Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1358/QĐ-UBND | Điện Biên Phủ, ngày 11 tháng 11 năm 2010 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN
Căn cứ Luật tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn cứ Luật Xây dựng ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Đấu thầu số: 61/2005/QH11 ngày 29/11/2005;
Căn cứ Nghị định số: 85/2009/NĐ-CP ngày 15/10/2009 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng;
Căn cứ Quyết định số: 07/2006/QĐ-BNN ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc ban hành giá quy hoạch nông nghiệp và Phát triển nông thôn;
Căn cứ Quyết định số: 281/2007/QĐ-BKH ngày 26/3/2007 về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm;
Xét Tờ trình số: 988/TTr-SNN ngày 06/10/2010 của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc phê duyệt đề cương - dự toán Dự án điều chỉnh Quy hoạch phát triển cao su tỉnh Điện Biên đến năm 2020 và Văn bản thẩm định số: 1065/TTr-KH&ĐT ngày 01/11/2010 của Sở Kế hoạch và Đầu tư.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương - dự toán Dự án điều chỉnh Quy hoạch phát triển cao su tỉnh Điện Biên đến năm 2020 với nội dung như sau:
1. Tên dự án: Điều chỉnh Quy hoạch phát triển cao su tỉnh Điện Biên đến năm 2020.
2. Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.
3. Đề cương Dự án: Như đề cương kèm theo.
4. Tổng dự toán: 303.258.853 đồng, trong đó:
- Chi phí xây dựng đề cương - dự toán: 1.559.250 đồng.
- Chi phí sau thuế 275.839.102 đồng.
- Chi phí khác 25.860.501 đồng.
(Chi tiết như biểu kèm theo)
5. Nguồn vốn xây dựng dự án: Bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung và vốn khác theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh.
6. Tiến độ thực hiện dự án: Khởi công hoàn thành năm 2010-2011.
7. Kế hoạch đấu thầu:
a. Phần công việc không áp dụng các hình thức lựa chọn nhà thầu: Chi phí công việc chuẩn bị đề cương đã thực hiện, chi phí thẩm định dự án, chi phí quản lý dự án..., chi phí khác.
b. Phần công việc còn lại tổ chức đấu thầu:
- Phạm vi công việc tổ chức đấu thầu: Bao gồm chi điều tra khảo sát thực địa thu thập số liệu, chi phí tính toán nội nghiệp, nghiên cứu xây dựng Quy hoạch,... chi phí xây dựng các loại bản đồ.
- Giá gói thầu 275.839.102 đồng.
- Hình thức lựa chọn nhà thầu: Chỉ thầu theo quy định hiện hành.
- Thời gian lựa chọn nhà thầu: Thực hiện không quá 01 tháng.
- Hình thức hợp đồng: Hợp đồng theo đơn giá.
- Thời gian thực hiện hợp đồng tối đa không quá 3 tháng, kể từ khi hợp đồng A-B
có hiệu lực.
Tổng dự toán trên là cơ sở cho việc quản lý, triển khai thực hiện Dự án điều chỉnh Quy hoạch phát triển cao su tỉnh Điện Biên đến năm 2020; trong quá trình triển khai lập Quy hoạch, chủ đầu tư, tư vấn có trách nhiệm tính toán kế thừa các nội dung đã thực hiện có liên quan để giảm chi phí đầu tư.
Điều 2. Căn cứ Quyết định này Chủ đầu tư có trách nhiệm phối hợp với các đơn vị liên quan hoàn tất các thủ tục tiếp theo, để triển khai thực hiện dự án đảm bảo đúng trình tự, thủ tục theo quy định hiện hành.
Điều 3. Quyết định có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp & PTNT, Tài nguyên và Môi trường; Giám đốc Kho bạc nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các ban, ngành liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
A. ĐỀ CƯƠNG DỰ ÁN ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CAO SU TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020
I. SỰ CẦN THIẾT VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH
1. Sự cần thiết phải rà soát, điều chỉnh quy hoạch
Quy hoạch phát triển cao su tỉnh Điện Biên đến năm 2020 đã được UBND tỉnh Điện Biên phê duyệt theo Quyết định số: 1305/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 7 năm 2009; việc triển khai kế hoạch trồng cây cao su đã được thực hiện gần 03 năm nay. Tuy nhiên trong quá trình thực hiện còn gặp nhiều vướng mắc và có sự thay đổi về hướng dẫn thực hiện của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; cụ thể:
- Do công tác giao đất, giao rừng theo Nghị định số: 163/1999/NĐ-CP ngày 16/11/1999 của Chính phủ còn có nhiều bất cập, tồn tại, không sát với thực tế; việc quản lý rừng, quan lý đất đai, quản lý canh tác nương rẫy chưa chặt; công tác tuyên truyền chưa liên tục, chưa sâu rộng nên việc chuyển đất để trồng cây cao su chưa nhận được sự đồng thuận cao của người dân và chính quyền ở một số địa phương;
- Diện tích rừng giảm do chuyển đổi sang trồng Cao su;
- Nhiều diện tích quy hoạch nhưng khi triển khai trồng cao su người dân ngăn cản giữ đất hoặc diện tích quy hoạch trùng vào bãi chăn thả...;
- Thông tư số 127/2008/TT-BNNPTNT được thay thế bằng Thông tư số: 58/2009/TT-BNNPTNT của Bộ NN & PTNT; về hướng dẫn việc trồng cao su trên đất Lâm nghiệp; dẫn đến thay đổi trong xác định tiêu chí, đối tượng đất lâm nghiệp chuyển sang trồng cây Cao su;
- Một số địa phương có nhu cầu mở rộng vùng quy hoạch phát triển cao su;
Từ những lý do đã nêu ở trên thì việc Điều chỉnh quy hoạch phát triển Cao su tỉnh Điện Biên đến năm 2020 được đặt ra là một việc làm cấp thiết .
2. Những căn cứ rà soát điều chỉnh quy hoạch
Căn cứ Nghị quyết số: 37/NQ – TW, ngày 01 tháng 07 năm 2004 của Bộ Chính trị về phương hướng phát triển kinh tế - xã hội và đảm bảo quốc phòng, an ninh vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ đến năm 2010;
Căn cứ Quyết định số: 230/2006/QĐ – TTg, ngày 13/10/2006 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006 - 2020;
Quyết định số: 750/QĐ-TTg, ngày 03 tháng 6 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ; về việc; Phê duyệt Quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020;
Căn cứ Nghị quyết số 07/TU, ngày 07 tháng 3 năm 2007 của Ban chấp hành Đảng bộ Tỉnh ủy về Chương trình sản xuất hàng hóa tập trung và nguồn hàng xuất khẩu trong nông, lâm nghiệp tỉnh Điện Biên giai đoạn 2007 - 2010;
Căn cứ Quy trình quy hoạch ngành hàng nông nghiệp theo tiêu chuẩn ngành của Bộ Nông nghiệp và PTNT số 10/TCN 344 - 98;
Căn cứ Quy trình đánh giá đất đai phục vụ nông nghiệp theo tiêu chuẩn ngành của Bộ Nông nghiệp và PTNT số: 10 TCN 343 - 98.
Căn cứ Quy trình quy hoạch ngành hàng nông nghiệp theo tiêu chuẩn ngành của Bộ Nông nghiệp và PTNT số 10 TCN 344 - 98.
Căn cứ Quy trình quy hoạch tổng thể ngành nông nghiệp và nông thôn theo tiêu chuẩn ngành của Bộ Nông nghiệp và PTNT số 10 TCN 345 - 98.
Căn cứ Thông tư số: 58 /2009/TT-BNNPTNT, ngày 09 tháng 9 năm 2009 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về hướng dẫn việc trồng Cao su trên đất Lâm nghiệp;
Căn cứ Quyết định số: 1305/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Điện Biên V/v: Phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2008-2020;
Căn cứ Công văn số: 1437/UBND-NN, ngày 30 tháng 8 năm 2010 của Uỷ ban nhân tỉnh Điện Biên; V/v: Tăng cường triển khai thực hiện kế hoạch trồng cao su năm 2010 và thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển cây cao su.
Tổng diện tích rà soát, điều chỉnh quy hoạch: 92.230 ha.
Trong đó:
3.1. Rà soát, điều chỉnh diện tích đã quy hoạch
a) Tổng diện tích: 72.900 ha
b) Địa điểm: Rà soát tại các xã cụ thể như sau:
- Huyện Điện Biên: Bao gồm các xã Thanh Xương, Nà Nhạn, Thanh An, Mường Phăng, Nà Tấu, Mường Pồn, Thanh Nưa;
- Thành phố Điện Biên Phủ: Bao gồm xã Thanh Minh và phường Noong Bua;
- Huyện Mường Chà: Bao gồm thị trấn Mường Chà và các xã Mường Mươn, Na Sang, Sa Lông, Phìn Hồ, Si Pa Phìn, Ma Thì Hồ;
- Huyện Tuần Giáo: Bao gồm các xã Chiềng Sinh, Nà Sáy, Mường Thín, Mùn Chung và Mường Mùn;
- Huyện Mường Ảng: Bao gồm các xã Mường Đăng, Ngối Cáy, Ẳng Tở;
- Huyện Điện Biên Đông: Bao gồm các xã Keo Lôm, Pú Nhi, Noong U, Phình Giàng, Sa Dung, Na Son;
- Huyện Mường Nhé: Bao gồm các xã Nậm Kè, Mường Toong, Mường Nhé, Chung Chải, Sín Thầu.
3.2. Khảo sát quy hoạch bổ sung
a) Tổng diện tích: 19.330 ha
b) Địa điểm: Nghiên cứu tại các xã, phường cụ thể như sau:
- Huyện Điện Biên: Bao gồm các xã Mường Nhà, Sam Mứn, Núa Ngam và Noong Hẹt.
- Huyện Mường Chà: xã Mường Tùng;
- Thị xã Mường Lay: Bao gồm phường Na Lay, phường Sông Đà và xã Lay Nưa;
4. Phương pháp nghiên cứu và các bước tiến hành
4.1. Phương pháp nghiên cứu
- Kế thừa các nguồn thông tin, tư liệu và báo cáo của các ngành có liên quan, đặc biệt các chương trình, dự án về nông lâm nghiệp đã được phê duyệt.
- Sử dụng các phương pháp thống kê, phân tích hệ thống.
- Điều tra, đánh giá, nghiên cứu thực tế, kết hợp phỏng vấn, chuyên gia.
- Sử dụng các phần mềm Mapinfo và phần mềm xử lý ảnh.
4.2. Các bước tiến hành
Bước 1: Công tác chuẩn bị
* Bản đồ: Sử dụng bản đồ giải đoán có bổ sung: Diện tích, vị trí vùng đã trồng Cao su; ranh giới 3 loại rừng; vùng đã quy hoạch Cao su đến năm 2020 và vùng dự kiến khảo sát quy hoạch mới. Để tiến hành rà soát, bổ sung quy hoạch.
* Căn cứ vào các tiêu chí, dự kiến những vùng cần điều chỉnh và vùng quy hoạch mới lên bản đồ ngoại nghiệp.
Bước 2: Thành lập tổ công tác
Đơn vị tư vấn phải trực tiếp làm việc với UBND huyện, thị xã, thành phố (sau đây gọi chung là cấp huyện) và UBND xã để thành lập tổ công tác, thành phần bao gồm:
1) Đơn vị tư vấn: 2 người.
2) Công ty Cổ phần Cao su Điện Biên: 1 người.
3) Phòng Nông nghiệp & PTNT cấp huyện: 1 người.
4) Hạt kiểm lâm cấp huyện: 1 người.
5) Phòng TN&MT cấp huyện: 1 người.
6) Lãnh UBND xã và địa chính xã: 2 người.
Bước 3: Tiến hành điều tra khảo sát ngoài thực địa và thống nhất điều chỉnh
- Tổ công tác làm việc với UBND xã, phường trong vùng khảo sát;
- Căn cứ vào bản đồ ngoại nghiệp đã dự kiến, tổ công tác cùng với cán bộ xã, phường; tiến hành khảo sát ngoài thực địa để thống nhất điều chỉnh lại quy hoạch đồng thời xác định vùng quy hoạch mới. Lập biên bản về việc điều chỉnh quy hoạch và quy hoạch bổ sung vùng phát triển cao su.
- Sau khi đã hoàn thành việc điều chỉnh quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn một huyện. Tổ công tác phải báo cáo kết quả điều chỉnh quy hoạch trước UBND huyện và các phòng chuyên môn liên quan; đồng thời lập biên bản thống nhất điều chỉnh quy hoạch phát triển cao su trên địa bàn huyện đó.
Bước 4: Nội nghiệp
Căn cứ vào kết quả điều tra và các biên bản thống nhất của cấp huyện tiến hành xây dựng các loại bản đồ hiện trạng, bản đồ thổ nhưỡng và bản đồ điều chỉnh quy hoạch;
Viết báo cáo dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển vùng Cao su tỉnh Điện Biên đến năm 2020.
Nội dung và kết cấu của báo cáo dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển Cao su tỉnh Điện Biên đến năm 2020 (Có phụ lục I kèm theo).
TÌNH HÌNH SẢN XUẤT, CHẾ BIẾN VÀ TIÊU THỤ CAO SU TRÊN THẾ GIỚI VÀ TRONG NƯỚC.
1. Tình hình sản xuất và tiêu thụ cao su trên thế giới và Việt Nam
2. Những tiến bộ về KHKT trong sản xuất và chế biến cao su.
- Tiến bộ về giống
- Tiến bộ về khoa học kỹ thuật trong sản xuất và khai thác mủ cao su
- Tiến bộ về công nghệ chế biến mủ cao su
3. Tình hình thực hiện trồng cao su tại Điện Biên
- Tình hình thực hiện qua các năm
- Thuận lợi, khó khăn và những thành quả, tồn tại trong quá trình triển khai trồng.
HIỆN TRẠNG ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, TÌNH HÌNH KINH TẾ XÃ HỘI VÙNG NGHIÊN CỨU
1. Vị trí địa lý: (Tọa độ địa lý, ranh giới, biên giới)
- Đánh giá đặc điểm vị trí địa lý của vùng nghiên cứu trong mối quan hệ kinh tế xã hội với các địa phương lân cận;
- Rút ra các lợi thế và hạn chế về vị trí địa lý - kinh tế.
