- 1Luật Công chứng 2006
- 2Thông tư liên tịch 04/2005/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương do Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ ban hành
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008
- 4Chỉ thị 21/2008/CT-TTg về việc tiếp tục tăng cường và và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Luật thi hành án dân sự 2008
BỘ TƯ PHÁP | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 136/QĐ-BTP | Hà Nội, ngày 14 tháng 01 năm 2009 |
VỀ VIỆC BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC TRỌNG TÂM CỦA NGÀNH TƯ PHÁP NĂM 2009
BỘ TRƯỞNG BỘ TƯ PHÁP
Căn cứ Nghị định số 93/2008/NĐ-CP ngày 22 tháng 8 năm 2008 của Chính phủ quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp;
Căn cứ Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 09 tháng 01 năm 2009 của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, Điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán Ngân sách Nhà nước năm 2009;
Xét đề nghị của Chánh Văn phòng Bộ,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Chương trình công tác trọng tâm của ngành Tư pháp năm 2009.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Thủ trưởng Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, Giám đốc Sở Tư pháp, Trưởng Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | BỘ TRƯỞNG |
CHƯƠNG TRÌNH CÔNG TÁC TRỌNG TÂM
(Ban hành kèm theo Quyết định số 136/QĐ-BTP Ngày 14 tháng 01 năm 2009 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp)
Ngành Tư pháp triển khai nhiệm vụ công tác năm 2009 trong bối cảnh có nhiều Điều kiện thuận lợi: sự quan tâm của Đảng, Quốc hội, Chính phủ, cấp ủy, chính quyền địa phương đối với công tác tư pháp ngày càng lớn, thể hiện rõ qua những chủ trương, chiến lược về hoàn thiện hệ thống pháp luật, cải cách tư pháp, xây dựng nhà nước pháp quyền XHCN; thể chế, bộ máy của Ngành đã được kiện toàn một bước; chức năng, nhiệm vụ được mở rộng; vai trò, vị thế của Ngành trong hệ thống chính trị ngày càng được nâng cao; sự phối hợp giữa ngành Tư pháp với các Bộ, ngành, địa phương ngày càng được tăng cường.
Bên cạnh đó, năm 2009 cũng đặt ra cho Ngành nhiều khó khăn, thách thức: khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu cùng với những hạn chế, bất cập nội tại của nền kinh tế nước ta có tác động tiêu cực đến sự tăng trưởng kinh tế, tạo thêm khó khăn mới cho việc thực hiện nhiệm vụ của bộ máy nhà nước nói chung và của ngành Tư pháp nói riêng; Ngành phải triển khai thực hiện những nhiệm vụ mới, phức tạp, trong khi quá trình hội nhập và phát triển của đất nước, kỳ vọng của người dân vào công lý, công bằng xã hội đặt ra những yêu cầu ngày càng cao đối với công tác tư pháp.
Trong bối cảnh đó, toàn Ngành quyết tâm nắm bắt cơ hội, vượt qua khó khăn, thách thức, triển khai đồng bộ các mặt công tác thuộc chức năng, nhiệm vụ của mình, chú trọng thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ trọng tâm, thiết thực góp phần cùng cả nước thực hiện thắng lợi Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2009, Nghị quyết của Chính phủ về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, Điều hành thực hiện Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2009.
I. CÁC CÔNG TÁC TRỌNG TÂM NĂM 2009
1.1. Hoàn thành đúng tiến độ, đảm bảo chất lượng các dự án, dự thảo văn bản pháp luật mà Ngành được giao chủ trì soạn thảo. Tham mưu kịp thời cho Chính phủ trong việc phân công soạn thảo, tổ chức thực hiện Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, tạo chuyển biến cơ bản về tiến độ và chất lượng soạn thảo. Phối hợp với Văn phòng Chính phủ tham mưu cho Chính phủ giải quyết một bước cơ bản tình trạng nợ nghị định và các văn bản hướng dẫn thi hành luật, pháp lệnh thuộc thẩm quyền của Chính và Thủ tướng Chính phủ.
Tổ chức pháp chế Bộ, ngành, các cơ quan Tư pháp địa phương chủ động tham gia tích cực vào hoạt động xây dựng pháp luật ở Bộ, ngành, địa phương mình, thực sự trở thành bộ phận tham mưu, chỗ dựa đáng tin cậy cho các Bộ, ngành, HĐND, UBND trong việc xây dựng chính sách, pháp luật.
Đổi mới quy trình xây dựng pháp luật theo Luật Ban hành VBQPPL; tổ chức tốt việc tổng kết thực tiễn, Điều tra xã hội học, nghiên cứu kinh nghiệm nước ngoài, rà soát các quy định hiện hành có liên quan; xây dựng quy chế hoạt động của Ban soạn thảo, Tổ biên tập, kế hoạch triển khai xây dựng các dự án luật một cách hợp lý, khoa học; tăng cường trách nhiệm, tính chủ động của đơn vị được phân công chủ trì; phát huy trí tuệ tập thể, thực sự cầu thị, lắng nghe dư luận xã hội, tiếp thu ý kiến góp ý của các Bộ, ngành, địa phương, ý kiến của các chuyên gia trong và ngoài Ngành; hoạt động nghiên cứu khoa học phục vụ xây dựng pháp luật phải đi trước một bước; phát huy có hiệu quả vai trò của Tạp chí Dân chủ và Pháp luật, Báo Pháp luật Việt Nam, Báo Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, Báo Pháp luật và Xã hội; tranh thủ các cơ quan thông tin đại chúng trong việc tuyên truyền, giới thiệu về các dự án luật, pháp lệnh do ngành Tư pháp chủ trì soạn thảo.
1.2. Tạo chuyển biến mạnh về chất lượng thẩm định VBQPPL, Điều ước quốc tế, chú trọng đánh giá tính khả thi, phát hiện nhằm loại bỏ các chồng chéo, mâu thuẫn giữa các văn bản pháp luật; khuyến khích những điểm mới mang tính đột phá của các đề án, dự án VBQPPL, tập trung mạnh vào các lĩnh vực đầu tư, kinh doanh, đất đai, xây dựng cơ sở hạ tầng, đào tạo nguồn nhân lực. Chủ động tham gia ngày từ đầu quá trình soạn thảo, tăng cường phối hợp với các cơ quan chủ trì soạn thảo VBQPPL. Triển khai thực hiện Quy chế mới về thẩm định VBQPPL, Điều ước quốc tế của Bộ (khi được ban hành) .
1.3. Tiếp tục triển khai có hiệu quả hoạt động kiểm tra, xử lý, rà soát, hệ thống hóa VBQPPL theo thẩm quyền; theo dõi, đôn đốc quá trình xử lý văn bản trái pháp luật đã được phát hiện; thực hiện tốt việc rà soát các VBQPPL trong khuôn khổ nghĩa vụ thành viên WTO. Triển khai thực hiện hiệu quả Đề án tổng rà soát hệ thống pháp luật Việt Nam, Đề án về đổi mới và nâng cao hiệu quả trong công tác rà soát, hệ thống hóa VBQPPL, Đề án tăng cường năng lực trong công tác kiểm tra, xử lý VBQPPL sau khi được phê duyệt.
1.4. Xây dựng và triển khai thực hiện Kế hoạch về theo dõi tình hình thi hành pháp luật trong phạm vi cả nước; hướng dẫn, đôn đốc các Bộ, ngành, địa phương tổ chức thực hiện việc theo dõi, đánh giá, báo cáo về tình hình thi hành pháp luật thuộc phạm vi quản lý của Bộ, ngành, địa phương.
2.1. Toàn ngành THADS phấn đấu đạt và vượt chỉ tiêu thi hành xong 75 % về việc và 55% về tiền trên số vụ việc có Điều kiện thi hành, giảm từ 10 đến 15% án tồn đọng; giải quyết khiếu nại đúng thời hạn, đúng pháp luật ngay từ cơ sở, giảm thiểu những khiếu nại phức tạp mới phát sinh; giảm từ 20 đến 25 % các vụ khiếu nại phức tạp, kéo dài; đẩy nhanh tiến độ thực hiện các đề án về tăng cường cơ sở vật chất, xây dựng trụ sở, kho vật chứng, kinh phí hoạt động cho các cơ quan THADS.
Rà soát, đề nghị miễn thi hành các khoản thu cho ngân sách Nhà nước có giá trị không quá 500.000 đồng mà thời gian tổ chức thi hành án đã quá 05 năm tính đến ngày 01/7/2009 nhưng không có Điều kiện thi hành.
Giao chỉ tiêu cụ thể về thi hành án theo từng địa bàn, từng địa phương; tổ chức các đợt cao điểm thi hành án trong cả nước; hoàn thành việc tổng rà soát các vụ việc tồn đọng chưa thi hành.
Phối hợp chặt chẽ với cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác kiện toàn tổ chức, cán bộ cơ quan THADS, trong việc chỉ đạo tổ chức các đợt cao điểm THADS tại những nơi có số lượng án lớn, phức tạp; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan Tòa án, Viện kiểm sát để tháo gỡ kịp thời những vướng mắc trong công tác THADS.
2.2. Kiện toàn tổ chức, cán bộ của Cục THADS, cơ quan Thi hành án dân sự địa phương theo Luật Thi hành án dân sự và Nghị định hướng dẫn thi hành; chuẩn bị tốt cho công tác chuyển giao việc quản lý một số mặt công tác tổ chức, cán bộ của cơ quan Thi hành án dân sự từ Giám đốc Sở Tư pháp (theo ủy quyền của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) sang cho Trưởng Thi hành án dân sự cấp tỉnh, đồng thời với việc xây dựng Thông tư phân cấp quản lý cán bộ, công chức, viên chức thi hành án địa phương; giải quyết dứt điểm tình trạng thiếu Trưởng Thi hành án dân sự cấp huyện và cơ quan Thi hành án dân sự chỉ có một chấp hành viên; nghiên cứu, tham mưu cho Chính phủ quy định những cơ quan Thi hành án dân sự cụ thể ở các địa bàn miền núi, vùng sâu, vùng xa được tuyển chọn người có trình độ cử nhân luật làm Chấp hành viên không qua thi tuyển.
2.3. Chủ động ban hành hoặc phối hợp với các Bộ, ngành liên quan ban hành các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Thi hành án dân sự; tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến, tập huấn những nội dung cơ bản của Luật; tham mưu cho Chính phủ, các Bộ, ngành tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc trong khi thi hành Luật.
2.4. Triển khai Đề án thực hiện thí điểm chế định thừa phát lại tại TP. HCM khi được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, từ đó nghiên cứu phương án mở rộng địa bàn thí điểm sang một số địa phương khác; xây dựng và trình Đề án chuẩn bị các Điều kiện cần thiết để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý Nhà nước về thi hành án, Đề án thành lập cơ quan Thi hành án khu vực.
3. Nâng cao chất lượng hoạt động chứng thực, hộ tịch, quốc tịch, lý lịch tư pháp
3.1. Triển khai thực hiện Luật Quốc tịch Việt Nam (sửa đổi), tạo chuyển biến cơ bản trong công tác quản lý quốc tịch; tiếp tục chỉnh lý Luật Lý lịch tư pháp; triển khai xây dựng Luật Con nuôi; chuẩn bị và phối hợp với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề xuất đưa việc xây dựng Luật Hộ tịch vào Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội; chuẩn bị các Điều kiện cần thiết cho việc tham gia Công ước LaHay năm 1993 về bảo vệ trẻ em và hợp tác nuôi con nuôi quốc tế.
3.2. Chuẩn hóa các mẫu, phân cấp việc in ấn giấy tờ hộ tịch nhằm giải quyết dứt điểm vấn đề thiếu biểu mẫu hộ tịch; tăng cường quản lý Nhà nước, đảm bảo lành mạnh hóa quan hệ hôn nhân có yếu tố nước ngoài và việc cho trẻ em Việt Nam làm con nuôi người nước ngoài; chấn chỉnh hoạt động của các Văn phòng con nuôi nước ngoài; tăng cường kiểm tra, thanh tra công tác hộ tịch, chứng thực; tham mưu cho Chính phủ và các Bộ, ngành liên quan trong việc giải quyết vấn đề hộ tịch, quốc tịch cho dân di cư tự do ở các tỉnh giáp biên giới Việt Nam, Lào, Campuchia theo Chỉ thị số 31/2008/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ.
3.3. Tiếp tục rà soát, đơn giản hóa các thủ tục hành chính trong hoạt động chứng thực, hộ tịch; tập trung tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc, nhất là về thể chế để nâng cao chất lượng các hoạt động này nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý của Nhà nước, nhu cầu xã hội.
4.1. Tổ chức thành công Đại hội đại biểu luật sư toàn quốc lần thứ nhất để thành lập Liên đoàn luật sư Việt Nam; hoàn thành và trình Chính phủ phê duyệt Đề án về chiến lược phát triển đội ngũ luật sư đến năm 2020. Tăng cường công tác quản lý nhà nước, kết hợp thực hiện tốt vai trò tự quản của các tổ chức luật sư; sớm phát hiện và kịp thời chấn chỉnh các biểu hiện lệch lạc, tiêu cực trong hoạt động luật sư, tư vấn pháp luật.
4.2. Tăng cường thực hiện nhiệm vụ quản lý nhà nước về bán đấu giá tài sản, nhất là liên quan đến công sản, quyền sử dụng đất; đề xuất sửa đổi, bổ sung Nghị định số 05/2005/NĐ-CP về bán đấu giá tài sản, phối hợp với Ủy ban Pháp luật của Quốc hội đề xuất việc xây dựng dự án Luật Bán đấu giá tài sản.
4.3. Tổ chức tổng kết 4 năm thi hành Pháp lệnh Giám định tư pháp và tiếp tục xây dựng Dự án Luật Giám định tư pháp; phối hợp chặt chẽ với các cơ quan hữu quan tập trung tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về chế độ, chính sách trong hoạt động giám định tư pháp.
4.4. Hoàn thành và trình Chính phủ phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển nghề công chứng ở Việt Nam đến năm 2020; tiến hành sơ kết 02 năm thực hiện Luật Công chứng, làm rõ những điểm vướng mắc, bất cập và kiến nghị cơ quan nhà nước có thẩm sửa đổi, bổ sung cho phù hợp; nghiên cứu, đề xuất phương án chuyển giao thẩm quyền chứng thực các hợp đồng, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, bất động sản từ UBND sang cho các tổ chức công chứng.
5. Tiếp tục lộ trình cải cách tư pháp, cải cách hành chính
5.1. Tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ của Ngành trong Chương trình trọng tâm công tác tư pháp năm 2009 của Ban Chỉ đạo cải cách tư pháp Trung ương. Tiếp tục nghiên cứu, xây dựng Đề án về việc chuẩn bị các Điều kiện cần thiết để giao cho Bộ Tư pháp giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về công tác thi hành án, Đề án quy hoạch phát triển tổ chức và đội ngũ giám định viên tư pháp, Đề án tổ chức cơ quan Thi hành án dân sự theo khu vực.
5.2. Thực hiện tốt các nhiệm vụ thuộc Kế hoạch cải cách hành chính, cải cách tư pháp của Bộ, Ngành, địa phương. Tiếp tục rà soát, loại bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, chồng chéo gây phiền hà cho nhân dân, chuẩn hóa các quy trình giải quyết công việc; công khai các thủ tục hành chính tại trụ sở cơ quan, trên các trang thông tin điện tử, tạo thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp.
Tăng cường sự phối hợp, liên kết chặt chẽ trong việc triển khai các nhiệm vụ CCHC của Bộ và các địa phương; xây dựng mô hình và cơ chế phù hợp để chỉ đạo triển khai thực hiện nhiệm vụ cải cách hành chính, cải cách tư pháp trong nội bộ Ngành; phát huy vai trò và hiệu quả hoạt động của Tổ công tác chuyên trách thực hiện Đề án 30 về đơn giản hóa thủ tục hành chính ở Bộ.
5.3. Đẩy nhanh tiến độ rà soát thủ tục hành chính, triển khai Đề án xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn TCVN ISO 9001:2000 vào hoạt động của cơ quan Bộ Tư pháp và các cơ quan Tư pháp, Thi hành án dân sự địa phương.
6.1. Tiếp tục triển khai thực hiện Nghị định 93/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp; kiện toàn tổ chức, cán bộ, đưa hoạt động của các đơn vị mới được thành lập, các đơn vị được bổ sung chức năng, nhiệm vụ vào nề nếp; hoàn thành Đề án xây dựng quy hoạch tổng thể phát triển ngành Tư pháp đến năm 2020.
6.2. Triển khai thực hiện tốt Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 04/2005/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp UBND quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương. Chủ động tham mưu cho HĐND, UBND bổ sung đội ngũ cán bộ tư pháp cơ sở, nhất là cán bộ tư pháp - hộ tịch; chú trọng công tác bồi dưỡng nghiệp vụ, kiến thức pháp luật cho đội ngũ này.
6.3. Làm tốt công tác quy hoạch cán bộ, Điều chỉnh quy hoạch cán bộ theo định kỳ, chú trọng Điều kiện phát triển của công chức trẻ, công chức nữ, dân tộc; tiếp tục đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả công tác đào tạo cán bộ phục vụ yêu cầu hội nhập kinh tế quốc tế; tiếp tục kiện toàn đội ngũ cán bộ, đặc biệt chú trọng đến các đơn vị mới thành lập và đơn vị chuyển giao hoặc được bổ sung nhiệm vụ; Bộ tiếp tục hỗ trợ các địa phương trong công tác chuẩn hóa đội ngũ công chức tư pháp, tổ chức các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ cho tư pháp cấp huyện, cấp xã.
Thực hiện việc Điều động, luân chuyển cán bộ, nhất là việc luân chuyển cán bộ trẻ từ Trung ương về địa phương để nâng cao hiểu biết thực tế về công tác tư pháp ở địa phương.
6.4. Triển khai thực hiện Đề án "Xây dựng trường Đại học Luật Hà Nội thành trường trọng điểm đào tạo cán bộ về pháp luật" và Đề án "Xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp" sau khi được Chính phủ phê duyệt; hoàn thiện Đề án thành lập một số trường trung cấp luật, phê duyệt và đưa vào triển khai thực hiện; tạo chuyển biến mạnh về chất lượng hoạt động đào tạo luật, đào tạo các chức danh tư pháp. Phối hợp chặt chẽ với Bộ Giáo dục và Đào tạo triển khai thực hiện Đề án đưa pháp luật các nước ASEAN vào giảng dạy trong các cơ sở đào tạo luật.
7.1. Xây dựng chương trình công tác cụ thể, sát với chương trình trọng tâm của địa phương và của Ngành, bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, địa phương, ưu tiên thực hiện những nhiệm vụ phục vụ trực tiếp cho việc ngăn chặn suy giảm kinh tế, ổn định kinh tế vĩ mô, duy trì tăng trưởng và bảo đảm an sinh xã hội. Kiện toàn tổ chức, cán bộ của đơn vị làm đầu mối xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Bộ, Ngành, từng bước đưa công tác này vào nền nếp, chuyên nghiệp.
7.2. Hoạt động quản lý, chỉ đạo, Điều hành phải sâu sát, quyết liệt; vừa bám sát kế hoạch, vừa mềm dẻo, linh hoạt trong từng việc cụ thể; lấy hiệu quả tác động kinh tế - xã hội trên địa bàn và cả nước làm thước đo đánh giá chất lượng công tác tư pháp, chất lượng hoạt động của các cơ quan, đơn vị trong Ngành.
7.3. Duy trì chế độ giao ban công tác của Lãnh đạo Bộ, Lãnh đạo các đơn vị trong Ngành, đảm bảo thông tin thông suốt; thực hiện nghiêm chế độ báo cáo, thống kê; số liệu báo cáo phải đầy đủ, chính xác; nội dung báo cáo cần đi sâu phân tích, nhận định đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ, đề xuất được các giải pháp xác đáng. Nghiên cứu xây dựng mô hình thống kê áp dụng thống nhất trong ngành Tư pháp.
7.4. Tranh thủ hiệu quả sự lãnh đạo, chỉ đạo, quan tâm, giúp đỡ của cấp ủy, chính quyền địa phương trong công tác tư pháp; tiếp tục chú trọng công tác phối hợp, tăng cường mối quan hệ trong công tác; hướng mạnh về cơ sở; thực hiện việc phân cấp mạnh cho các đơn vị, các cá nhân nhằm xác định cụ thể nhiệm vụ, nâng cao tinh thần trách nhiệm; nghiên cứu xây dựng và triển khai thực hiện hiệu quả Quy chế tiếp nhận, xử lý, giải đáp các kiến nghị của địa phương.
7.5. Tạo bước đột phá trong việc thực hiện Kế hoạch ứng dụng công nghệ thông tin phục vụ hoạt động quản lý, chỉ đạo, Điều hành, nhất là trong công tác thi hành án, quốc tịch, hộ tịch; chuẩn bị các Điều kiện cần thiết để tổ chức giao lưu, giao ban trực tuyến.
1. Thủ trưởng các đơn vị thuộc Bộ, Tổ chức pháp chế các Bộ, ngành, Giám đốc Sở Tư pháp và Trưởng Thi hành án dân sự các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm:
- Xây dựng kế hoạch hoặc chương trình hành động triển khai thực hiện Chương trình này, trình Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phê duyệt trong tháng 01/2009 và tổ chức, chỉ đạo thực hiện. Đối với những nhiệm vụ không được quy định trong Chương trình này, cần tiếp tục thực hiện tốt theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
- Tổ chức kiểm tra việc thực hiện Chương trình, báo cáo kết quả thực hiện với Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Bộ trưởng, Thủ trưởng các Bộ, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
2. Trong quá trình triển khai Chương trình, nếu thấy cần sửa đổi, bổ sung, các đơn vị gửi văn bản về Văn phòng Bộ để tổng hợp, báo cáo Bộ trưởng xem xét, quyết định.
3. Chánh Văn phòng Bộ chủ trì phối hợp với Vụ trưởng Vụ Thi đua - Khen thưởng và Thủ trưởng các đơn vị liên quan thuộc Bộ theo dõi, đôn đốc việc triển khai thực hiện Chương trình, định kỳ báo cáo và kiến nghị với Bộ trưởng về các biện pháp cần thiết bảo đảm Chương trình được thực hiện hiệu quả và đồng bộ./.
- 1Quyết định 3127/QĐ-BTP năm 2019 về Chương trình công tác trọng tâm của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 2Quyết định 2558/QĐ-BTP năm 2020 về Chương trình Công tác trọng tâm của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính năm 2021
- 1Luật Công chứng 2006
- 2Thông tư liên tịch 04/2005/TTLT-BTP-BNV hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức các cơ quan chuyên môn giúp Ủy ban nhân dân quản lý nhà nước về công tác tư pháp ở địa phương do Bộ Tư pháp - Bộ Nội vụ ban hành
- 3Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2008
- 4Chỉ thị 21/2008/CT-TTg về việc tiếp tục tăng cường và và nâng cao hiệu quả công tác thi hành án dân sự do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Nghị định 93/2008/NĐ-CP quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Tư pháp
- 6Luật thi hành án dân sự 2008
- 7Nghị quyết số 01/NQ-CP về những giải pháp chủ yếu chỉ đạo, điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2009 do Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 3127/QĐ-BTP năm 2019 về Chương trình công tác trọng tâm của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính năm 2020 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- 9Quyết định 2558/QĐ-BTP năm 2020 về Chương trình Công tác trọng tâm của Bộ Tư pháp trong lĩnh vực thi hành án dân sự, theo dõi thi hành án hành chính năm 2021
Quyết định 136/QĐ-BTP năm 2009 ban hành Chương trình công tác trọng tâm của ngành Tư pháp năm 2009 do Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành
- Số hiệu: 136/QĐ-BTP
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 14/01/2009
- Nơi ban hành: Bộ Tư pháp
- Người ký: Hà Hùng Cường
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 14/01/2009
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực