Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM
-------

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------

Số: 136/2005/QĐ-UB

Hà Nam, ngày 28 tháng 01 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM

Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND đã được quốc hội thông qua ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 188/2004/NĐ-CP, ngày 16/11/2004 của Chính phủ về khung giá các loại đất và phương pháp xác định giá đất;
Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất;
Căn cứ Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số197/2004/NĐ-CP;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Tài chính và Sở Xây dựng.

QUYẾT ĐỊNH

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư khi nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 01 năm 2005. Các Văn bản trước đây trái quy định này đều bãi bỏ.

Giao Sở Tài chính chủ trì phối hợp với Sở Xây dựng và Sở Tài nguyên Môi trường hướng dẫn thi hành Quyết định này.

Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Tài chính, Tài nguyên - Môi trường, Xây dựng, Chủ tịch UBND các huyện, thị xã  và các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- TT TU, HDDND tinhr ( để b/c);
- Đ/c Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- Cục kiểm tra văn bản-BTP.
- Như điều 3;
- Lưu VT, TCTM
Q. CCBT/QD02.1

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
KT.CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Trần Đậu

 

QUY ĐỊNH

VỀ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ VÀ TÁI ĐỊNH CƯ KHI THU HỒI ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÀ NAM (Kèm theo Quyết định số: 136/2005 / QĐ-UB ngày 28 tháng 01 năm 2005)

Phần I

NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

1- Thực hiện việc bồi thường hỗ trợ và tái định cư, khi thu hồi đất theo nội dung quy định tại Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ; Thông tư số: 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004  của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP;

2- Bản quy định này cụ thể một số nội dung về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất trên địa bàn tỉnh Hà Nam.

Phần II

BỒI THƯỜNG ĐẤT

I. NGUYÊN TẮC BỒI THƯỜNG

1- Nguyên tắc bồi thường được quy định tại Điều 6 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính Phủ.

2- Điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 8 Nghị định 197/NĐ-CP.

II- GIÁ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ ĐẤT NÔNG NGHIỆP

1- Giá nhóm đất nông nghiệp

Đồng/m2

TT

Loại đất

Khu vực  TX phủ lý

Khu vực thị trấn

Khu vực đồng bằng

Khu vực miền núi

1

Đất trồng cây hàng năm

31.500

25.200

21.000

11.100

2

Đất nuôi trồng thuỷ sản

31.500

25.200

21.000

11.100

3

Đất trồng cây lâu năm

37.500

30.000

25.000

11.000

4

Đất rừng sản xuất

 

 

 

5.000

5

Đất nông nghiệp xen kẽ trong đô thị, đất ao vườn liền kề với đất ở trong khu dân cư. 

37.500

37.500

37.500

16.500

2- UBND huyện thống nhất với Sở Tài nguyên Môi trường và Sở Tài chính xác định vị trí các khu vực, vị trí miền núi áp dụng mức giá trong khung theo quy định của UBND tỉnh.

3- Đất nông nghiệp xen kẽ trong đô thị, đất ao vườn liền kề với đất ở trong khu dân cư (Đất của hộ gia đình cá nhân trong cùng thửa với đất ở, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng không được cấp có thẩm quyền chứng nhận là đất ở theo quy định của Pháp luật đất đai) ngoài mức giá bồi thường trên còn được hỗ trợ bằng tiền, giá tính hỗ trợ bằng 20% gía đất ở liền kề.

4. Đất nông nghiệp xen kẽ trong khu dân cư (Đất của hộ gia đình cá nhân trong cùng thửa với đất ở, có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, nhưng không được cấp có thẩm quyền chứng nhận là đất ở theo quy định của Pháp luật đất đai) ngoài mức giá bồi thường còn được hỗ trợ bằng tiền, giá tính hỗ trợ bằng 20% gía đất ở liền kề.

5- Đối với đất công ích của xã:

- Trường hợp thu hồi đất công ích của xã mức hỗ trợ bằng mức giá bồi thường quy định tại mục II.1 phần II.

- Người thuê (nhận thầu, khoán) đất công ích của xã không được bồi thường về đất; nhưng được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại, các chi phí thực tế người sử dụng đất đã đầu tư vào đất để sử dụng theo mục đích được phép sử dụng: 

+ Tiền thuê đất nộp trước còn lại được UBND xã thanh toán.

+ Chí phí đào đắp, san lấp tôn tạo tính theo giá trị tài sản trên đất.

III- GIÁ BỒI THƯỜNG, HỖ TRỢ ĐẤT PHI NÔNG NGHIỆP

1- Giá bồi thường đất phi nông nghiệp: Theo bảng gía quy định của UBND tỉnh công bố vào ngày 01 tháng 01 hàng năm.

2- UBND các huyện thống nhất với Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính các khu vực áp dụng mức giá khu vực miền núi. Chủ tịch UBND các huyện quyết định các khu vực áp dụng mức giá khu vực miền núi theo quy định của UBND tỉnh.

3- UBND các huyện thống nhất với Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường các khu vực, vị trí các khu vực áp dụng mức giá do tỉnh quy định. Chủ tịch UBND các huyện quyết định các khu vực, vị trí áp dụng mức giá theo quy định của UBND tỉnh.

4- Đối với một thửa đất phi nông nghiệp (đất ở) diện tích để xác định vị trí 1 tính từ mặt tiền tiếp giáp với trục đường có chiều sâu không quá 30 m, phần còn laị nối tiếp vị trí 1 xác định là vị trí 2.

5- Đối với một thửa đất phi nông nghiệp (đất sản xuất kinh doanh) diện tích để xác định vị trí 1 so với mặt tiền tiếp giáp với trục đường có chiều sâu không quá 100 m; phần còn laị nối tiếp vị trí 1 xác định là vị trí 2.

6- Đối với đất ở trong ngõ hẻm có nhiều thửa đất có điều kiện giao thông như nhau; nhưng khoảng cách từ các thửa đất tới các đường phố hoặc đường giao thông chính khác nhau nhiều, các thửa đất xác định là vị trí 2 được xác định theo chiều sâu của ngõ hẻm so với thửa đất có vị trí 1 (gần nhất) không quá 150 m, các thửa đất xác định là vị trí 3 được xác định theo chiều sâu của ngõ hẻm so với thửa đất có vị trí 1 (gần nhất) không quá 300 m.

Phần III

BỒI THƯỜNG NHÀ Ở, CÔNG TRÌNH, VẬT KIẾN TRÚC, DI CHUYỂN MỒ MẢ, CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI. 

Bồi thường tài sản nhà ở, công trình, vật kiến trúc, di chuyển mồ mả, cây trồng, vật nuôi có phụ lục kèm theo Quyết định này.

Phần IV

CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ

I- HỖ TRỢ ĐỐI VỚI ĐẤT NÔNG NGHIỆP CỦA HỘ GIA ĐÌNH, CÁ NHÂN:

Đối tượng được hỗ trợ: Hộ gia đình, cá nhân trực tiếp sản xuất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi trên 30% diện tích đất nông nghiệp đựơc giao, được hỗ trợ ổn định đời sống và hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp với các mức cụ thể như sau:

1)  Hỗ trợ ổn định đời sống

- Đối tượng được hỗ trợ: Là tổng số nhân khẩu nông nghiệp có tên trong hộ khẩu tại thời điểm lập phương án hỗ trợ.

- Thời gian hỗ trợ:

+ Trường hợp  không phải di chuyển chỗ ở:  Thời gian hỗ trợ là 3 tháng

+Trường hợp phải di chuyển chỗ ở: Thời gian hỗ trợ là 6 tháng.

- Mức hỗ trợ bằng tiền cho nhân khẩu 1 tháng tương đương 30 kg gạo, giá gạo theo thông báo của Sở Tài chính tại thời điểm lập phương án hỗ trợ.

2) Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm:

- Đối tượng được hỗ trợ:  Là lao động nông nghiệp trong độ tuổi lao động (Nam từ 18 đến 60 tuổi; Nữ từ 18 đến 55 tuổi) có tên trong sổ hộ khẩu gia đình tại thời điểm lập phương án.

- Số lao động được hỗ trợ theo tỷ lệ đất thu hồi:

+ Trường hợp hộ gia đình có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên 30% đến 50% diện tích được giao thì được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm  cho 01 lao động.

+ Trường hợp hộ gia đình có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên 50% đến 70% diện tích được giao thì được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm  cho 02 lao động.

+ Trường hợp hộ gia đình có diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi trên 70% diện tích được giao thì được hỗ trợ đào tạo chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm cho toàn bộ số lao động trong độ tuổi có tên trong số hộ khẩu.

- Diện tích để tính tỷ lệ thu hồi được cộng dồn các đợt thu hồi.

- Mức hỗ trợ: 1.500.000 đồng/lao động.

- Hình thức hỗ trợ: Chủ yếu bằng hình thức cho đi học nghề tại cơ sở dạy nghề. Nếu người được hỗ trợ không muốn tham gia đào tạo nghề tại cơ sở dạy nghề của địa phương phải có bản cam kết và được hỗ trợ bằng tiền.

- Trường hợp hộ gia đình, cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi trên 70% diện tích đất nông nghiệp được giao thì được hỗ trợ cho số nhân khẩu nông nghiệp ngoài độ tuổi lao động có tên trong sổ hộ khẩu: Mức hỗ trợ là 1.000.000 đồng/1 nhân khẩu.

- Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp và tạo việc làm được tính 1 lần; trong trường hợp hộ gia đình cá nhân có đất nông nghiệp bị thu hồi nhiều lần: Số lao động đã được hỗ trợ lần trước không được tính vào số lao động để hỗ trợ lần sau; trường hợp nhân khẩu đã được hỗ trợ theo nhân khẩu ngoài độ tuổi lao động lần trước, lần sau thu hồi đất nhân khẩu đó trong độ tuổi lao động được hỗ trợ bổ xung 500.000 đồng.

II. Hỗ trợ đối với hộ gia đình cá nhân bị thu hồi đất ở.

1- Hỗ trợ ổn định đời sống cho người bị thu hồi đất ở và phải tháo dỡ nhà chính được hỗ trợ ổn định sản xuất và đời sống như  sau:

a- Các hộ phải tháo dỡ dưới 50% diện tích nhà chính nhưng không phải di chuyển chỗ ở: Mỗi nhân khẩu được hỗ trợ thời gian 2 tháng, mỗi tháng 30 kg gạo.

b- Các hộ phải tháo dỡ từ 50% diện tích nhà chính trở lên nhưng không phải di chuyển chỗ ở: Mỗi nhân khẩu được hỗ trợ thời gian 4 tháng, mỗi tháng 30 kg gạo.

c- Các hộ phải tháo dỡ nhà chính và di chuyển chỗ ở: Mỗi nhân khẩu được hỗ trợ thời gian 6 tháng, mỗi tháng 30 kg gạo.

d- Nhân khẩu được hỗ trợ là nhân khẩu có tên trong sổ hộ khẩu tại thời điểm lập phương án hỗ trợ.

e- Giá gạo để tính hỗ trợ theo mức giá trung bình bình quân toàn tỉnh tại thời điểm lập phương án hỗ trợ  (theo thông báo gía của Sở Tài chính ).

2- Hỗ trợ tiền thuê nhà cho các hộ phải di chuyển chỗ ở do bị thu hồi đất ở:

- Mức hỗ trợ cho hộ gia đình có từ 1 đến 2 nhân khẩu:  200.000đồng/tháng.

- Mức hỗ trợ cho hộ gia đình có  3 nhân khẩu:               300.000đồng/tháng.

- Mức hỗ trợ cho hộ gia đình có 4 nhân khẩu trở lên:     400.000 đồng/tháng.

 - Thời gian hỗ trợ là 5 tháng

3 - Hỗ trợ di chuyển cho hộ gia đình khi Nhà nước thu hồi đất phải di chuyển chỗ ở đi nơi khác:

Hỗ trợ được xác định theo diện tích và loại nhà bị tháo dỡ:

- Đơn giá tính hỗ trợ:

+ Đối với nhà cấp 4, nhà tạm:           30.000 đồng/m2

+ Đối với nhà cấp 1, 2, 3, biệt thự:    40.000 đồng/m2

- Mức hỗ trợ cho hộ di chuyển chỗ ở trong phạm vi tỉnh (được xác định theo diện tích và loại nhà bị tháo dỡ):

Mức tối thiểu 500.000 đồng/hộ và mức tối đa là 3.000.000 đồng/hộ

- Mức hỗ trợ cho hộ di chuyển chỗ ở sang tỉnh khác (được xác định theo diện tích và loại nhà bị tháo dỡ):

Mức tối thiểu 1.000.000 đồng/hộ và Mức tối đa là 5.000.000 đồng/hộ

4- Hỗ trợ cho gia đình phải di chuyển chỗ ở đi nơi khác có người đang hưởng chế độ trợ cấp xã hội của Nhà nước khi phải di chuyển chỗ ở:

- Hộ gia đình có 1 người hưởng chính sách:       mức 1.000.000 đồng/hộ

- Hộ gia đình có 2 người hưởng chính sách:       mức 1.500.000 đồng/hộ

- Hộ gia đình có 3 người hưởng chính sách:       mức 2.000.000 đồng/hộ

5-  Hỗ trợ cho gia đình phải di chuyển chỗ ở đối với hộ nghèo (có chứng nhận của Sở LĐ và TBXH ): Mức hỗ trợ 1.000.000 đồng/hộ.

III. HỖ TRỢ ỔN ĐỊNH SẢN XUẤT:

Khi nhà nước thu hồi đất của tổ chức kinh tế, hộ sản xuất kinh doanh có đăng ký kinh doanh, mà bị ngừng sản xuất kinh doanh, thì được hỗ trợ không quá 30% một năm thu nhập sau thuế, theo mức thu nhập bình quân của ba năm liền kề trước đó được cơ quan thuế xác nhận.

Phần V

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I- Được thực hiện theo quy định tại điều 39, 40, 41, 42, 43, 44, 45, 47, 48, 49, Nghị định 197/NĐ-CP.

II. Trình duyệt và phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

1- Chủ tịch Hội đồng bồi thường, hỗ trợ và tái định cư trình UBND cùng cấp phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư theo quy định.

2- Phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ, tái định cư:

- UBND tỉnh phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với các dự án thu hồi đất liên quan từ hai huyện, thị trở lên.

-  Chủ tịch UBND huyện, thị xã phê duyệt phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư đối với dự án thu hồi đất trong phạm vi huyện, thị xã.

3 - Thẩm định phương án bồi thường, hỗ trợ và tái định cư:

Hội đồng thẩm định của tỉnh gồm:

+ Lãnh đạo Sở Tài chính: Chủ tịch hội đồng.

+ Lãnh đạo Sở Tài nguyên- Môi trường:  Uỷ viên.

+ Lãnh đạo Sở Xây dựng:  Uỷ viên.

Căn cứ tính chất đặc điểm của dự án có thể Hội đồng mời các ngành có liên quan tham gia; Hội đồng thẩm định của tỉnh thẩm định các dự án thu hồi đất liên quan đến hai huyện, thị trở lên./.

 

PHỤ LỤC

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG NHÀ Ở, CÔNG TRÌNH, VẬT KIẾN TRÚC, DI CHUYỂN MỒ MẢ, CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT
(Kèm theo quyết định số 136/2005 / QĐ-UB ngày 28/ 01/ 2005 về việc ban hành quy định về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất)

Phần I

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG NHÀ Ở, CÔNG TRÌNH, VẬT KIẾN TRÚC, DI CHUYỂN MỒ MẢ KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT

A. NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

I. CƠ SỞ TÍNH TOÁN

- Căn cứ TCVN 2748-1991 “Phân cấp nhà và công trình- Nguyên tắc cơ bản”.

- Căn cứ Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Căn cứ Thông tư số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ về việc bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi Nhà nước thu hồi đất.

- Căn cứ chỉ tiêu Suất vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập I của Viện Kinh tế - Bộ Xây dựng ban hành năm 2003.

II. GIẢI THÍCH TỪ NGỮ

1. Độ cao nhà:

- Đối với nhà mái chảy không có trần tính từ mặt nền nhà đến quá giang; đối với nhà có trần tính từ nền nhà đến trần nhà; đối với nhà bán mái tính từ nền nhà đến  đỉnh cột quân hoặc đỉnh tường biên.

- Đối với nhà mái bằng tính từ mặt nền nhà đến mặt trên tấm sàn mái.

- Độ cao của nhà tính cho mỗi tầng.

2. Vật kiến trúc:

Vật kiến trúc bao gồm giếng khoan, giếng đào, sân, cầu thang, trần, gác xép, tường rào, bể chứa nước, cổng, ô văng cửa…

3. Diện tích sàn của 1 tầng:

- Đối với nhà mái bằng: Là diện tích mặt bằng xây dựng của tầng đó, gồm cả tường xây hoặc phần tường chung thuộc về công trình và diện tích mặt bằng của lô gia, ban công, hành lang, hộp kỹ thuật, ống khói, trừ diện tích ô trống cầu thang chiếm chỗ.

- Đối với nhà tạm và nhà cấp IV: Là diện tích hình chiếu bằng của mái trên mặt bằng xây dựng gọi là diện tích xây dựng (giới hạn chiều rộng nhô ra của mái trước, mái sau so với mặt ngoài cột hiên và tường hậu tối đa là 0,3 m).

B. QUY ĐỊNH CỤ THỂ

I. QUY ĐỊNH VÀ HƯỚNG DẪN ÁP DỤNG TÍNH TOÁN BỒI THƯỜNG NHÀ Ở, CÔNG TRÌNH, VẬT KIẾN TRÚC, MỒ MẢ

1. Phạm vi áp dụng:

- Giá bồi thường nhà ở, công trình, vật kiến trúc, mồ mả này được quy định trọn gói là giá trị thực của tài sản không kèm theo các hệ số, các phụ phí, các chính sách hỗ trợ nào khác. Mức giá này áp dụng cho việc bồi thường, hỗ trợ khi Nhà nước thu hồi đất.

- Đối tượng bồi thường thiệt hại:

+ Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân là chủ sở hữu tài sản hợp pháp có đất bị Nhà nước thu hồi.

+ Phải có các điều kiện ghi trong Điều 8, Điều 19 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ.

- Nguyên tắc bồi thường tài sản: Căn cứ Điều 18 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ và mục 1 phần III Thông tư  số 116/2004/TT-BTC ngày 07/12/2004 của Bộ Tài chính.

- Việc sử dụng đất phục vụ cho các công trình công ích của làng, xã bằng hình thức huy động sự đóng góp của dân thì không áp dụng giá bồi thường này.

2. Hướng dẫn thực hiện:

2.1. Đối với nhà ở, công trình phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân và các tổ chức khác:

2.1.1. Đối với nhà ở, vật kiến trúc phục vụ sinh hoạt của hộ gia đình, cá nhân: Bồi thường bằng giá trị xây mới của nhà, công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương trong bảng đơn giá này.

Mức bồi thường nhà, vật kiến trúc

=

Giá trị xây mới của nhà và vật kiến trúc

+(-)

Một khoản tiền bằng tỷ lệ % trên giá trị xây mới của nhà và vật kiến trúc (nếu có)

2.1.2. Đối với nhà, vật kiến trúc xây dựng khác với quy định 2.1.1:

Mức bồi thường nhà, vật kiến trúc

=

Giá trị hiện có của nhà và vật kiến trúc

+(-)

Một khoản tiền bằng tỷ lệ % trên giá trị hiện có của nhà và vật kiến trúc (nếu có)

- Giá trị xây mới của nhà và vật kiến trúc = Diện tích xây dựng (sàn) x Đơn giá xây dựng mới x Hệ số bồi thường theo khu vực (áp dụng cho 2.1.1).

- Giá trị hiện có của nhà và vật kiến trúc = Diện tích xây dựng (sàn) x Đơn giá xây dựng mới x Tỷ lệ % giá trị còn lại của nhà và vật kiến trúc x Hệ số bồi thường theo khu vực (áp dụng cho 2.1.2).

- Khoản cộng, trừ bằng tỷ lệ % trên giá trị xây mới hoặc hiện có của nhà, vật kiến trúc là khoản tăng giảm khi áp dụng khung giá nhà và vật kiến trúc có 1 số điểm khác loại nhà đã nêu trong khung giá định áp dụng. Mức tăng, giảm giá từ 10 ¸ 20%.

- Trong quá trình tính toán bồi thường những công trình có kết cấu mỹ thuật, kỹ thuật cao hơn so với quy định trong bảng giá thì được cộng từ 5 ¸15% so với mức giá chuẩn.

- Tỷ lệ % giá trị còn lại của nhà, vật kiến trúc là mức tối đa không lớn hơn 100% giá trị xây mới của nhà, vật kiến trúc có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với nhà, vật kiến trúc bị thiệt hại (áp dụng cho 2.1.2).

2.1.3. Đối với công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật:

Mức bồi thường bằng giá trị xây mới của công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương. Trường hợp nếu công trình không còn sử dụng thì không được bồi thường.

2.2. Đối với nhà, công trình bị tháo dỡ một phần:

- Trường hợp phá dỡ 1 phần (dọc nhà hoặc ngang nhà) phần còn lại vẫn tồn tại và sử dụng được thì chỉ tính bồi thường phần giá trị nhà, công trình bị tháo dỡ và cộng 30% giá trị bồi thường phần diện tích phải phá dỡ để chi phí sửa chữa, hoàn thiện công trình.

Diện tích công trình phải phá dỡ được tính như sau: Nếu vào 1 phần gian tính hết cả gian, vào 1 phần hiên tính hết cả hiên.

- Trường hợp phá dỡ ngang nhà: Nếu diện tích phá dỡ ³ 50% thì bồi thường 100%. Nếu diện tích phá dỡ <50% thì bồi thường diện tích phải phá dỡ và cộng 30% giá trị bồi thường phần diện tích phải phá dỡ để chi phí sửa chữa, hoàn thiện công trình.

- Trường hợp phá dỡ dọc nhà vào toàn bộ kết cấu chịu lực chính của công trình (công trình không còn khả năng chịu lực) thì được bồi thường 100% diện tích xây dựng của nhà, công trình.

Việc chi trả kinh phí bồi thường cho các hộ bị ảnh hưởng trên được thực hiện như sau: Chủ hộ phải cam kết thực hiện tháo dỡ di chuyển theo phương án và tiến độ được duyệt. Phần kinh phí được Chủ đầu tư giữ lại 20% sau khi chủ hộ đã thực hiện đúng mới trả tiếp.

- Trường hợp đối với nhà sau khi phá dỡ <50% diện tích mà  công trình phụ, cầu thang ở phía trước thì hỗ trợ 60% giá trị bồi thường các công trình phụ, cầu thang bị ảnh hưởng để sắp xếp lại mặt bằng công trình.

- Hỗ trợ xắp xếp lại sau khi tháo dỡ nhà chính: Nhà chính phải tháo dỡ hết, khi đó các công trình phụ nằm ở phía trước, trường hợp này không được tính bồi thường mà chỉ tính hỗ trợ để sắp xếp lại trên diện tích sử dụng hợp pháp đúng bằng diện tích xây dựng của nhà chính phải phá dỡ và phù hợp với quy hoạch hiện trạng của hộ gia đình. Mức hỗ trợ là 60% mức bồi thường công trình phụ bị ảnh hưởng để xây dựng lại nhà chính.

2.3. Nhà, vật kiến trúc gắn liền với đất khi thu hồi không được bồi thường:

- Xây dựng sau khi quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất công bố mà không được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép xây dựng.

- Xây dựng sau ngày 01/7/2004 mà tại thời điểm xây dựng đã trái với mục đích sử dụng đất đã được xác định trong quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được xét duyệt.

- Xây dựng sau khi có quyết định thu hồi đất được công bố.

- Xây dựng trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ mà khi xây dựng đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thông báo không được phép xây dựng. Người có công trình xây dựng trái phép đó buộc phải tự tháo dỡ hoặc phải chịu chi phí phá dỡ trong trường hợp cơ quan có thẩm quyền thực hiện phá dỡ.

2.4. Nhà, vật kiến trúc không được phép xây dựng thì tuỳ theo mức độ, tính chất hợp pháp của đất, nhà vật kiến trúc được bồi thường hoặc hỗ trợ theo quy định sau:

- Xây dựng trước ngày 01/7/2004 trên đất đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ được bồi thường 100% giá trị.

- Xây dựng trước ngày 01/7/2004 trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ nhưng tại thời điểm xây dựng chưa có quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, hoặc xây dựng phù hợp quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, không vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã cắm mốc mức hỗ trợ 80% mức bồi thường.

- Xây dựng trước ngày 01/7/2004 trên đất không đủ điều kiện được bồi thường theo quy định tại Điều 8 Nghị định số 197/2004/NĐ-CP ngày 03/12/2004 của Chính phủ nhưng tại thời điểm xây dựng vi phạm quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, vi phạm hành lang bảo vệ công trình đã cắm mốc mức hỗ trợ 60% mức bồi thường.

2.5. Bồi thường di chuyển mồ mả:

Đối với việc di chuyển mồ mả mức tiền bồi thường tính cho chi phí về đào, bốc, di chuyển, xây dựng lại và các chi phí hợp lý khác có liên quan trực tiếp. Riêng đối với các ngôi mộ tổ, mộ Thành Hoàng Làng ngoài đơn giá bồi thường mồ mả theo quy định tại bảng đơn giá này, còn được bồi thường các khối lượng kiến trúc theo mức độ kỹ, mỹ thuật tương ứng.

2.6. Bồi thường đối với công trình văn hoá, di tích lịch sử, nhà thờ, đình, chùa, am, miếu: Khảo sát đo vẽ hiện trạng, thiết kế và lập dự toán kinh phí xây dựng mới công trình có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với công trình bị thiệt hại. Sau đó việc tính toán bồi thường thực hiện theo các trình tự đã quy định.

2.7. Bồi thường đối với tài sản, vật kiến trúc xây dựng theo chuyên ngành (Hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất, lò bột nhẹ…) được thực hiện như sau:

- Giá trị hiện có của công trình được tính theo giá xây dựng mới tại thời điểm bồi thường có tiêu chuẩn kỹ thuật tương đương với công trình bị phá dỡ di chuyển, giá xây dựng mới là mức giá chuẩn do UBND tỉnh Hà Nam ban hành thống nhất trên địa bàn tỉnh.

- Hồ sơ thiết kế kỹ thuật và dự toán đối với các công trình xây dựng chuyên ngành do Chủ đầu tư công trình thực hiện, được các cơ quan chuyên ngành thẩm định (tại thời điểm bồi thường).

Sau đó việc bồi thường thực hiện theo các trình tự đã quy định.

(Riêng đối với hệ thống máy móc, dây chuyền sản xuất có thể tháo dỡ di chuyển được thì chỉ được bồi thường các chi phí tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt và thiệt hại khi tháo dỡ, vận chuyển, lắp đặt).

2.8. Bồi thường nhà, vật kiến trúc xây dựng trên đất vườn, đất ao hợp pháp:

- Đối với đất vườn, đất ao được coi như là đất ở theo Luật đất đai, mức bồi thường 100% giá trị.

- Đối với đất vườn, đất ao không được coi như là đất ở theo Luật đất đai, mức bồi thường 90% giá trị.

2.9. Bồi thường nhà, vật kiến trúc đối với các hộ đa canh:

Các hộ thực hiện đa canh trên diện tích đất nông nghiệp được giao, hoặc thuê của xã được thực hiện bồi thường theo nội dung mục 2.1.2 của quy định này. Căn cứ đề án được cấp có thẩm quyền phê duyệt, hợp đồng kinh tế giữa hai bên là cơ sở để xác định phạm vi nhà, vật kiến trúc bị ảnh hưởng khi thu hồi đất:

- Đối với nhà, vật kiến trúc phải tháo dỡ trong phạm vi quy định, bồi thường 100% giá trị.

- Đối với nhà, vật kiến trúc phải tháo dỡ ngoài phạm vi quy định, hỗ trợ  60% giá trị.

2.10. Trường hợp mốc GPMB chiếm dụng vào nhà, vật kiến trúc ≤1m, có thể vận dụng cho phép để lại không phải bồi thường sau khi có ý kiến chấp thuận của các cấp có thẩm quyền.

2.11. Đối với nhà có kích thước móng thực tế lớn hơn móng định hình của loại nhà tương ứng, thì được bổ sung thêm kinh phí bồi thường vật kiến trúc tăng lên. Kích thước móng định hình được quy định như sau:

- Đối với nhà cấp IV: Chiều rộng đáy móng B = 0,8 m; chiều rộng đỉnh móng b = 0,33 m; chiều cao móng H = 1,2 m.

- Đối với nhà cấp II và III: Chiều rộng đáy móng B = 1,2 m; chiều rộng đỉnh móng b = 0,33 m; chiều cao móng H = 1,5 m.

2.12. Các công trình xây dựng do yêu cầu kỹ thuật phải đóng cọc BTCT giữa vùng dân cư, sau khi thực hiện đúng quy trình kỹ thuật mà làm nứt, nát, hư hỏng các công trình ngoài mốc GPMB thì giải quyết bồi thường hư hỏng theo trình tự  sau:

- Căn cứ Quy chuẩn, Tiêu chuẩn xây dựng, Chủ đầu tư chủ trì phối hợp với các cơ quan chức năng xác định phạm vi ảnh hưởng do đóng cọc gây ra.

- Chủ đầu tư phối hợp cùng Hội đồng bồi thường GPMB lập biên bản xác định nguyên trạng các công trình của các hộ trong phạm vi ảnh hưởng trước khi đóng cọc, sau khi đóng cọc và lập dự toán sửa chữa (nếu có) theo định mức dự toán, đơn giá hiện hành.

- Ngoài việc bồi thường để sửa chữa còn được bồi thường do giảm tuổi thọ công trình. Mức bồi thường do giảm tuổi thọ công trình bằng hiệu của giá trị bồi thường theo chất lượng trước và sau khi đóng cọc.

2.13. Đơn giá bồi thường nhà ở thông dụng tại Mục II Phần II được quy định như sau:

- Chiều cao ≤3,3 m cho nhà có chiều cao từ 2,7 m ữ 3,3 m; Chiều cao >3,3 m cho nhà có chiều cao từ 3,3 m ữ 3,9 m.

- Đối với nhà có chiều cao < 2,7 m hoặc > 3,9 m thì đơn giá được điều chỉnh giảm hoặc tăng 10% đơn giá tương ứng trong biểu.

2.14. Đối với các công trình có thể tháo dỡ di chuyển đến chỗ mới lắp đặt (nhà khung kết cấu thép…) thì đơn giá bồi thường phải trừ đi 180.000,0 đ/m2.

2.15. Đối với nhà, công trình nằm bên trong mốc GPMB nhưng sát mốc và thấp hơn mặt đường, khi xây dựng công trình xong, đường cao ngang mái nhà hoặc không còn lối vào: Thực hiện hỗ trợ chi phí cải tạo lối vào nhà và xử lý thoát nước, mức hỗ trợ là 2.000.000,0 đ/1hộ.

2.16. Hỗ trợ di chuyển đồng hồ công tơ điện, đồng hồ nước, điện thoại cố định, mức hỗ trợ bồi thường lấy theo thông báo của cơ quan chuyên ngành tại thời điểm lập.

II. ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG NHÀ, VẬT KIẾN TRÚC, MỒ MẢ.

1.  Đơn giá bồi thường nhà tạm, nhà tranh tre:

STT

Kết cấu nhà

Đơn vị tính

Chiều cao nhà

Chiều cao £ 2,7 m

Chiều cao > 2,7m

1

 

- Cột, kèo, đòn tay tre; mái lợp mái rơm, rạ, lá gồi

- Vách nứa

đ/m2 xd

100.000

120.000

2

 

- Cột, kèo, đòn tay tre; mái lợp rơm, rạ, lá gồi

- Vách rơm đất

đ/m2 xd

110.000

130.000

3

 

- Cột, kèo, đòn tay tre; mái rơm, rạ, lá gồi

- Vách Toóc-xi

đ/m2 xd

135.000

150.000

4

 

- Cột gỗ; kèo đòn tay tre; mái rơm, rạ, lá gồi

- Vách Toóc-xi

đ/m2 xd

165.000

190.000

5

 

- Cột, kèo gỗ; đòn tay tre; mái rơm, rạ, lá gồi

- Tường xây gạch 110 bổ trụ

đ/m2 xd

195.000

215.000

6

- Cột, kèo gỗ; đòn tay tre; mái rơm, rạ, lá gồi

- Tường xây gạch 220

đ/m2 xd

220.000

250.000

2.  Đơn giá bồi thường nhà ở thông dụng:

STT

Kết cấu nhà

Đơn vị tính

Chiều cao nhà

Chiều cao £ 3,3 m

Chiều cao > 3,3m

1

Nhà ở cấp IV, không có khu phụ trong nhà

đ/m2 xd

675.000

735.000

2

Nhà ở cấp IV, có khu phụ trong nhà

đ/m2 xd

764.000

830.000

3

Nhà ở cấp IV; cột, kèo, xà gồ, cầu phong, ly tô gỗ; mái ngói 22 v/m 2; không có khu phụ

đ/m2 xd

871.000

946.000

4

Nhà ở 1 tầng mái bằng cấp II, cấp III; không có khu phụ trong nhà

đ/m2 sàn

880.000

955.000

5

Nhà ở 1 tầng mái bằng cấp II, cấp III; có khu phụ trong nhà

đ/m2 sàn

993.000

1.085.000

6

Nhà ở 2 tầng cấp II, cấp III; mái ngói; không có khu phụ trong nhà

đ/m2 sàn

1.050.000

1.145.000

7

Nhà ở 2 tầng cấp II, cấp III; mái ngói; có khu phụ trong nhà

đ/m2 sàn

1.190.000

1.298.000

8

Nhà ở 2 tầng cấp II, cấp III; kết cấu xây gạch; sàn, mái bê tông cốt thép đổ tại chỗ

đ/m2 sàn

1.367.000

1.489.000

9

Nhà ở 2 tầng cấp II, cấp III; kết cấu khung chịu lực bằng bê tông cốt thép; tường bao xây gạch; sàn, mái bê tông cốt thép đổ tại chỗ

đ/m2 sàn

1.513.000

1.650.000

10

Nhà ở 3 tầng cấp II; kết cấu xây gạch; sàn panel, mái bằng

đ/m2 sàn

1.462.000

1.594.000

11

Nhà ở 3 tầng cấp II; kết cấu khung BTCT; tường bao xây gạch; sàn, mái bê tông cốt thép đổ tại chỗ

đ/m2 sàn

1.610.000

1.753.000

12

Nhà ở cấp I; kết cấu khung bê tông cốt thép; tường bao xây gạch; sàn panel, mái bằng

đ/m2 sàn

1.668.000

1.818.000

Ghi chú:

- Đối với nhà có khu phụ là nhà có khu phụ cho mỗi tầng.

- Từ mục 8 đến mục 12 nhà có khu phụ.

- Đối với nhà có tầng không có khu phụ trừ giảm 140.000,0 đ/m2.

- Khối lượng kết cấu, vật kiến trúc trên mái như dàn leo, chòi thang, gác xép, bể nước… được tính bổ sung vào giá trị bồi thường.

3. Đơn giá bồi thường công trình phục vụ giáo dục, công cộng:

STT

Loại công trình, đặc điểm công trình

Đơn vị tính

Đơn giá

A

1

2

3

4

B

1

2

3

4

C

1

2

3

4

5

D

1

2

Nhà trẻ, mẫu giáo

Nhà khung tre, gỗ; mái lá gồi hoặc rơm rạ; vách toóc-xi

Nhà gạch, gỗ; mái lá gồi hoặc rơm rạ

Nhà một tầng xây gạch, mái ngói

Nhà một tầng xây gạch, mái bằng

Trường học

Nhà xây gạch một tầng, mái ngói

Nhà xây gạch một tầng, mái bằng

Nhà xây gạch hai tầng

Nhà xây gạch kết hợp khung hai tầng

Nhà xí tắm

Nhà xí tiểu thường xây gạch, mái ngói

Nhà xí tự hoại xây gạch, mái ngói

Nhà tắm xây gạch, mái ngói hoặc Phibrô xi măng

Nhà tắm mái bằng BTCT

Nhà xí tự hoại mái bằng BTCT

Nhà y tế

Nhà 1 tầng cấp IV, mái ngói

Nhà 1 tầng xây gạch, mái bằng

 

đ/m2 xd

đ/m2 xd

đ/m2 xd

đ/m2 sàn

 

đ/m2 xd

đ/m2 sàn

đ/m2 sàn

đ/m2 sàn

 

đ/m2 xd

đ/m2 xd

đ/m2 xd

đ/m2 sàn

đ/m2 sàn

 

đ/m2 xd

đ/m2 sàn

 

214.000

280.000

600.000

745.000

 

600.000

745.000

785.000

950.000

 

330.000

560.000

282.000

358.000

680.000

 

480.000

745.000

4.  Đơn giá bồi thường công trình nhà khung kết cấu thép:

STT

Đặc điểm công trình

Đơn vị tính

Đơn giá

1

Nhà khung: Cột, vì kèo và xà gồ thép hình khẩu độ  < 9 m; mái lợp tôn; tường xây gạch chỉ; nền đổ bê tông; chiều cao >6 m

đ/m2xd

946.000,0

2

Nhà khung: Cột, vì kèo và xà gồ thép hình khẩu độ  < 12 m; mái lợp tôn; tường xây gạch chỉ; nền đổ bê tông; chiều cao >6 m

đ/m2xd

1.050.000,0

3

Nhà khung: Cột, vì kèo và xà gồ thép hình khẩu độ  < 18 m; mái lợp tôn; tường xây gạch chỉ; nền đổ bê tông; chiều cao >6 m

đ/m2xd

1.180.000,0

5. Đơn giá bồi thường vật kiến trúc:

STT

Vật kiến trúc

Đơn vị tính

Đơn giá

1

Gác xép BTCT

đ/m2

220.000

2

Gác xép gỗ nhóm 3, 4

đ/m2

180.000

3

Bể phốt xây gạch chỉ

đ/m3

450.000

4

Cầu thang gỗ hoặc thép góc đơn giản có tay vịn, rộng 0,6 ¸  0,8 m

đ/md

770.000

5

Cầu thang BTCT có lồng cầu thang rộng 1,6 ¸2,5 m

đ/md

1.950.000

6

Cầu thang BTCT ngàm vào một bên tường không có lồng cầu thang

đ/md

1.145.000

7

Sân gạch chỉ

đ/m2

28.000

8

Sân bê tông xỉ, gạch vỡ; láng vữa xi măng

đ/m2

20.000

9

Giếng nước ống bê tông, gạch cuốn D 70 ¸90

đ/m sâu

295.000

10

Giếng nước UNICEF có cả bể lắng lọc, bể chứa dung tích 3 m3; sân 2 m2 và bơm tay:

 

 

    + Sâu ≤30 m

đ/ cái

1.550.000

    + Sâu 31-50 m

đ/cái

2.050.000

    + Sâu > 50 m

đ/ cái

3.050.000

    + Nếu không có bể lắng lọc và bể chứa

đ/m

25.000

11

Hệ thống điện chiếu sáng cho nhà:

 

- Nhà cấp IV + Nhà tạm

1% tổng giá trị bồi thường

- Nhà cấp II, III đi nổi

2% tổng giá trị bồi thường

     - Nhà cấp II, III đi chìm

3% tổng giá trị bồi thường

12

Hệ thống nước sinh hoạt cho nhà:

 

- Nhà cấp IV

1% tổng giá trị bồi thường

- Nhà cấp II, III

3% tổng giá trị bồi thường

13

Bể chứa nước sinh hoạt xây gạch chỉ, có nắp dưới đất, có dung tích:

 

 

               Từ: 1 m3 – 20 m3

đ/m3

320.000

                    21 m3 – 30 m3

đ/m3

390.000

                    Trên 31 m3    

đ/m3

450.000

14

Bể chứa nước sinh hoạt xây gạch chỉ, có nắp trên mái nhà, có dung tích:

 

 

               Từ: 1m3 – 20m3    

đ/m3

410.000

                    21m3 – 30m3

đ/m3

490.000

                    Trên 31 m3

đ/m3

560.000

15

Vật kiến trúc khác tính theo khối xây gạch chỉ

đ/m3

280.000

16 

Bê tông đổ tại chỗ không cốt thép

đ/m3

520.000

17

Bê tông đổ tại chỗ có cốt thép

đ/m3

1.100.000

18

Chòi cầu thang, mái BTCT

đ/m2

250.000

19

Chòi cầu thang, mái ngói

đ/m2

200.000

20  

Giàn leo BTCT (thanh bê tông)

đ/m3

3.000.000

6. Đơn giá bồi thường di chuyển mồ mả:

STT

Loại mồ mả

Đơn vị tính

Đơn giá

1

2

Mả hung táng

Mả cát táng

đ/mộ

đ/mộ

650.000,0

550.000,0

Ghi chú:

1. Công việc di chuyển mồ mả bao gồm: Xiên thăm dò, đào bốc rửa, chi phí mua tiểu sành. Các chi phí hương hoa theo tục lệ, vận chuyển đi nơi khác theo quy định, chôn cất hoàn chỉnh. Tính bồi thường một lần theo bảng giá.

2. Những ngôi mộ có xây được tính bổ sung chi phí xây dựng lại theo đúng thực trạng và theo đơn giá vật liệu xây dựng bình quân tới chân công trình xây dựng cơ bản ở địa phương tại thời điểm bồi thường.

C. CÁC PHỤ LỤC KÈM THEO

 

PHỤ LỤC SỐ I (PHẦN I)

HỆ SỐ BỒI THƯỜNG THEO CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG

STT

Chất lượng còn lại của công trình bồi thường

Mức giảm chi phí bồi thường (%)

Hệ số tính bồi thường

1

2

3

4

5

Từ dưới 60%

Từ 61 – 70%

Từ 71 – 80%

Từ 81 – 90%

>90% và công trình mới XD

40

30

20

10

0,60

0,70

0,80

0,90

1,00

 

PHỤ LỤC SỐ II (PHẦN I)

HỆ SỐ BỒI THƯỜNG THEO KHU VỰC GIÁ

STT

Khu vực xây dựng

Hệ số khu vực

1

2

3

4

5

Khu vực nông thôn.

Khu vực thị trấn, huyện lỵ

Khu vực giáp ranh thị trấn, huyện lỵ

Khu vực nội thị xã Phủ Lý.

Khu vực giáp ranh nội thị xã Phủ Lý

0,90

1,00

0,95

1,15

1,10

 

PHỤ LỤC SỐ III (PHẦN I)

PHÂN CẤP NHÀ

1. Nhà tạm:

Vật liệu chủ yếu tranh tre, luồng nứa, gỗ không chống cháy được, không thu hồi được vật liệu, xây bằng vật liệu rẻ tiền, không trát và niên hạn sử dụng dưới 5 năm.

2. Nhà cấp IV:

- Chất lượng sử dụng: Thấp (bậc IV).

- Chất lượng xây dựng công trình:

+ Niên hạn sử dụng < 20 năm (bậc IV).

+ Bậc chịu lửa bậc V.

- Móng xây bằng đá, gạch chỉ vữa tam hợp.

- Tường xây gạch 220, vữa tam hợp.

- Nền láng vữa xi măng, hoặc lát gạch chỉ, gạch hoa xi măng...

- Cửa gỗ nhóm V.

- Trần cót ép hoặc không có trần.

- Mái lợp ngói hoặc lợp Phibrô xi măng.

- Công trình không chống cháy được.

3. Nhà cấp III - cấp II:

- Chất lượng sử dụng: trung bình hoặc khá.

- Chất lượng xây dựng công trình:

+ Niên hạn sử dụng 20-100 năm.

+ Bậc chịu lửa bậc IV hoặc III.

- Nền xử lý bằng cọc tre, gỗ hoặc bằng cát.

- Móng xây bằng gạch đặc, vữa XM, hoặc BTCT.

- Tường xây gạch 220, vữa tam hợp.

- Nền sàn lát gạch men.

- Cửa đi, cửa sổ gỗ nhóm III (nếu là nhà cấp II hệ thống cửa 2 lớp).

- Mái ngói hoặc mái bằng bê tông cốt thép.

- Công trình không thể cháy nhanh hoặc chống cháy được.

4. Nhà cấp I:

- Chất lượng sử dụng: Cao (bậc I).

- Chất lượng xây dựng công trình:

+ Niên hạn sử dụng trên 100 năm, từ 6 tầng trở lên (bậc I).

+ Bậc chịu lửa bậc I hoặc II.

- Nền xử lý bằng cọc BTCT, móng BTCT.

- Nhà khung BTCT chịu lực, tường xây gạch 220 .

- Cửa đi, cửa sổ gỗ nhóm II trong kính ngoài chớp, có khuôn.

- Sàn mái bằng BTCT, trần bằng vật liệu không cháy.

- Công trình có hệ thống chống cháy.

- Có lắp đặt thang máy và các thiết bị phục vụ.

 

PHỤ LỤC SỐ IV (PHẦN I)

BẢNG CHẤT LƯỢNG SỬ DỤNG CỦA NGÔI NHÀ Ở:

Chất lượng sử dụng

Mức độ tiện nghi sử dụng

Mức độ hoàn thiện bề mặt bên trong, bên ngoài nhà

Mức độ trang thiết bị điện, nước

Bậc I

Cao:

Có đủ các phòng: Ngủ, ăn, tiếp khách, bếp, vệ sinh riêng biệt và cùng tầng với căn hộ.

Cao:

Sử dụng các loại vật liệu hoàn thiện (trát ốp lát) và trang trí cấp cao

Cao:

- Có đầy đủ thiết bị điện, nước, vệ sinh.

- Chất lượng thiết bị cao cấp.

Bậc II

Tương đối cao:

Có các phòng ngủ, sinh hoạt, bếp, vệ sinh riêng biệt và cùng tầng với căn hộ

Tương đối cao:

Có sử dụng một số vật liệu ốp trang trí.

Tương đối cao:

- Có đầy đủ thiết bị điện, nước, vệ sinh.

- Chất lượng thiết bị: Tốt.

Bậc III

Trung bình:

- Phòng ngủ, phòng sinh hoạt, bếp sử dụng riêng và cùng tầng với căn hộ.

- Phòng vệ sinh chung cho nhiều căn hộ và có thể khác tầng.

Trung bình

Trung bình:

- Cấp điện, cấp nước tới từng căn hộ, từng phòng.

- Chất lượng thiết bị vệ sinh: Trung bình.

Bậc IV

ở mức tối thiểu:

- Chỉ có 1-2 phòng sử dụng chung

- Bếp, vệ sinh sử dụng chung cho nhiều căn hộ.

Thấp:

Chỉ trát vữa, quét vôi không có ốp lát.

ở mức tối thiểu:

- Cấp điện chiếu sáng cho các phòng.

- Cấp nước chỉ tới bếp, vệ sinh tập trung.

- Chất lượng thiết bị vệ sinh: Thấp.

 

PHỤ LỤC SỐ V (PHẦN I)

BIỂU XÁC ĐỊNH TỶ LỆ CHẤT LƯỢNG CÔNG TRÌNH KHI THỰC HIỆN BỒI THƯỜNG GIẢI PHÓNG MẶT BẰNG

STT

Kết cấu

Tỷ lệ chất lượng còn lại

> 90%

81¸90%

71¸80%

61¸70%

< 60%

1

Kết cấu bằng bê tông cốt thép (khung cột, dầm, sàn, mái, tấm đan)

Mới xây dựng, bê tông chưa có hiện tượng nứt

Lớp trát bảo vệ bị bong chóc ít, bê tông bắt đầu bị nứt

Bê tông nứt, cốt thép bắt đầu rỉ

Bê tông có nhiều vết nứt, cốt thép có chỗ bị cong vênh

Bê tông bị nứt dạn nhiều chỗ, cốt thép cong vênh nhiều

2

Kết cấu gạch đá (móng tường)

Mới xây dựng chưa có hiện tượng nứt

Lớp trát bảo vệ bị bong chóc, có xuất hiện vết nứt nhỏ

Vết nứt rộng sâu và tới gạch, đá

Lớp trát bong chóc nhiều, có nhiều chỗ vết nứt rộng

Gạch bắt đầu mục, các vết nứt thông suốt bề mặt

3

Kết cấu bằng gỗ hoặc sắt (kết cấu đỡ mái)

Mới xây dựng chưa mối mọt và rỉ

Bắt đầu bị mối mọt và rỉ

Bị mối mọt hoặc rỉ nhiều chỗ

Bị mục hoặc rỉ ăn sâu nhiều chỗ kết cấu bắt đầu bị cong vênh

Kết cấu bị cong vênh nhiều chỗ, có chỗ bắt đầu bị đứt hoặc đứt rời

4

Mái bằng ngói tôn

Mới xây dựng

Nhỏ hơn 20% diện tích mái bị hư hỏng

20-30% diện tích mái bị hư hỏng

30-40% diện tích mái bị hư hỏng

> 40% diện tích mái bị hỏng

Phần II

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI KHI NHÀ NƯỚC THU HỒI ĐẤT.

A. NHỮNG QUI ĐỊNH CHUNG

I- PHẠM VI ÁP DỤNG:   

Bồi thường cây trồng vật nuôi (nuôi trồng thuỷ sản) khi Nhà nước thu hồi đất để sử dụng vào mục đích quốc phòng, an ninh, lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, mục đích phát triển kinh tế theo quy định tại điều 36 Nghị định số 181/2004/NĐ-CP ngày 29/10/2004 của Chính phủ về thi hành Luật Đất đai.

II- NGUYÊN TẮC XÁC ĐỊNH  

1. Bồi thường cây trồng vật nuôi (nuôi trồng thuỷ sản) theo quy định Điều 24 Nghị định 197/2004/NĐ-CP và điểm 1 phần III Thông tư 116/2004/TT-BTC ngày 7/12/2004.

2. Đối với cây trồng hàng năm mức bồi thường được tính bằng giá trị sản lượng thu hoạch của một vụ thu hoạch. Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề của  cây trồng chính tại địa phương theo thời giá trung bình của nông sản cùng loại ở địa phương tại thời điểm thu hồi đất.

3. Đối với cây trồng lâu năm: cây công nghiệp, cây ăn quả, cây lấy gỗ, lấy lá, cây rừng quy định tại khoản 1 điều 2 Nghị định số 74/CP ngày 25/10/1993 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật thuế sử dụng đất nông nghiệp khi Nhà nước thu hồi được bồi thường theo giá trị hiện có của vườn cây, giá trị này không bao gồm giá trị quyền sử dụng đất.  Giá trị hiện có của vườn cây lâu năm được xác định theo quy định tại mục 5.2 Thông tư 116/2204/TT-BTC ngày 7/12/2004 của Bộ Tài chính.

III- NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TÍNH

1. Giá trị bồi thường cây trồng, vật nuôi được xác định theo đơn giá quy định tại phần B.

2. Đối với cây trồng lâu năm:

2.1. Đối với cây lấy gỗ đã đến thời kỳ thu hoạch giá trị bồi thường xác định theo đơn giá quy định trừ đi giá trị thu hồi. Giá trị thu hồi xác định bằng 20% giá trị bồi thường.

2.2. Đối với cây lâu năm đến thời hạn thanh lý thì chỉ bồi thường chi phí chặt hạ, mức chi phí tối đa không quá 5% giá trị bồi thường.

2.3. Trường hợp cây lâu năm chưa có trong bảng giá quy định được xác định theo cây trồng chính tại địa phương hoặc xác định theo giá trị kinh tế của loại cây tương đương theo mức giá quy định trong bảng giá tuỳ theo từng loại cây trồng.

3. Đối với cây trồng hàng năm: 

3.1. Đối với cây lúa được tính bằng giá trị sản lượng của một vụ thu hoạch.  Giá trị sản lượng của vụ thu hoạch được tính theo năng suất của vụ cao nhất trong 3 năm trước liền kề trên địa bàn tỉnh (số liệu năng suất cây trồng do cơ quan Thống kê cung cấp). Đơn giá trung bình trên địa bàn tỉnh tại thời điểm thu hồi đất, (theo thông báo giá của sở Tài chính).

3.2. Tại thời điểm thu hồi đất cây trồng hàng năm đã đến thời kỳ thu hoạch thì không được bồi thường.

3.3. Tại thời điểm thu hồi đất cây trồng hàng năm chưa đến thời kỳ thu hoạch thì được bồi thường theo quy định.

3.4. Tại thời điểm thu hồi đất mà trên đất thu hồi không có cây trồng, nhưng thời gian từ thời điểm thông báo thu hồi đất đến thời điểm thu hồi đất, người có đất bị thu hồi phải ngừng sản xuất thì được hỗ trợ. Mức hỗ trợ tính bằng 30% giá trị sản lượng của 1 vụ tại mục 3.1

4. Đối với vật nuôi:

4.1. Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất đã đến thời kỳ thu hoạch  thì không bồi thường.

4.2. Đối với vật nuôi mà tại thời điểm thu hồi đất chưa đến thời kỳ thu hoạch  thì được bồi thường. Giá trị bồi thường theo đơn giá quy định trừ đi tỷ lệ thu hồi. Tỷ lệ thu hồi từ 30 đến 40% tuỳ theo đặc điểm từng loại vật nuôi, Hội đồng BTHT xác định mức thu hồi cho phù hợp.

5. Đối với cây trồng, vật nuôi, di chuyển được thì bồi thường chi phí di chuyển và thiệt hại do di chuyển gây ra, mức bồi thường căn cứ vào thực tế Hội đồng bồi thường hỗ trợ (BTHT) xác định nhưng mức tối đa không quá 40% giá trị bồi thường của cây con cùng loại trong bảng giá quy định. 

6. Hỗ trợ cây trồng, vật nuôi trên đất bị ảnh hưởng:

6.1. Trường hợp hộ gia đình, cá nhân bị thu hồi hết đất ở nhưng được cấp có thẩm quyền cho phép chuyển mục đích từ đất vườn, đất ao, đất sản xuất nông nghiệp (trong cùng 1 khuôn viên với đất ở bị thu hồi) sang làm đất ở thì được bồi thường cây trồng và vật nuôi trên phần diện tích đất được phép chuyển mục đích. Mức bồi thường được tính theo quy định .

6.2- Đối với đất nuôi trồng thuỷ sản khi bị thu hồi trên 50% diện tích của thửa đất, phần diện tích còn lại bị ảnh hưởng trực tiếp, căn cứ mức độ bị ảnh hưởng thực tế Hội đồng BTHT xác định hỗ trợ, mức hỗ trợ từ 30 đến 50% mức bồi thường theo quy định.

7. Đối với cây trồng, vật nuôi gắn liền với đất thu hồi trong trường hợp quy định tại mục b phần 2 điều 20 Nghị định 197/2004/NĐ-CP được hỗ trợ 80% mức bồi thường.

8. Đối với cây trồng vật nuôi gắn liền với đất thu hồi trong trường hợp quy định tại mục c phần 2 điều 20 Nghị định 197/2004/NĐ-CP được hỗ trợ 60% mức bồi th­êng.

B. PHỤ LỤC ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG, VẬT NUÔI

 

PHỤ LỤC I (PHẦN II)

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG HÀNG NĂM:

STT

Tên cây

Tiều chuẩn phân loại

Đơn vị

Đơn giá bồi thường

1

Khoai lang

Thuần

đồng/m2

1.000

Xen

730

2

Ngô

Thuần

đồng/m2

1.800

Xen

1.000

3

Lạc

Thuần

đồng/m2

3.000

Xen

1.700

4

Sắn

Thuần

đồng/m2

1.500

Xen

630

5

Đậu các loại

Thuần

đồng/m2

1.400

Xen

650

6

Củ cải, củ từ

Thuần

đồng/m2

2.800

Củ đậu

Xen

1.400

7

Ớt

Thuần

đồng/m2

4.300

Xen

3.000

8

Gừng

Thuần

đồng/m2

3.500

Xen

1.800

9

Dong

Thuần

đồng/m2

1.900

Xen

1.200

10

Xả

 

đồng/m2

2.800

11

Rau thơm các loại

 

2.000

12

Rau các loại + mùng

 

đồng/m2

1.300

13

Dong lá

 

1.400

14

Hàng rào tạp

 

đồng/mdài

2.000

15

Hoa cảnh các loại

 

đồng/m2

7.300

16

Mía

Vụ 1

đồng/m2

3.100

Vụ 2

 

3.400

Vụ 3

 

3.300

17

Hoa màu trên mặt hồ ao, ruộng

đồng/m2

 

- Khoai nước

 

 

1.700

- Rau muống thả bè

 

2.200

 - Rau muống trồng trên ruộng

 

2.500

 - Rau rút thả trên mặt hồ, ao

 

3.700

 

PHỤ LỤC II (PHẦN II)

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY LÂU NĂM:

1. Đơn giá bồi thường cây ăn quả, lá:

STT

Tên cây

Tiều chuẩn phân loại

Đơn vị

Đơn giá bồi thường

1

Cây mít

Từ 50 đến 70 quả

đồng/cây

450.000

Từ 30 đến < 50 quả

330.000

Từ 10 đến < 30 quả

235.000

Từ 1 đến < 10 quả

113.000

Cây trồng > 3 năm

25.000

Cây trồng < 3 năm

5.000

2

Cam quả

Từ 150 đến 200 quả

đồng/cây

250.000

Từ 100 đến <150 quả

180.000

Từ 50 đến <100 quả

125.000

Dưới 50 quả

69.000

Cây trồng > 2năm

25.000

Cây trồng < 2 năm

4.000

3

Dừa quả

Từ 50 đến 70 quả

đồng/cây

175.000

Từ 30 đến < 50 quả

135.000

Từ 10 đến < 30 quả

95.000

Dưới 10 quả

75.000

Cây chưa có quả

47.500

Cây trồng < 3 năm

25.500

4

Muỗm, xoài

Trên 70 kg đến 100 kg quả

đồng/cây

350.000

Từ 50 đến < 70 kg quả

260.000

Từ 30 đến < 50 kg quả

195.000

Từ 10 đến < 30 kg quả

115.000

Dưới 10 kg quả

54.500

Cây chưa có quả

22.000

Cây trồng < 3 năm

6.500

5

Hồng, na

Từ 50 kg đến 70 kg quả

đồng/cây

230.000

Từ 30 đến < 50 kg quả

185.000

Từ 10 đến < 30 kg quả

150.000

Dưới 10 kg quả

110.000

Cây trồng < 3 năm

33.500

Cây trồng > 3 năm

8.000

6

Quýt quả

Từ 50 kg đến 70 kg quả

đồng/cây

208.000

Từ 30 đến < 50 kg quả

156.500

Từ 10 đến < 30 kg quả

100.000

Dưới 10 kg quả

56.000

Cây trồng > 3 năm

24.000

Cây trồng < 3 năm

7.000

7

Chanh, chấp, quất

Từ 30 kg đến 50 kg quả

đồng/cây

140.000

Từ 20 đến < 30 kg quả

115.500

Từ 10 đến < 20 kg quả

75.000

Từ 5 đến < 10 kg quả

43.500

Từ 1 đến < 5 kg quả

22.500

Cây trồng > 1 năm

7.500

Cây trồng < 1 năm

2.000

8

Chè tươi, chè búp hái lá

Trên 1 kg lá

đồng/cây

6.000

Từ 0,25 đến < 1kg

5.000

Dưới 0,25 kg

3.500

Cây trồng > 2 năm

3.000

Cây trồng < 2 năm

2.500

9

Bòng, bưởi lấy quả

Từ 150 đến 200 quả

đồng/cây

265.000

Từ 100 đến < 150 quả

210.000

Từ 50 đến < 100 quả

125.000

Từ 20 đến < 50 quả

70.000

Từ 1 đến < 20 quả

47.000

Cây trồng > 3 năm

14.000

Cây trồng < 1 năm

2.000

10

Khế me chua ngọt

Từ 10 đến 15 kg quả

đồng/cây

76.000

Từ 5 đến < 10 kg quả

60.000

Từ 1 đến < 5 kg quả

44.000

Cây trồng > 3 năm

26.000

Cây trồng < 1 năm

5.000

11

Hồng Xiêm

Trên 50 đến 70 kg quả

đồng/cây

210.000

Từ 30 đến 50 kg quả

157.000

Từ 20 đến < 30 kg quả

103.500

Từ 10 đến < 20 kg quả

64.500

Từ 1 đến < 10 kg quả

32.500

Cây trồng > 3 năm

16.000

Cây trồng < 1 năm

4.000

12

Các loại ổi

Từ 15 đến 20 kg quả

đồng/cây

85.000

Từ 10 đến < 15 kg quả

66.500

Tù 5 đến < 10 kg quả

51.500

Từ 1 đến < 5 kg quả

33.500

Cây trồng > 2 năm

12.500

Cây trồng < 1 năm

1.000

13

Chuối các loại

Bụi có 3 cây có buồng

đồng/bụi

69.000

Bụi có 2 cây có buồng

38.500

Bụi có 1 cây có buồng

22.000

Bụi chưa có buồng

10.000

Cây mới trồng

2.500

14

Dứa quả dứa cây

Cây đã có quả già 1-2 quả

đồng/cây

4.000

Cây đã có hoa

2.500

Cây chưa hoặc không có quả

1.000

Cây mới trồng

630

Nếu trồng theo bãi rộng thì tính năng suất sản lượng theo nông nghiệp

 

Cây mới trồng

đổng/m2

1.000

Cây non

1.900

Dứa vụ 1

4.400

Dứa vụ 2

3.500

Dứa vụ 3

3.700

15

Táo, lựu lấy quả

Từ 10 đến 15 kg quả

đồng/cây

68.000

Từ 5 đến < 10 kg quả

46.000

Từ 1 đến < 5 kg quả

31.000

Dưới 1 kg quả

18.500

Cây trồng > 2 năm

12.000

Cây trồng < 2 năm

3.000

16

Nhãn, vải

Từ 150 đến 200 kg quả

đồng/cây

1.400.000

Từ 100 đến < 150 kg quả

1.070.000

Từ 50 đến < 100 kg quả

814.000

Từ 30 đến < 50 kg quả

615.000

Từ 10 đến < 30 kg quả

338.000

Dưới 10 kg quả

213.000

Cây trồng > 3 năm

58.000

Cây trồng > 1 năm

25.000

Cây trồng < 1 năm

10.000

17

Sấu

Trên 70 kg đến 100 kg quả

đồng/cây

450.000

Từ 50 đến 70 kg quả

384.000

Từ 30 đến < 50 kg quả

320.000

Từ 10 đến < 30 kg quả

175.000

Dưới 10 kg quả

87.500

Cây trồng > 2 năm

25.000

Cây trồng < 1 năm

8.000

18

Thị

Từ 100 đến 140 quả

đồng/cây

70.000

Từ 60 đến < 100 quả

62.000

Từ 20 đến < 60 quả

37.000

Từ 10 đến < 20 quả

24.500

Dưới 10 quả

17.000

Cây trồng < 2 năm

7.500

Cây trồng < 1 năm

2.500

19

Trứng gà

Từ 30 đến 50 kg quả

đồng/cây

86.000

Từ 20 đến < 30 kg quả

56.000

Từ 10 đến < 20 kg quả

36.500

Dưới 10 kg quả

23.500

Cây trồng > 2 năm

13.000

Cây trồng < 1 năm

2.000

20

Mận, mơ đào lấy quả

Từ 40 đến 60 kg quả

đồng/cây

205.000

Từ 20 đến < 40 kg quả

167.000

Từ 10 đến < 20 kg quả

87.500

Từ 5 đến < 10 kg quả

62.500

Dưới 5 kg quả

36.000

Cây trồng > 2 năm

12.500

Cây trồng < 1 năm

2.000

21

Nhót, xoan dâu

Từ 50 đến 70 kg quả

đồng/cây

131.000

Từ 30 đến < 50 kg quả

103.000

Từ 10 đến < 30 kg quả

62.500

Dưới 20 kg quả

18.500

Cây trồng > 2 năm

5.000

Cây trồng < 1 năm

1.500

22

Cau quả

Cây có 3 buồng

đồng/cây

120.000

Cây có 2 buồng

88.000

Cây có 1 buồng

49.500

Cây trồng > 3 năm

15.000

Cây trồng < 1 năm

6.500

23

Cây vối

Từ 10 đến 15 kg nụ hoa

đồng/cây

51.000

Từ 5 đến < 10 kg nụ hoa

45.000

Dưới 5 kg nụ hoa

26.000

Cây trồng > 3 năm

13.000

Cây trồng < 1 năm

2.000

24

Cây cà phê

Từ 10 đến 15 kg quả

đồng/cây

124.000

Từ 5 đến < 10 kg quả

106.000

Dưới 5 kg quả

62.500

Cây trồng > 3 năm

25.000

Cây trồng < 1 năm

5.000

25

Bồ kết bồ hòn

Từ 30 đến 50 kg quả

đồng/cây

107.000

Từ 20 đến < 30 kg quả

95.500

Từ 10 đến < 20 kg quả

61.500

Dưới 10 kg quả

44.000

Cây trồng > 3 năm

12.500

Cây trồng < 1 năm

2.000

2. Đơn Giá bồi thường cây lấy gỗ

STT

Tên cây

Tiều chuẩn phân loại

Đơn vị

Đơn giá bồi thường

1

Các loại cây lấy gỗ

Cây soan, bạch đàn, chẩu, gạo

đồng/cây

 

Đường kình trên 200 mm

44.000

Đường kính từ 100 đến<200 mm

33.000

Đường kính từ 80 đến < 100 mm

17.500

Đường kính từ 60 đến < 80 mm

11.000

Đường kính từ 20 đến < 60 mm

8.500

Đường kính < 20 mm

4.500

Cây tái sinh

 

2.000

Cây lấy gỗ đo từ gốc trở lên độ cao 1mm, đường kính 45 cm tính theo giá củi

đồng/kg

430

Cây lấy gỗ cao 4,5 m trở lên đường kính 45 cm trở lên đo từ gốc đến độ cao 1m

đồng/m3

 

Nhóm 1-2

7.000.000

Nhóm 3-4

3.500.000

Nhóm 5-6

1.5000.000

2

Luồng bương

Cây ĐK từ 6 đến 8 cm cao > 5m

đồng/cây

14.000

Cây ĐK từ 5 đến 6 cm cao > 4m

12.000

Cây ĐK từ 3 đến 5 cm cao > 3m

8.000

Cây ĐK < 3cm cao > 2m

5.500

Cây còn non

4.500

3

Tre

Cây ĐK từ 6 đến 8 cm cao > 5m

đồng/cây

10.000

Cây ĐK từ 5 đến 6 cm cao > 4m

8.000

Cây ĐK từ 3 đến 5 cm cao > 3m

4.500

Cây ĐK < 3cm

3.500

Cây còn non không dùng cho xây dựng chỉ dùng lạt buộc

2.500

4

Nứa, vầu

Cây ĐK từ 6 đến 8 cm cao > 5m

đồng/cây

6.000

Cây ĐK từ 5 đến 6 cm cao > 4m

5.000

Cây ĐK từ 3 đến 5 cm cao > 3m

3.000

Cây ĐK < 3cm

2.000

 

PHỤ LỤC III (PHẦN II)

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG CÂY TRỒNG KHÁC

STT

Tên cây

Tiều chuẩn phân loại

Đơn vị

Đơn giá bồi thường

1

Đu đủ

Từ 20 đến 30 kg quả

đồng/cây

44.500

Từ 10 đến < 20 kg quả

16.000

Dưới 10 kg quả

13.000

Cây trồng chưa có quả

2.500

Cây trồng < 1 năm

1.000

2

Sen

 

đồng/m2

2.000

3

Trầu không

Trên 10m2 giàn lá

đồng/giàn

25.000

Từ 5 đến < 10m2 giàn lá

20.000

Từ 1 đến < 5 m2  giàn lá

10.000

Cây đơn độc bám tường

5.000

Cây cắm gốc mới trồng

2.000

4

Bầu, bí, mướp, gấc, xu xu

Trên 30 quả

đồng/giàn

35.000

Từ 20 đến < 30 quả

30.000

Từ 10 đến < 20 quả

15.000

Dưới 10 quả

7.000

Cây leo gian chưa có quả

3.000

Cây mới trồng

1.400

5

Các loại cây lấy hoa: Thiên lý, hoa giấy

Tán trên 10m2

đồng/giàn

24.000

Tán từ 8 đến < 10m2

18.000

Tán từ 6 đến < 8m2

12.000

Tán từ 4 đến 6 m2

6.000

Tán < 4 m2

4.000

6

Các loại cây có vỏ: chay, quả trám

Từ 50 đến 70 kg quả

đồng/cây

60.000

Từ 30 đến < 50 kg quả

42.500

Từ 20 đến < 30 kg

32.500

Từ 10 đến < 20 kg quả

23.000

Từ 1 đến < 10 kg quả

14.500

7

Củ ráy

Trồng trên 2 năm

đồng/bụi

7.500

Từ 1 đến 2 năm

6.000

Dưới 1 năm

2.500

8

Sắn dây

Cụm trên 30 kg củ

đồng/bụi

375.000

Từ 20 đến < 30 kg củ

291.000

Từ 10 đến < 20 kg củ

175.000

Từ 5 đến < 10 kg củ

87.500

Từ 1 đến 5 kg củ

35.000

Loại trồng đã leo giàn

3.500

Loại mới trồng

1.800

 

PHỤ LỤC IV (PHẦN II)

ĐƠN GIÁ BỒI THƯỜNG VẬT NUÔI (NUÔI TRỒNG THUỶ SẢN)

STT

 

Tên vật nuôi

Năng suất (kg/360m2)

Đơn giá BT (đ/kg)

1

- Cá thịt

150

15.000

- Cá giống

70

36.000

2

Tôm càng xanh

 

50

55.000

Ghi chú:  Đối với những loại cây trồng, vật nuôi có sản lượng cao hơn mức trong bảng giá bồi thường thì được vận dụng hệ số sản lượng để tính bồi thường nhưng tối đa không quá 1,5 lần so với mức giá trong bảng đơn giá bồi thường trên.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 136/2005/QĐ-UB về bồi thường, hỗ trợ và tái định cư khi nhà nước thu hồi đất do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành

  • Số hiệu: 136/2005/QĐ-UB
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 28/01/2005
  • Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
  • Người ký: Trần Đậu
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 01/01/2005
  • Ngày hết hiệu lực: 19/04/2008
  • Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực
Tải văn bản