Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 132/2001/QĐ-TTg | Hà Nội, ngày 07 tháng 9 năm 2001 |
QUYẾT ĐỊNH
CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 132/2001/QĐ-TTG NGÀY 07 THÁNG 9 NĂM 2001 VỀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN ĐƯỜNG GIAO THÔNG NÔNG THÔN, CƠ SỞ HẠ TẦNG NUÔI TRỒNG THỦY SẢN, CƠ SỞ HẠ TẦNG LÀNG NGHỀ Ở NÔNG THÔN
THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP ngày 24 tháng 5 năm 2001 của Chính phủ;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính,
Điều 1. Nhà nước khuyến khích các địa phương huy động mọi nguồn lực và tổ chức thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển cơ sở hạ tầng đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn.
1. Nguồn vốn đóng góp của dân và hỗ trợ của ngân sách Nhà nước:
Các dự án đầu tư xây dựng đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn phải được thực hiện bằng việc huy động đóng góp của nhân dân là chủ yếu ( bằng tiền, hiện vật, ngày công...), nhà nước xem xét để hỗ trợ một phần; ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm cân đối ngân sách địa phương hàng năm để xử lý ( từ nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản tập trung, từ các nguồn vốn đầu tư trở lại theo Nghị quyết Quốc hội...); mức đầu tư cụ thể do uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố Trung ương trình Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương quyết định.
Đối với các tỉnh miền núi, các tỉnh có nguồn thu ngân sách và các nguồn thu được để lại đầu tư không lớn, ngân sách Trung ương hỗ trợ một phần thông qua kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản hàng năm của địa phương.
Ngoài phần vốn đóng góp của dân và hỗ trợ của ngân sách Nhà nước như quy định tại khoản 1 Điều 3, Nhà nước dành một khoản vốn tín dụng ưu đãi với lãi suất bằng không (0%) cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương để vay thực hiện các dự án về phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn. Nguồn vốn tín dụng ưu đãi này được cân đối chung trong nguồn vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước và được bố trí theo kế hoạch hàng năm.
Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có cam kết bằng văn bản bố trí đủ vốn trả nợ vay vào dự toán ngân sách hàng năm của địa phương.
1. ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm:
a) Phê duyệt dự án đầu tư đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn trên địa bàn; cân đối các nguồn vốn đầu tư để thực hiện;
b) Xác định tổng mức vốn đầu tư và phân khai các nguồn vốn cụ thể cho từng lĩnh vực vốn đầu tư đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn. Trong đó: Cân đối các nguồn vốn do địa phương tự huy động; số vốn thiếu đề nghị cho ngân sách địa phương vay; lập kế hoạch vay, trả nợ vay gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính và Qũy Hỗ trợ phát triển.
2. Bộ Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan cân đối trình Thủ tướng Chính phủ quyết định mức hỗ trợ nguồn vốn đầu tư từ ngân sách và mức vốn tín dụng cho vay hàng năm cho các địa phương để thực hiện kế hoạch làm đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề nông thôn;
4.Qũy Hỗ trợ phát triển thực hiện việc cho các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương vay vốn (không trực tiếp cho vay từng dự án cụ thể), có trách nhiệm thu hồi vốn vay khi đến hạn; tính toán nhu cầu cần được cấp bù lãi suất và phí theo chế độ quy định gửi Bộ Tài chính. Định kỳ báo cáo Thủ tướng Chính phủ kết quả thực hiện và gửi các Bộ, ngành có liên quan.
5. Năm 2001, Nhà nước dành 1000 tỷ đồng từ nguồn vốn tín dụng đầu tư (ngoài chỉ tiêu 500 tỷ đồng giao theo Quyết định số 41/2001/QĐ-TTg ngày 26 tháng 3 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ) để cho các địa phương vay theo nội dung Quyết định này và dự án thực hiện chương trình kiên cố hoá kênh mương theo Quyết định số 66/2000/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2000 của Thủ tướng Chính phủ.
Điều 5. Bộ Giao thông vận tải, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Thủy sản phối hợp với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hướng dẫn việc thực hiện xây dựng đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
Điều 6. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày ký.
Điều 7. Các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
| Nguyễn Công Tạn (Đã ký) |
- 1Quyết định 230/2003/QĐ-TTg về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thực hiện các Chương trình kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn và hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Quyết định 577/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 1571/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt danh mục Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi Bình Định và Hưng Yên” sử dụng vốn của Cơ quan phát triển Pháp (AFD) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 1Luật Tổ chức Chính phủ 1992
- 2Quyết định 66/2000/QĐ-TTg về chính sách và cơ chế tài chính thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 41/2001/QĐ-TTg về kế hoạch vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước năm 2001 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Nghị quyết số 05/2001/NQ-CP về việc bổ sung một số giải pháp điều hành kế hoạch kinh tế năm 2001 do Chính Phủ ban hành
- 5Thông tư 79/2001/TT-BTC hướng dẫn cơ chế tài chính để thực hiện các dự án đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn do Bộ Tài chính ban hành
- 6Quyết định 230/2003/QĐ-TTg về việc sử dụng vốn tín dụng đầu tư phát triển của Nhà nước thực hiện các Chương trình kiên cố hoá kênh mương, giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn và hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Thông tư 156/2009/TT-BTC hướng dẫn cơ chế vay vốn tín dụng đầu tư phát triển của nhà nước thực hiện chương trình kiên cố hóa kênh mương, đầu tư các dự án đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thủy sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn do Bộ Tài chính ban hành
- 8Quyết định 577/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt Đề án tổng thể bảo vệ môi trường làng nghề đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 9Quyết định 1571/QĐ-TTg năm 2013 phê duyệt danh mục Dự án “Phát triển cơ sở hạ tầng thủy lợi Bình Định và Hưng Yên” sử dụng vốn của Cơ quan phát triển Pháp (AFD) do Thủ tướng Chính phủ ban hành
Quyết định 132/2001/QĐ-TTg về cơ chế tài chính thực hiện chương trình phát triển đường giao thông nông thôn, cơ sở hạ tầng nuôi trồng thuỷ sản, cơ sở hạ tầng làng nghề ở nông thôn do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- Số hiệu: 132/2001/QĐ-TTg
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 07/09/2001
- Nơi ban hành: Thủ tướng Chính phủ
- Người ký: Nguyễn Công Tạn
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Số 38
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra