Hệ thống pháp luật

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 135/QĐ-UBND

Tuyên Quang, ngày 05 tháng 4 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHÓA XIV) VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006-2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 30/11/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2020;

Xét đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 3245/TTr-SNN ngày 22/3/2007 về việc đề nghị ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 30/11/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành Kế hoạch của Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 30/11/2006 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIV) về phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, định hướng đến 2020.

(có Kế hoạch kèm theo)

Điều 2. Giao trách nhiệm

1. Các ngành chức năng, các đơn vị liên quan, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 30/11/2006 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XIV) về phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 và kế hoạch thực hiện của Uỷ ban nhân dân tỉnh để xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của ngành, đơn vị, địa phương mình; hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện với Uỷ ban nhân dân tỉnh.

2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ việc tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch này; hàng tháng tổng hợp báo cáo, đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện và đề xuất biện pháp chỉ đạo kịp thời với Uỷ ban nhân dân tỉnh.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành từ ngày ký.

Các ông (bà): Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nội vụ, Công nghiệp, Tài nguyên và Môi trường; Khoa học và Công nghệ, Thương mại và du lịch; Chi cục trưởng Chi cục Kiểm lâm; Chủ tịch UBND huyện, thị xã; Giám đốc các lâm trường, dự án trồng rừng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh lâm nghiệp của tỉnh và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Đỗ Văn Chiến

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA BAN CHẤP HÀNH ĐẢNG BỘ TỈNH (KHOÁ XIV) VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP GIAI ĐOẠN 2006-2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 135/QĐ-UBND ngày 05/4/2007 của Uỷ ban nhân dân tỉnh)

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

Triển khai kịp thời và có hiệu quả các giải pháp thực hiện mục tiêu của Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 30/11/2006 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XIV) về phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020.

2. Yêu cầu

2.1- Quán triệt sâu sắc, tuyên truyền phổ biến rộng rãi quan điểm, mục tiêu và các nhiệm vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 của tỉnh để các thành phần kinh tế và nhân dân nắm vững, chủ động tham gia thực hiện các giải pháp đẩy mạnh phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh.

2.2- Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã phải trực tiếp chỉ đạo, phân công cán bộ có chuyên môn, năng lực để thực hiện tốt nhiệm vụ của ngành, đơn vị mình được giao tại mục II của Kế hoạch này.

II. Nhiệm vụ

1. Nhiệm vụ chung

1.1- Giai đoạn 2006 - 2010

Cơ bản hoàn thành việc giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp trong năm 2007; giao rừng, cho thuê rừng trong năm 2008.

Quản lý bảo vệ tốt vốn rừng; gắn việc quản lý, bảo vệ rừng phòng hộ, đặc dụng với việc phát triển du lịch sinh thái trên địa bàn tỉnh.

Tự sản xuất đủ cây giống bảo đảm chất lượng cho kế hoạch trồng rừng hàng năm.

Khai thác rừng hợp lý, ổn định độ che phủ rừng toàn tỉnh trên 60%.

Phát triển mạnh công nghiệp chế biến các sản phẩm từ gỗ: Nhà máy giấy và bột giấy An Hòa, các nhà máy chế biến gỗ; các dự án chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh gắn với việc quy hoạch vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài.

1.2- Giai đoạn 2010 - 2020

Quản lý bảo vệ tốt diện tích rừng theo quy hoạch.

Phát triển rừng: Hàng năm sản xuất đủ cây giống và trồng bình quân 10.000 ha rừng, bảo đảm nguyên liệu cho công nghiệp chế biến lâm sản theo quy hoạch trên địa bàn tỉnh.

Duy trì và nâng cao chất lượng độ che phủ rừng, đạt độ che phủ rừng trên 60%.

Ổn định và phát triển các vùng trồng rừng nguyên liệu tập trung gắn với khai thác rừng phục vụ công nghiệp chế biến.

2. Nhiệm vụ cụ thể

2.1- Giai đoạn 2006 - 2010

Giá trị sản xuất lâm nghiệp 413.367 triệu đồng.

Trồng rừng: 56.845 ha (rừng phòng hộ, rừng đặc dụng, rừng sản xuất); trong đó trồng rừng tập trung 54.000 ha; trồng rừng phân tán 2.845 ha.

Sản xuất cây giống 118,1 triệu cây, bình quân 23 - 24 triệu cây/năm.

Khoanh nuôi phục hồi rừng: 12.800 ha (rừng phòng hộ, đặc dụng).

Quản lý bảo vệ rừng: 621.500 ha (bao gồm: rừng tự nhiên thuộc rừng phòng hộ, rừng đặc dụng và rừng sản xuất; rừng trồng: phòng hộ, đặc dụng và rừng sản xuất chưa tới thời gian khai thác).

Khai thác: 21.750 ha rừng trồng, sản lượng gỗ 1.730.000 m3; 29.583 ha tre nứa, sản lượng 355.000 tấn.

Sản phẩm chế biến: Giấy và bột giấy (130.000 tấn /năm); đũa xuất khẩu (15 triệu đôi/năm) và các loại sản phẩm khác: bao bì công nghiệp, mây tre đan xuất khẩu, đồ gỗ gia dụng…

Danh mục các dự án trọng điểm ưu tiên:

- Dự án Quy hoạch và phát triển vùng nguyên liệu cho Nhà máy giấy và bột giấy An Hoà.

- Dự án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất lâm nghiệp và công nhận quyền sử dụng rừng, quyền sở hữu rừng trồng sản xuất.

- Dự án di dân ra khỏi rừng đặc dụng, rừng phòng hộ xung yếu.

- Dự án đầu tư xây dựng khu bảo tồn thiên nhiên Cham Chu - Hàm Yên.

- Dự án phục hồi độ che phủ rừng Văn hoá lịch sử ATK - Tân Trào.

2.2- Giai đoạn 2010 - 2020

a) Giai đoạn 2011 - 2015

Giá trị sản xuất lâm nghiệp 913.083 triệu đồng.

Duy trì và nâng cao chất lượng độ che phủ của rừng.

Trồng và chăm sóc rừng 84.933 ha (bình quân 16.986 ha/năm).

Quản lý bảo vệ: 2.107.743 ha (bình quân 421.548 ha/năm).

Khai thác:

- Gỗ nguyên liệu: 5.445.000 m3, diện tích 54.445 ha (bình quân: 1.089.000 m3/năm; diện tích 10.889 ha/năm).

- Tre nứa: 1.675.000 tấn/năm, diện tích 139.583 ha (bình quân 335.000 tấn/năm; diện tích 27.916 ha/năm).

Sản phẩm chế biến: Giấy và bột giấy (300.000 tấn /năm); đũa xuất khẩu (15 triệu đôi/năm) và các loại sản phẩm khác: bao bì công nghiệp, mây tre đan xuất khẩu, đồ gỗ gia dụng...

Sản xuất cây giống: 176,837 triệu cây (bình quân: 35 - 36 triệu cây/năm).

b) Giai đoạn 2016 - 2020

Giá trị sản xuất lâm nghiệp 1.150.643 triệu đồng.

Duy trì và nâng cao chất lượng độ che phủ của rừng.

Trồng và chăm sóc rừng 77.500 ha (bình quân 15.500 ha/năm).

Quản lý bảo vệ: 2.148.225 ha (bình quân 429.645 ha/năm).

Khai thác:

- Gỗ nguyên liệu: 7.650.000 m3, diện tích 76.500 ha (bình quân: 1.530.000 m3/năm; diện tích 15.300 ha/năm)

- Tre nứa: 2.500.000 tấn/năm, diện tích 208.333 ha (bình quân 500.000 tấn/năm; diện tích 41.666 ha/năm)

Sản phẩm chế biến: Giấy và bột giấy (300.000 tấn /năm); đũa xuất khẩu (15 - 20 triệu đôi/năm) và các loại sản phẩm khác: bao bì công nghiệp, mây tre đan xuất khẩu, đồ gỗ gia dụng...

Sản xuất cây giống: 162,78 triệu cây (bình quân: 32 - 33 triệu cây/năm).

(chi tiết theo biểu số 1, số 2, số 3 kèm theo)

2.3- Nhiệm vụ của các ngành, đơn vị

a) Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã

Tăng cường tuyên truyền, giáo dục về vai trò, ích lợi của việc bảo vệ và phát triển rừng, về trách nhiệm của xã hội và công dân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng; đổi mới phương pháp, nội dung tuyên truyền thiết thực để nhân dân làm nghề rừng, sống gần rừng nắm được chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước đối với việc bảo vệ và phát triển rừng.

Xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng. Phát huy sức mạnh của toàn xã hội ngăn chặn tình trạng cháy rừng, xâm hại rừng và đất rừng.

Rà soát, quy hoạch các cơ sở chế biến lâm sản quy mô hộ gia đình trên địa bàn, bảo đảm đáp ứng nhu cầu đời sống dân sinh và thị trường.

Xây dựng, tổ chức thực hiện Dự án di dân ra khỏi các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ xung yếu.

Phối hợp chặt chẽ với các ngành liên quan giải quyết kịp thời những vấn đề thuộc trách nhiệm của địa phương để bảo đảm tiến độ đầu tư dự án Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy An Hòa, dự án đầu tư cơ sở chế biến gỗ.

Chịu trách nhiệm toàn diện về việc tổ chức thực hiện kế hoạch trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng theo kế hoạch được Uỷ ban nhân dân tỉnh giao hàng năm. Quản lý chặt chẽ việc khai thác lâm sản trên địa bàn trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng của tỉnh, theo nguyên tắc khai thác xong phải trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp và thực hiện theo đúng Quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

Hướng dẫn, khuyến khích việc đầu tư gây trồng, sử dụng lâm sản ngoài gỗ như mây tre, dược liệu…; chủ rừng được khai thác, sử dụng hợp pháp lâm sản ngoài gỗ theo quy định của pháp luật.

b) Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan:

Khẩn trương hoàn thành việc rà soát, quy hoạch phân 3 loại rừng trên bản đồ và cắm mốc ranh giới ngoài thực địa.

Lập dự án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư, thôn bản theo đúng quy định của pháp luật; xây dựng, thực hiện kế hoạch công nhận, đăng ký quyền sở hữu, sử dụng rừng trồng là rừng sản xuất trên địa bàn tỉnh xong trong năm 2008.

Xây dựng cơ chế, chính sách:

- Hỗ trợ các hộ gia đình trồng rừng sản xuất, mức hỗ trợ bình quân 2 triệu đồng/ha.

- Khuyến khích và thu hút các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh rừng, làm giàu bằng nghề rừng; trong đó ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến.

- Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết, tích tụ đất lâm nghiệp để phát triển trồng rừng sản xuất và tăng hiệu quả sử dụng đất.

- Hỗ trợ cán bộ khoa học kỹ thuật lâm nghiệp về nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn.

Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ sinh học và kỹ thuật thâm canh tiên tiến trong sản xuất giống cây rừng, trồng rừng:

- Quản lý chặt chẽ giống cây lâm nghiệp, nâng cao chất lượng cây giống trồng rừng;

- Xây dựng, hoàn thiện hệ thống sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở, trong đó chú trọng việc công nhận nguồn giống, đáp ứng đủ giống có chất lượng cho trồng rừng hàng năm;

- Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện quy trình kỹ thuật lâm nghiệp và các biện pháp lâm sinh, nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng; theo dõi, đánh giá, đề xuất giải quyết kịp thời tồn tại của Chương trình trồng rừng nguyên liệu giấy bằng cây keo lai với mật độ 4444 cây/ha.

Xây dựng kế hoạch tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm, đặc biệt là đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người để thực hiện đa dạng hóa cây trồng, vật nuôi và tạo điều kiện cho các hộ gia đình tham gia các hoạt động bảo vệ và phát triển rừng, có thu nhập ổn định, tiến tới làm giàu bằng nghề rừng.

Xây dựng, thực hiện Chương trình phát triển trang trại lâm nghiệp trên diện tích chuyển đổi từ rừng phòng hộ sang rừng sản xuất theo quy hoạch, nhằm khai thác, sử dụng có hiệu quả đất đai, phát triển nông lâm kết hợp bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người làm nghề rừng.

Rà soát, đề xuất củng cố, kiện toàn, thành lập mới các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh bảo đảm phù hợp với quy hoạch phân 3 loại rừng và Quy hoạch phát triển lâm nghiệp của tỉnh.

Rà soát, quy hoạch cụ thể vùng cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy giấy và bột giấy An Hoà, nguyên liệu cho các nhà máy, cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh đảm bảo ổn định, lâu dài; xây dựng đề án củng cố và xúc tiến hoạt động của Công ty cổ phần nguyên liệu giấy Tuyên Quang.

Lập kế hoạch đào tạo công nhân và lao động kỹ thuật làm nghề rừng; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật có đủ trình độ, năng lực quản lý và áp dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất cây giống, phát triển nghề rừng; kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực cho cán bộ lâm nghiệp các cấp, nhất là ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn để đáp ứng yêu cầu xã hội hóa lâm nghiệp.

c) Chi cục Kiểm lâm chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan:

Chuẩn bị nội dung tuyên truyền về vai trò, ích lợi của việc bảo vệ và phát triển rừng, về trách nhiệm của xã hội và công dân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng.

Xây dựng, thực hiện Phương án kiện toàn hệ thống kiểm lâm theo hướng tăng cường kiểm lâm địa bàn xã, nâng cao năng lực của đội kiểm lâm cơ động để quản lý, bảo vệ rừng tận gốc và quản lý lâm sản tại nơi chế biến.

Xây dựng phương án hỗ trợ các chủ rừng trong việc quản lý, bảo vệ rừng.

Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc khai thác lâm sản trên địa bàn tỉnh trên cơ sở quy hoạch, kế hoạch bảo vệ và phát triển rừng và quy chế khai thác gỗ và lâm sản khác của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; thực hiện nguyên tắc khai thác xong phải trồng lại rừng ngay trong vụ trồng rừng kế tiếp. Xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật về bảo vệ rừng.

Xây dựng, thực hiện Dự án theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp, trong đó xây dựng và cập nhật cơ sở dữ liệu về tài nguyên rừng, áp dụng công nghệ thông tin để quản lý, theo dõi theo đúng hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

d) Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan:

Hướng dẫn các huyện, thị xã xây dựng và thực hiện quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp; thực hiện kế hoạch giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng sản xuất là rừng trồng.

Hướng dẫn các lâm trường xây dựng, thực hiện quy hoạch sử dụng đất bảo đảm có hiệu quả; thẩm định trình Uỷ ban nhân dân tỉnh thu hồi diện tích đất lâm nghiệp các lâm trường sử dụng kém hiệu quả để giao lại cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân phát triển kinh tế lâm nghiệp.

đ) Sở Khoa học và Công nghệ chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan:

Ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ thực hiện các đề tài nghiên cứu, ứng dụng về rừng.

Chủ động mời gọi các nhà khoa học, các trường đại học liên kết nghiên cứu, thực hiện các đề tài khoa học về phát triển kinh tế lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh; trọng tâm là thực hiện Chương trình hợp tác, liên doanh liên kết với Trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên để triển khai các đề tài nghiên cứu khoa học, chuyển giao công nghệ và xây dựng các đề án nghiên cứu, sản xuất thử nghiệm về lâm nghiệp trên cơ sở huy động các nguồn hỗ trợ từ các tổ chức quốc tế và trong nước.

Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng thương hiệu các sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng Tuyên Quang.

e) Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan:

Rà soát, đề xuất cơ chế chính sách cải thiện môi trường đầu tư để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh với công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường; phát triển mạnh công nghiệp chế biến lâm sản.

Tổ chức thực hiện việc sắp xếp, đổi mới và phát triển các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 49/QĐ-CT ngày 20/01/2006 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh gắn với việc củng cố, phát triển Công ty cổ phần nguyên liệu giấy Tuyên Quang với nhiều thành phần tham gia: các công ty lâm nghiệp, các tổ chức kinh tế, cá nhân có hoạt động đầu tư trồng rừng sản xuất… bảo đảm nguyên liệu cho Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy An Hòa và các cơ sở chế biến khác.

f) Sở Công nghiệp, chủ trì phối hợp với ngành, đơn vị có liên quan:

Rà soát, quy hoạch cơ sở chế biến lâm sản của các tổ chức trên địa bàn tỉnh, trên nguyên tắc đảm bảo vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài và phù hợp với quy hoạch phát triển công nghiệp của tỉnh.

g) Sở Thương mại và Du lịch:

Đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, giới thiệu sản phẩm chế biến từ gỗ rừng trồng Tuyên Quang, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp chế biến lâm sản tiếp cận với thị trường trong nước và quốc tế để mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm.

Xây dựng, thực hiện dự án khai thác tiềm năng về rừng phòng hộ, đặc dụng để phát triển du lịch sinh thái: Vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang, khu Bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - Bản Bung, rừng đặc dụng Cham Chu, rừng văn hóa lịch sử Tân Trào…

h) Sở Nội vụ chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị có liên quan:

Rà soát, xây dựng phương án kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở để bảo đảm hoàn thành các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế lâm nghiệp.

i) Các lâm trường của tỉnh:

Khẩn trương xây dựng, thực hiện đề án sắp xếp, đổi mới và phát triển của đơn vị theo theo Quyết định số 49/QĐ-CT ngày 20/01/2006 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh.

(Chi tiết có biểu kế hoạch thực hiện kèm theo)

III. Tổ chức thực hiện

1. Các ngành chức năng, các đơn vị liên quan, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã căn cứ Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 30/11/2006 Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh (khoá XIV) về phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 và kế hoạch thực hiện của Uỷ ban nhân dân tỉnh để xây dựng kế hoạch thực hiện chi tiết và tổ chức thực hiện có hiệu quả nhiệm vụ của ngành, đơn vị, địa phương mình, hàng tháng báo cáo kết quả thực hiện với Uỷ ban nhân dân tỉnh.

2. Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các ngành chức năng liên quan có trách nhiệm theo dõi chặt chẽ việc tổ chức thực hiện các nội dung của Kế hoạch này; hàng tháng tổng hợp báo cáo, đánh giá tiến độ, kết quả thực hiện và đề xuất biện pháp chỉ đạo kịp thời với Uỷ ban nhân dân tỉnh.

3. Căn cứ tình hình, kết quả thực hiện thực tế, Kế hoạch này sẽ được xem xét, điều chỉnh bổ sung cho phù hợp.

 

Biểu số 01

KẾ HOẠCH PHÁT TRIỂN VỐN RỪNG

Đơn vị: ha

Hạng mục

Cộng

Giai đoạn 2006 - 2010

2011-2015

2016-2020

2006

2007

2008

2009

2010

1. Quản lý bảo vệ rừng

1.914.310

366.182

372.102

382.412

392.252

401.362

2.107.743

2.148.225

- Rừng tự nhiên

1.442.845

284.985

284.985

287.545

291.385

293.945

1.469.723

1.469.723

- Rừng trồng

471.465

81.197

81.197

94.867

100.867

107.417

638.020

678.502

2. Khoanh nuôi phục hồi rừng

12.800

12.800

12.800

10.240

6.400

3.840

 

 

3. Trồng và chăm sóc rừng

56.845

8.410

8.935

11.500

13.000

15.000

84.933

77.500

I. Phát triển rừng phòng hộ

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Quản lý bảo vệ rừng

621.500

118.456

119.815

123.416

128.136

131.676

671.880

680.880

- Rừng tự nhiên

589.295

114.723

114.723

116.963

120.323

122.563

612.815

612.815

- Rừng trồng

32.205

3.733

5.093

6.453

7.813

9.113

59.065

68.065

2. Khoanh nuôi phục hồi rừng

11.200

11.200

11.200

8.960

5.600

3.360

 

 

3. Trồng và chăm sóc rừng

6.740

1.360

1.360

1.360

1.360

1.300

4.500

 

II. Phát triển rừng đặc dụng

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Quản lý bảo vệ rừng

234.045

46.093

46.093

46.663

47.283

47.803

240.513

241.513

- Rừng tự nhiên

227.665

45.085

45.085

45.405

45.885

46.205

231.024

231.024

- Rừng trồng

6.380

1.008

1.118

1.258

1.398

1.598

9.489

10.489

2. Khoanh nuôi phục hồi rừng

1.600

1.600

1.600

1.280

800

480

 

 

3. Trồng và chăm sóc rừng

670

80

110

140

140

200

500

 

III. Phát triển rừng sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Quản lý bảo vệ rừng

1.058.765

201.633

206.083

212.333

216.833

221.883

1.195.350

1.225.832

- Rừng tự nhiên

625.885

125.177

125.177

125.177

125.177

125.177

625.884

625.884

- Rừng trồng

432.880

76.456

80.906

87.156

91.656

96.706

569.466

599.948

2. Trồng và chăm sóc rừng

49.435

6.970

7.465

10.000

11.500

13.500

79.933

77.500

2.1. Trồng rừng tập trung

46.500

6.500

7.000

9.000

11.000

13.000

77.733

76.500

- Trồng trên đất trống

25.292

2.067

4.725

6.350

6.375

5.775

26.958

 

- Trồng lại sau khai thác

21.208

4.433

2.275

2.650

4.625

7.225

50.775

76.500

2.2. Trồng rừng phân tán

2.935

470

465

1.000

500

500

2.200

1.000

Giai đoạn: 2006 - 2010

- Khoanh nuôi đầu tư 5 năm

- Trồng và chăm sóc rừng tính hết năm thứ 3, chuyển sang bảo vệ rừng

Giai đoạn: 2011 - 2010

- Quản lý bảo vệ đầu tư 5 năm

- Khoanh nuôi phục hồi đầu tư 5 năm

- Trồng và chăm sóc rừng đầu tư 3 năm

 

Biểu số 02

KẾ HOẠCH KHAI THÁC RỪNG HÀNG NĂM

Hạng mục

Đơn vị

2006 - 2010

2011-2015

2016-2020

Cộng

2006

2007

2008

2009

2010

I. Khai thác gỗ rừng trồng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Diện tích khai thác

ha

21.750

2.000

2.550

2.750

6.500

7.950

54.450

76.500

2. Khối lượng khai thác

1.000 m3

1.730

150

205

220

520

635

5.445

7.650

Trong đó:

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- NM. Giấy An Hòa

1.000 m3

695

 

 

 

300

395

3.755

5.675

- NM. Giấy Bãi Bằng

1.000 m3

255

55

50

50

50

50

540

600

- NM. Chế biến gỗ T.Quang

1.000 m3

490

70

100

100

100

120

696

840

- Chế biến gỗ Cty Cổ phần xi măng Tuyên Quang

1.000 m3

125

5

30

30

30

30

160

175

- Chế biến đũa Phú Lâm

1.000 m3

35

 

5

10

10

10

54

60

- Chế biến khác của địa phương

1.000 m3

130

20

20

30

30

30

240

300

II. Khai thác tre nứa

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1. Diện tích

Ha

29.583

1.250

1.250

1.250

11.250

14.583

139.583

208.333

2. Khối lượng

1000 tấn

355

15

15

15

135

175

1.675

2.500

 

Biểu số 03

GIÁ TRỊ SẢN XUẤT LÂM NGHIỆP

Đơn vị: Triệu đồng

Hạng mục

Giai đoạn 2006 - 2010

2011-2015

2016-2020

Cộng

2006

2007

2008

2009

2010

Tổng số

413.367

52.545

60.081

68.342

107.003

125.396

913.083

1.150.643

1. Quản lý bảo vệ rừng

81.003

15.045

15.519

16.216

16.811

17.412

95.133

98.372

- Rừng tự nhiên

43.285

8.550

8.550

8.626

8.742

8.818

44.092

44.092

- Rừng trồng

37.717

6.496

6.969

7.589

8.069

8.593

51.042

54.280

2. Khoanh nuôi phục hồi rừng

3.456

960

960

768

480

288

 

 

- Rừng phòng hộ

11.200

840

840

672

420

252

 

 

- Rừng đặc dụng

1.600

120

120

96

60

36

 

 

- Rừng sản xuất

 

 

 

 

 

 

 

 

3. Trồng và chăm sóc rừng

136.428

20.184

21.444

27.600

31.200

36.000

203.839

186.000

- Rừng phòng hộ

16.176

3.264

3.264

3.264

3.264

3.120

10.800

 

- Rừng đặc dụng

1.608

192

264

336

336

480

1.200

 

- Rừng sản xuất

150.777

21.259

22.768

30.500

35.075

41.175

243.796

236.375

4. Khai thác lâm sản

192.481

16.356

22.158

23.758

58.512

71.697

614.110

866.271

- Khai thác gỗ rừng trồng

184.079

16.001

21.803

23.403

55.317

67.555

574.469

807.106

- Khai thác tre nứa

8.401

355

355

355

3.195

4.142

39.641

59.166

 

Biểu số 04

BIỂU KẾ HOẠCH THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT CỦA TỈNH ỦY VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ LÂM NGHIỆP

TT

Nội dung công việc

Tổ chức, cá nhân chủ trì

Cơ quan phối hợp

Hình thức giải quyết

Thời gian hoàn thành

1

Dự thảo kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

Trình Ủy ban nhân dân tỉnh

Tháng 3/2007

2

Ban hành kế hoạch thực hiện Nghị quyết của Tỉnh ủy về phát triển kinh tế lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân tỉnh

Các ngành liên quan

Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh

Tháng 4/2007

3

Biên soạn tài liệu tuyên truyền về vai trò, ích lợi của việc bảo vệ và phát triển rừng, về trách nhiệm của xã hội và công dân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng

Chi cục Kiểm lâm

Sở Tư pháp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã

Văn bản hướng dẫn của Chi cục Kiểm lâm

Tháng 4/2007

4

Tổ chức tuyên truyền về vai trò, ích lợi của việc bảo vệ và phát triển rừng, về trách nhiệm của xã hội và công dân đối với sự nghiệp bảo vệ và phát triển rừng

Ủy ban nhân dân huyện, thị xã

Chi cục Kiểm lâm, Sở Tư pháp, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Văn hóa thông tin

 

Thường xuyên

5

Kế hoạch thực hiện việc sắp xếp, đổi mới và phát triển các lâm trường quốc doanh trên địa bàn tỉnh theo Quyết định số 49/QĐ-CT ngày 20/01/2006 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh gắn với việc củng cố, phát triển Công ty cổ phần nguyên liệu giấy Tuyên Quang

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, các công ty chè, lâm trường của tỉnh

Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch

Tháng 4/2007

6

Xây dựng Phương án kiện toàn hệ thống kiểm lâm theo hướng tăng cường kiểm lâm địa bàn xã, nâng cao năng lực của đội kiểm lâm cơ động để quản lý, bảo vệ rừng tận gốc và quản lý lâm sản tại nơi chế biến

Chi cục Kiểm lâm

Sở Nội vụ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã

Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Phương án

Tháng 4/2007

7

Rà soát, đề xuất cơ chế chính sách cải thiện môi trường đầu tư để khuyến khích các thành phần kinh tế đầu tư trồng rừng, chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh với công nghệ tiên tiến, tạo ra sản phẩm có sức cạnh tranh cao trên thị trường; phát triển mạnh công nghiệp chế biến lâm sản

Sở Kế hoạch và Đầu tư

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã

Trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua để Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, thực hiện

Trình Ủy ban nhân dân tỉnh Tháng 4/2007

8

Xây dựng kế hoạch tăng cường công tác khuyến nông, khuyến lâm đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người, khu tái định cư thủy điện Tuyên Quang

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Nội vụ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã

Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch

Tháng 5/2007

9

Đề xuất giải quyết tồn tại của chương trình trồng rừng nguyên liệu mật độ 4,444 cây/ha

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các lâm trường của tỉnh

 

Tháng 6/2007

10

Xây dựng cơ chế, chính sách:

1- Hỗ trợ các thành phần kinh tế đầu tư kinh doanh rừng, làm giàu bằng nghề rừng; trong đó ưu tiên các dự án đầu tư xây dựng vùng nguyên liệu tập trung gắn với công nghiệp chế biến.

2- Khuyến khích các hình thức liên doanh, liên kết, tích tụ đất lâm nghiệp để phát triển trồng rừng sản xuất và tăng hiệu quả sử dụng đất.

3- Hỗ trợ cán bộ khoa học kỹ thuật lâm nghiệp về nhận công tác tại vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tư pháp, Sở Khoa học và Công nghệ

Trình Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua để Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành, thực hiện

Trình Ủy ban nhân dân tỉnh Tháng 6/2007

11

Hướng dẫn các lâm trường xây dựng, thực hiện quy hoạch sử dụng đất lâm nghiệp bảo đảm có hiệu quả; thu hồi diện tích đất lâm nghiệp của các lâm trường sử dụng kém hiệu quả để giao lại cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân phát triển kinh tế lâm nghiệp

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Kế hoạch và Đầu tư; Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Ủy ban nhân dân huyện, thị xã

Quyết định phê duyệt của UBND tỉnh

Tháng 6/2007

12

Giải quyết kịp thời những vấn đề thuộc trách nhiệm của địa phương để bảo đảm tiến độ đầu tư dự án Nhà máy sản xuất giấy và bột giấy An Hòa, dự án đầu tư cơ sở chế biến gỗ

Ủy ban nhân dân huyện, thị xã

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Xây dựng, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công nghiệp

 

Thường xuyên

13

Lập dự án giao rừng, cho thuê rừng gắn với giao đất, cho thuê đất lâm nghiệp cho các tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân và cộng đồng dân cư, thôn bản theo đúng quy định của pháp luật

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã

Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt

Tháng 6/2007

14

Xây dựng kế hoạch công nhận quyền sử dụng rừng, công nhận quyền sở hữu rừng sản xuất là rừng trồng trên địa bàn tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã

Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt

Tháng 6/2007

15

Hướng dẫn, khuyến khích việc đầu tư gây trồng, sử dụng lâm sản ngoài gỗ như mây tre, dược liệu...

Ủy ban nhân dân huyện, thị xã

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chi cục Kiểm lâm

 

Tháng 6/2007

16

Rà soát, đề xuất củng cố, kiện toàn, thành lập mới các Ban quản lý rừng phòng hộ, đặc dụng trên địa bàn tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Nội vụ, Chi cục Kiểm lâm, Sở Tài nguyên và Môi trường

Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định thành lập

Tháng 6/2007

17

Lập kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng: công nhân và lao động kỹ thuật làm nghề rừng; đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật; cán bộ lâm nghiệp các cấp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Nội vụ, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã

Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt kế hoạch

Tháng 6/2007

18

Rà soát, quy hoạch cụ thể vùng cung cấp nguyên liệu cho Nhà máy giấy và bột giấy An Hòa, nguyên liệu cho các nhà máy, cơ sở chế biến lâm sản trên địa bàn tỉnh

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường; các chủ đầu tư cơ sở chế biến lâm sản

Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch

Tháng 6/2007

19

Xây dựng đề án củng cố và xúc tiến hoạt động của Công ty cổ phần nguyên liệu giấy Tuyên Quang

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính

Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt đề án

Tháng 6/2007

20

Xây dựng phương án hỗ trợ các chủ rừng trong việc quản lý, bảo vệ rừng

Chi cục Kiểm lâm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã

 

Tháng 6/2007

21

Xây dựng chương trình phát triển trang trại lâm nghiệp theo quy hoạch phát triển lâm nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã

Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Chương trình

Tháng 6/2007

22

Hoàn thành cắm mốc ranh giới phân 3 loại rừng ngoài thực địa

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Tài nguyên và Môi trường, Chi cục Kiểm lâm, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã

 

 

23

Quy hoạch hệ thống cơ sở chế biến lâm sản trên nguyên tắc đáp ứng nhu cầu thị trường và bảo đảm có vùng nguyên liệu ổn định, lâu dài

Sở Công nghiệp

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã

Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt quy hoạch

Tháng 9/2007

24

Xây dựng Đề án hoàn thiện hệ thống sản xuất giống cây trồng lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở, trong đó chú trọng việc công nhận nguồn giống, đáp ứng đủ giống có chất lượng cho trồng rừng hàng năm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Khoa học và Công nghệ, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Uỷ ban nhân dân huyện, thị xã; các công ty lâm nghiệp

Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt Đề án

Tháng 9/2007

25

Nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện quy trình kỹ thuật lâm nghiệp và các biện pháp lâm sinh, nâng cao năng suất, chất lượng rừng trồng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sỏ Khoa học và Công nghệ, các công ty lâm nghiệp

 

Tháng 9/2007

26

Xây dựng, thực hiện Dự án áp dụng công nghệ thông tin để quản lý, theo dõi diễn biến rừng và đất lâm nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Chi cục Kiểm lâm

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Tài nguyên và Môi trường, Cục Thống kê, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án

Tháng 9/2007

27

Quy hoạch chi tiết các khu, điểm du lịch sinh thái nhằm phát huy tiềm năng của các khu rừng đặc dụng, phòng hộ: Vùng lòng hồ thủy điện Tuyên Quang, khu Bảo tồn thiên nhiên Tát Kẻ - bản Bung, rừng Bảo tồn thiên nhiên Cham Chu, rừng văn hóa lịch sử ATK-Tân Trào...

Sở Thương mại và Du lịch

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường

Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án

Tháng 9/2007

28

Xây dựng, thực hiện phương án kinh doanh rừng bền vững; xây dựng phương án cấp chứng chỉ rừng

Các chủ rừng

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài nguyên và Môi trường

Trình Bộ Nông nghiệp và PTNT cấp chứng chỉ

Tháng 12/2007

29

Hướng dẫn các doanh nghiệp xây dựng, đăng ký thương hiệu các sản phẩm từ gỗ rừng trồng Tuyên Quang

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Thương mại và Du lịch, Sở Công nghiệp, các công ty lâm nghiệp

Đăng ký thương hiệu

Tháng 12/2007

30

Rà soát, kiện toàn hệ thống quản lý nhà nước về lâm nghiệp từ tỉnh đến cơ sở

Sở Nội vụ

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Ủy ban nhân dân huyện, thị xã

 

Tháng 12/2007

31

Xây dựng, thực hiện các đề tài nghiên cứu, ứng dụng về rừng

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Nông nghiệp và PTNT, các công ty lâm nghiệp

Theo kế hoạch cụ thể từng năm

 

32

Xây dựng, thực hiện Dự án di dân ra khỏi các khu rừng đặc dụng và rừng phòng hộ xung yếu

Ủy ban nhân dân huyện, thị xã

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Chi cục Kiểm lâm, Sở Kế hoạch và Đầu tư

Trình Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt dự án

Tháng 12/2007

33

Thực hiện giao đất lâm nghiệp gắn với giao rừng sản xuất cho các tổ chức, cá nhân và hộ gia đình

Sở Tài nguyên và Môi trường

Sở Nông nghiệp và PTNT, Chi cục Kiểm lâm, UBND huyện, thị xã

 

Năm 2008

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 135/QĐ-UBND năm 2007 về Kế hoạch thực hiện Nghị quyết về phát triển kinh tế lâm nghiệp giai đoạn 2006-2010, định hướng đến năm 2020 do tỉnh Tuyên Quang ban hành

  • Số hiệu: 135/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 05/04/2007
  • Nơi ban hành: Tỉnh Tuyên Quang
  • Người ký: Đỗ Văn Chiến
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 05/04/2007
  • Tình trạng hiệu lực: Chưa xác định
Tải văn bản