- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Nghị định 36/2001/NĐ-CP về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 3Luật Giao thông đường bộ 2001
- 4Nghị định 39/2001/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 135/2001/QĐ-UB | Đà Nẵng, ngày 05 tháng 9 năm 2001 |
ỦY BAN NHÂN DÂN
- Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994;
- Căn cứ Luật Giao thông đường bộ ngày 29 tháng 6 năm 2001;
- Căn cứ Nghị định số 36/2001/NĐ-CP ngày 10 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ về việc bảo đảm trật tự giao thông đường bộ và trật tự giao thông đô thị;
- Căn cứ Nghị định số 39/2001/NĐ-CP ngày 13 tháng 7 năm 2001 của Chính phủ quy định xử phạt hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị;
- Theo đề nghị của Giám đốc Sở Glao thông - Công chính,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1: Ban hành kèm theo Quyết định này Quy định về phân luồng tuyến và giờ hoạt động đối với các phương tiện vận tải đường bộ tham gia hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng.
Điều 2: Giám đốc Sở Giao thông - Công chính có trách nhiệm hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện Quyết định này, định kỳ báo cáo UBND thành phố.
Điều 3: Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 5248/1998/QĐ-UB ngày 15 tháng 9 năm 1998 của UBND thành phố Đà Nẵng.
Điều 4: Chánh Văn phòng HĐND và UBND thành phố, Giám đốc Sở Glao thông - Công chính, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan căn cứ Quyết định thi hành.
Nơi gửi: | TM. UBND THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG |
VỀ PHÂN LUỒNG TUYẾN VÀ GIỜ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI ĐƯỜNG BỘ THAM GIA HOẠT ĐỘNG TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 135/200I/QĐ-UB ngày 05 tháng 9 năm 2001 của UBND thành phố Đà Nẵng)
Điều 1: Mọi phương tiện vận tải (trừ xe ưu tiên theo quy định của pháp luật) khi tham gia hoạt động tại thành phố Đà Nẵng phải chấp hành các quy định sau đây:
1. Tuân thủ các quy định về giờ cao điểm và hoạt động đúng luồng tuyến;
2. Khi có nhu cầu vào đường cấm, nơi có biển cấm đỗ xe hoặc cấm đỗ xe và dừng xe, hoạt động trong giờ cao điểm (đối với những xe quy định cấm hoạt động trong giờ cao điểm), chở hàng quá tải, quá khổ, xe bánh xích, xe chuyên dùng phải được cơ quan có thẩm quyền cấp giấy phép.
Điều 2: Giờ cao điểm là giờ có mật độ lưu thông lớn nhất trong ngày trên các tuyến đường giao thông và được quy định cụ thể như sau:
- Buổi sáng: Từ 06 giờ 00 phút đến 07 giờ 30 phút;
- Buổi chiều: Từ 16 giờ 30 phút đến 18 giờ 00 phút.
Điều 3: Giải thích từ ngữ trong Quy định:
1. Xe quá tải là xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc theo thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thầm quyền phê duyệt (gọi chung là thiết kế của nhà sản xuất) có trọng lượng toàn bộ phân bố trên trục (gọi tắt là tải trọng trục) hoặc có trọng lượng toàn bộ của xe gồm trọng lượng bản thân xe cộng với tải trọng hàng hóa (gọi tắt là tổng tải trọng) vượt quá quy định về sức chịu tải của cầu, đường;
2. Xe quá khổ là xe theo thiết kế của nhà sản xuất hoặc xe khi xếp hàng hóa có kích thước bao vượt quá kích thước quy định hiện hành và quy định cho phép của cầu, đường;
3. Ô tô con là ô tô chở người không quá 10 chỗ ngồi kể cả lái xe và ô tô chở hàng với trọng tải không quá 1,5 tấn. Ô tô con bao gồm cả các loại có kết cấu như mô tô nhưng trọng lượng bản thân từ 450 kg trở lên và trọng tải không quá 1,5 tấn;
4. Ô tô khách là ô tô chở người với số chỗ ngồi lớn hơn 10. Ô tô khách bao gồm cả xe buýt. Ô tô buýt là ô tô khách có chỗ ngồi ít hơn số chỗ đứng.
5. Ô tô tải là ô tô chở hàng hoặc thiết bị chuyên dùng có trọng tải từ 1,5 tấn trở lên.
Điều 4: Phương tiện vận tải các loại được phép hoạt động 24/24 giờ trên các tuyến đường Nguyễn Văn Cừ, Nguyễn Lương Bằng, Tôn Đức Thắng, Trường Chinh, các đoạn đường thuộc tuyến Quốc lộ 1A và Quốc lộ 14B đi qua địa bàn thành phố (chưa đặt tên đường) và các tuyến đường thuộc huyện Hòa Vang.
Điều 5: Cấm xe vận tải thô sơ các loại như xích lô đạp, ba gác đạp, ba gác đẩy hoặc kéo hoạt động trong giờ cao điểm trên các tuyến đường sau:
1. Đường Hùng Vương: Đoạn từ ngã tư Hùng Vương - Phan Chu trinh đến ngã tư Hùng Vương - Hoàng Hoa Thám - Lý Thái Tổ - Hàm Nghi;
2. Đường Ông ích Khiêm: Đoạn từ ngã tư Ông ích Khiêm - Trần Cao Vân đến ngã ba Ông Ích Khiêm - Nguyễn Trãi.
Điều 6: Các loại xe sau đây được hoạt động trên tất cả các tuyến đường thuộc thành phố, trừ những tuyến đường có lắp dặt biển báo đường cấm (số hiệu 101), biển báo cấm đi ngược chiều (số hiệu 102) và biển báo cấm ô tô (số hiệu 103) và vào các thời gian sau:
1. Hoạt động 24/24 giờ: Ô tô con, ô tô chở khách du lịch có tổng số ghế ngồi từ 24 ghế trở xuống. Riêng ô tô cuốn ép rác trong giờ cao điểm chỉ được vận chuyển rác từ nơi tập kết rác trên các tuyến đường đến bãi rác theo quy định, không được thực hiện việc thu gom rác;
2. Hoạt động ngoài giờ cao điểm:
a. Ô tô tải có tổng trọng tải xe và hàng từ 3,5 tấn trở xuống;
b. Ô tô khách có tổng số ghế ngồi từ 16 ghế trở xuống.
Điều 7: Ô tô khách có tổng số ghế ngồi trên 16 ghế được hoạt động ngoài giờ cao điểm trên các tuyến đường thuộc thành phố, trừ những tuyến đường có lắp đặt biến báo đường cấm (số hiệu 101), biển báo cấm đi ngược chiều (số hiệu 102) và biển báo cấm ô tô (số hiệu 103) và các tuyến đường sau đây:
1. Đường Ông Ích Khiêm: Đoạn từ ngã tư Ông Ích Khiêm - Trần Cao Vân đến ngã ba Ông Ích Khiêm - Nguyễn Trãi;
2. Đường Đống Đa: Đoạn từ ngã tư Đống Đa - Quang Trung đến ngã ba Đống Đa - Ông Ích Khiêm;
3. Đường Hải Phòng: Đoạn từ ngã ba Hải Phòng - Ngô Gia Tự đến ngã ba Hải Phòng - Hoàng Hoa Thám;
4. Đường Hùng Vương: Đoạn từ ngã tư Hùng Vương - Phan Chu Trinh đến ngã tư Hùng Vương - Hoàng Hoa Thám - Lý Thái Tổ - Hàm Nghi;
5. Đường Triệu Nữ Vương: Đoạn từ ngà tư Triệu Nữ Vương - Hùng Vương đến ngã ba Triệu Nữ Vương - Trần Kế Xương;
6. Đường Nguyễn Thị Minh Khai: Đoạn từ ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai - Pasteur đến ngã ba Nguyễn Thị Minh Khai - Hùng Vương.
Điều 8: Phương tiện kinh doanh vận tải khách theo tuyến phải đón và trả khách tại bến và được phép hoạt động 24/24 giờ trên những tuyến đường được phép kinh doanh.
Điều 9: Ô tô buýt được hoạt động 24/24 giờ theo luồng tuyến quy định tại Đề án Tổ chức vận tải hành khách công cộng thành phố Đà Nẵng đã được Bộ Giao thông vận tải phê duyệt tại Quyết định số 176/QĐ-PC ngày 24 tháng 01 năm l997.
1. Ô tô tải có tổng tải trọng xe và hàng trên 3,5 tấn không được hoạt động trên các tuyến đường sau:
a. Các tuyến động cấm hoạt động trên từng đoạn gồm:
- Đường Ông ích Khiêm: Đoạn từ ngã tư Ông ích Khiêm - Trần Cao Vân đến đường Nguyễn Văn Linh;
- Đường Đống Đa: Đoạn từ ngã tư Đống Đa - Quang Trung đến ngã ba Đống Đa - Ông Ích Khiêm;
- Đường Trần Quý Cáp: Đoạn từ ngã ba Trần Quý Cáp - Phan Bội Châu đến ngã ba Trần Quý Cáp - Lê Lợi;
- Đường Nguyễn Du: Đoạn từ ngã ba Nguyễn Du - Bạch Đằng đến ngã tư Nguyễn Du - Nguyễn Chí Thanh
- Đường Lê Lợi: Đoạn từ ngã tư Lê Lợi - Nguyễn Du đến đến ngã ba Lê Lợi - Phan Đình Phùng;
- Đường Nguyễn Thị Minh Khai: Đoạn từ ngã tư Nguyễn Thị Minh Khai - Quang Trung đến ngã ba Nguyễn Thị Minh Khai - Hùng Vương;
- Đường Phạm Hồng Thái: Đoạn từ ngã tư Phạm Hồng Thái - Nguyễn Chí Thanh đến ngã ba Phạm Hồng Thái - Phan Chu Trinh;
- Đường Phan Đình Phùng: Đoạn từ ngã tư Phan Đình Phùng - Nguyễn Chí Thanh đến ngã ba Phan Đình Phùng - Phan Chu Trinh;
- Đường Trần Quốc Toản; Đoạn từ ngã tư Trần Quốc Toản - Nguyễn Chí Thanh đến ngã năm Trần Quốc Toản - Phan Chu Trinh - Hoàng Diệu- Trần Bình Trọng;
- Đường Thái Phiên: Đoạn từ ngã tư Thái Phiên - Nguyễn Chí Thanh đến ngã ba Thái Phiên - Hoàng Diệu;
- Đường Lê Hồng Phong: Đoạn từ ngã tư Lê Hồng Phong - Nguyễn Chí Thanh đến ngã ba Lê Hồng Phong - Hoàng Diệu;
b. Các tuyến đường cấn hoạt động trên cả tuyến gồm:
- Đường Hùng Vương, Lý Thái Tổ, Phan Chu Trinh, Trần Hưng Đạo, Nguyễn, Thái Học, Hoàng Diệu, Hoàng Văn Thụ, Trần Bình Trọng, Nguyễn Trái, Triệu Nữ Vương, Trần Kế Xương, Ngô Gia Tự, Pasteur, Tăng Bạt Hổ, Mạc Đĩnh Chi, Cô Bắc, Đoàn Thị Điểm, Nguyễn Trường Tộ, Chu Văn An, Tuệ Tĩnh, Huỳnh Thúc Kháng, Lê Đình Dương, Cô Giang, Nguyễn Hoàng, Phạm Ngũ Lão, Hải Phòng, Hoàng Hoa Thám, Bắc Đẩu, Đinh Tiên Hoàng, Thanh Hải, Thanh Sơn, Thanh Thủy, Thanh Long, Thanh Duyên, Hải Hồ, Cao Thắng, Ba Đình, Lê Lai, Lê Thánh Tôn, Đào Duy Từ, Phạm Phú Thứ, Thái Thị Bôi, Lê Quang Sung, Văn Cao, Tô Ngọc Vân, Trần Tầng, Tôn Thất Tùng, Đỗ Quang, Phan Thanh, Hàm Nghi, Lê Đình Lý, Nguyễn Văn Linh và các tuyến đường thuộc khu dân cư Thạc Gián - Vĩnh Trung;
2. Ô tô tải nói tại khoản 1 Điều này được hoạt động ngoài giờ cao điểm trên các tuyến đường còn lại.
Điều 11: Thời gian hoạt động cụ thè quy định cho một số loại xe:
1. Ô tô chở đất, cát, chất thải từ công trường ra hoặc ngược lại: Chỉ được hoạt động từ 22 giờ 00 phút đến 05 giờ 00 phút, trừ trường hợp có giấy phép của cơ quan có thẩm quyền;
2. Ô tô chuyên dùng phục vụ cho việc hút hầm vệ sinh: Chỉ được hoạt động từ 08 giờ 00 phút đến 10 giờ 30 phút và từ 14 giờ 00 phút đến 16 giờ 00 phút.
a. Phương tiện vận tải các loại có nhu cầu đừng hoặc đỗ ở trong địa điểm đã có biển cấm;
b. Ô tô tải các loại có nhu cầu hoạt động trên các tuyến đường cấm đã nêu tại Quy định này;
c. Ô tô đưa đón cán bộ, công nhân viên đi làm việc và trở về,
d. Ô tô tải phục vụ cho việc giải phóng hàng hóa tại các nhà ga, bến cảng;
đ. Ô tô chuyên dùng (chở bê tông tươi; bê tông nhựa nóng; hàng đông lạnh; hàng tươi sống; chở đất cát; chất thải; phục vụ cho việc thi công công trình; hút hầm vệ sinh);
e. Ô tô phục vụ cho việc giải quyết sự cố về điện, điện chiếu sáng, cấp nước, thông tin, cây xanh;
f. Xe quá tải, xe quá khổ, xe bánh xích;
2. Giấy phép đối với các trường hợp nêu tại khoản 1 Điều này được xét cấp theo từng chuyến hoặc từng đợt nhưng thời hạn tối đa không quá 90 ngày cho một lẩn cấp.
Riêng đối với xe quá tải, xe quá khổ, xe bánh xích thì thực hiện việc cấp Giấy phép theo quy định tại Thông tư số 112/1998/TT-BGTVT ngày 29 tháng 4 năm 1998 của Bộ Giao thông vận tải hướng dẫn việc quản lý và cấp giấy phép lưu hành đặc biệt cho xe quá tải, xe quá khổ, xe bánh xích.
3. Lệ phí cấp Giấy phép được thu theo quy định của pháp luật hiện hành.
Điều 13: Nơi đỗ xe đối với các phương tiện vận tải từ 24 ghế ngồi trở xuống (trừ ô tô tải và ô tô kinh doanh vận tải hành khách đỗ tại các bến theo quy định) được quy định như sau:
1. Đường Lê Văn Duyệt;
2. Khu vực mặt bằng trước nhà hát Trưng Vương;
3. Đường Ba Đình;
4. Khu vực trước Tượng đài 2/9;
5. Khu vực Viện Cổ Chàm (đường 2/9 bên cạnh Viện Cổ Chàm).
Điều 14: Nơi đỗ xe xích lô và ba gác đạp được quy định như sau:
1. Khu vực phía Đông cổng Bệnh viện Đà Nẵng (đối diện nhà số 95 đường Hải Phòng):
Mép ngoài cách mép cổng phía Đông 1m (một mét), cách mép bó vỉa hè đường Hải Phòng 1,50m (một mét rười); với diện tích sử dụng là 6m x 2,5m = 15m2.
2. Khu vục Chợ Tam Giác (góc Tây Nam ngã tư Hải Phòng - Ông ích Khiêm):
Mép ngoài cách mép bó vỉa hè đường Ông ích Khiêm 15m (mười lăm mét), cách mép bó vỉa hè đường Hải Phòng 1,80m (một mét tám); với diện tích sử dụng là 10m x 2,5m = 25m2;
3. Khu vực Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng:
a. Phía Nam cổng vào chợ (cạnh nhà số 269 đường Ông ích Khiêm):
Mép ngoài cách mép bó vỉa hè đường Ông ích Khiêm 2m (hai mét); với diện tích sử dụng là 4m x 2,5m: 10m2.;
b. Phía Bắc cổng vào chợ bán tạp hóa gồm hai vị trí:
Mép ngoài cách mép bó vỉa hè đường Ông ích Khiêm 3m (ba mét), với diện tích sử dụng là 6m x 2,5m: 15m2;
Mép ngoài cách mép phía Bắc cổng vào chợ 4m (bốn mét), cách mép bó vỉa hè đường Ông ích Khiêm 3m (ba mét); với diện tích sử dụng là: 6m x 2,5m = 15m2
c. Góc Đông Bắc ngã tư Hùng Vương - Ông ích Khiêm: Mép ngoài cách mép bó vỉa hè đường Ông ích Khiêm 7m (bảy mét), cách mép bó vỉa hè đường Hùng Vương 2m (hai mét); với diện tích sử dụng là: 6m x 2,5m: 15m2;
d. Phía Tây cổng vào chợ (góc Đông Nam Trung tâm Thương nghiệp Đà Nẵng):
Mép ngoài cách mép cổng phía Tây 5,50m (năm mét rưỡi), cách mép bó vỉa hè đường Hùng Vương 3m (ba mét); với diện tích sử dụng là: 4m x 2,5 m: 10m2;
4. Phía Đông đường Bạch Đằng (đối diện ngã ba đường Bạch Đằng - Trần Hưng Đạo):
Mép ngoài cách mép bó vỉa hè đường Bạch Đằng 3,2m (ba mét hai mươi); với diện tích sử dụng là 6m x 2,5m = 15m2;
5. Khu vực Trung tâm Y tế quận Hải Châu:
Mép ngoài cách mép bó vỉa hè đường Cao Thắng 2,1m (hai mét mốt), cách ranh giới giữa Trung tâm Y tế quận Hải Châu với nhà số 36 đường Cao Thắng 2m (hai mét); với diện tích sử dụng là 4m x 2,5m: 10m2;
6. Góc Đông Nam ngã tư Hùng Vương - Trần Phú:
Mép ngoài cách mép bó vỉa hè đười trần Phú 5,2m (năm mét hai), cách mép bó vỉa hè đường Hùng Vương 5,4m (năm mét tư); với diện tích sử dụng là: 6m x 2,5m = 15m2.
Điều 15: Cấm tất cả các phương tiện vận tải (kể cả ô tô con, ô tô khách, ô tô tải) đỗ xe qua đêm dưới lòng đường, trên vỉa hè, trừ trường hợp đỗ xe để xếp dỡ hàng hóa đã có giấy phép và những địa điểm đỗ xe đã được quy định.
Điều 16: Các tuyến đường sau đây được quy định là đường một chiều:
1. Đường Bạch Đằng: Hướng đi từ đường 2/9 đến đường Đống Đa;
2. Đường Trần Phú: Hướng đi từ đường Đống Đa đến đường Trưng Nữ Vương.
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ PHÂN LUỒNG TUYẾN VÀ GIỞ HOẠT ĐỘNG ĐỐI VỚI CÁC PHƯƠNG TIỆN VẬN TẢI
Điều 17: Sở Giao thông - Công chính có trách nhiệm:
1. Tổ chức xác định và công bố tải trọng trên từng đoạn đường, tuyến đường và các cầu; lắp đặt biển báo quy định sức chịu tải và giới hạn về kích thước của cầu và đường trên địa bàn thành phố;
2. Lập kế hoạch trình UBND thành phố phê duyệt và tổ chức thực hiện việc lắp đặt biển báo hiệu đường bộ phù hợp với quy định này;
3. Tổ chức cấp giấy phép cho các phương tiện vận tải quy định tại điểm d, đ, e, f khoản 1 Điều 12 Quy danh này;
4. Kiểm tra việc thực hiện Quy định này của các phương tiện tham gia hoạt động trên địa bàn thành phố; xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm.
Điều 18: Công an thành phố có trách nhiệm:
1. Tổ chức cấp giấy phép cho các phương tiện vận tải quy định tại điểm a, b và c khoản 1 Điều 12 Quy định này;
2. Kiểm tra việc thực hiện Quy định này của các phương tiện vận tải tham gia hoạt động trên địa bàn thành phố; xử lý theo thẩm quyền đối với các hành vi vi phạm.
Điều 19: Tổ chức, cá nhân có thành tích xuất sắc trong việc chấp hành Quy định về phân luồng tuyến và giờ hoạt động đối với các phương tiện vận tải đường bộ tham gia hoạt động tại thành phố Đà Nẵng được xét khen thưởng theo quy định của pháp luật.
Điều 20: Tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm trong việc chấp hành quy định về việc phân luồng tuyến và giờ hoạt động đối với các phương tiện vận tải đường bộ tham gia hoạt động trên địa bàn thành phố thì bị xử lý theo quy định của pháp luật.
Điều 21: Giám đốc Sở Giao thông - Công chính chủ trì phối hợp với Giám đốc Công an thành phố, Chủ tịch UBND các quận, huyện, Thủ trưởng các cơ quan tổ chức có liên quan chịu trách nhiệm tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy định này.
Điều 22: Trong quá trình thực hiện, nếu có gì vướng mắc, phát sinh, các ngành, địa phương, tổ chức và cá nhân phản ảnh về UBND thành phố (thông qua Sở Giao thông - Công chính) để kịp thời điều chỉnh, sứa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình thực tế tại địa phương.
- 1Quyết định 65/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về tổ chức giao thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 5248/1998/QĐ-UB ban hành Quy định phân luồng tuyến và giờ hoạt động đối với các phương tiện vận tải tham gia hoạt động tại thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 3Quyết định 1142/QĐ-UBND năm 2013 về Quy định tạm thời phân luồng loại xe tải từ 03 trục trở lên qua trung tâm thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
- 4Quyết định 31/2014/QĐ-UBND quy định phạm vi tuyến đường hoạt động và thời gian hoạt động đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 5Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2015 về tăng cường biện pháp, giải pháp kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An
- 1Quyết định 65/2007/QĐ-UBND ban hành Quy định về tổ chức giao thông trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 2Quyết định 5248/1998/QĐ-UB ban hành Quy định phân luồng tuyến và giờ hoạt động đối với các phương tiện vận tải tham gia hoạt động tại thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 1994
- 2Thông tư 112/1998/TT-BGTVT hướng dẫn việc quản lý và cấp giấy phép lưu hành đặc biệt cho xe quá tải, xe quá khổ, xe bánh xích trên đường bộ do Bộ Giáo Dục và Đào Tạo ban hành
- 3Nghị định 36/2001/NĐ-CP về việc bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 4Luật Giao thông đường bộ 2001
- 5Nghị định 39/2001/NĐ-CP về việc xử phạt vi phạm hành chính về hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông đường bộ và trật tự an toàn giao thông đô thị
- 6Quyết định 1142/QĐ-UBND năm 2013 về Quy định tạm thời phân luồng loại xe tải từ 03 trục trở lên qua trung tâm thành phố Yên Bái, tỉnh Yên Bái
- 7Quyết định 31/2014/QĐ-UBND quy định phạm vi tuyến đường hoạt động và thời gian hoạt động đối với xe chở hàng bốn bánh có gắn động cơ trên địa bàn tỉnh Thái Bình
- 8Chỉ thị 10/CT-UBND năm 2015 về tăng cường biện pháp, giải pháp kiểm soát tải trọng phương tiện vận tải đường bộ trên địa bàn tỉnh Nghệ An
Quyết định 135/2001/QĐ-UB ban hành Quy định về phân luồng tuyến và giờ hoạt động đối với các phương tiện vận tải đường bộ tham gia hoạt động trên địa bàn thành phố Đà Nẵng do Ủy ban nhân dân thành phố Đà Nẵng ban hành
- Số hiệu: 135/2001/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/09/2001
- Nơi ban hành: Thành phố Đà Nẵng
- Người ký: Nguyễn Bá Thanh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 20/09/2001
- Ngày hết hiệu lực: 01/01/2008
- Tình trạng hiệu lực: Hết hiệu lực