2. Đặc điểm địa hình
- Đặc điểm chung
- Các loại kiểu địa hình
3. Khí hậu - thời tiết
- Đặc điểm khí hậu;
- Các hiện tượng khí hậu như gió Lào, sương muối, rét hại, lũ,... trong 05 năm trở lại đây;
- Các yếu tố thời tiết như: Nhiệt độ, lượng mưa, độ ẩm không khí,... trong 05 năm trở lại đây.
4. Tài nguyên đất
- Kế thừa tài liệu đánh giá đất mới nhất để phân chia các nhóm đất;
- Xác định diện tích các nhóm đất;
- Xây dựng bản đồ thổ nhưỡng.
5. Tài nguyên nước
- Các đặc điểm về hệ thống sông suối trong vùng;
- Xác định các hiện tượng thiên tai như lũ quét, lũ ống,...trong 05 năm trở lại đây.
6. Đánh giá chung về điều kiện tự nhiên
- Những tiềm năng, lợi thế về vị trí địa lý và nguồn tài nguyên. Tập trung đánh giá điều kiện tự nhiên, đất đai, độ cao, khí hậu vùng dự án có phù hợp cho cây cao sinh trưởng, phát triển và cho năng suất mủ dự kiến; đánh giá tiềm năng phát triển cây cao su hàng hóa tập trung của vùng dự án;
- Những hạn chế, khó khăn trong quá trình sử dụng tài nguyên cho sản xuất nông nghiệp.
1. Tình hình sử dụng đất
a) Đánh giá hiện trạng đất đai
- Đánh giá lại hiện trạng đất đai vùng đã quy hoạch;
- Đánh giá hiện trạng đất đai vùng dự kiến quy hoạch bổ sung;
b) Xây dựng được bản đồ hiện trạng đất đai vùng điều chỉnh quy hoạch.
2. Tình hình phát triển sản xuất
a. Đánh giá về sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp
- Về trồng trọt:
+ Cây lương thực (diện tích, năng suất, sản lượng): Tập trung vào cây trồng chính: lúa, ngô,... cây công nghiệp ngắn và dài ngày, cây ăn quả...;
+ Đánh giá tình phát triển Cao su trên địa bàn toàn tỉnh trong 3 năm qua;
- Về chăn nuôi: Các loại gia súc, gia cầm; số lượng đầu con, tình hình phát triển, tình hình cung cấp sức kéo...
- Lâm nghiệp: Tình hình giao khoán rừng, thu nhập từ rừng của bà con các dân tộc.
- Tình hình chuyển dịch cơ cấu cây trồng, áp dụng giống mới. b. Tiểu thủ công nghiệp, dịch vụ và công nghiệp chế biến:
3. Đánh giá các cơ sở hạ tầng kỹ thuật
- Giao thông: Mạng lưới đường, chất lượng, tác động lưu thông hàng hóa nông sản. Những khó khăn, thuận lợi cần giải quyết.
- Về cấp nước sinh hoạt nông thôn: Số lượng người được cung cấp nước sạch; số lượng và chất lượng các công trình cung cấp nước sạch, thực trạng các công trình; những khó khăn và thuận lợi cần giải quyết.
- Điện: mạng lưới điện, chất lượng, công suất sử dụng tác động đến sản xuất nông nghiệp, chế biến và phát triển tiểu thủ công nghiệp ở nông thôn.
- Cơ sở hạ tầng khác: Y tế, giáo dục, bưu chính, văn hóa.
4. Hiện trạng dân số và lao động
a) Dân số, dân tộc
- Thống kê số liệu về dân số, cơ cấu dân số,
- Thực trạng nghèo đói, tỷ lệ số hộ nghèo đói
- Vấn đề dân tộc, cơ cấu dân tộc, tôn giáo, tập quán ... ảnh hưởng tới sản xuất nông nghiệp và các ngành nghề khác.
b) Lao động và việc làm
- Đánh giá thực trạng lao động và việc làm;
- Cơ cấu lao động trong nông nghiệp và nông thôn;
- Nhu cầu việc làm;
c) Dự báo dân số, lao động
III. Những thuận lợi và khó khăn về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
ĐIỀU CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CAO SU TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020
I. Quan điểm và định hướng phát triển sản xuất cao su
1. Quan điểm phát triển cây cao su
- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch thành vùng sản xuất cao su hàng hóa có quy mô diện tích và công nghệ chế biến phù hợp.
- Sản xuất cao su và sản xuất nông nghiệp phải đặt trong tổng thể phát triển kinh tế xã hội của tỉnh, trong đó nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến, dịch vụ du lịch và môi trường.
- Phù hợp với điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội tại địa phương, tạo ra việc làm, nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống cho người dân địa phương và giữ vững ổn định xã hội, bảo đảm an ninh quốc phòng vùng quy hoạch.
- Sản xuất cao su phải tạo việc làm, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống cho người dân tại địa phương vùng quy hoạch
2. Định hướng phát triển
Việc phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Điện Biên sẽ được chia thành hai giai đoạn:
- Giai đoạn 2008-2015 phát triển cao su ở những vùng có cao trình < 600m;
- Giai đoạn 2016-2020 phát triển cao su ở những vùng có cao trình từ 600m ~ 1.000m.
- Điều chỉnh quy hoạch tạo ra vùng sản xuất cao su có quy mô tập trung, tạo ra một lượng cao su hàng hóa với chất lượng tốt nhất để gắn với việc xây dựng nhà máy chế biến, đáp ứng nhu cầu thị trường trong nước và xuất khẩu;
- Tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động, tham gia xoá đói giảm nghèo và góp phần giữ vững, ổn định an ninh quốc phòng trên địa bàn.
III. Quy hoạch phát triển cao su
1. Quy hoạch sử dụng đất
- Xác định các loại đất đai trong vùng quy hoạch;
- Xây dựng bản đồ quy hoạch sử dụng đất.
2. Quy mô quy hoạch
- Quy mô vùng quy hoạch phân theo đơn vị hành chính;
- Quy mô vùng quy hoạch phân theo 3 loại rừng;
- Quy mô quy hoạch phân theo trạng thái đất lâm nghiệp;
- Quy mô vùng quy hoạch phân theo độ cao so với mặt nước biển;
- Quy mô quy hoạch phân theo loại đất;
- Tình hình hiện trạng đất đai đưa vào quy hoạch phát triển cao su;
- Dự kiến diện tích cao su thực trồng các huyện phân theo độ cao so với mặt nước biển.
1. Tiến độ thực hiện
- Giai đoạn 1: Từ năm 2011 đến 2015;
- Giai đoạn 2: Từ năm 2016 đến 2020.
2. Đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng
- Đường vận chuyển, vận xuất
- Hệ thống thuỷ lợi
- Cơ sở chế biến
3. Cơ chế chính sách
- Chính sách đất đai
- Chính sách trợ cước, trợ giá
- Chính sách tín dụng cho người trồng
- Bố trí giống
- Kỹ thuật canh tác cao su
- Dịch vụ kỹ thuật tổ chức quản lý
4. Giải pháp về kỹ thuật
- Kỹ thuật khai thác mủ
- Chế biến mủ cao su
5. Giải pháp về vốn đầu tư
-Vốn đầu tư
- Phân kỳ vốn đầu tư
- Nguồn vốn
1. Phân công rõ nhiệm vụ của các cấp, các ngành
- Các sở ban ngành có liên quan;
- UBND huyện, thị xã, thành phố.
2. Phối kết hợp giữa các thành phần tham gia
- Nhà nước
- Nông dân
- Nhà khoa học
- Các doanh nghiệp
1. Kết luận.
2. Đề nghị.
III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ THÀNH QUẢ GIAO NỘP
- Chủ quản đầu tư: Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên
- Chủ đầu tư: Sở Nông nghiệp và PTNT tỉnh Điện Biên
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện và thành phố, các xã trong vùng quy hoạch và Công ty Cổ phần cao su Điện Biên.
2. Thời gian và tiến độ thực hiện
- Tháng 01/10 – 30/10/2010: Xây dựng và phê duyệt đề cương - dự toán.
- Tháng 01/11/2010 – 30/11/2010: Tổng hợp các thông tin, tư liệu, điều tra thực đánh giá tình hình thực hiện kế hoạch trồng, sản xuất nông lâm nghiệp vùng nghiên cứu.
- Tháng 12/2010: Tính toán số liệu, xây dựng báo cáo và các loại bản đồ rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển vùng cao su hàng hóa tập trung tỉnh Điện Biên đến năm 2020; trình duyệt báo cáo và giao nộp sản phẩm.
3.1. Báo cáo quy hoạch phát triển vùng cao su hàng hóa tập trung tỉnh Điện Biên đến năm 2020: (20 quyển).
3.2. Báo cáo tóm tắt: (10 quyển).
3.3. Bản đồ các loại.
- Tỷ lệ bản đồ cụ thể như sau:
+ Bản đồ quy hoạch phát triển cao su toàn tỉnh được xây dựng tỷ lệ 1/100.000
+ Bản đồ quy hoạch phát triển cao su của các huyện được xây dựng tỷ lệ 1/50.000
- Yêu cầu bản đồ xây dựng theo phương pháp số hóa, trên nền địa hình VN 2000.
- Bản đồ: mỗi bộ gồm 3 loại bản đồ sau:
+ Bản đồ hiện trạng sử dụng đất vùng rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cao su hàng hóa tập trung tỉnh Điện Biên .
+ Bản đồ thổ nhưỡng (kế thừa tài liệu đã có) vùng rà soát, điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển cao su hàng hóa tập trung toàn tỉnh Điện Biên.
+ Bản đồ điều chỉnh, bổ sung quy hoạch phát triển vùng cao su hàng hóa tập trung tỉnh Điện Biên đến năm 2020.
- Số lượng: bản đồ cấp tỉnh 6 bộ, cấp huyện mỗi huyện 3 bộ.
XÂY DỰNG DỰ ÁN CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CAO SU TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020
I. CÁC CĂN CỨ XÂY DỰNG DỰ TOÁN
- Căn cứ Quyết định số: 893/QĐ-UBND, ngày 10 tháng 7 năm 2008 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên; về việc phê duyệt đề cương - dự toán xây dựng Dự án quy hoạch phát triển cao su tỉnh Điện Biên giai đoạn 2008 – 2020;
- Căn cứ Quyết định số: 1305/QĐ-UBND, ngày 30 tháng 7 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên; V/v phê duyệt dự án Quy hoạch phát triển cây cao su trên địa bàn tỉnh Điện Biên giai đoạn 2008 – 2020;
- Căn cứ Quyết định số: 281/2007/QĐ-BKH, ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư về việc ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế-xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu;
- Căn cứ Quyết định số: 07/2006/QĐ-BNN, ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn V/v: Ban hành giá Quy hoạch Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn.
II. DIỄN GIẢI TÍNH CHI PHÍ LẬP DỰ ÁN CHỈNH QUY HOẠCH
1. Chi phí lập dự án chỉnh quy hoạch
- Căn cứ Quyết định số: 281/2007/QĐ-BKH, ngày 26 tháng 3 năm 2007 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư thì: Mức chi phí lập dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển sản phẩm chủ yếu của tỉnh đã thực hiện được dưới 5 năm không quá 50% mức vốn tối đa của dự án lập mới quy hoạch đó. Vì vậy chi phí lập dự án điều chỉnh quy hoạch phát triển cao su của tỉnh Điện Biên được xác định cụ thể như sau:
a. Xác định giá quy hoạch phát triển tổng thể kinh tế xã hội toàn tỉnh
GQH = Gchuẩn x H1 x H2 x H3
Trong đó:
GQH là giá quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội tỉnh.
Gchuẩn là giá chuẩn quy định chung cho toàn quốc là: 500 triệu đồng. H1 là hệ số cấp độ địa bàn = 1.
H2 là hệ số đánh giá về điều kiện làm việc và trình độ phát triển kinh tế xã hội của địa bàn = 1,4.
H3 là hệ số và quy mô diện tích tự nhiên của địa bàn quy hoạch = 1,5. (Hệ số tại bảng 1, bảng 2, bảng 3 QĐ 281)
Thay số vào công thức trên ta có đơn giá quy hoạch tổng thể kinh tế xã hội của tỉnh Điện Biên cụ thế như sau:
GQH = 500 x 1 x 1,4 x 1,5 = 1.050 triệu đồng.
b. Giá lập quy hoạch phát triển ngành của tỉnh Điện Biên (GQHN).
GQHN = GQH x 30% = 1.050 triệu đồng x 30% = 315 triệu đồng.
c. Giá lập quy hoạch phát triển cao su của tỉnh Điện Biên (GQHCS). GQHCS = GQHN x 30% = 315 triệu đồng x 30% = 94,5 triệu đồng.
d. Giá lập điều chỉnh quy hoạch phát triển cao su của tỉnh Điện Biên (GĐCQHCS) GĐCQHCS = GQHCS x 50% = 94,5 triệu đồng x 50% = 47,25 triệu đồng
đ. Định mức các khoản mục chi phí
Các hạng mục chi phí, tỷ lệ chi phí lập dự án điều chỉnh quy hoạch được xác định theo quy định tại bảng 17, tiểu mục 3, 3.2, mục II, phần III, quyết định số 281/2007/QĐ- KKH.
2. Chi phí đo vẽ bản đồ
- Căn cứ Quyết định số 07/2006/QĐ-BNN, ngày 24 tháng 01 năm 2006 của Bộ
Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
2.1. Các loại bản đồ
- Bản đồ hiện trạng sử dụng đất tỷ lệ 1/50.000.
- Bản đồ thổ nhưỡng (BĐ dạng đất đai) tỷ lệ 1/50.000.
- Bản đồ phân hạng thích nghi (BĐ quy hoạch) tỷ lệ 1/50.000.
2.2. Định mức điều tra đánh giá đất đai và lập bản đồ điều chỉnh quy hoạch cao su tính theo bảng 3 giá điều tra, đánh giá đất đai phục vụ quy hoạch nông nghiệp (kèm theo quyết định số: 07/2006/QĐ-BNN).
1. Tổng dự toán: 303.258.853 đồng (Ba trăm linh ba triệu, hai trăm năm mươi tám nghìn, tám trăm năm mươi ba đồng).
(Chi tiết có biểu kèm theo)
2. Nguồn vốn đầu tư: Bằng nguồn vốn xây dựng cơ bản tập trung và vốn khác theo chỉ tiêu kế hoạch hàng năm của UBND tỉnh.
DỰ TOÁN DỰ ÁN CHỈNH QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CAO SU TỈNH ĐIỆN BIÊN ĐẾN NĂM 2020
Số TT | Khoản mục chi phí | Chi phí theo QĐ số 281 |
| Chi phí theo QĐ số 07 | Tổng số (đồng) | |||
Định mức chi phí (%) | Thành tiền (đồng) |
| Diện tích (ha) | Đơn giá (đ/ha | Thành tiền (đồng) | |||
| Tổng số |
| 58.406.951 | 75.929.036 |
|
| 244.851.902 | 303.258.853 |
A | Chi phí sau thuế |
| 46.777.500 | 60.810.750 |
|
| 230.620.852 | 277.398.352 |
I | Chi phí công việc chuẩn bị đề cương quy hoạch |
| 1.559.250 | 2.027.025 |
|
|
| 1.559.250 |
1 | Chi phí trực tiếp | 3 | 1.417.500 | 1.842.750 |
|
|
| 1.417.500 |
a | Chi phí xây dựng đề cương và trình duyệt | 2 | 945.000 | 1.228.500 |
|
|
| 945.000 |
- | Xây dựng đề cương nghiên cứu | 1.4 | 661.500 | 859.950 |
|
|
| 661.500 |
- | Xin ý kiến chuyên gia thống nhất đề cương và trình duyệt | 0.6 | 283.500 | 368.550 |
|
|
| 283.500 |
b | Lập dự toán kinh phí theo đề cương | 1 | 472.500 | 614.250 |
|
|
| 472.500 |
2 | Thuế VAT (10% tổng chi phí) |
| 141.750 | 184.275 |
|
|
| 141.750 |
II | Chi phí nghiên cứu xây dựng báo cáo dự án QH | 87 | 45.218.250 | 58.783.725 |
|
| 230.620.852 | 275.839.102 |
II.1 | Chi phí trực tiếp |
| 41.107.500 | 53.439.750 |
|
| 209.655.320 | 250.762.820 |
1 | Chi phí thu thập và xử lý số liệu ban đầu | 8 | 3.780.000 |
|
|
|
|
|
|
|
|
| 4.914.000 |
|
|
| 3.780.000 |
2 | Chi phí thu thập bổ sung số liệu theo yêu cầu QH | 4 | 1.890.000 | 2.457.000 |
|
|
| 1.890.000 |
3 | Chi phí khảo sát thực tế | 19 | 8.977.500 | 11.670.750 |
|
|
| 8.977.500 |
4 | Chi phí thiết kế quy hoạch | 56 | 26.460.000 | 34.398.000 |
|
|
| 26.460.000 |
- | Chi phí phân tích vai trò, nhu cầu tiêu thu sản phẩm | 1 | 472.500 | 614.250 |
|
|
| 472.500 |
- | Đánh giá hiện trạng phát triển và tiêu thu sản phẩm | 4 | 1.890.000 | 2.457.000 |
|
|
| 1.890.000 |
- | Dự báo khả năng công nghệ và sức cạnh tranh của SP | 4 | 1.890.000 | 2.457.000 |
|
|
| 1.890.000 |
- | Nghiên cứu mục tiêu và quan điểm phát triển | 3 | 1.417.500 | 1.842.750 |
|
|
| 1.417.500 |
- | Nghiên cứu, đề xuất phương án phát triển | 6 | 2.835.000 | 3.685.500 |
|
|
| 2.835.000 |
- | Nghiên cứu các giải pháp thực hiện mục tiêu | 20 | 9.450.000 | 12.285.000 |
|
|
| 9.450.000 |
- | Xây dựng báo cáo tổng hợp và các báo cáo liên quan | 10 | 4.725.000 | 6.142.500 |
|
|
| 4.725.000 |
- | Xây dựng hệ thống bản đồ quy hoạch | 8 | 3.780.000 | 4.914.000 | 18.860 |
|
| 3.780.000 |
5 | Chi phí đo vẽ bản đồ |
|
| 0 |
|
| 209.655.320 | 209.655.320 |
- | Bản đồ hiện trạng sử dụng đất |
|
| 0 | 19.330 | 2.774 | 53.621.420 | 3.621.420 |
- | Bản đồ thổ nhưỡng (BĐ đất đai) |
|
| 0 | 9.900 | 12.191 | 120.690.900 | 120.690.900 |
- | Bản đồ phân hạng thích nghi (BĐ quy hoạch) |
|
| 0 | 9.900 | 3.570 | 35.343.000 | 35.343.000 |
II.2 | Thuế VAT (10% tổng chi phí) |
| 4.110.750 | 5.343.975 |
|
| 20.965.532 | 5.076.282 |
B | Chi phí quản lý và hành | 10 | 11.629.451 | 15.118.286 |
|
| 14.231.050 | 25.860.501 |
1 | Chi phí quản lý dự án của Ban quản lý | 3 | 1.417.500 | 1.842.750 |
|
|
| 1.417.500 |
2 | Chi phí hội thảo và xin ý kiến chuyên gia | 2 | 945.000 | 1.228.500 |
|
|
| 945.000 |
3 | Chi phí thẩm định và hoàn thiện báo cáo tổng hợp | 2 | 945.000 | 1.228.500 |
|
|
| 945.000 |
4 | Chi phí công bố quy hoạch | 3 | 8.321.951 | 10.818.536 |
|
|
| 8.321.951 |
5 | Chi phí quản lý, thẩm định, nghiệm thu bản đồ |
|
| 0 |
|
| 14.231.050 | 14.231.050 |
- | Bản đồ hiện trạng sử dụng đất, trong đó: | 6.5 |
| 0 |
|
| 3.485.392 | 3.485.392 |
+ | Chi phí quản lý, nghiệm thu | 3.5 |
| 0 |
|
| 1.876.750 | 1.876.750 |
+ | Chi phí thẩm định | 3 |
| 0 |
|
| 1.608.643 | 1.608.643 |
- | Bản đồ thổ nhưỡng (BĐ dạng đất đai), trong đó: | 7.0 |
| 0 |
|
| 8.448.363 | 8.448.363 |
+ | Chi phí quản lý, nghiệm thu | 4.0 |
| 0 |
|
| 4.827.636 | 4.827.636 |
+ | Chi phí thẩm định | 3.0 |
| 0 |
|
| 3.620.727 | 3.620.727 |
- | Bản đồ phân hạng thích nghi (BĐ quy hoạch) | 6.5 |
| 0 |
|
| 2.297.295 | 2.297.295 |
+ | Chi phí quản lý, nghiệm thu | 3.5 |
| 0 |
|
| 1.237.005 | 1.237.005 |
+ | Chi phí thẩm định | 3 |
| 0 |
|
| 1.060.290 | 1.060.290 |
- 1Quyết định 1866/QĐ-UBND năm 2011 về điều chỉnh quy hoạch phát triển cao su tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 2Quyết định 14/2009/QĐ-UBND phê duyệt Đề án về chính sách hỗ trợ kinh phí để phát triển cao su đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trồng cao su trong vùng quy hoạch phát triển cao su của tỉnh Kon Tum
- 3Nghị quyết 30/2008/NQ-HĐND hỗ trợ kinh phí để phát triển cao su đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trồng cao su trong vùng quy hoạch phát triển cao su của tỉnh Kon Tum
- 4Quyết định 500/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt đề án phát triển Ca cao tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010 - 2015
- 5Quyết định 918/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh Quy hoạch phát triển cao su tỉnh Quảng Bình đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
- 1Luật Đấu thầu 2005
- 2Quyết định 07/2006/QĐ-BNN ban hành giá Quy hoạch Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn do Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 3Quyết định 230/2006/QĐ-TTg Phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Điện Biên thời kỳ 2006 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Quyết định 281/2007/QĐ-BKH ban hành định mức chi phí cho lập, thẩm định quy hoạch và điều chỉnh quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch ngành và quy hoạch các sản phẩm chủ yếu do Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư ban hành
- 5Nghị định 163/1999/NĐ-CP về việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho tổ chức, hộ gia đình và cá nhân sử dụng ổn định, lâu dài vào mục đích lâm nghiệp
- 6Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 7Thông tư 127/2008/TT-BNN hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 8Quyết định 750/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt quy hoạch phát triển cao su đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Thông tư 58/2009/TT-BNNPTNT hướng dẫn việc trồng cao su trên đất lâm nghiệp do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 10Nghị định 85/2009/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng
- 11Quyết định 1866/QĐ-UBND năm 2011 về điều chỉnh quy hoạch phát triển cao su tỉnh Nghệ An đến năm 2015, có tính đến năm 2020 do Ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An ban hành
- 12Quyết định 14/2009/QĐ-UBND phê duyệt Đề án về chính sách hỗ trợ kinh phí để phát triển cao su đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trồng cao su trong vùng quy hoạch phát triển cao su của tỉnh Kon Tum
- 13Nghị quyết 30/2008/NQ-HĐND hỗ trợ kinh phí để phát triển cao su đối với hộ đồng bào dân tộc thiểu số nghèo trồng cao su trong vùng quy hoạch phát triển cao su của tỉnh Kon Tum
- 14Quyết định 500/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt đề án phát triển Ca cao tỉnh Bình Phước giai đoạn 2010 - 2015
- 15Quyết định 918/QĐ-UBND năm 2016 điều chỉnh Quy hoạch phát triển cao su tỉnh Quảng Bình đến năm 2015 và tầm nhìn đến năm 2020
Quyết định 1358/QĐ-UBND năm 2010 phê duyệt đề cương - dự toán Dự án điều chỉnh Quy hoạch phát triển cao su tỉnh Điện Biên đến năm 2020
- Số hiệu: 1358/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/11/2010
- Nơi ban hành: Tỉnh Điện Biên
- Người ký: Hoàng Văn Nhân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra