.1. Rà soát, đánh giá tiềm lực, trình độ khoa học và công nghệ của toàn ngành để làm căn cứ xây dựng và triển khai thực hiện lộ trình đổi mới, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác nghiên cứu khoa học, đổi mới công nghệ trong các 1ĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ; tăng cường công tác dự báo khoa học và công nghệ nhằm định hướng có hiệu quả cho công tác xây dựng và ban hành cơ chế chính sách các lĩnh vực quản lý nhà nước thuộc phạm vi quản lý của Bộ.

6.2. Triển khai thực hiện Kế hoạch khoa học công nghệ 5 năm (2006 - 2010) của Bộ theo Chiến lược phát triển khoa học công nghệ Việt Nam đến năm 2010; xây dựng và triển khai các đề tài, dự án khoa học công nghệ về biến đổi khí hậu.

6.3. Xây dựng và hoàn chỉnh các quy hoạch sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ môi trường; củng cố và từng bước hiện đại hoá mạng lưới quan trắc tài nguyên và môi trường; tăng cường năng lực, thiết bị để từng bước nâng cao độ chính xác trong cảnh báo, dự báo các hiện tượng thời tiết nguy hiểm như bão, áp thấp nhiệt đới, lũ quét, lụt, sạt lở đất, hạn hán...

6.4. Điều tra cơ bản, đánh giá tổng hợp tải nguyên đất, nước, địa chất - khoáng sản; điều tra, đánh giá hiện trạng môi trường; điều tra, đánh giá tác động, giám sát biến động vỏ trái đất và dự báo, cảnh báo: trượt đất, lở đất, động đất sóng thần; đẩy mạnh các hoạt động điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển; xây dựng cơ sở dữ liệu ngành Tài nguyên và Môi trường; có biện pháp hiệu quả thực hiện chủ trương thương mại hoá các số liệu điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường.

6.5. Triển khai thực hiện Kế hoạch 5 năm 2006 - 2010 của ngành tài nguyên và môi trường. Thiết kế và sớm vận hành hệ thống giám sát tài nguyên và môi trường quốc gia; tạo lập kênh thông tin báo cáo mới về hiện trạng tài nguyên và môi trường.

7. Đẩy mạnh hợp tác quốc tế trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường

7.1. Tiếp tục củng cố và mở rộng các mối quan hệ song phương và đa phương, tăng cường và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, tranh thủ nguồn lực, nguồn vốn, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý và đào tạo cán bộ cho lĩnh vực tài nguyên và môi trường.

7.2. Triển khai thực hiện Chương trình hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Chương trình hành động của Chính phủ về một số chủ trương, chính sách lớn để nền kinh tế phát triển nhanh và bên vững khi Việt Nam là thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới giai đoạn 2007 – 2010 (ban hành kèm theo Quyết định số 1819/QĐ-BTNMT ngày 16 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường); thực hiện quyền và nghĩa vụ của thành viên đối với các tổ chức quốc tế và khu vực, các điều ước quốc tế và các hiệp định hợp tác; thực hiện có hiệu quả các dự án đã được ký kết.

7.3. Xây dựng chiến lược hợp tác, huy động tối đa và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực quốc tế cho các lĩnh vực tài nguyên và môi trường. Tăng cường điều phối và vận động các nhà tài trợ hỗ trợ xây dựng 07 dự án Luật của Bộ, nhất là đối với dự án Luật Khoáng sản (sửa đổi), Luật Khí tượng thuỷ văn, Luật Đo đạc và Bản đồ.

7.4 Chú trọng tăng cường hợp tác quốc tế ở cấp địa phương và cơ sở; tăng cường hợp tác với các quốc gia có chung đường biên giới, nhất là có chung các con sông; hạn chế tối đa các tác động xấu của quá trình toàn cầu hoá đối với tài nguyên và môi trường nước ta.

III. Mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp cụ thể của từng lĩnh vực

1. Lĩnh vực đất đai

1.1 Mục tiêu

Hoàn thiện cơ bản hệ thống pháp luật về đất đai; phát huy nguồn lực đất đai trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước; khắc phục có hiệu quả những yếu kém trong công tác quản lý đất đai; đưa công tác quản lý đất đai ngày càng đi vào trật tự, kỷ cương, nền nếp; hoàn thiện và phát triển hệ thống quản lý đất đai hiện đại.

1 2 Nhiệm vụ, giải pháp

1.2.1. Tiếp tục xây đựng, hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và sử dụng đất, bảo đảm tính thống nhất, đầy đủ và khả thi; khắc phục tình trạng văn bản chồng chéo, khó áp dụng; xây dựng và trình ban hành luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đất đai, tiến tới xây dựng Bộ luật Đất đai. Xây dựng và trình ban hành Nghị quyết của Chính phủ về đẩy nhanh tiến độ cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Rà soát trình Quốc hội sửa đổi những vướng mắc trong Luật Đất đai, Luật Nhà ở và các luật có liên quan để thống nhất cấp 01 (một) loại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cùng với quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất; điều chỉnh chính sách tài chính theo hướng miễn, giảm đóng góp của người dân khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu; đơn giản hoá hồ sơ, thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để phấn đấu đến năm 2010 hoàn thành cơ bản việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất lần đầu đối với tất cả các loại đất trên phạm vi cả nước. Xây dựng và hoàn chỉnh Quy hoạch sử dụng đất cả nước giai đoạn 2011 - 2020 và Kế hoạch sử dụng đất 5 năm 2011 -2015 cả nước và các cấp hành chính:

1.2.2. Tăng cường công tác điều tra cơ bản về đất đai, ưu tiên dầu tư xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai gồm bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất; xây dựng và vận hành hệ thống thông tin điện tử, đáp ứng nhu cầu thông tin về đất đai cho quản lý và sử dụng đất tư nhiều nguồn vốn (kể cả trích một phần khoản thu ngân sách từ đất đai và vốn ODA), đáp ứng nhu cầu các cơ quan, tổ chức nhà nước và cộng đồng dân cư; có biện pháp hiệu quả thực hiện chủ trương thương mại hóa các số liệu điều tra cơ bản về đất đai.

1.2.3. Tiếp tục rà soát, điều chỉnh, nâng cao chất lượng quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất các cấp, đặc biệt là quy hoạch sử dụng đất cấp xã, theo hướng, bảo đảm khai thác sử dụng đất có hiệu quả; quản lý chặt việc tổ chức thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; nâng cao tính dân chủ, công khai, khả thi, khắc phục triệt để tình trạng quy hoạch "treo", dự án "treo"; bảo đảm sự thống nhất giữa quy hoạch sử dụng đất và các quy hoạch khác; quy hoạch, xác đỉnh rõ diện tích đất chuyên trồng lúa nước trên tùng địa bàn tỉnh, huyện, xã để bảo vệ nghiêm ngặt, bảo đảm an ninh lương thực; giám sát chặt chẽ việc thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2006 - 2010 của các cấp.

1.2.4. Thành lập, kiện toàn tổ chức hệ thống Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh gắn với cơ chế hành chính "một cửa" ; các Trung tâm phát triển quỹ đất của các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

1.2.5. Chấn chỉnh công tác giao đất, cho thuê đất, thu hồi đất theo hướng xây dựng quy trình chặt chẽ, giao hoặc cho thuê đúng mục đích, đúng đối tượng; củng cố tăng cường tổ chức phát triển quỹ đất, đẩy mạnh việc áp dụng hình thức đấu giá quyền sử dụng đất đối với đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp và đất ở; thu hồi đất không sử dụng, chậm tiến độ sử dụng, sử dụng không đúng mục đích.

1.2.6. Hoàn thành việc lập bản đồ địa chính, hồ sơ địa chính và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất để tạo điều kiện đẩy mạnh hoạt động của thị trường bất động sản.

1.2.7. Đổi mới hệ thống tài chính đất đai nhằm khắc phục tình trạng giá đất do các địa phương quy định chưa sát với giá chuyển nhượng quyền sử dụng đất thực tế trên thị trường trong điều kiện bình thường, đảm bảo công bằng, nâng cao hiệu quả sử dụng tài nguyên đất, tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.

1.2.8. Khắc phục những yếu kém hiện nay trong công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư; đảm bảo quyền lợi chính đáng cho người sử dụng đất hợp pháp.

1.2.9. Đổi mới công tác giải quyết tranh chấp đất đai, khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực đất đai. Tiếp nhận ý kiến phản hồi từ tổ chức, cá nhân để hoàn thiện và xây dựng hệ thống quản lý đất đai (thể chế, bộ máy tổ chức).

2. Lĩnh vực tài nguyên nước

2.1 Mục tiêu

Bảo đảm khai thác, sử dụng tài nguyên nước một cách hợp lý, tiết kiệm, hiệu quả nhằm đáp ứng nhu cầu nước cho dân sinh và phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn với bảo vệ môi trường; tăng cương bảo vệ tài nguyên nước với nhiệm vụ trọng tâm là phòng, chống có hiệu quả tình trạng làm cạn kiệt, ô nhiễm nguồn nước; nâng cao tỷ trọng đóng góp của tài nguyên nước cho tăng trưởng kinh tế, hướng tới chủ trương kinh tế hóa trong lĩnh vực quản lý tài nguyên nước.

2.2. Nhiệm vụ, giải pháp

2.2.1. Đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật về tài nguyên nước, trong đó có việc tập trung xây dựng Luật Tài nguyên nước (sửa đổi), hoàn thiện bộ máy quản lý tài nguyên nước từ Trung ương đến địa phương.

2.2.2. Tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược quốc gia về tài nguyên nước đến năm 2020.

2.2.3. Đẩy mạnh công tác quy hoạch tài nguyên nước; tổ chức thực hiện kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước quốc gia.

2.2.4. Tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các công cụ kinh tế, tải chính trong lĩnh vực tài nguyên nước.

2.2.5. Nhanh chóng xác định ngưỡng giới hạn khai thác nước đối với các sông và các tầng chứa nước, khu vực dự trữ, hạn chế khai thác nước dưới đất; xây dựng kế hoạch điều hòa, phân bổ tài nguyên nước giữa các vùng, các địa phương theo vùng lãnh thổ và trong phạm vi cả nước.

2.2.6. Tăng cường công tác điều tra cơ bản; triển khai mạng quan trắc tài nguyên nước, thành lập hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu quốc gia vê tài nguyên nước.

2.2.7. Tổ chức có hiệu quả việc cấp phép trong lĩnh vực tài nguyên nước, tiến tới chấm dứt tình trạng khai thác tài nguyên nước, xả nước thải vào nguồn nước không có giấy phép.

2.2.8. Mở rộng và nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế nhằm tăng cường nguồn lực, tranh thủ nguồn vốn, công nghệ tiên tiến, kinh nghiệm quản lý và đào tạo cán bộ trong lĩnh vực tài nguyên nước.

2.2.9. Tuyên truyền sâu rộng pháp luật về tài nguyên nước trong nhân dân.

3. Lĩnh vực địa chất và tài nguyên khoáng sản

3.1. Mục tiêu

Tăng cường công tác điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản, làm rõ các tiềm năng tài nguyên khoáng sản, điều kiện cấu trúc, môi trường địa chất phục vụ quy hoạch, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước về tài nguyên khoáng sản bảo đảm nguồn lực khoáng sản được sử dụng hợp lý, tiết kiệm, có hiệu quả trên cơ sở tăng cường chế biến sâu, nâng cao tối đa độ thu hồi quặng và thành phần có ích trong khai thác khoáng sản đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, ổn định và lâu dài, đồng thời tăng hiệu quả kinh tế, giảm thiểu các tác động đến môi trường, bảo đảm an ninh, quốc phòng và trật tự an toàn xã hội trong hoạt động khoáng sản.

3.2 Nhiệm vụ, giải pháp

3.2.1. Tiếp tục hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về địa chất - khoáng sản; xây dựng Luật Khoáng sản (sửa đổi) trình Quốc hội Khoá XII thông qua vào đầu năm 2010; chủ trì, phối hợp với các Bộ, ngành liên quan xây dựng các Nghị định và văn bản hướng dẫn thi hành Luật, sau khi Luật được Quốc hội thông qua.

3.2.2. Phối hợp với các Bộ Công thương, Xây dựng đẩy nhanh tiến độ công tác lập, phê duyệt quy hoạch thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng khoáng sản (quy hoạch khoáng sản); phối hợp với UBND các cấp khoanh định khu vực cấm, tạm thời cấm hoạt động khoáng sản theo quy định của Luật Khoáng sản; triển khai thực hiện Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định hướng đến năm 2020; xây dựng Chiến lược phát triển công nghiệp khai khoáng Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến 2025.

3.2.3. Chỉ đạo, phối hợp chặt chẽ với các Sở Tài nguyên và Môi trường đôn đốc các tổ chức, cá nhân hoạt động khoáng sản thực hiện nghiêm chỉnh chế độ báo cáo định kỳ hoạt động khoáng sản; chỉ đạo thực hiện tốt công tác thống kê, kiểm kê tài nguyên khoáng sản hàng năm để đánh giá đúng tiềm năng khoáng sản và tình hình hoạt động khoáng sản ở từng địa phương, phục vụ công tác xây dựng quy hoạch, kế hoạch bảo vệ, khai thác, sử dụng hợp lý tài nguyên khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường.

3.2.4. Tiếp tục thực hiện công tác phổ biến, tuyên truyền sâu rộng pháp luật về khoáng sản; xây dựng hệ thống thanh tra chuyên ngành khoáng sản; tăng cường có hiệu quả công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản, đặc biệt là công tác kiểm tra "hậu' cấp giấy phép hoạt động khoáng sản; có biện pháp hiệu quả hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng khai thác khoáng sản trái phép vào năm 2010; kiên quyết xử lý việc cấp phép hoạt động khoáng sản không đúng quy định của pháp luật.

3.2.5. Tăng cường công tác điều tra cơ bản địa chất, điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản, điều tra môi trường địa chất và tai biến địa chất, đáp ứng các nhu cầu của các cơ quan, tổ chức nhà nước và cộng đồng dân cư; xuất bản thông tin rộng rãi, kịp thời các kết quả điều tra cơ bản. Tiến hành khẩn trương việc thực hiện đề án thăm dò các mỏ Urani Ở Quảng Nam vì mục đích hoà bình; đề án điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan-zericon trong tầng cát đỏ khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận và bắc Bà Rịa- Vũng Tàu.

4. Lĩnh vực môi trường

4.1 Mục tiêu

Tích cực phòng ngừa, hạn chế mức độ gia tăng ô nhiễm, khắc phục tình trạng suy thoái và cải thiện chất lượng môi trường; giải quyết một bước cơ bản tình trạng suy thoái môi trường ở các khu công nghiệp, các khu dân cư đông đúc ở các thành phố và một số vùng nông thôn; cải tạo và xử lý ô nhiễm môi trường trên các dòng sông, hồ ao, kênh mương; khai thác và sử dụng hợp lý, tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên; ứng phó và khắc phục hiệu quả các sự cố môi trường; bảo đảm cân bằng sinh thái ở mức cao, bảo tồn thiên nhiên và giữ gìn đa dạng sinh học; chủ động thực hiện và đáp ứng các yêu cầu về môi trường trong hội nhập kinh tế quốc tế, hạn chế các ảnh hưởng xấu của quá trình toàn cầu hóa, bảo đảm phát triển bền vững đất nước. Hoàn thành các chỉ tiêu cụ thể đến năm 2010 theo Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X của Đảng.

4.2 Nhiệm vụ, giải pháp

4.2.1. Tiếp tục xây dựng, hoàn thiện và ban hành các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ môi trường; hướng dẫn thực hiện Luật Bảo vệ môi trường năm 2005; Luật Đa dạng sinh học; xây dựng Luật không khí sạch, Luật về bảo vệ môi trường biển; xây dựng và tổ chức thực hiện quy hoạch bảo tồn đa dạng sinh học.

4.2.2. Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương tăng cường quản lý, sử dụng đúng mục đích và có hiệu quả nguồn chi sự nghiệp môi trường; phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Nghị định của Chính phủ về phí bảo vệ môi trường đối với khí thải; ban hành và áp dụng một số hình thức ký quỹ, đặt cọc trong bảo vệ môi trường đối với khai thác khoáng sản; ban hành cơ chế, chính sách khuyến khích phát triển dịch vụ môi trường; nhân rộng các mô hình tự quản, tiên tiến về bảo vệ môi trường; vận hành tối ưu Quỹ Bảo vệ môi trường Việt Nam.

4.2.3. Tiếp tục kiện toàn và nâng cao năng lực tổ chức quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường ở các cấp và các ngành.

4.2.4. Phối hợp với các Bộ, ngành và địa phương giải quyết triệt để các vấn đề môi trường bức xúc, các "điểm nóng" về môi trường.

4.2.5. Đa dạng hoá và sử dụng có hiệu quả các nguồn vốn đầu tư cho bảo vệ môi trường; từng bước tăng tỷ lệ chi ngân sách, bảo đảm năm sau cao hơn năm trước, đặc biệt là nguồn vốn sự nghiệp môi trường.

4.2.6. Tổ chức triển khai thực hiện Chiến lược Bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2010 và định hướng đến năm 2020 và các Kế hoạch hành động bảo vệ môi trường đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.

4.2.7. Ra soát, điều chỉnh, bổ sung và chuyển đổi tiêu chuẩn Việt Nam về môi trường thành quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về môi trường phù hợp với pháp luật về tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật; tiến hành quy hoạch, tăng cường đầu tư và nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống quan trắc tài nguyên và môi trường quốc gia. Thúc đẩy hợp tác quốc tế, đáp ứng các cam kết với cộng đồng quốc tế về bảo vệ môi trường.

4.2.8. Đổi mới và nâng cao chất lượng công tác thẩm định đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác động môi trường, cam kết bảo vệ môi trường và đề án bảo vệ môi trường; tăng cường hoạt động kiểm tra, giám sát sau thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường.

4.2.9 Đẩy mạnh phân công, phân cấp quản lý nhà nước vê bảo vệ môi trường cho các Bộ, ngành, địa phương, đặc biệt đối với hoạt động thẩm định, giám sát sau thẩm định; tăng cường công tác kiểm tra, thanh tra thực thi pháp luật về bảo vệ môi trường theo định kỳ và đột xuất.

4.2.10. Tăng cường chỉ đạo thực hiện xử lý ô nhiễm nguồn nước, cải thiện môi trường nước ở các lưu vực sông Cầu, sông Nhuệ - sông Đáy, sông Đồng Nai, khu vực ven biển; cải thiện chất lượng môi trường không khí các đô thị, khu công nghiệp, làng nghề; quản lý chất thải rắn và chất thải nguy hại.

4.2.11. Tăng cường công tác nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ tiên tiến về bảo vệ môi trường; xây dựng mô hình thí điểm và triển khai các mô hình công nghệ xử lý ô nhiễm môi trường, trong đó có việc phổ biến các mô hình phân loại rác tại nguồn, giảm thiểu, tái chế và tái sử dụng chất thải và thực hiện quản lý, lưu giữ, chôn lấp chất thải đúng kỹ thuật, hợp vệ sinh; tổng kết và nhân rộng các mô hình, điển hình tiên tiến vê bảo vệ môi trường.

4.2.12. Bảo vệ đa dạng sinh học, xác định các khu đặc chủng để bảo tồn và mở rộng các khu bảo tồn thiên nhiên, bảo vệ các vùng đất ngập nước, rừng ngập mặn, cửa sông và khu ven biển, các hệ sinh thái thuỷ sinh; bảo vệ, phục hồi và phát triển các vùng đất bị thoái hóa, ô nhiễm; khắc phục một số "điểm nóng" về môi trường, đặc biệt các "điểm nóng do ô nhiễm chất độc da cam/điôxin trong chiến tranh gây ra.

4.2.13. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền và xã hội hoá hoạt động bảo vệ môi trường. Vận hành hệ thống quản lý thông tin, đảm bảo cung cấp thông tin chất lượng môi trường kịp thời, chính xác cho cộng đồng và các cấp quản lý.

5. Lĩnh vực khí tượng thuỷ văn

5. 1 Mục tiêu

Xây dựng, hoàn thiện khung pháp lý cần thiết và cơ chế tài chính thích hợp tạo điều kiện nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của ngành khí tượng thuỷ văn; tạo chuyển biến rõ rệt về chất lượng dự báo, nhất là dự báo bão, lũ; từng bước thực hiện cảnh báo lũ quét, lũ ống, trượt lở đất, sóng thần, bảo đảm tính thống nhất của ngành; có cơ chế gắn hoạt động khí tượng thủy văn với các hoạt động phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh; phòng, chống, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra; xây dựng, triển khai thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia giảm nhẹ và thích ứng với các biến đổi khí hậu.

5.2 Nhiệm vụ, giải pháp

5.2.1. Rà soát, bổ sung các văn bản quy phạm pháp luật về khí tượng thủy văn; xây dựng Luật Khí tượng thủy văn; hoàn thiện, triển khai thực hiện Chiến lược phát triển ngành khí tượng thuỷ văn quốc gia đến năm 2020; xây dựng và triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với Biến đổi khí hậu.

5.2.2. Nghiên cứu xây dựng cơ chế tài chính thích hợp cho các hoạt động khí tượng thủy văn nhằm tăng cường cơ sở vật chất và năng lực của ngành khí tượng thủy văn.

5.2.3. Quản lý thống nhất trên phạm vi cả nước vê khí tượng thủy văn và phối hợp tốt các hoạt động khí tượng thủy văn giữa các Bộ, ngành và địa phương.

5.2.4. Củng cố, kiện toàn các đơn vị khí tượng thủy văn từ Trung ương đến địa phương nhằm tạo điều kiện để công tác khí tượng thủy văn phục vụ tốt, sát hơn sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội và phòng, chống giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra.

5.2.5 Từng bước hiện đại hoá công tác khí tượng thủy văn, trọng tâm là tăng cường năng lực dự báo các hiện tượng khí tượng thủy văn bất thường và nguy hiểm nhằm nâng cao chất lượng phục vụ, tập trung vào công tác đào tạo cán bộ, đổi mới trang thiết bị, áp dụng và triển khai các phương pháp dự báo tiên tiến.

5.2.6 Mở rộng và đa dạng hoá các hoạt động phục vụ khí tượng thủy văn cho các ngành kinh tế. Từng bước xã hội hoá công tác khí tượng thủy văn, đặc biệt là công tác dự báo và phục vụ khí tượng thuỷ văn.

5.2.7. Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức cộng đồng về phòng tránh và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Hướng dẫn và tổ chức cho các tổ chức và cá nhân đăng ký tham gia các hoạt động dự báo khí tượng thủy văn, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, phòng chống và giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra. Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra.

6. Lĩnh vực đô đạc và bản đồ

6.1. Mục tiêu

Hoàn chỉnh hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về đo đạc và bản đồ; hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về đo đạc bản đồ ở Trung ương và địa phương; xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu do đặc và bản đồ, hệ thống cơ sở dữ liệu thông tin địa lý quốc gia nhằm phục vụ kịp thời, trực tiếp cho công tác điều tra cơ bản và quản lý nhà nước về đất đai, lãnh thổ, lãnh hải, tài nguyên thiên nhiên và môi trường, bảo đảm quốc phòng, an ninh, phòng chống thiên tai, các hoạt động kinh tế - xã hội, giáo dục và đào tạo.

6.2. Nhiệm vụ, giải pháp

6.2.1. Xây dựng, hoàn thiện thể chế về hoạt động đo đạc và bản đồ; xây dựng Luật Đo đạc và bản đồ.

6.2.2. Xây dựng hoàn chỉnh hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật về đo đạc bản đồ.

6.2.3 Ứng dụng và phát triển công nghệ đo đạc và bản đồ

- Xây dựng mạng lưới trạm GPS cố định phủ trùm lãnh thổ Việt Nam; đẩy mạnh việc phát triển và ứng dụng công nghệ GPS;

- Hoàn chỉnh và nâng cao hiệu quả của công nghệ viễn thám; đôi mới công nghệ bay chụp ảnh mặt đất từ máy bay theo công nghệ ảnh số; ứng dụng công nghệ Lidar trong lĩnh vực xây dựng mô hình số độ cao, mô hình số địa hình và mô hình số bề mặt trái đất;

- Hiện đại hóa công nghệ đo địa hình đáy biển bằng thiết bị độ sâu hồi âm đa tia, độ sâu quét sườn.

6.2.4. Tổ chức triển khai các loại công trình, sản phẩm đo đạc và bản đồ

- Tiếp tục nâng cấp theo quan điểm động để có Hệ quy chiếu quốc gia mới có kết nối chính xác với Hệ quy chiếu động quốc tế ITRF;

- Xây dựng lưới điểm tọa độ quốc gia mới; hoàn chỉnh lưới điểm cơ sở của công nghệ định vị GPS phân sai (DGPS), kết nối các điểm này với hệ thống điểm tọa độ quốc tế IGS; hoàn chỉnh lưới độ cao quốc gia và lưới trọng lực quốc- Hiện chỉnh hệ thống bản đồ địa hình tỷ lệ 1150.000 phủ trùm cả nước. Thành lập hệ thống bản đồ biển, các khu vực cửa sông, cảng biển; bản đồ địa hình đáy biển phủ trùm toàn vùng biển và các khu vực có hoạt động kinh tế biển;

- Triển khai thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1/10.000 gắn với mô hình số độ cao phủ trùm cả nước và thành lập cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý ở tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000 các khu vực đô thị, khu vực công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm;

- Xây dựng cơ sở hạ tâng hệ thống thông tin địa lý quốc gia với nền cơ bản 1/50.000 của cả nước. Thiết lập phân hệ thông tin địa lý phục vụ công tác quản lý biên giới quốc gia và địa giới hành chính; Từng bước tổ chức việc cung cấp hạ tầng thông tin địa lý dạng ảnh chụp mặt đất, bản đô địa hình, bản đồ nền theo mạng thông tin điện tử;

- Hoàn chỉnh hệ thống bản đồ địa chính chính quy kết hợp với việc lập hồ sơ địa chính, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho khoảng 20 đơn vị hành chính cấp tỉnh; xây dựng hoàn chỉnh hệ thống thông tin đất đai tại các tỉnh này phục vụ quản lý đất đai.

6.2.5. Đổi mới hệ thống quản lý và triển khai hoạt động đo đạc và bản đồ

- Củng cố và hoàn thiện tổ chức bộ máy quản lý nhà nước về hoạt động đo đạc và bản đô ở Trung ương và địa phương.

- Xây dựng kế hoạch và từng bước tiến hành việc cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước thực hiện dịch vụ, sản xuất thông tin về đo đạc và bản đồ; đồng thời phát triển các doanh nghiệp ngoài khu vực nhà nước thực hiện dịch vụ đo đạc và bản đồ.

7. Lĩnh vực quản lý biển và hải đảo

7.1. Mục tiêu

Từng bước hiện đại hoá và nâng cao chất lượng điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên và môi trường biển phục vụ đắc lực phát triển kinh tế biển theo hướng toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, sớm đưa nước ta trở thành một quốc gia mạnh về kinh tế biển trong khu vực, gắn với bảo đảm quốc phòng, an ninh và hợp tác quốc tế; công tác điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển phải đi trước một bước và trước mắt tập trung vào một số vùng kinh tế ven biển và hải đảo.

7.2. Nhiệm vụ, giải pháp

Đẩy mạnh triển khai Đề án tổng thể về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biển đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020, trong đó tập trung hoàn thành các nhiệm vụ được giao đến năm 2010 và các nhiệm vụ cụ thể sau đây:

7.2.1. Tiến hành soát xét, xây dựng, sửa đổi, bổ sung hệ thống văn bản quy phạm pháp luật, chính sách quản lý tài nguyên, môi trường biển theo hướng phát triển bền vững. Trước mắt xây dựng và trình Chính phủ Nghị định về phân công, phân cấp. quản lý và điều tra cơ bản tài nguyên, môi trường biển; xây dựng Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp dải ven bờ, Chiến lược phát triển bền vững biển.

7.2.2. Đẩy nhanh tiến trình hiện đại hoá công tác điều tra cơ bản tài nguyên và môi trường biển để đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế biển trong những năm dầu của thế kỷ XXI, phấn đấu đến năm 2020 đạt mức tiên tiến của khu vực Đông Nam á; đổi mới công nghệ, ứng dụng tiến bộ khoa học; nâng cao chất lượng điều tra, quan trắc và thông báo kịp thời các nguồn gây ô nhiễm, dự báo về tài nguyên và môi trường biển phục vụ phát triển kinh tế - xã hội và bảo vệ an ninh, quốc phòng.

7.2.3. Tổng hợp, đánh giá tiềm năng kinh tế - xã hội biển, ven biển và hải đảo Thực hiện việc thống kê, phân loại, đánh giá tài nguyên các vùng biển, đảo, quần đảo, bãi ngầm của nước ta. Tổ chức lập quy hoạch và quản lý tổng hợp, phân vùng biển làm cơ sở cho việc tổ chức khai thác, sử dụng và bảo vệ tài nguyên, phát triển kinh tế - xã hội các vùng biển, ven biển và hải đảo.

7.2.4. Xây dựng, chuẩn hoá cơ sở dữ liệu về tài nguyên, môi trường biển đáp ứng nhu cầu trong nước và quốc tế.

7.2.5. Tăng cường hợp tác quốc tế trong lĩnh vực điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên, môi trường biển, chú trọng hợp tác với các nước trong khu vực Biểu Đông; lưu ý phát triển và nhân rộng các mô hình phát triển kính tế - xã hội, bảo vệ môi trường bền vững.

B. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1 . Thủ trưởng các đơn vị trực thuộc Bộ căn cứ Nghị quyết số 03/2008/NQ-CP của Chính phủ và Chương trình hành động của Bộ để xây dựng chương trình, kế hoạch của cơ quan, đơn vị mình và cụ thể hóa thành các nhiệm vụ kế hoạch hàng năm, trong đó quy định cụ thể nhiệm vụ, tiến độ thực hiện, thời gian hoàn thành và phân công người chịu trách nhiệm từng phần việc cụ thể. Định kỳ 6 tháng và hàng năm đánh giá, kiểm điểm tình hình thực hiện và báo cáo Bộ.

2. Các Sở Tài nguyên và Môi trường căn cứ Chương trình này đề xuất với Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố các giải pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ kế hoạch hàng năm của ngành tài nguyên và môi trường tại địa phương và báo cáo Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3. Vụ Kế hoạch chịu trách nhiệm theo dõi, đôn đốc, kiểm tra và định kỳ hàng năm tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng và các cơ quan chức năng theo quy định./.

 

PHỤ LỤC 01:

NHỮNG NỘI DUNG NHIỆM VỤ CHỦ YẾU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1388/QĐ-BTNMT ngày 11tháng 7 năm 2008 của Bộ trương Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Số TT

Nhiệm vụ, nội dung công việc

Cơ quan chủ trì thực hiện

Thời gian thực hiện/ hoàn thành

1

Quy hoạch sử dụng đất cả nước giai đoạn 2011 - 2020

Tổng cục Quản lý đất đai

2009-2010

2

Chiến lược phát triển công nghiệp khai khoáng Việt Nam đến năm 2020 định hướng đến 2025

Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

2008-2009

3

Quy hoạch tài nguyên nước, lưu vực sông đến năm 2020

Cục Quản lý tài nguyên nước

2009-2011

4

Kiểm kê, đánh giá tài nguyên nước quốc gia

Cục Quản lý tài nguyên nước

2009-2011

5

Chiến lược phát triển bền vững ngành tài nguyên và môi trường (2010-2020)

Vụ Kế hoạch

2008-2010

6

Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp dải ven bờ

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

2008-2009

7

Chiến lược quốc gia về tài nguyên môi trường biển

Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam

2008-2009

 8

Chương trình mục tiêu quốc gia ứng phó với biến đổi khí hậu

Cục Khí tượng thủy văn và biến đổi khí hậu, VụHTQT, Viện KH, KTTV và MT

2008-2009

 

PHỤ LỤC SỐ: 02

CHƯƠNG TRÌNH XÂY DỰNG VĂN BẢN PHÁP LUẬT VÀ ĐỊNH MỨC KINH TẾ KỸ THUẬT CỦA BỘ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG
(Ban hành kèm theo Quyết đỊnh số 1388/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

1. Danh mục các Dự án Luật trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường trình Chính phủ để Chính phủ trình Quốc hội nhiệm kỳ 2007 - 2012 và năm 2008, được ban hành kèm theo Quyết định số 131/QĐ-BTNMT ngày 22/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

2. Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Tài nguyên và Môi trường trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ năm 2008, được ban hành kèm theo Quyết định số 63/QĐ-BTNMT ngày 10/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

3 . Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2008, được ban hành kèm theo Quyết định số 63/QĐ-BTNMT ngày 10/01/2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

4. Danh mục các văn bản quy phạm pháp luật liên tịch của Bộ Tài nguyên và Môi trường với các Bộ, ngành năm 2008, được ban hành kèm theo Quyết định số 63/QĐ-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

5. Chương trình xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật của Bộ Tài nguyên và Môi trường giai đoạn 2007 - 2010, được ban hành kèm theo Quyết định số 1574/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 10 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.

 

PHỤ LỤC SỐ: 03

DANH MỤC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, DỰ ÁN GIAI ĐOẠN 2009- 2011
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1388/QĐ-BTNMT ngày 11 tháng 7 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường)

Số TT

Tên chương trình, dự án

Cơ quan chủ trì

Cơ quan phối hợp

Thời gian thực hiện

I

LĨNH VỰC ĐẤT ĐAI

 

 

 

1

Kiểm kê đất đai và xây dựng bản đồ hiện trạng sử dụng đẩt năm 2010

Tổng cục Quản lý Đất đai

Các Bộ, ngành và cơ quan liên quan

2008-2010

2

Dự án thí điểm điều tra, đánh giá khả năng chuyển một số loại đất nông nghiệp khác sang trồng lúa nước

Tổng cục Quản lý Đất đai

Bộ NN&PTNT và các cơ quan liên quan

2007-2009

3

Điều tra, đánh giá quy hoạch sử dụng đất, mặt nước tại thủy vực ven biển, tiềm năng nước dưới đất vùng ven biển và các hải đảo

Trung tâm ĐTQHĐ, Cục ĐCKS Việt Nam và Cục Quản lý TNN

Bộ NN&PTNT và các cơ quan liên quan

2007-2010

4

Điều tra, đánh giá thoái hóa đất vùng miền núi và Trung du Bắc bộ phục vụ quản lý đất bền vững

Tổng cục Quản lý Đất đai

Các Bộ, ngành và cơ quan liên quan

2008-2010

5

Điều tra, đánh giá thoái hóa đất vùng Duyên Hải Nam Trung bộ, phục vụ quản lý đất bền vững

Tổng cục Quản lý Đất đai

Các Bộ, ngành và cơ quan liên quan

2008-2010

6

Đánh giá tài nguyên đất nông nghiệp sau chuyển đổi sang nuôi trồng thủy sản bán đảo Cà Mau

Tổng cục Quản lý Đất đai

Các Bộ, ngành và cơ quan liên quan

2008-2010

7

Điều tra, đánh giá thoái hóa đất vùng Tây Nguyên phục vụ quản lý đất bền vững

Tổng cục Quản lý Đất đai

Các Bộ, ngành và cơ quan liên quan

2008-2010

8

Điều tra, đánh giá thực trạng sử dụng đất các khu, cụm công nghiệp thuộc cáccvùng trọng điểm kinh tế

Tổng cục Quản lý Đất đai

Các Bộ, ngành và cơ quan liên quan

2008-2010

II

LĨNH VỰC TÀI NGUYÊN NƯỚC

 

 

 

1

Kiểm kê, đánh giá tài nguyện nước quốc gia và xây dựng hệ thống thông tin, dữ liệu về tài nguyên nước

Cục quản lý tài nguyên nước

Các cơ quan liên quan

2009-2011

2

Đề án chia sẻ tài nguyên nước, ưu tiên nguồn nước cho sinh hoạt và bảo đảm phát điện đối với các công trình thủy điện quan trọng trong trường hợp xảy ra hạn hán

Cục quản lý tài nguyên nước

Các cơ quan liên quan

2009-2011

3

Đề án điều hòa phân phối nước bảo đảm an ninh về nước cho các tỉnh đặc biệt khan hiếm nước

Cục quản lý tài nguyên nước

Các cơ quan liên quan

2009-2010

4

Xây dựng quy trình vận hành liên hồ chứa trên các lưu vực sông lớn, quan trọng

Cục quản lý tài nguyên nước

Các cơ quan liên quan

2009-2011

5

Đề án bảo vệ nước dưới đất ở các đô thị lớn

Cục quản lý tài nguyên nước

Các cơ quan liên quan

2009-2011

6

Đề án thực hiện xã hội hóa dịch vụ nước, phát triển ngành kinh tế nước nhiều thành phần phù hợp với nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa

Cục quản lý tài nguyên nước

Các cơ quan liên quan

2009-2011

7

Đề án xác định, bảo đảm dòng chảy môi trường, duy trì hệ sinh thái thủy sinh đối với các hồ chứa, đập dâng thủy điện, thủy lợi

Cục quản lý tài nguyên nước

Các cơ quan liên quan

2009-2011

8

Đề án xây dựng cơ chế quản lý các hồ chứa thủy điện, thủy lợi nhằm phát triển kinh tế, du lịch, bảo vệ môi trường và cải thiện, nâng cao đời sống nhân dân xung quanh lòng hồ

Cục quản lý tài nguyên nước

Các cơ quan liên quan

2009-2011

9

Giám sát tài nguyên nước và xây dựng hệ thống thông tin dự báo, cảnh báo nguồn nước và sự cố ô nhiễm, cạn kiệt nguồn nước

Cục quản lý tài nguyên nước

Các cơ quan liên quan

2009-2011

10

Xác định ngưỡng giới hạn khai thác nước đối với các sông, các tầng chứa nước; các khu vực dự trữ nước, các khu vực hạn chế khai thác nước dưới đất

Cục quản lý tài nguyên nước

Các cơ quan liên quan

2009-2011

11

Điều tra, đánh giá và lập bản đồ tài nguyên nước

Cục quản lý tài nguyên nước

Các cơ quan liên quan

2009-2011

12

Lập danh bạ các nguồn nước lãnh thổ Việt Nam và phân loại, lập danh mục các nguồn nước bị suy thoái, cạn kiệt

Cục quản lý tài nguyên nước

Các cơ quan liên quan

2009-2010

13

Xây dựng cơ chế, chính sách và các biện pháp sử dụng tài nguyên nước bảo đảm phát triển bền vững, phục vụ đa mục tiêu

Cục quản lý tài nguyên nước

Các cơ quan liên quan

2009-2011

14

Xác định mục đích sử dụng nước và xác định mục tiêu bảo vệ chất lượng nước

Cục quản lý tài nguyên nước

Các cơ quan liên quan

2009-2011

15

Kiểm kê, đánh giá hiện trạng khai thác, sử dụng tài nguyên nước

Cục quản lý tài nguyên nước

Các cơ quan liên quan

2009-2011

16

Kiểm kê các nguồn nước thải và đánh giá hiện trạng xả nước thải vào nguồn nước

Cục quản lý tài nguyên nước

Các cơ quan liên quan

2009-2011

17

Điều tra, tổng hợp và xác định các chỉ tiêu thống kê tài nguyên nước trong hệ thống chỉ tiêu thống kê ngành tài nguyên và môi trường

Cục quản lý tài nguyên nước

Các cơ quan liên quan

2009-2011

18

Quy hoạch tài nguyên nước, quy hoạch khai thác, sử dụng và bảo vệ nguồn nước các lưu vực sông, vùng kinh tế- xã hội, vùng kinh tế trọng điểm

Cục quản lý tài nguyên nước

Các cơ quan liên quan

2009-2011

III

LĨNH VỰC ĐỊA CHẤT VÀ KHOÁNG SẢN

 

 

 

1

Lập bản đồ địa chất và điều tra khoáng sản tỷ lệ 1/50.000

Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

Bộ Công nghiệp

2009-2011

2

Lập bản đồ ĐCTV-ĐCCT tỷ lệ 1/50000 các vùng trọng điểm

Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

Trung tâm Quy hoạch và điều tra tài nguyên nước

2009-2011

3

Điều tra, đánh giá khoáng sản đến độ sâu 500m

Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

Bộ Công nghiệp

2009-2010

4

Điều tra, đánh giá lại trữ lượng khoáng sản các mỏ đã phát hiện

Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

Bộ Công nghiệp

2009-2010

5

Điều tra khoáng sản biển

Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

Bộ Công nghiệp, Bộ NN&PTNT, Tổng cục Biển và Hải đảo

2009-2011

6

Đánh giá trữ lượng một số khoáng sản đặc thù

Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

Bộ Công nghiệp

2009-2011

7

Thống kê trữ lượng khoáng sản các mỏ đã thăm dò

Văn phòng HĐĐGTLKS

Bộ Công nghiệp

2009-2010

8

Thực hiện Quy hoạch điều tra cơ bản địa chất về tài nguyên khoáng sản đến năm 2015, định hướng đến năm 2020 (Quyết định 116/2007/QĐ-TTg)

Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

Các cơ quan liên quan

2009-2015

9

Điều tra, đánh giá tiềm năng sa khoáng titan- zỉicon trong tầng cát đỏ khu vực Ninh Thuận, Bình Thuận và Bắc Bà Rịa Vũng Tàu

Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

Các cơ quan liên quan

2008-2010

10

Thăm dò Urani vùng Thành Mỹ, tỉnh Quảng Nam

Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

Các cơ quan liên quan

2009-2014

11

Điều tra, đánh giá tiềm năng một số khoáng sản có nhu cầu đột xuất

Cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam

Các cơ quan liên quan

2009-2011

IV

LĨNH VỰC MÔI TRƯỜNG

 

 

 

1

Chiến lược quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường đến năm 2020 tầm nhìn đến năm 2030

Viện CL,CSTN&MT

Các đơn vị QLNN trực thuộc Bộ

2009-2010

2

Hiện trạng môi trường đất hàng năm và 5 năm

Tổng cục Môi trường

Bộ NN&PTNT, Bộ Xây dựng, Tổng cục Quản lý Đất đai

2008-2011

3

Hiện trạng môi trường nước hàng năm và 5 năm

Tổng cục Môi trường

Bộ NN&PTNT, Cục QLTNN

2008-2011

4

Hiện trạng môi trường không khí hàng năm và 5 năm

Tổng cục Môi trường

Các Bộ, ngành và cơ quan liên quan

2008-2011

5

Hiện trạng môi trường khí thải hàng năm và 5 năm

Tổng cục Môi trường

Các Bộ, ngành và cơ quan liên quan

2008-2011

6

Hiện trạng môi trường trong khai thác khoáng sản hàng năm và 5 năm

Tổng cục Môi trường

Các Bộ, ngành và cơ quan liên quan

2008-2011

7

Điều tra, đánh gía đa dạng sinh học

Tổng cục Môi trường

Các Bộ, ngành và cơ quan liên quan

2008-2010

8

Hiện trạng rác thải hàng năm và 5 năm: Sinh hoạt, y tế, công nghiệp, độc hại

Tổng cục Môi trường

Các Bộ, ngành và cơ quan liên quan

2008-2011

V

LĨNH VỰC KHÍ TƯỢNG THỦY VĂN

 

 

 

1

Quan trắc khí tượng, thủy văn, khí tượng nông nghiệp, KTTV biển

Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia

Các Bộ, ngành và cơ quan liên quan

2008-2010

2

Điều tra, khảo sát khí tượng, khí hậu, khí tượng nông nghiệp, KTTV biển, thủy văn

Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia

Các Bộ, ngành và cơ quan liên quan

2008-2010

3

Hiện trạng tài nguyên khí hậu năm 2010

Trung tâm Khí tượng thủy văn Quốc gia

Các Bộ, ngành và cơ quan liên quan

2008-2010

VI

LĨNH VỰC ĐO ĐẠC VÀ BẢN ĐỒ

 

 

 

1

Xây dựng hệ thống địa danh Việt Nam và Quốc tế phục vụ công tác lập bản đồ

Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Các đơn vị đo đạc và bản đồ thuộc Bộ

2005-2009

2

Củng cố và hoàn thiện tổ chức ngành Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Vụ Tổ chức cán bộ, các đơn vị liên quan

Năm 2009

3

Hoàn chỉnh hệ quy chiếu quốc gia

Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

 

Năm 2011

4

Xây dựng mạng lưới GPS cố định trên lãnh thổ Việt Nam

Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Các đơn vị đo đạc và bản đồ thuộc Bộ

2008-2009

5

Hoàn chỉnh lưới trọng lực quốc gia

Viện Khoa học đo đạc và bản đồ

Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam, các đơn vị đo đạc và bản đồ

2005-2009

6

Xây dựng trạm thu nhận và trạm xử lý ảnh vệ tinh

Trung tâm Viễn thám quốc gia

 

2005-2009

7

Thành lập cơ sở dữ liệu thông tin địa lý ở tỷ lệ 1/10.000 gắn với mô hình số độ cao phủ trùm cả nước

Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Các đơn vị đo đạc và bản đồ thuộc Bộ

2008-2011

8

Thành lập cơ sở dữ liệu thông tin địa lý ở tỷ lệ 1/2.000, 1/5.000 các khu vực đô thị, khu vực công nghiệp, khu kinh tế trọng điểm

Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Các đơn vị đo đạc và bản đồ thuộc Bộ

2008-2011

9

Thành lập hệ thống bản đồ biển, các khu vực cửa sông, cảng biển phục vụ quốc phòngvà nhiệm vụ quản lý biển của các Bộ, ngành, địa phương

Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam thuộc Bộ TNMT và Bộ Tư lệnh Hải quân thuộc Bộ QP

Các đơn vị đo đạc và bản đồ thuộc Bộ

2008-2011

10

Công bố bản đồ hệ thông Việt Nam trên mạng Interne t

Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

 

2007-2009

11

Xây dựng hệ thống quản lý cơ sở dữ liệu nền thông tin địa lý và cơ sở dữ liệu đo đạc và Bản đồ

Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Các đợn vị đo đạc và bản đồ thuộc Bộ

2008-2011

12

Dự án đầu tư đổi mới công nghệ bay chụp ảnh mặt đất từ máy bay theo công nghệ số, trang bị máy chụp ảnh số (DMC) và trang bị công nghệ Lidar quét địa hình mặt đất bằng laser

Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

 

2008-02009

13

Xây dựng bản đồ trực chuẩn biên giớ, biển đảo và địa giơi hành chính các cấp

Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Nội vụ, Bộ Ngoại giao, Sở Nội vụ các tỉnh, thành phố

2008-2011

14

Xây dựng cơ sở dữ liệu hồ sơ địa giới hành chính và hệ thống mốc địa giới hành chính các cấp

Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Bộ Nội vụ, Sở Nội vụ, Sở Tài nguyên và Môi trường các tỉnh, thành phố

2008-2011

15

Hoàn thiện xuất bản bộ Atlat Quốc gia

Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Các đợn vị đo đạc và bản đồ thuộc Bộ

2008-2011

16

Quy chuẩn kỹ thuật bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10 000

Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Các đợn vị đo đạc và bản đồ thuộc Bộ

2009

17

Quy chuẩn kỹ thuật bản đồ địa hình tỷ lệ 1/50 000

Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Các đợn vị đo đạc và bản đồ thuộc Bộ

2009

18

Quy chuẩn kỹ thuật bản đồ địa hình tỷ lệ 1/100 000, 1/250 000, 1/500. 000, 1/1 000 000

Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Các đợn vị đo đạc và bản đồ thuộc Bộ

2009

19

Quy chuẩn kỹ thuật bản đồ địa hình tỷ lệ 1/10 000, 1/50 000, 1/250. 000, 1/500 000, 1/1 000 000

Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Các đợn vị đo đạc và bản đồ thuộc Bộ

2010

20

Quy chuẩn kỷ thuật phim, ảnh bay chụp từ máy bay và vệ tinh

Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Các đợn vị đo đạc và bản đồ thuộc Bộ

2010

21

Quy chuẩn kỷ thuật lưới trọng lực

Cục Đo đạc và Bản đồ Việt Nam

Các đợn vị đo đạc và bản đồ thuộc Bộ

2010

22

Xây dựng cơ sở dữ liệu địa lý trên các đỏa thuộc vùng biển Việt Nam bằng công nghệ viễn thám

Tung tâm Viễn thám

Cục đo dạc và bản đồ việt Nam, Tổng cục Biển và Hải đảo, Tổng cục Quản lý và đất đai

2009-2011

23

Xây dựng hệ thống giám sát diện tích lúa nước bằng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý

Tung tâm Viễn thám

Tổng cục Quản lý và đất đai, Bộ NN&PTNT

2009-2011

24

Xây dựng hệ thống giám sát tai biến thiên tai, lũ lụt bằng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý

Tung tâm Viễn thám

Tổng cục Môi trường, Trung tâm KTTVQG, Cục Quản lý TNN

2009-2011

25

Xây dựng hệ thống quản lý vá giám sát đới bờ bằng công nghệ viễn thám và hệ thông tin địa lý

Tung tâm Viễn thám

Tổng cục Môi trường

2009-2011

VII

Lĩnh vực biển và hải đảo

 

 

 

1

Điều tra điều kiện tự nhiên, tài nguyên và MT các vùng biển

Tổng cục Biển và Hải đảo

Các Bộ, ngành và cơ quan liên quan

2009-2011

2

Điều tra địa chất khoáng sản, địa chất môi trường và tai biến địa chất vùng biển

Cục ĐC&KSVN

Các Bộ, ngành và cơ quan liên quan

2009-2011

3

Điều tra, đánh giá đa dạng sinh học và xây dựng hệ thống các khu bảo tồn biển

Tổng cục Môi trường

Các Bộ, ngành và cơ quan liên quan

2009-2011

4

Điều tra, đánh giá mức độ tổn thương TNMT biển

Tổng cục Biển và Hải đảo

Các Bộ, ngành và cơ quan liên quan

2009-2011

5

Điều tra, đánh giá tài nguyên khí hậu (KT-HV) biển Đông

Trung tâm KTTVQG

Các Bộ, ngành và cơ quan liên quan

2009-2011

6

Điều tra điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường các đảo, quần đảo phục vụ công tác di dân ra đảo, phát triển kinh tế- xã hội và bảo vệ chủ quyền các đảo, quần đảo Việt Nam.

Tổng cục Biển và Hải đảo

Các Bộ, ngành và cơ quan liên quan

2009-2011

7

Điều tra, đánh giá tiềm năng các nguồn năng lượng biển: băng cháy sóng thủy triều, năng lượng gió, mặt trời

 

Các Bộ, ngành và cơ quan liên quan

2009-2011

VIII

Nhiệm vụ chuyên môn khác

 

 

 

1

Chiến lược kinh tế hóa ngành tài nguyên và môi trường đến nâưm2020 tầm nhìn đến2030

Viện CL, CSTN&MT

Các đơn vị QLNN trực thuộc Bộ

2010

2

Chương trình nghiên cứu, đánh giá toàn diện hậu quả lâu dài chất độc hóa học do Mỹ sử dụng trong chiến tranh ở Việt Nam đối với tài nguyên, môi trường và con người

Văn phòng Ban chỉ đạo 33

Các Bộ, ngành và cơ quan liên quan

2007-2010

3

Dự án Xây dựng Thư viện diện tử tài nguyên và môi trường

Cục Công nghệ Thông tin

Các đơn vị trong Bộ Tài nguyên và Môi trường

2007-2009

4

Xây dựng, hệ thống hóa cơ sở dữ liệu biển quốc gia về các kết quả điều tra cơ bản điều kiện tự nhiên, tài nguyên và môi trường các vùng biển Việt Nam

Cục Công nghệ Thông tin

Các đơn vị trong Bộ Tài nguyên và Môi trường, các Bộ nhành liên quan

2007-2011

5

Dự án Xây dựng hệ thống phần mềm dùng chung trong hệ thống thông tin ngành tài nguyên và môi trường

Cục Công nghệ Thông tin

Các đơn vị trong Bộ Tài nguyên và Môi trường

2008-2009

6

Dự án tăng cường năng lực cho Cục Công nghệ thông tin

Cục Công nghệ Thông tin

 

2009-2010

7

Dự án xây dựng mạng truyền thông tin quan trắc tài nguyên và môi trường Quốc gia

Cục Công nghệ Thông tin

Các đơn vị trong Bộ Tài nguyên và Môi trường

2009-2011

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1388/QĐ-BTNMT năm 2008 ban hành Chương trình hành động của Bộ Tài nguyên và Môi trường thực hiện Nghị quyết 03/2008/NQ-CP về Chương trình hành động của Chính phủ nhiệm kỳ 2007 - 2011 do Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành

  • Số hiệu: 1388/QĐ-BTNMT
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/07/2008
  • Nơi ban hành: Bộ Tài nguyên và Môi trường
  • Người ký: Phạm Khôi Nguyên
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 11/07/2008
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản