Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
VĂN PHÒNG QUỐC HỘI | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1382/QĐ-VPQH | Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2016 |
VỀ VIỆC PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CỦA LÃNH ĐẠO VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI
Căn cứ Luật tổ chức Quốc hội số 57/2014/QH13;
Căn cứ Nghị quyết số 417/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 01/10/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 618/2013/UBTVQH13 ngày 10/7/2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội;
Căn cứ Nghị quyết số 1097/2015/NQ-UBTVQH13 ngày 22/12/2015 của Ủy ban thường vụ Quốc hội thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ, cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
Sau khi thống nhất trong tập thể lãnh đạo Văn phòng Quốc hội,
QUYẾT ĐỊNH:
1. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (gọi tắt là Chủ nhiệm), các Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội (gọi tắt là Phó Chủ nhiệm) thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại Quy chế làm việc của Văn phòng Quốc hội (được ban hành kèm theo Quyết định của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội) và theo quy định tại Quyết định này.
2. Chủ nhiệm chịu trách nhiệm chỉ đạo thực hiện toàn diện các nhiệm vụ và quyền hạn của Văn phòng Quốc hội theo các quy định của pháp luật; trực tiếp chỉ đạo, điều hành một số công việc thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Quốc hội.
3. Chủ nhiệm phân công, ủy quyền các Phó Chủ nhiệm giúp Chủ nhiệm chỉ đạo, điều hành thường xuyên các lĩnh vực, công việc cụ thể theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Văn phòng Quốc hội bảo đảm cụ thể, rõ ràng, không chồng chéo, có sự liên thông, phối hợp chặt chẽ, đồng bộ. Chủ nhiệm chịu trách nhiệm trước pháp luật và Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc phân công, ủy quyền đó. Việc phân công, ủy quyền và thực hiện nhiệm vụ chỉ đạo, điều hành theo nguyên tắc tập trung dân chủ, đề cao trách nhiệm cá nhân, phát huy quyền chủ động của cấp dưới.
4. Trong phạm vi quyền hạn, nhiệm vụ được phân công, các Phó Chủ nhiệm thay mặt Chủ nhiệm chủ động giải quyết các công việc được phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ nhiệm về quyết định của mình. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực, công việc do Phó Chủ nhiệm khác phụ trách thì các Phó Chủ nhiệm chủ động phối hợp để giải quyết; trường hợp có ý kiến khác nhau thì báo cáo Chủ nhiệm xem xét, quyết định.
5. Khi đi công tác và nếu cần thiết, Chủ nhiệm ủy quyền 01 Phó Chủ nhiệm thay mặt Chủ nhiệm chỉ đạo công tác của Văn phòng Quốc hội và giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Chủ nhiệm. Khi Phó Chủ nhiệm đi công tác, Chủ nhiệm trực tiếp chỉ đạo các công việc đã phân công đối với Phó Chủ nhiệm đó hoặc chỉ định một Phó Chủ nhiệm khác phụ trách thay.
6. Trong trường hợp cần thiết, Chủ nhiệm trực tiếp chỉ đạo, điều hành công việc cụ thể thuộc lĩnh vực đã phân công, ủy quyền các Phó Chủ nhiệm.
7. Căn cứ tình hình thực tế, Chủ nhiệm sẽ xem xét điều chỉnh việc phân công nhiệm vụ quy định tại
8. Hàng tuần (vào ngày cuối tuần), hàng tháng (vào ngày cuối tháng), Chủ nhiệm chủ trì họp giao ban lãnh đạo Văn phòng Quốc hội và các đơn vị liên quan. Trong trường hợp có công việc liên quan, lãnh đạo Văn phòng Quốc hội mời đại diện Thường trực Hội đồng dân tộc, Thường trực các Ủy ban của Quốc hội, lãnh đạo các cơ quan của Ủy ban thường vụ Quốc hội họp giao ban và tham gia ý kiến.
Điều 2. Phân công nhiệm vụ của Chủ nhiệm và các Phó Chủ nhiệm
1. Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc
a) Chịu trách nhiệm trước Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc chỉ đạo, điều hành Văn phòng Quốc hội thực hiện các chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị quyết số 417/2003/NQ-UBTVQH11 ngày 01/10/2003 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội đã được sửa đổi, bổ sung một số điều theo Nghị quyết số 618/2013/UBTVQH13 ngày 10/7/2013 của Ủy ban thường vụ Quốc hội và các văn bản quy phạm pháp luật khác. Chỉ đạo, điều hòa công việc của Văn phòng Quốc hội để thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ của Tổng thư ký Quốc hội theo quy định tại Điều 98 Luật tổ chức Quốc hội.
b) Thực hiện chế độ làm việc và quan hệ công tác theo quy định tại Quy chế làm việc của Văn phòng Quốc hội (được ban hành kèm theo Quyết định của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội).
c) Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng tuyển dụng cán bộ, Hội đồng lương, Hội đồng kỷ luật; Trưởng Ban Chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, Ban Chỉ đạo phòng, chống tham nhũng, Ban Chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở của Văn phòng Quốc hội.
d) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo công tác bảo vệ chính trị nội bộ, công tác tổng hợp, tổ chức - cán bộ; trực tiếp chỉ đạo Vụ Tổ chức - Cán bộ.
đ) Giữ mối quan hệ với Đảng đoàn Quốc hội, các Ban Đảng Trung ương, Ủy ban Kiểm tra Trung ương, Quân ủy Trung ương, Đảng ủy Công an Trung ương, Đảng bộ khối các cơ quan Trung ương, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức Đoàn thể Trung ương, Văn phòng Trung ương Đảng, Văn phòng Chủ tịch nước và Văn phòng Chính phủ.
e) Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ, tình hình thực tế, Chủ nhiệm Văn phòng phân công các Phó Chủ nhiệm:
- Tham gia phục vụ Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội trong các chuyến công tác trong nước, nước ngoài;
- Tham gia phục vụ công tác giám sát của Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội theo lĩnh vực phụ trách;
- Giữ mối quan hệ công tác với các Bộ, ngành Trung ương;
- Giữ mối quan hệ công tác với các Đoàn đại biểu Quốc hội; Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Phạm Đình Toản
a) Giúp Chủ nhiệm phụ trách các lĩnh vực:
- Công tác kế hoạch - tài chính; lễ tân; quản trị; bảo đảm, quản lý cơ sở vật chất - kỹ thuật, bảo vệ của Văn phòng Quốc hội;
- Thực hiện chế độ tiền lương, bảo hiểm xã hội và chế độ chính sách của cán bộ, công chức, viên chức, người lao động trong cơ quan;
- Thường trực Ban Chỉ đạo thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; phòng, chống tham nhũng cơ quan Văn phòng Quốc hội;
- Thường trực Hội đồng tuyển dụng cán bộ, Hội đồng lương, Hội đồng Thi đua - Khen thưởng, Hội đồng kỷ luật cơ quan Văn phòng Quốc hội.
b) Thay mặt Chủ nhiệm chỉ đạo công tác của Văn phòng Quốc hội và giải quyết các công việc khi Chủ nhiệm ủy quyền.
c) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo Vụ Kế hoạch - Tài chính, Vụ Lễ tân, Cục Quản trị, Nhà khách Quốc hội tại Hà Nội.
d) Phối hợp với Thường trực Ủy ban Tài chính, Ngân sách, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng chỉ đạo công tác của Vụ Tài chính, Ngân sách và Vụ Văn hóa, Giáo dục, Thanh niên, Thiếu niên và Nhi đồng.
đ) Phối hợp với lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội chỉ đạo công tác của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố: Hà Nội, Hưng Yên, Hải Dương, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Bắc Cạn, Hà Giang, Tuyên Quang, Cao Bằng, Lạng Sơn, Vĩnh Phúc, Phú Thọ.
e) Nhiệm vụ khác do Chủ nhiệm giao.
3. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Thân Đức Nam
a) Giúp Chủ nhiệm phụ trách các lĩnh vực:
- Công tác quản lý đầu tư và xây dựng; dự án phát triển nhà ở của cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Quốc hội;
- Chủ tịch Hội đồng nhà ở của cán bộ, công chức, viên chức Văn phòng Quốc hội;
- Chỉ huy trưởng Ban chỉ huy quân sự cơ quan Văn phòng Quốc hội.
b) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo Vụ Công tác miền Trung và Tây Nguyên, Vụ Công tác phía Nam, Nhà khách Quốc hội tại thành phố Hồ Chí Minh.
c) Phối hợp với Thường trực Ủy ban Kinh tế, Thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh chỉ đạo công tác của Vụ Kinh tế, Vụ Quốc phòng và An ninh.
d) Phối hợp với lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội chỉ đạo công tác của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Bình Định, Phú Yên, Khánh Hòa, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên - Huế.
đ) Nhiệm vụ khác do Chủ nhiệm giao.
4. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Đỗ Mạnh Hùng
a) Giúp Chủ nhiệm phụ trách các lĩnh vực:
- Công tác thông tin, tuyên truyền, báo chí, thư viện, nghiên cứu khoa học và công nghệ thông tin;
- Thường trực Ban chỉ đạo thực hiện Quy chế dân chủ cơ sở của Văn phòng Quốc hội.
b) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo Kênh Truyền hình Quốc hội, Báo Đại biểu nhân dân, Vụ Thông tin, Trung tâm Tin học, Thư viện Quốc hội.
c) Phối hợp với Thường trực Ủy ban về các vấn đề xã hội, Lãnh đạo Ban Công tác đại biểu chỉ đạo công tác của Vụ Các vấn đề xã hội, Trung tâm bồi dưỡng đại biểu dân cử.
d) Phối hợp với lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội chỉ đạo công tác của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh: Đồng Nai, Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Thuận, Ninh Thuận, Lâm Đồng, Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, Kon Tum.
đ) Nhiệm vụ khác do Chủ nhiệm giao.
5. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Bộ Lĩnh
a) Giúp Chủ nhiệm phụ trách các lĩnh vực:
- Tổ chức công tác phục vụ chuẩn bị, điều hành tại kỳ họp Quốc hội, phiên họp Ủy ban thường vụ Quốc hội; phục vụ Ủy ban thường vụ Quốc hội về công tác điều hòa, phối hợp hoạt động của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội; giúp việc Tổng thư ký Quốc hội;
- Công tác tổ chức phục vụ hoạt động giám sát của Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội.
b) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo Vụ Tổng hợp, Vụ phục vụ hoạt động giám sát.
c) Phối hợp với Thường trực Ủy ban Pháp luật, Thường trực Ủy ban Tư pháp, Thường trực Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Lãnh đạo Ban Dân nguyện chỉ đạo công tác của Vụ Pháp luật, Vụ Tư pháp, Vụ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Vụ Dân nguyện; phối hợp công tác với Viện Nghiên cứu lập pháp.
d) Phối hợp với lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội chỉ đạo công tác của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố: Hải Phòng, Quảng Ninh, Thái Bình, Ninh Bình, Hà Nam, Nam Định, Hòa Bình, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu, Lào Cai, Yên Bái.
đ) Nhiệm vụ khác do Chủ nhiệm giao.
6. Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Thị Thúy Ngần
a) Giúp Chủ nhiệm phụ trách các lĩnh vực:
- Trợ lý Chủ tịch Quốc hội;
- Công tác hành chính; đối ngoại của Văn phòng Quốc hội;
- Giữ quan hệ, phối hợp công tác với các tổ chức đoàn thể cơ quan Văn phòng Quốc hội.
b) Trực tiếp theo dõi, chỉ đạo Vụ Hành chính.
c) Phối hợp với lãnh đạo Đoàn đại biểu Quốc hội chỉ đạo công tác của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh, thành phố: Cần Thơ, Kiên Giang, Hậu Giang, Cà Mau, Bạc Liêu, Sóc Trăng, Bến Tre, Trà Vinh, Long An, Tiền Giang, Vĩnh Long, Đồng Tháp, An Giang.
d) Phối hợp với Thường trực Hội đồng Dân tộc, Thường trực Ủy ban Đối ngoại, Lãnh đạo Ban Công tác đại biểu chỉ đạo công tác của Vụ Dân tộc, Vụ Đối ngoại, Vụ Công tác đại biểu.
đ) Nhiệm vụ khác do Chủ nhiệm giao.
1. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 845/QĐ-VPQH ngày 29/8/2014 của Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội về việc phân công nhiệm vụ của lãnh đạo Văn phòng Quốc hội và Thông báo số 1737/TB-VPQH ngày 03/8/2016 của Văn phòng Quốc hội về việc phân công tạm thời nhiệm vụ đối với Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội.
2. Chủ nhiệm, các Phó Chủ nhiệm, Trưởng các đơn vị thuộc Văn phòng Quốc hội chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Nơi nhận: | CHỦ NHIỆM |
- 1Quyết định 3918/QĐ-BGTVT năm 2015 về phân công nhiệm vụ lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải
- 2Quyết định 525/QĐ-BXD năm 2016 về phân công nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ Xây dựng
- 3Quyết định 3979/QĐ-BCT năm 2016 về phân công nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ Công thương
- 4Quyết định 4026/QĐ-BGTVT năm 2016 về phân công nhiệm vụ lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 2406/QĐ-BGTVT năm 2017 về phân công nhiệm vụ Lãnh đạo Bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 6Thông báo 959/TB-BGDĐT năm 2019 về điều chỉnh phân công nhiệm vụ của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo
- 1Nghị quyết số 417/2003/NQ-UBTVQH11 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội do Ủy ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 2Nghị quyết 618/2013/UBTVQH13 sửa đổi Nghị quyết 417/2003/NQ-UBTVQH11 về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Văn phòng Quốc hội
- 3Luật Tổ chức Quốc hội 2014
- 4Quyết định 3918/QĐ-BGTVT năm 2015 về phân công nhiệm vụ lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải
- 5Nghị quyết 1097/2015/UBTVQH13 thành lập và quy định chức năng, nhiệm vụ cơ cấu tổ chức của Văn phòng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh, Thành phố trực thuộc trung ương do Uỷ ban Thường vụ Quốc hội ban hành
- 6Quyết định 525/QĐ-BXD năm 2016 về phân công nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ Xây dựng
- 7Quyết định 3979/QĐ-BCT năm 2016 về phân công nhiệm vụ trong lãnh đạo Bộ Công thương
- 8Quyết định 4026/QĐ-BGTVT năm 2016 về phân công nhiệm vụ lãnh đạo Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 9Quyết định 2406/QĐ-BGTVT năm 2017 về phân công nhiệm vụ Lãnh đạo Bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 10Thông báo 959/TB-BGDĐT năm 2019 về điều chỉnh phân công nhiệm vụ của lãnh đạo Bộ Giáo dục và Đào tạo
Quyết định 1382/QĐ-VPQH năm 2016 về phân công nhiệm vụ của lãnh đạo Văn phòng Quốc hội
- Số hiệu: 1382/QĐ-VPQH
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/10/2016
- Nơi ban hành: Văn phòng quốc hội
- Người ký: Nguyễn Hạnh Phúc
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra