Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1365/QĐ-UBND

Quảng Ngãi, ngày 29 tháng 07 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT GIAI ĐOẠN 2016 - 2020 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020;

Xét đề nghị của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 85/TTr-SLĐTBXH ngày 11/7/2016 về việc phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi và ý kiến của Sở Tài chính tại Công văn số 702/STC-TCHC ngày 31/3/2016 và Công văn 1530/STC-TCHC ngày 22/6/2016,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi với các nội dung chính sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Từng bước, cải thiện chất lượng cuộc sống của Người khuyết tật, tăng cường công tác tuyên truyền, tập huấn nâng cao nhận thức các cấp, các ngành về người khuyết tật; các chính sách, pháp luật liên quan đến đối tượng này, đồng thời tổ chức các hoạt động thiết thực hỗ trợ người khuyết tật phát huy khả năng của mình đáp ứng nhu cầu bản thân và tuyên dương người khuyết tật vượt khó vươn lên hòa nhập cộng đồng.

2. Mục tiêu cụ thể:

- Hằng năm có 80% người khuyết tật tiếp cận các dịch vụ y tế dưới các hình thức khác nhau; 70% trẻ từ sơ sinh đến 6 tuổi được sàng lọc phát hiện sớm khuyết tật bẩm sinh, rối loạn phát triển và được can thiệp sớm các dạng khuyết tật; khoảng 1.500 trẻ em và người khuyết tật được phẫu thuật chỉnh hình, phục hồi chức năng và cung cấp dụng cụ trợ giúp phù hợp;

- 70% trẻ khuyết tật có khả năng học tập được tiếp cận giáo dục;

- 800 người khuyết tật trong độ tuổi lao động còn khả năng lao động được học nghề và tạo việc làm phù hợp;

- Ít nhất 60% công trình trụ sở làm việc của cơ quan nhà nước; nhà ga, bến xe, bến tàu; cơ sở khám bệnh, chữa bệnh; cơ sở giáo dục, dạy nghề, công trình văn hóa, thể dục thể thao; nhà chung cư bảo đảm điều kiện tiếp cận đối với người khuyết tật;

- Ít nhất 70% người khuyết tật có nhu cầu tham gia giao thông được sử dụng phương tiện giao thông đảm bảo quy chuẩn kỹ thuật về giao thông tiếp cận hoặc dịch vụ trợ giúp tương đương;

- 40% người khuyết tật được trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông;

- 25% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật và biểu diễn nghệ thuật; 30% người khuyết tật được hỗ trợ tham gia các hoạt động và luyện tập thể dục, thể thao;

- 95% người khuyết tật được trợ giúp pháp lý có nhu cầu.

- 60% cán bộ làm công tác trợ giúp người khuyết tật được tập huấn, nâng cao năng lực quản lý, chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật; 40% gia đình có người khuyết tật được tập huấn về kỹ năng, phương pháp chăm sóc phục hồi chức năng cho người khuyết tật; 30% người khuyết tật được tập huấn các kỹ năng sống.

- Hình thành các nhóm cán bộ, nhân viên và cộng tác viên công tác xã hội kết hợp với nhân viên y tế trợ giúp và phục hồi chức năng cho người khuyết tật tại xã, phường, thị trấn có đông đối tượng.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Phát hiện sớm, can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình và cung cấp dịch vụ, dụng cụ trợ giúp cho người khuyết tật

- Thực hiện các dịch vụ phát hiện sớm những khiếm khuyết ở trẻ trước khi sinh và trẻ sơ sinh; tuyên truyền tư vấn cung cấp dịch vụ về chăm sóc sức khỏe sinh sản;

- Triển khai thực hiện chương trình can thiệp sớm, phẫu thuật chỉnh hình, cung cấp dụng cụ trợ giúp người khuyết tật, đặc biệt là y tế cơ sở.

Cơ quan chủ trì: Sở Y tế;

Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các Sở, ngành liên quan.

2. Trợ giúp tiếp cận giáo dục

- Hỗ trợ triển khai giáo dục hòa nhập ở các cấp học phù hợp với khả năng nhận biết của người khuyết tật; đồng thời bồi dưỡng chuyên môn cho cán bộ quản lý tham gia giáo dục trẻ khuyết tật; đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn cho giáo viên trực tiếp dạy trẻ khuyết tật trí tuệ, khuyết tật nghe, nói, khuyết tật nhìn, khuyết tật ngôn ngữ, tự kỹ.

- Cung ứng các tài liệu học tập hỗ trợ cho học sinh khiếm thính, sách chữ nổi cho học sinh khiếm thị, học sinh khuyết tật.

Chủ trì: Sở Giáo dục và Đào tạo;

Cơ quan phối hợp: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, các sở, ngành liên quan.

3. Dạy nghề, tạo việc làm

- Đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên dạy nghề và tư vấn viên việc làm cho người khuyết tật; Tư vấn học nghề, việc làm theo khả năng của người khuyết tật;

- Nhân rộng mô hình dạy, học nghề gắn với tạo việc làm cho người khuyết tật; Dạy nghề tạo việc làm phù hợp cho người khuyết tật;

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội;

Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành liên quan.

4. Trợ giúp tiếp cận và sử dụng các công trình xây dựng:

- Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát thực hiện các quy định, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về xây dựng để người khuyết tật tiếp cận, sử dụng các công trình xây dựng;

- Xây dựng một số mô hình thí điểm về tiếp cận, sử dụng các công trình xây dựng để phổ biến nhân rộng;

- Hướng dẫn, tập huấn kỹ năng thiết kế các công trình tiếp cận với người khuyết tật cho các kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng và các đối tượng hành nghề trong lĩnh vực xây dựng.

- Hỗ trợ giáo trình về thiết kế tiếp cận phục vụ công tác đào tạo, tập huấn cho kiến trúc sư, kỹ sư xây dựng và các đối tượng hành nghề trong hoạt động xây dựng;

Chủ trì: Sở Xây dựng;

Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành liên quan.

5. Trợ giúp tiếp cận và tham gia giao thông:

Hướng dẫn, kiểm tra, đôn đốc các đơn vị kinh doanh vận tải, nhất là vận tải hành khách bằng xe buýt thực hiện lộ trình nâng cấp, cải tạo, bố trí chỗ ngồi ưu tiên cho người khuyết tật theo quy định để người khuyết tật có thể tiếp cận, sử dụng.

Chủ trì: Sở Giao thông vận tải;

Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành liên quan.

6. Trợ giúp tiếp cận và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông

- Hỗ trợ đào tạo về công nghệ thông tin theo các hình thức phù hợp với người khuyết tật và hướng dẫn cho người khuyết tật tiếp cận và sử dụng các dịch vụ truyền thông và công nghệ thông tin;

- Duy trì, phát triển, nâng cấp các cổng/trang tin điện tử hỗ trợ người khuyết tật;

Chủ trì: Sở Thông tin và Truyền thông

Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành liên quan.

7. Trợ giúp pháp lý:

Tổ chức thực hiện các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật theo nội dung Kế hoạch số 66/KH-UBND ngày 07/01/2016 của Chủ tịch UBND Quảng Ngãi triển khai thực hiện Chính sách trợ giúp pháp lý cho người khuyết tật trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016-2020.

Chủ trì: Sở Tư pháp

Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành liên quan.

8. Hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động văn hóa, thể thao và du lịch:

- Đa dạng hóa các hoạt động văn hóa văn nghệ và thể dục thể thao cho người khuyết tật.

- Khuyến khích các tổ chức, tập thể và cá nhân xây dựng các công trình thể thao, trong đó phải đáp ứng các nhu cầu tập luyện văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao cho người khuyết tật.

- Tuyên truyền, hướng dẫn, vận động người khuyết tật tham gia các hoạt động về văn hóa, thể dục thể thao phù hợp.

- Tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ và thể dục thể thao cho người khuyết tật tham gia.

- Tạo điều kiện để người khuyết tật tham gia các hoạt động văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao ở cấp khu vực, vùng và toàn quốc.

Chủ trì: Sở Văn hóa - Thể thao và Du lịch;

Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành liên quan.

9. Nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật và giám sát đánh giá

- Tổ chức tuyên truyền pháp luật về người khuyết tật và những chủ trương, chính sách, chương trình trợ giúp người khuyết tật thông qua in tờ rơi, áp phích, phương tiện thông tin đại chúng;

- Hỗ trợ chương trình, giáo trình đào tạo, tập huấn trong lĩnh vực chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật;

- Đào tạo tập huấn cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên trợ giúp người khuyết tật;

- Tập huấn cho gia đình người khuyết tật về kỹ năng, phương pháp chăm sóc và phục hồi chức năng cho người khuyết tật; tập huấn kỹ năng sống cho người khuyết tật;

- Tham quan học hỏi mô hình trợ giúp người khuyết tật ngoài tỉnh;

- Rà soát, thống kê nhập dữ liệu vào cơ sở dữ liệu theo hướng dẫn của Trung ương;

- Kiểm tra, giám sát đánh giá thực hiện Kế hoạch và các chính sách, pháp luật đối với người khuyết tật.

Chủ trì: Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

Cơ quan phối hợp: Các sở, ngành liên quan.

III. KINH PHÍ THỰC HIỆN

1. Dự kiến tổng kinh phí thực hiện 5 năm (2016 - 2020): 8.046 triệu đồng.

- Năm 2016: 401.000.000 đồng;

- Năm 2017:1.996.000.000 đồng;

- Năm 2018: 1.384.000.000 đồng;

- Năm 2019: 1.726.000.000 đồng;

- Năm 2020: 2.539.000.000 đồng.

(Có phục lục đính kèm)

2. Nguồn kinh phí

Tổng kinh phí thực hiện cả giai đoạn 2016-2020 được bố trí trong dự toán ngân sách hàng năm theo phân cấp ngân sách nhà nước. Hàng năm, từng đơn vị liên quan thực hiện Đề án có trách nhiệm xây dựng kế hoạch dự toán, gửi Sở Tài chính để xem xét, thẩm định.

Ngoài nguồn ngân sách được bố trí thực hiện theo dự toán hàng năm các đơn vị chủ động tăng cường huy động từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước nhằm góp phần cải thiện và nâng cao dần chất lượng cuộc sống của người khuyết tật trên địa bàn tỉnh.

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:

- Là cơ quan thường trực thực hiện kế hoạch, chủ trì và phối hợp với các Sở, ban ngành, Hội đoàn thể liên quan tổ chức các hoạt động trợ giúp người khuyết tật theo nhiệm vụ được phân công.

- Phối hợp với các huyện, thành phố, các đơn vị có liên quan tăng cường truyền thông, đổi mới các hình thức tuyên dương, động viên những người khuyết tật tiêu biểu trong cộng đồng. Đôn đốc kiểm tra, đánh giá kết quả thực hiện Kế hoạch, tổng hợp báo cáo Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và UBND tỉnh.

2. Sở Tài chính: Tham mưu UBND tỉnh bố trí ngân sách để triển khai Kế hoạch; hướng dẫn quản lý, sử dụng kinh phí thực hiện Kế hoạch theo quy định.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư: Tham mưu cho UBND tỉnh bố trí nguồn vốn đầu tư phát triển thực hiện các chương trình, dự án về trợ giúp người khuyết tật.

4. Các sở, ngành liên quan theo chức năng, nhiệm vụ được giao tại Điều 1 quyết định này có trách nhiệm triển khai thực các hoạt động đối với người khuyết tật đảm bảo đạt mục tiêu đề ra.

5. Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh vận động các tổ chức thành viên và quần chúng nhân dân tham gia trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người khuyết tật.

6. Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố:

- Xây dựng chương trình, kế hoạch nhằm cụ thể hóa các nội dung hoạt động của Kế hoạch phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Chỉ đạo triển khai thực hiện các nội dung của Kế hoạch tại địa phương mình.

- Bố trí kinh phí, nhân lực, cơ sở vật chất thực hiện các hoạt động của Kế hoạch trên địa bàn.

- Định kỳ và đột xuất báo cáo tình hình thực hiện Kế hoạch.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Lao động - Thương binh và Xã hội, Tài chính, Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Giáo dục và Đào tạo, Xây dựng, Giao thông vận tải, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa - Thể thao và Du lịch, Tư pháp, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, các Tổ chức chính trị - xã hội tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 4;
- Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội;
- Cục Bảo trợ Xã hội (Bộ LĐ-TB&XH);
- TTTU, TTHĐND tỉnh;
- CT, PCT UBND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh;
- VPUB: PCVP(KGVX), KHTH, CBTH;
- Lưu: VT, KGVHthuy633.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đặng Ngọc Dũng

 

PHỤ LỤC

KINH PHÍ ĐỀ ÁN TRỢ GIÚP NGƯỜI KHUYẾT TẬT TỈNH QUẢNG NGÃI GIAI ĐOẠN 2016 - 2020
(Kèm theo Quyết định số 1365/QĐ-UBND ngày 29/7/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Ngãi)

TT

NỘI DUNG CHI

ĐƠN VỊ THỰC HIỆN

TỔNG CỘNG

NĂM 2016

NĂM 2017

NĂM 2018

NĂM 2019

NĂM 2020

Ghi chú

1

Dạy nghề và tạo việc làm

Sở Lao động - Thương binh và Xã hội

 

Thực hiện riêng theo Đề án 1956

2

Nâng cao nhận thức, năng lực chăm sóc, hỗ trợ người khuyết tật vì giám sát đánh giá

2.000

50

570

300

520

560

 

-

Tổ chức tuyên truyền pháp lý về người khuyết tật

450

-

100

100

100

150

 

-

Đào tạo tập huấn cho cán bộ, nhân viên và cộng tác viên trợ giúp người khuyết tật

400

-

120

-

120

160

 

-

Tập huấn cho gia đình người khuyết tật

500

50

150

100

100

100

 

-

Học hỏi kinh nghiệm trợ giúp người khuyết tật

200

 

100

-

100

-

 

-

Tặng quà nhân kỉ niệm của NKT, tết NKT có hoàn cảnh khó khăn

450

-

100

100

100

150

 

2

Thực hiện trợ lý pháp lý cho người khuyết tật

 

827

-

156

184

223

264

 

-

Khảo sát nhu cầu TGPL của người khuyết tật

70

-

15

15

20

20

 

-

tư vấn pháp luật, tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng

112

-

21

25

30

36

 

-

Tổ chức TGPL lưu động tại các xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh

645

-

120

144

173

208

 

3

Tăng cường năng lực thực hiện trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người khuyết tật

Sở Tư Pháp (Trung tâm trợ giúp pháp lý)

186

21

31

37

44

53

 

-

Tổ chức các lớp tập huấn, bồi dưỡng về kiến thức và kỹ năng nghiệp vụ TGPL

186

21

31

37

44

53

 

4

Đẩy mạnh công tác truyền thông, thông tin về TGPL cho người khuyết tật

569

25

103

124

148

169

 

-

In tờ rơi, tờ gấp và sách pháp luật để cấp cho người khuyết tật

327

14

60

72

86

95

 

-

Lắp đặt bảng tin, hộp tin, tờ thông tin về TGPL

242

11

43

52

62

74

 

5

Sơ kết, tổng kết đánh giá việc thực hiện TGPL cho người khuyết tật

79

-

16

19

21

23

 

6

Phát triển, duy trì, Cổng thông tin điện tử hỗ trợ cho người khuyết tật

Sở Thông tin và Truyền thông

300

-

150

50

50

50

 

7

Hỗ trợ kiến thức và các thiết bị công nghệ thông tin cho người khuyết tật tiếp cận; Đào tạo, hướng nghiệp theo các hình thức đào tạo mới cho người khuyết tật dựa trên công nghệ thông tin

1.200

-

100

300

300

500

 

8

Hỗ trợ người khuyết tật trong hoạt động văn hóa thể thao và du lịch

Sở Văn hóa Thể thao vì Du lịch

2.560

280

820

320

320

820

 

-

Tập huấn sáng tác hội họa, âm nhạc cho người khuyết tật (chủ yếu đối tượng là trẻ em)

500

100

100

100

100

100

 

-

Tổ chức liên hoan nghệ thuật quần chúng cấp tỉnh dành cho người khuyết tật

1.000

-

500

-

-

500

 

-

Hỗ trợ tập luyện duy trì và tham gia thi đấu thể thao toàn quốc cho đội tuyển người khuyết tật tỉnh

900

180

180

180

180

180

 

-

Tập huấn hướng người khuyết tật tham gia tập luyện thể dục thể thao

160

-

40

40

40

40

 

9

Tổ chức tuyên truyền, phổ biến pháp luật về trợ giúp người khuyết tật tham gia giao thông.

Sở Giao thông vận tải

325

25

50

50

100

100

 

 

Tổng cộng 1+2+3+4+5+6+7+8+9

 

8.046

401

1.996

1.384

1.726

2.539

-

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1365/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2016-2020 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

  • Số hiệu: 1365/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/07/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
  • Người ký: Đặng Ngọc Dũng
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/07/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản