Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1382/QĐ-UBND | Bắc Ninh, ngày 07 tháng 11 năm 2011 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “CAN THIỆP GIẢM THIỂU MẤT CÂN BẰNG GIỚI TÍNH KHI SINH GIAI ĐOẠN 2011 - 2015”
CHỦ TỊCH UBND TỈNH BẮC NINH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Thực hiện Nghị quyết số 47-NQ/TW ngày 22/3/2005 của Bộ chính trị về việc tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách Dân số - KHHGĐ; Chỉ thị số 23/2008/CT-TTg ngày 04/8/2008 của Thủ tướng Chính phủ về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác Dân số - KHHGĐ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế Bắc Ninh tại tờ trình số 1023/SYT-TTr ngày 27/10/2011,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Đề án “Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2011 - 2015” với các nội dung chính như sau:
1. Tên Đề án: Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2011 - 2015.
2. Cơ quan quản lý: Sở Y tế tỉnh Bắc Ninh.
3. Đơn vị thực hiện Đề án: Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh Bắc Ninh.
4. Cơ quan đơn vị phối hợp:
Phòng Nghiệp vụ Y, Phòng Thanh tra (thuộc Sở Y tế); Sở Tư pháp; Sở Văn hoá - Thể thao và Du lịch; Sở Tài chính; Sở Kế hoạch và Đầu tư; Hội Liên hiệp Phụ nữ; Đoàn TNCS HCM; Mặt trận Tổ quốc.
5. Mục tiêu Đề án:
5.1. Mục tiêu chung:
Từng bước khống chế tốc độ gia tăng mất cân bằng, tiến tới ổn định cân bằng giới tính khi sinh.
5.2. Mục tiêu cụ thể:
a) Tăng cường cung cấp thông tin về giới và tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh cho người dân, trước hết là các cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ, những người cung cấp dịch vụ siêu âm và dịch vụ nạo phá thai, những người có uy tín trong cộng đồng nhằm hạn chế các hành vi không phù hợp với việc sinh đẻ theo quy luật tự nhiên.
Chỉ báo kiểm định đến năm 2015:
- 70% người dân thuộc địa bàn Đề án có hiểu biết về hậu quả của tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh; biết lựa chọn giới tính khi sinh là bất hợp pháp.
- 75 - 80% cặp vợ chồng trong độ tuổi sinh đẻ có hiểu biết đầy đủ về hậu quả mất cân bằng giới tính khi sinh đối với việc kết hôn trong tương lai của con cái họ.
- 80 - 90% cán bộ lãnh đạo Đảng, chính quyền, đoàn thể, tổ chức xã hội các cấp và những người có uy tín thuộc địa bàn Đề án có hiểu biết đúng hậu quả của mất cân bằng giới tính khi sinh đối với sự phát triển kinh tế - xã hội.
- 70 - 80% Người cung cấp dịch vụ siêu âm, nạo phá thai, xét nghiệm có hiểu biết đúng các quy định nghiêm cấm về lựa chọn giới tính thai nhi khi tham gia cung cấp các dịch vụ này.
b) Thực thi và hoàn thiện hệ thống pháp luật về các nội dung liên quan đến giới tính khi sinh.
Chỉ báo kiểm định đến năm 2015
- 50% các quy định, quy ước có nội dung không phù hợp với sinh đẻ theo quy luật tự nhiên được bổ sung, sửa đổi và hoàn thiện.
- 70 - 80% các cơ sở cung cấp dịch vụ siêu âm, xét nghiệm (máu, gien, nước ối, tế bào); nạo phá thai thuộc địa bàn Đề án cam kết không thực hiện lựa chọn giới tính thai nhi.
- 80 - 90% các hành vi vi phạm về nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi thuộc địa bàn Đề án bị phát hiện được xử lý đúng quy định.
c) Khuyến khích, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em gái trong học tập, chăm sóc sức khoẻ sinh sản, phát triển sản xuất.
Chỉ báo kiểm định đến năm 2015
- 100% số xã thực hiện Đề án thành lập và duy trì hoạt động câu lạc bộ phụ nữ không sinh con thứ 3 trở lên giúp nhau phát triển kinh tế.
- Từ 90 - 100% phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ sinh con một bề là gái không sinh con thứ 3 được tham gia hoạt động chia sẻ kinh nghiệm sản xuất và xây dựng gia đình văn hoá.
- Từ 95 - 100% các cháu gái thuộc gia đình sinh con một bề là gái đạt thành tích học tập giỏi năm cuối phổ thông trung học cơ sở được tham gia các hoạt động chia sẻ kinh nghiệm học tập, rèn luyện với các bạn khác trường thuộc huyện và tỉnh.
6. Địa bàn triển khai Đề án:
6.1. Duy trì hoạt động tại 04 huyện, thành phố: Tiên Du, Quế Võ, Lương Tài, TP Bắc Ninh (gồm 68 xã, phường, thị trấn).
6.2. Năm 2011 mở rộng hoạt động tại 04 huyện, thị xã: Gia Bình, Yên Phong, Thuận Thành, TX Từ Sơn (gồm 58 xã, phường, thị trấn).
7. Tiến độ và nội dung thực hiện: Từ năm 2011 đến năm 2015
7.1. Năm 2011
Các hoạt động:
+ Xây dựng và hoàn thiện đề án;
+ Tổ chức các cuộc hội thảo;
+ Tập huấn cho cán bộ, cộng tác viên, tuyên truyền viên các ngành đoàn thể;
+ Tổ chức Hội nghị chuyên đề về giới tính khi sinh tại cộng đồng;
+ Sản xuất các tài liệu truyền thông;
+ Tổ chức các hoạt động tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng;
+ Cung cấp thông tin cho nam nữ thanh niên đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã;
+ Tổ chức sinh hoạt câu lạc bộ;
+ Kiểm tra, giám sát việc thực hiện Đề án;
+ Đề xuất sửa đổi, ban hành các văn bản quy định, quy ước của địa phương liên quan đến giới tính khi sinh;
+ Thanh tra, kiểm tra đột xuất, định kỳ;
+ Rà soát số trẻ em sinh ra hàng năm trên địa bàn.
7.2. Năm 2012
+ Duy trì các hoạt động năm 2011;
+ Tổ chức tập huấn thông tin kiến thức về giới tính khi sinh, các văn bản quy định của pháp luật nghiêm cấm lựa chọn giới tính thai nhi.
+ Xây dựng các cụm Panô;
+ Tổ chức Hội nghị tổng kết.
7.3. Năm 2013
+ Duy trì các hoạt động năm 2012;
+ Trao đổi và học tập kinh nghiệm mô hình các tỉnh bạn.
7.4. Năm 2014
+ Duy trì các hoạt động năm 2013.
7.5. Năm 2015
+ Duy trì các hoạt động năm 2014;
+ Tổng kết việc thực hiện Đề án giai đoạn 2011 - 2015.
8. Tổng kinh phí dự án: 4.084.000.000 đồng
Cụ thể như sau:
Năm | Ngân sách Trung ương | Ngân sách địa phương | Tổng cộng |
2011 | 250.000.000 | 627.000.000 | 877.000.000 |
2012 | 300.000.000 | 485.000.000 | 785.000.000 |
2013 | 350.000.000 | 475.000.000 | 825.000.000 |
2014 | 350.000.000 | 445.000.000 | 795.000.000 |
2015 | 350.000.000 | 452.000.000 | 802.000.000 |
Cộng | 1.600.000.000 | 2.484.000.000 | 4.084.000.000 |
Điều 2. Tổ chức thực hiện
1. Ban quản lý Đề án cấp tỉnh: Giao Giám đốc Sở Y tế căn cứ vào tình hình thực tế, nghiên cứu thành lập riêng hoặc lồng ghép vào Ban quản lý Đề án khác về Dân số - KHHGĐ đang triển khai.
2. Sở Y tế (Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh) chủ trì phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức triển khai thực hiện các hoạt động của Đề án; Chủ trì phối hợp với Sở Tư pháp, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Đài phát thanh - Truyền hình, Báo Bắc Ninh tăng cường phổ biến, tuyên truyền giáo dục pháp luật về Dân số, bình đẳng giới; hàng năm (Chi cục Dân số - KHHGĐ tỉnh) xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí để triển khai thực hiện các nội dung của Đề án đảm bảo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.
3. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư cân đối nguồn ngân sách, hàng năm bố trí vốn đối ứng để thực hiện các hoạt động của Đề án.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể ngày ký.
Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Y tế, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tư pháp, Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Đài phát thanh - Truyền hình, Báo Bắc Ninh và các đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.
| KT. CHỦ TỊCH |
- 1Chỉ thị 15/2012/CT-UBND tăng cường biện pháp nhằm can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và mắc bệnh tan máu bẩm sinh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành
- 2Quyết định 2236/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 3Quyết định 1743/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 4Quyết định 3070/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Bình Dương
- 5Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2016 về tăng cường giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 6Kế hoạch 69/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Chỉ thị 23/2008/CT-TTg về việc tiếp tục đẩy mạnh công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Nghị quyết số 47-NQ/TW về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện chính sách dân số và kế hoạch hoá gia đình do Ban Chấp hành Trung ương ban hành
- 4Chỉ thị 15/2012/CT-UBND tăng cường biện pháp nhằm can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh và mắc bệnh tan máu bẩm sinh do Ủy ban nhân dân tỉnh Hòa Bình ban hành
- 5Quyết định 2236/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2011-2015 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 6Quyết định 1743/QĐ-UBND phê duyệt Đề án Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh, giai đoạn 2011 - 2015 trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 7Quyết định 3070/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính giai đoạn 2011 - 2015 tỉnh Bình Dương
- 8Chỉ thị 09/CT-UBND năm 2016 về tăng cường giải quyết tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh do Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 9Kế hoạch 69/KH-UBND năm 2016 thực hiện Đề án Kiểm soát mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2016-2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
Quyết định 1382/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án “Can thiệp giảm thiểu mất cân bằng giới tính khi sinh giai đoạn 2011 - 2015” do Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành
- Số hiệu: 1382/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/11/2011
- Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Ninh
- Người ký: Nguyễn Tử Quỳnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/11/2011
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra