Hệ thống pháp luật

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1325/QĐ-TTg

Hà Nội, ngày 31 tháng 8 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN PHÁT TRIỂN NGÀNH MUỐI GIAI ĐOẠN 2021 – 2030

THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015;

Căn cứ Nghị quyết Hội nghị lần thứ 7 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa X, số 26/NQ-TW ngày 05 tháng 8 năm 2008 về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Căn cứ Nghị định số 40/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh muối;

Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;

Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg ngày 17 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại ngành nông nghiệp giai đoạn 2017 - 2020;

Căn cứ Quyết định số 357/QĐ-TTg ngày 10 tháng 3 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Kết luận số 54-KL/TW ngày 07 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị về một số chủ trương, giải pháp tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn;

Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án Phát triển ngành muối giai đoạn 2021 - 2030 (sau đây gọi tắt là Đề án), bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

I. QUAN ĐIỂM

1. Muối là mặt hàng thiết yếu, có vai trò quan trọng trong bảo đảm an ninh lương thực quốc gia. Phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ muối, đa dạng hóa sản phẩm muối đáp ứng nhu cầu muối trong nước, cung cấp cho ngành chế biến thực phẩm, y tế, công nghiệp hóa chất và hướng tới xuất khẩu các sản phẩm muối biển tự nhiên.

2. Phát triển ngành muối phải phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước. Đầu tư phát triển sản xuất muối ở những nơi có điều kiện tự nhiên thuận lợi theo hướng tập trung, quy mô lớn, hình thành vùng sản xuất muối công nghiệp với công nghệ hiện đại, gắn sản xuất với chế biến, thu hồi các sản phẩm sau muối, phát triển các ngành kinh tế khác.

3. Phát triển ngành muối phải thực hiện đầu tư, hỗ trợ đồng bộ sản xuất, chế biến, bảo quản và tiêu thụ muối. Thực hiện đa dạng hóa sản phẩm muối với đổi mới công nghệ, đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối để nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả, đảm bảo sinh kế, nâng cao thu nhập cho người dân, hướng tới làm giàu bằng nghề muối.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Phát triển ngành muối theo hướng hiệu quả, bền vững trên cơ sở tận, dụng tối đa lợi thế của các địa phương có truyền thống sản xuất muối để nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các loại sản phẩm về muối nhằm đáp ứng nhu cầu muối trong nước, hướng đến xuất khẩu muối và tạo việc làm, nâng cao thu nhập, ổn định đời sống của người dân làm muối.

2. Mục tiêu đến năm 2025

a) Tổng diện tích sản xuất muối duy trì 14.500 ha, sản lượng đạt 1.500.000 tấn/năm, trong đó: Diện tích sản xuất muối kết tinh trên nền trải bạt 5.000 ha, sản lượng đạt 650.000 tấn (chiếm 43%), sản lượng muối chế biến đạt 500.000 tấn.

b) Đối với sản xuất muối quy mô công nghiệp: Diện tích sản xuất muối công nghiệp đạt 4.805 ha, với sản lượng đạt 640.000 tấn/năm (chiếm 42%); ứng dụng khoa học công nghệ, tăng năng suất sản xuất muối tối thiểu 20%.

c) Đối với sản xuất muối thủ công (sản xuất muối theo phương pháp phơi cát và phương pháp phơi nước phân tán): Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng đồng muối, nhất là hệ thống thủy lợi đồng muối; ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, chế biến muối, tăng năng suất tối thiểu 20%, nâng cao giá trị các sản phẩm muối ít nhất là 20% so với hiện nay.

d) Đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất muối; máy móc, thiết bị sản xuất, chế biến muối gắn với thị trường. Phát triển sản xuất các loại muối đáp ứng nhu cầu trong nước, chú trọng hỗ trợ đồng bộ phát triển sản xuất muối chứa nhiều khoáng chất, vi chất dinh dưỡng tự nhiên với hàm lượng NaCl thấp, có lợi cho sức khỏe.

3. Mục tiêu đến năm 2030

a) Tổng diện tích sản xuất muối 14.244 ha, sản lượng đạt 2 triệu tấn/năm, đáp ứng nhu cầu trong nước.

b) Đầu tư phát triển diện tích sản xuất muối quy mô công nghiệp; hình thành vùng trọng điểm sản xuất muối quy mô công nghiệp tại các tỉnh Nam Trung Bộ; áp dụng khoa học công nghệ, thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất, nhất là khâu thu hoạch và rửa muối sau thu hoạch, tăng năng suất sản xuất muối tối thiểu 30%, chất lượng muối ổn định, đáp ứng nhu cầu của các ngành công nghiệp; tận thu các sản phẩm phụ (thạch cao và nước ót).

c) Đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi đồng muối; hình thành các vùng trọng điểm sản xuất muối kết tinh trên nền trải bạt tại các tỉnh miền Trung, Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ, tăng năng suất sản xuất muối tối thiểu 30%; áp dụng khoa học công nghệ trong sản xuất chế biến muối; đa dạng hoá sản phẩm muối chế biến đáp ứng các nhu cầu tiêu dùng, chế biến thực phẩm, nâng cao giá trị gia tăng các sản phẩm muối ít nhất 30%.

d) Hỗ trợ phát triển các sản phẩm muối và chế biến khác từ muối phục vụ nhu cầu xuất khẩu, du lịch, y tế.

(Quy mô diện tích sản xuất và sản lượng muối phân theo tỉnh giai đoạn 2021 - 2025 và giai đoạn 2026 - 2030 tại các Phụ lục I và Phụ lục II kèm theo).

III. NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ ÁN

1. Đầu tư phát triển sản xuất muối gắn với chế biến và thị trường

Đầu tư phát triển sản xuất muối đồng bộ gắn với chế biến, thị trường trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 và thời kỳ tiếp theo.

a) Đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất muối

- Sản xuất muối quy mô công nghiệp: Đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất muối quy mô công nghiệp đáp ứng nhu cầu ngành công nghiệp hóa chất, nguyên liệu cho chế biến muối tinh cao cấp tại các tỉnh: Khánh Hòa, Ninh Thuận, Bình Thuận.

- Sản xuất muối thủ công: Đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi đồng muối cho người dân sản xuất muối gắn với hỗ trợ xây dựng các mô hình chế biến, đa dạng hóa sản phẩm muối nhằm nâng cao giá trị gia tăng tại các tỉnh, thành phố: Thái Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, Quảng Ngãi, Phú Yên, Bình Định, Bà Rịa - Vũng Tàu, Hồ Chí Minh, Bến Tre, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu và Cà Mau.

b) Đầu tư máy móc, thiết bị sản xuất chế biến muối: Hỗ trợ đầu tư hệ thống thiết bị chế biến, phân tích chất lượng muối, mẫu mã, bao bì cho các cơ sở sản xuất chế biến muối vừa và nhỏ đáp ứng nhu cầu thị trường.

c) Đầu tư, hỗ trợ xây dựng, nhân rộng các mô hình liên kết sản xuất muối theo chuỗi giá trị từ sản xuất, chế biến đến tiêu thụ; mô hình thí điểm sản xuất muối kết hợp du lịch nông thôn, du lịch nghỉ dưỡng; mô hình áp dụng tiến bộ kỹ thuật trong sản xuất muối sạch; mô hình sản xuất muối chứa nhiều khoáng chất, vi chất dinh dưỡng tự nhiên với hàm lượng NaCl thấp, có lợi cho sức khỏe.

d) Hỗ trợ cải tạo, nâng cấp hệ thống kho bảo quản muối: Khuyến khích và hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư, cải tạo nâng cấp thống kho bảo quản muối, bảo đảm muối dự trữ phục vụ sản xuất kinh doanh, mua tạm trữ muối.

2. Tăng cường công tác nghiên cứu, ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, chế biến muối để nâng cao năng suất, chất lượng và đa dạng hóa các sản phẩm muối

a) Đối với sản xuất muối theo công nghệ phơi cát và phơi nước phân tán (sản xuất muối thủ công): Nghiên cứu, hoàn thiện công nghệ và thiết bị sản xuất muối kết tinh trên nền vật liệu mới; xây dựng mô hình liên kết sản xuất muối theo chuỗi giá trị giữa doanh nghiệp với hợp tác xã, diêm dân; nghiên cứu ứng dụng công nghệ và xây dựng mô hình kết tinh muối ứng dụng hiệu ứng nhà kính nhằm giảm thiểu rủi ro do biến đổi khí hậu; nghiên cứu, hỗ trợ xây dựng thí điểm mô hình sản xuất muối kết hợp du lịch, nghỉ dưỡng tại các làng nghề muối để quảng bá và tiêu thụ muối tại đồng muối tại Thụy Hải (tỉnh Thái Bình); đồng muối Bạch Long (tỉnh Nam Định); đồng muối Hộ Độ, Kỳ Hà- Kỳ Anh (tỉnh Hà Tĩnh); đồng muối Sa Huỳnh (tỉnh Quảng Ngãi); đồng muối Hòn Khói (tỉnh Khánh Hòa); đồng muối Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh).

b) Đối với sản xuất muối theo quy mô công nghệ phơi nước tập trung: Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất muối theo hướng cơ giới hóa, hiện đại hóa, đồng bộ các khâu từ cung cấp nước biển đến thu hoạch, vận chuyển, làm sạch và đánh đống bảo quản muối; nghiên cứu các giải pháp ứng phó với biến đổi khí hậu; ứng dụng công nghệ mới, công nghệ thông tin trong việc đo và xử lý số liệu về nồng độ nước biển, bức xạ nhiệt, gió trong quá trình sản xuất muối.

c) Xây dựng hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các sản phẩm muối phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và thực tiễn sản xuất, chế biến tại Việt Nam.

d) Hỗ trợ nghiên cứu và chuyển giao công nghệ sản xuất muối trực tiếp từ nước biển cho các tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất muối theo công nghệ mới để tạo ra các sản phẩm muối tinh khiết, đáp ứng nhu cầu của xã hội.

đ) Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng xuất khẩu muối có hàm lượng NaCl thấp, chứa nhiều khoáng chất; xúc tiến thương mại và xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho mặt hàng muối xuất khẩu tại các tỉnh: Nam Định, Thái Bình, Nghệ An, Hà Tĩnh...

3. Khuyến khích khôi phục, bảo tồn và phát triển làng nghề sản xuất muối truyền thống, đa dạng hóa các sản phẩm từ muối gắn với du lịch nông thôn tại các địa phương.

4. Củng cố, kiện toàn bộ máy quản lý nhà nước về nghề muối tại các địa phương; tăng cường nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển của ngành muối; hỗ trợ hợp tác xã, tổ hợp tác trong lĩnh vực muối.

IV. CÁC GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng sản xuất muối

a) Đối với sản xuất muối thủ công của hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã, tổ hợp tác: Ngân sách nhà nước hỗ trợ đầu tư đồng bộ cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng vùng sản xuất muối gắn với chế biến, tiêu thụ sản phẩm muối; thực hiện dồn điền, đổi thửa để xây dựng đồng muối theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, áp dụng cơ giới hóa và tiến bộ kỹ thuật, nâng cao thu nhập cho người dân.

b) Đối với sản xuất muối quy mô công nghiệp: Không thu hồi, chuyển đổi và xem xét tạo quỹ đất ổn định để phát triển sản xuất muối quy mô công nghiệp, sản xuất hàng hóa tập trung, số lượng lớn, chất lượng đáp ứng nhu cầu thị trường.

(Danh mục các dự án ưu tiên đầu tư tại mục I và II Phụ lục III kèm theo).

2. Hỗ trợ đầu tư các mô hình liên kết sản xuất muối

Hỗ trợ đầu tư xây dựng mô hình thí điểm liên kết sản xuất muối kết hợp du lịch nông thôn, du lịch nghỉ dưỡng; mô hình sản xuất muối sạch; mô hình ứng dụng công nghệ mới, công nghệ thông tin trong quá trình sản xuất muối; chú trọng hỗ trợ xây dựng các mô hình phát triển sản xuất muối chứa nhiều khoáng chất, vi chất dinh dưỡng tự nhiên với hàm lượng NaCl thấp, có lợi cho sức khỏe. Hỗ trợ, khuyến khích phát triển các hợp tác xã, tổ hợp tác sản xuất, kinh doanh muối nhằm nâng cao giá trị gia tăng theo chuỗi giá trị.

(Danh mục Chương trình hỗ trợ đầu tư các mô hình liên kết sản xuất muối tại mục III Phụ lục III kèm theo).

3. Về khoa học và công nghệ

a) Ngân sách nhà nước hỗ trợ hộ gia đình, cá nhân, hợp tác xã, tổ hợp tác kinh phí để thực hiện xây dựng mô hình liên kết ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến và thích ứng với biến đổi khí hậu trong sản xuất muối như: Hỗ trợ chi phí mua công cụ, máy cơ khí, thiết bị và vật tư thiết yếu; hỗ trợ 100% chi phí tập huấn, đào tạo theo mô hình và chi phí cho hoạt động thông tin tuyên truyền.

b) Đối với hoạt động nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ: Ngân sách nhà nước hỗ trợ tối đa 100% kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học, 50% tổng mức kinh phí đầu tư mới cần thiết để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, chế biến muối và 70% tổng mức kinh phí đầu tư mới cần thiết để thực hiện dự án sản xuất thử nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, chế biến muối.

c) Đề xuất các dự án, đề tài nghiên cứu, ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất muối công nghiệp, muối kết tinh trên nền vật liệu mới, các sản phẩm mới từ muối và sản phẩm muối chứa nhiều khoáng chất, vi chất dinh dưỡng tự nhiên, có lợi cho sức khỏe, thân thiện môi trường.

(Danh mục Chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ tại mục IV Phụ lục III kèm theo).

4. Về tín dụng đầu tư

a) Hỗ trợ lãi suất vay cho các tổ chức, cá nhân thực hiện cơ giới hóa đồng bộ, ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất để tăng năng suất, giảm giá thành sản phẩm nhằm cung cấp đủ muối công nghiệp cho sản xuất hóa chất, chế biến muối tinh, tiến tới giảm dần nhập khẩu muối.

b) Khuyến khích, ưu tiên các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh, chế biến muối được vay vốn tín dụng theo Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn, Nghị định số 116/2018/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2018 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 55/2015/NĐ-CP ngày 09 tháng 6 năm 2015 của Chính phủ về chính sách tín dụng phục vụ phát triển nông nghiệp và phát triển nông thôn.

c) Các dự án thuộc Danh mục vay vốn, đáp ứng được các điều kiện cho vay tín dụng đầu tư của Nhà nước thì được xem xét vay vốn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam theo quy định.

(Danh mục các dự án đầu tư vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại Phụ lục IV kèm theo).

5. Về đào tạo nguồn nhân lực

Căn cứ nhu cầu đào tạo về ngành muối của các địa phương, thực hiện lồng ghép các chương trình đào tạo nguồn nhân lực cho ngành muối:

a) Người dân làm muối trong độ tuổi lao động được ngân sách nhà nước hỗ trợ chi phí đào tạo trình độ sơ cấp và dưới 03 tháng về kỹ thuật sản xuất muối. Mức hỗ trợ thực hiện theo quy định hiện hành về đào tạo trình độ sơ cấp và đào tạo dưới 03 tháng.

b) Tập huấn, bồi dưỡng kỹ thuật sản xuất muối, chế biến muối thực hiện theo quy định về khuyến nông, khuyến công, phát triển ngành nghề nông thôn, xây dựng nông thôn mới và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

c) Khuyến khích các trường đại học, trung tâm đào tạo mở khoa đào tạo kỹ thuật và quản lý ngành muối.

6. Phát triển sản phẩm và xúc tiến thương mại

a) Phát triển các sản phẩm muối, sau muối đặc trưng của các địa phương phù hợp với nhu cầu thị trường, nhất là du lịch nông thôn, dịch vụ chăm sóc sức khỏe.

b) Hỗ trợ xây dựng trang thông tin điện tử giới thiệu sản phẩm, bán hàng trực tuyến; thiết kế mẫu mã sản phẩm, bao bì đóng gói; xây dựng thương hiệu, chỉ dẫn địa lý xuất xứ hàng hóa, bảo hộ sở hữu thương hiệu cho sản phẩm muối ở các địa phương.

c) Phát triển các sản phẩm từ muối chứa nhiều khoáng chất, vi chất dinh dưỡng tự nhiên với hàm lượng NaCl thấp, có lợi cho sức khỏe, thân thiện với môi trường.

V. KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Thực hiện đa dạng hóa và lồng ghép các nguồn lực để đầu tư phát triển sản xuất, chế biến muối trên cùng một địa bàn. Ưu tiên đầu tư kinh phí phát triển các sản phẩm mới có giá trị kinh tế cao từ muối; thực hiện cơ giới hóa sản xuất muối quy mô công nghiệp tập trung; đầu tư cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi của người dân sản xuất muối; ứng dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất muối kết tinh trên nền vật liệu mới với mục tiêu nâng cao năng suất, chất lượng và hiệu quả. Tổng nguồn vốn thực hiện Đề án đến năm 2030 dự kiến ước khoảng 2.824 tỷ đồng, trong đó:

a) Nguồn vốn ngân sách trung ương: Dự kiến ước khoảng 1.940 tỷ đồng (chiếm 68,69 %), bao gồm: Nguồn vốn đầu tư trung hạn giai đoạn 2021 - 2025, giai đoạn 2026 - 2030 đầu tư cơ sở hạ tầng cho ngành muối; nguồn vốn thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ, xúc tiến thương mại, khuyến nông theo kế hoạch hàng năm của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; nguồn vốn từ Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021 - 2025; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2030 và các nguồn kinh phí hợp pháp khác.

b) Nguồn vốn được Nhà nước giao cho ngân sách địa phương: Dự kiến ước khoảng 300 tỷ đồng (chiếm 10,6%) thuộc các chương trình khuyến nông, khuyến công, giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới được phân bổ cho các địa phương và một phần ngân sách của địa phương.

c) Các nguồn vốn hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã và đóng góp của Nhân dân, dự kiến ước khoảng 534 tỷ đồng (chiếm 18,9%).

(Danh mục Chương trình, dự án ưu tiên đầu tư và khái toán nguồn lực thực hiện tại Phụ lục III kèm theo).

d) Kinh phí giao Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức chỉ đạo, triển khai thực hiện Đề án (công tác thông tin tuyên truyền; đào tạo tập huấn; hội nghị hội thảo; xây dựng dự án, mô hình thí điểm; kiểm tra, giám sát): Dự kiến ước khoảng 50 tỷ đồng (chiếm 1,77%) từ nguồn kinh phí Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và nguồn kinh phí sự nghiệp hàng năm.

2. Nguồn vốn vay tín dụng của Ngân hàng Phát triển Việt Nam dự kiến ước khoảng 285 tỷ đồng.

(Danh mục các dự án đầu tư vay vốn ưu đãi của Ngân hàng Phát triển Việt Nam tại Phụ lục IV kèm theo).

VI. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan đầu mối chủ trì có trách nhiệm:

a) Chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành liên quan, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Đề án này; chỉ đạo xây dựng và tổ chức thực hiện các chương trình, dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối.

b) Tổ chức các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, tập huấn và hướng dẫn các nội dung liên quan đến Đề án này.

c) Hàng năm, xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí phát triển ngành muối gửi cơ quan tài chính cùng cấp để tổng hợp phương án phân bố ngân sách trình cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét, quyết định theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

d) Tổ chức kiểm tra, giám sát, đánh giá và định kỳ hàng năm báo cáo Thủ tướng Chính phủ việc triển khai thực hiện Đề án này.

2. Các bộ, ngành có liên quan căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn triển khai thực hiện Đề án này.

3. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh

a) Tăng cường chỉ đạo công tác quản lý nhà nước về ngành muối tại địa phương. Trên cơ sở các quy định tại Nghị định số 40/2017/NĐ-CP ngày 05 tháng 4 năm 2017 của Chính phủ về quản lý sản xuất, kinh doanh muối và các nhiệm vụ tại Đề án này, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có sản xuất muối xây dựng kế hoạch triển khai, có chính sách cụ thể bố trí nguồn vốn từ ngân sách địa phương hàng năm để hỗ trợ đầu tư phát triển ngành muối.

b) Giao Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan và Ủy ban nhân dân cấp huyện có sản xuất muối xây dựng kế hoạch phát triển sản xuất, chế biến và tiêu thụ muối trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.

c) Chỉ đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện có sản xuất, kinh doanh muối tăng cường đầu tư, hỗ trợ phát triển sản xuất muối; xây dựng kế hoạch và dự toán kinh phí trong dự toán ngân sách hàng năm của địa phương, trình cơ quan có thẩm quyền phê duyệt theo quy định.

d) Chỉ đạo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí phát triển sản xuất, chế biến, tiêu thụ muối gửi cơ quan tài chính cùng cấp tổng hợp phương án phân bổ ngân sách hàng năm và chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện sau khi được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

đ) Thường xuyên kiểm tra tình hình thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực sản xuất, kinh doanh muối; định kỳ tháng 12 hàng năm báo cáo về Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tình hình thực hiện Đề án này.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có sản xuất, chế biến muối, Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ;
- HĐND, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có sản xuất, chế biến muối;
- Văn phòng trung ương và các ban của Đảng;
- Văn phòng Tổng Bí thư;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán nhà nước
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Trợ lý TTg, TGĐ cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: VT, NN (2).

KT. THỦ TƯỚNG
PHÓ THỦ TƯỚNG




Trịnh Đình Dũng

 

PHỤ LỤC I

QUY MÔ DIỆN TÍCH SẢN XUẤT MUỐI PHÂN THEO TỈNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ 2026 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)

Đơn vị: ha

TT

Hạng mục

Giai đoạn 2021 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

Tổng DT

Muối CN

Tổng DT

Muối CN

I

Phơi cát

1.875

 

1.875

 

1

Thái Bình

50

 

50

 

2

Nam Định

550

 

550

 

3

Thanh Hóa

200

 

200

 

4

Nghệ An

795

 

795

 

5

Hà Tĩnh

280

 

280

 

II

Phơi nước

12.625

4.806

12.369

4.887

6

Quảng Bình

60

 

60

 

7

Quảng Ngãi

120

109

120

109

8

Bình Định

200

52

191

101

9

Phú Yên

218

218

250

250

10

Khánh Hòa

710

587

710

587

11

Ninh Thuận

3.267

3.055

3.267

3.055

12

Bình Thuận

975

785

975

785

13

Bà Rịa - Vũng Tàu

800

 

800

 

14

TP Hồ Chí Minh

1.418

 

1139

 

15

Bến Tre

1.350

 

1.350

 

16

Trà Vinh

190

 

190

 

17

Sóc Trăng

500

 

500

 

18

Bạc Liêu

2.731

 

2.731

 

19

Cà Mau

86

 

86

 

 

Tổng cộng

14.500

4.806

14.244

4.887

 

PHỤ LỤC II

SẢN LƯỢNG MUỔI PHÂN THEO TỈNH GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 VÀ 2026 - 2030
(Kèm theo Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)

Đơn vị: tấn/năm

TT

Hạng mục

Giai đoạn 2020 - 2025

Giai đoạn 2025 - 2030

Tổng

Muối CN

Tổng

Muối CN

I

Phơi cát

175.000

 

264.000

 

1

Thái Bình

5.000

 

7.000

 

2

Nam Định

55.000

 

80.000

 

3

Thanh Hóa

20.000

 

26.000

 

4

Nghệ An

71.000

 

115.000

 

5

Hà Tĩnh

24.000

 

36.000

 

II

Phơi nước

1.325.000

640.000

1.736.000

870.000

6

Quảng Bình

7.500

 

10.000

 

7

Quảng Ngãi

12.000

11.000

20.000

20.000

8

Bình Định

20.000

7.000

28.000

18.000

9

Phú Yên

22.000

22.000

37.000

37.000

10

Khánh Hòa

112.000

95.000

120.000

95.000

11

Ninh Thuận

426.500

385.000

650.000

550.000

12

Bình Thuận

140.000

120.000

185.000

150.000

13

Bà Rịa - Vũng Tàu

100.000

 

125.000

 

14

TP. Hồ Chí Minh

150.000

 

155.000

 

15

Bến Tre

130.500

 

140.500

 

16

Trà Vinh

10.000

 

15.000

 

17

Sóc Trăng

15.000

 

25.000

 

18

Bạc Liêu

162.500

 

208.500

 

19

Cà Mau

17.000

 

17.000

 

 

Tổng cộng

1.500.000

640.000

2.000.000

870.000

 

PHỤ LỤC III

DANH MỤC CHƯƠNG TRÌNH, CÁC DỰ ÁN ƯU TIÊN ĐẦU TƯ VÀ KHÁI TOÁN NGUỒN LỰC THỰC HIỆN
(Kèm theo Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)

Đơn vị: tỷ đồng

TT

Dự án

Địa điểm

Quy mô

Nhu cầu vốn đầu tư đến năm 2030

Phân kỳ đầu tư

Giai đoạn 2020 - 2025

Giai đoạn 2026 - 2030

vốn đầu tư

Nguồn vốn

vốn đầu tư

Nguồn vốn

NSTW

NSĐP

vốn khác

NSTW

NSĐP

vốn khác

 

TỔNG VỐN ĐẦU TƯ

2.824

891

659

150

82

1.933

1.331

150

452

I

CẢI TẠO, NÂNG CẤP CƠ SỞ HẠ TẦNG ĐỒNG MUỐI DIÊM DÂN

1.448

458

458

-

-

990

990

-

-

1

Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi đồng muối xã Bạch Long

Nam Định

230 ha

107

107

107

 

 

 

 

 

 

2

Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi đồng muối Tuyết Diêm

Phú Yên

170 ha

71

71

71

 

 

 

 

 

 

3

Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi đồng muối Hòn Khói

Khánh Hòa

470 ha

80

80

80

 

 

 

 

 

 

4

Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi đồng muối Bảo Thạnh

Bến Tre

500 ha

100

100

100

 

 

 

 

 

 

5

Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi đồng muối Đông Hải

Bạc Liêu

1.500 ha

100

100

100

 

 

 

 

 

 

6

Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi đồng muối Sa Huỳnh

Quảng Ngãi

120 ha

60

 

 

 

 

60

60

 

 

7

Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi đồng muối Đề Gi

Bình Định

186 ha

65

 

 

 

 

65

65

 

 

8

Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi đồng muối Tân Thuận, huyện Hàm Thuận Nam 110 ha

Bình Thuận

110 ha

55

 

 

 

 

55

55

 

 

9

Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi đồng muối Long Điền

Bà Rịa - Vũng Tàu

514 ha

685

 

 

 

 

685

685

 

 

10

Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi đồng muối Cần Giờ

TP.HCM

1.000 ha

70

-

 

 

 

70

70

 

 

11

Cải tạo, nâng cấp cơ sở hạ tầng, kiên cố hóa hệ thống thủy lợi đồng muối Tân Thuận, huyện Đầm Dơi

Cà Mau

180 ha

55

-

 

 

 

55

55

 

 

II

XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG SẢN XUẤT MUỐI CÔNG NGHIỆP

638

 

 

 

 

638

261

 

377

 

 

1

Đồng muối công nghiệp diêm dân Bắc Tri Hải, Nhơn Hải

Ninh Thuận

600 ha

288

 

 

 

 

288

111

 

177

2

Đầu tư mở rộng sản xuất muối công nghiệp

Nam Trung Bộ

510 ha

350

 

 

 

 

350

150

 

200

III

CHƯƠNG TRÌNH HỖ TRỢ ĐẦU TƯ NHÂN RỘNG CÁC MÔ HÌNH LIÊN KẾT SẢN XUẤT MUỐI SẠCH

635

330

105

150

75

305

80

150

75

1

Hỗ trợ nhân rộng mô hình chuyển chạt và trải bạt ô kết tinh sản xuất muối sạch tại vùng sản xuất muối phơi cát: Quy mô 1.000 ha (trong đó diện tích ô kết tinh trải bạt 100 ha).

Các tỉnh phía Bắc

1.000 ha

100

50

15

25

10

50

15

25

10

2

Hỗ trợ nhân rộng mô hình trải bạt ô kết tinh sản xuất muối sạch tại vùng sản xuất muối phơi nước phân tán: Quy mô 5.000 ha (trong đó diện tích ô kết tinh trải bạt 510 ha).

Các tỉnh phía Nam

5.000 ha

510

255

65

125

65

255

65

125

65

3

Xây dựng thí điểm các mô hình sản xuất muối kết hợp du lịch làng nghề muối để quảng bá và tiêu thụ muối cho người dân.

Thái Bình; Quảng Ngãi; Khánh Hòa; TP. HCM

Mô hình thí điểm

20

20

20

 

 

 

 

 

 

4

Xây dựng chỉ dẫn địa lý, thương hiệu muối đặc trưng của các vùng miền trong cả nước.

Loại muối theo vùng miền

-

5

5

5

 

 

 

 

 

 

IV

CHƯƠNG TRÌNH NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CÔNG NGHỆ

53

53

46

-

7

 

 

 

 

1

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất muối chứa nhiều khoáng chất, vi chất dinh dưỡng tự nhiên với hàm lượng Natri thấp, có lợi cho sức khỏe, nâng cao giá trị gia tăng và thích ứng với biến đổi khí hậu (xây dựng mô hình liên kết sản xuất muối tại vùng sản xuất muối phơi cát)

Nam Định

Quy trình sản xuất; mô hình

5

5

5

 

 

 

 

 

 

2

Nghiên cứu hoàn thiện quy trình sản xuất muối kết tinh trên nền vật liệu mới, nâng cao giá trị gia tăng và thích ứng với biến đổi khí hậu; xây dựng mô hình liên kết sản xuất muối kết tinh theo chuỗi giá trị tại vùng sản xuất muối phơi nước phân tán tại miền Trung

Quảng Ngãi, Phú Yên

Quy trình sản xuất; mô hình

10

10

10

 

 

 

 

 

 

3

Nghiên cứu, xây dựng mô hình mô hình công nghệ cao kết tinh muối ứng dụng hiệu ứng nhà kính theo chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến.

Nghệ An;

Ninh Thuận;

TP.HCM

Mô hình

15

15

15

 

 

 

 

 

 

4

Nghiên cứu xây dựng quy trình công nghệ sản xuất muối phơi nước tập trung theo hướng cơ giới hóa gắn với hệ thống cấp nước biển và chế chạt trong quá trình sản xuất muối để ứng dụng cho các đồng muối công nghiệp.

Ninh Thuận

Quy trình công nghệ sản xuất

10

10

5

 

5

 

 

 

 

5

Nghiên cứu cải tạo nền ô kết tinh để thực hiện cơ giới hóa đồng bộ các khâu từ cung cấp nước biển đến thu hoạch, rửa và đánh đống bảo quản muối.

Khánh Hòa; Ninh Thuận

Quy trình cải tạo

5

5

3

 

2

-

 

 

 

6

Rà soát, bổ sung hoàn thiện hệ thống các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về muối phù hợp với các tiêu chuẩn, quy chuẩn quốc tế và thực tế sản xuất, chế biến muối trong từng giai đoạn.

Các sản phẩm muối, gia vị mặn

-

1

1

1

 

 

 

 

 

 

7

Nghiên cứu, đánh giá tiềm năng xuất khẩu muối dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm; xúc tiến thương mại.

 

 

5

5

5

 

 

 

 

 

 

8

Nghiên cứu áp dụng tiến bộ kỹ thuật sản xuất muối hầm.

Phú Yên

 

2

2

2

 

 

 

 

 

 

V

KINH PHÍ TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN (Thông tin tuyên truyền; đào tạo tập huấn; hội nghị hội thảo; kiểm tra, giám sát...)

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

 

50

50

 

 

 

 

 

 

 

* Tổng hợp nguồn lực (khái toán) để thực hiện Đề án đến năm 2030 dự kiến ước cần khoảng 2.824 tỷ đồng (Trong đó: từ ngân sách trung ương ước khoảng 1.990 tỷ đồng (68,69 %); từ ngân sách địa phương ước khoảng 300 tỷ đồng (10,62%); huy động từ các doanh nghiệp và đóng góp của dân khoảng 534 tỷ đồng (18,91%).

 

PHỤ LỤC IV

DANH MỤC CÁC DỰ ÁN ĐẦU TƯ VAY VỐN ƯU ĐÃI CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN VIỆT NAM
(Kèm theo Quyết định số 1325/QĐ-TTg ngày 31 tháng 8 năm 2020 của Thủ tướng Chính phủ)

Đơn vị: triệu đồng

TT

Danh mục dự án

Địa điểm

Quy mô/ công suất

Dự kiến kinh phí

Thời gian và kinh phí thực hiện

2020 - 2025

2026 - 2030

I

DỰ ÁN ĐẦU TƯ PTSX MUỐI

84.000

72.000

12.000

1

Dự án đầu tư sản xuất muối sạch xuất khẩu

Hải Hậu - Nam Định

30 ha/ 2.400 tấn

24.000

12.000

12.000

2

Dự án đầu tư trải bạt nền ô kết tinh đồng muối Vĩnh Hảo

Km 1607, quốc lộ 1A, xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận

77.000 tấn/năm

60.000

60.000

 

II

DỰ ÁN ĐẦU TƯ CHẾ BIẾN MUỐI

201.000

201.000

 

1

Dự án đầu tư sản xuất muối tinh theo phương pháp nghiền rửa

Nghĩa An - Nam Định

5.760 tấn/năm

7.000

7.000

 

2

Dự án đầu tư sản xuất muối dinh dưỡng

 

14.250 tấn/năm

12.000

12.000

 

3

Dự án đầu tư nhà máy chế biến muối Cần Giờ

Huyện Cần Giờ - TP. Hồ Chí Minh

50.000 tấn/năm

60.000

60.000

 

4

Dự án đầu tư nhà máy chế biến muối Phú Mỹ

Khu công nghiệp Phú Mỹ, thị xã Phú Mỹ, Bà Rịa-Vũng Tàu

60.000 tấn/năm

80.000

80.000

 

5

Dự án đầu tư nhà máy chế biến muối Vĩnh Hảo

Km 1607, quốc lộ 1A, xã Vĩnh Hảo, huyện Tuy Phong, tỉnh Bình Thuận

32.000 tấn/năm

30.000

30.000

 

6

Dự án đầu tư nhà máy chế biến muối Sông Cầu

Thị xã Sông Cầu, tỉnh Phú Yên

10.000 tấn/năm

12.000

12.000

 

 

Tổng cộng

 

 

285.000

273.000

12.000

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1325/QĐ-TTg năm 2020 về phê duyệt Đề án phát triển ngành muối giai đoạn 2021-2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành

  • Số hiệu: 1325/QĐ-TTg
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 31/08/2020
  • Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
  • Người ký: Trịnh Đình Dũng
  • Ngày công báo: 14/09/2020
  • Số công báo: Từ số 871 đến số 872
  • Ngày hiệu lực: 31/08/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản