Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1314/QĐ-UBND | Kiên Giang, ngày 05 tháng 6 năm 2018 |
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH KIÊN GIANG
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020;
Căn cứ Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ về quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội;
Căn cứ Nghị định số 103/2017/NĐ-CP ngày 12/9/2017 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý các cơ sở trợ giúp xã hội;
Căn cứ Thông tư liên tịch số 11/2011/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/01/2011 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020;
Căn cứ Quyết định số 1215/QĐ-TTg ngày 22/7/2011 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí giai đoạn 2011-2020;
Thông tư liên tịch số 115/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 18/7/2012 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020;
Căn cứ Quyết định số 1019/QĐ-TTg ngày 05/8/2012 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020;
Thông tư liên tịch số 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH ngày 26/4/2013 của Bộ Tài chính, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012-2020;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 944/TTr-SLĐTBXH ngày 21 tháng 5 năm 2018,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy trình và mức kinh phí hỗ trợ tập trung người già cô đơn; người cơ nhỡ; trẻ em; người tâm thần, người khuyết tật sống lang thang, xin ăn; người bệnh, người tâm thần bị bỏ rơi tại các bệnh viện đã được điều trị tạm ổn định (kể cả người có quốc tịch nước ngoài) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang.
Điều 2. Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp Sở Tài chính, Sở Y tế; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và các sở, ban, ngành, cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức triển khai, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quyết định này.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc (Thủ trưởng) các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố; Chủ tịch UBND các xã, phường, thị trấn; Giám đốc (Thủ trưởng) các cơ quan, đơn vị và các đối tượng xã hội có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 866/QĐ-UBND ngày 18 tháng 4 năm 2014 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang về việc ban hành Quy trình và mức kinh phí hỗ trợ tập trung các đối tượng xã hội sống lang thang, ăn xin trên địa bàn tỉnh Kiên Giang./.
| KT. CHỦ TỊCH |
HỖ TRỢ TẬP TRUNG NGƯỜI GIÀ CÔ ĐƠN; NGƯỜI CƠ NHỠ; TRẺ EM; NGƯỜI TÂM THẦN, NGƯỜI KHUYẾT TẬT SỐNG LANG THANG, XIN ĂN; NGƯỜI BỆNH, NGƯỜI TÂM THẦN BỊ BỎ RƠI TẠI CÁC BỆNH VIỆN ĐÃ ĐƯỢC ĐIỀU TRỊ TẠM ỔN ĐỊNH (KỂ CẢ NGƯỜI CÓ QUỐC TỊCH NƯỚC NGOÀI) TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1314/QĐ-UBND ngày 05/6/2018 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Kiên Giang)
Điều 1. Đối tượng và phạm vi áp dụng:
Đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp khác theo quy định tại Điểm c, Khoản 2, Điều 25, Nghị định số 136/2013/NĐ-CP .
Người già cô đơn; người cơ nhỡ; trẻ em; người tâm thần, người khuyết tật sống lang thang, xin ăn.
Người bệnh, người tâm thần bị bỏ rơi tại các bệnh viện trong tỉnh Kiên Giang đã được điều trị tạm ổn định (kể cả người có quốc tịch nước ngoài).
Điều 2. Trách nhiệm của các ngành và địa phương:
1. UBND các xã, phường, thị trấn: Chịu trách nhiệm quản lý đối tượng đang sinh hoạt trên địa bàn; khi phát hiện đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp; thành lập tổ khảo sát quản lý đối tượng, đồng thời nắm thông tin sàng lọc, phân loại, lập danh sách đối tượng gửi về Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố chọn địa điểm để tập trung đối tượng tạm thời trước khi chuyển đến Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.
2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố:
- Tham mưu cho UBND cấp huyện lập kế hoạch tổ chức tập trung các đối tượng cần bảo vệ khẩn cấp trên địa bàn hàng năm, phối hợp với các sở, ngành chức năng, UBND các xã, phường, thị trấn tổ chức quản lý, tập trung đối tượng nhất là vào các dịp lễ, Tết; lập biên bản chuyển giao đối tượng cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.
- Lập dự toán kinh phí để chi hỗ trợ quản lý đối tượng trong thời gian tập trung (kể cả các đơn vị có liên quan và xã, phường, thị trấn).
3. Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Đa khoa các huyện, thị xã, thành phố:
Sau khi tiếp nhận, khám và điều trị cho đối tượng đảm bảo về tình trạng sức khỏe; hoàn tất các thủ tục hồ sơ, lập biên bản bàn giao cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh. Đối với Bệnh viện Đa khoa huyện, thị xã, thành phố phối hợp với Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu cho UBND cấp huyện lập thủ tục chuyển giao đối tượng cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.
4. Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh:
- Tiếp nhận ngay các đối tượng cần sự bảo vệ khẩn cấp vào cơ sở. Các thủ tục, hồ sơ phải hoàn thiện trong 10 ngày làm việc, kể từ khi tiếp nhận đối tượng. Trường hợp kéo dài quá 10 ngày làm việc, phải do Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xem xét quyết định.
- Tổ chức sàng lọc, phân loại đối tượng:
+ Đối với đối tượng có thân nhân, hộ khẩu trong tỉnh thông báo cho gia đình đến nhận; đồng thời, thông báo cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội các huyện, thị xã, thành phố phối hợp với UBND các xã, phường, thị trấn nơi đối tượng cư trú, quản lý, chăm sóc, tạo điều kiện ổn định cuộc sống tại địa phương.
+ Đối với các đối tượng xác định được thân nhân, hộ khẩu thường trú ngoài tỉnh, báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh có văn bản gửi các cơ quan chức năng các tỉnh, thành phố đến nhận đối tượng về quản lý, chăm sóc, nuôi dưỡng.
+ Đối với đối tượng không xác định được thân nhân và hộ khẩu thường trú, thực hiện quy trình, thủ tục hồ sơ tiếp nhận nuôi dưỡng tại Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.
STT | Nội dung | Đơn vị tính | Mức chi |
| Chi phí phục vụ quản lý đối tượng trong thời gian tập trung |
|
|
1 | Chi lập hồ sơ phân loại đối tượng (bao gồm cả ảnh) | đồng /bộ hồ sơ | 30.000 |
2 | Vật dụng sinh hoạt cần thiết cho đối tượng: Mùng, mền, chiếu, nhang muỗi, xà phòng,... | đồng/ người/lần | 300.000 |
3 | Chi phí khám chữa bệnh thông thường | đồng/người | 50.000 |
4 | Trợ cấp vệ sinh cá nhân hàng tháng phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ | đồng/người/tháng | 50.000 |
5 | Hỗ trợ nhân viên trực tiếp quản lý, chăm sóc đối tượng (nhân viên cấp dưỡng, y tế) | đồng/người/ngày | 50.000 |
6 | Hỗ trợ xăng xe cho cán bộ trực tiếp làm nhiệm vụ khảo sát | đồng/người / đợt | 50.000 |
7 | Hỗ trợ nhân viên Trung tâm Bảo trợ xã hội trực tiếp nuôi bệnh đối tượng tại các bệnh viện (nếu có) | đồng /người /ngày | 100.000 |
Tiền ăn cho đối tượng trong thời gian tập trung tại Trung tâm Bảo trợ xã hội thực hiện theo quy định tại Điểm b, Khoản 5, Điều 1 Quyết định số 1829/QĐ-UBND ngày 16/8/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh Kiên Giang về việc quy định mức trợ cấp, trợ giúp xã hội đối với các đối tượng bảo trợ xã hội trên địa bàn tỉnh Kiên Giang, cụ thể:
- Trợ cấp nuôi dưỡng hàng tháng:
+ Trẻ em dưới 04 tuổi, mức trợ cấp: 1.350.000 đồng.
+ Trẻ em từ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc người từ đủ 60 tuổi trở lên; người khuyết tật đặc biệt nặng là trẻ em từ 04 tuổi đến dưới 16 tuổi hoặc người khuyết tật đặc biệt nặng là người cao tuổi từ đủ 60 tuổi trở lên, mức trợ cấp: 1.080.000 đồng.
+ Người từ 16 tuổi đến đủ 60 tuổi; người khuyết tật đặc biệt nặng từ 16 tuổi đến đủ 60 tuổi, mức trợ cấp: 810.000 đồng.
- Chi hỗ trợ tiền tàu xe cho đối tượng về nơi cư trú: Mức hỗ trợ theo giá vé phương tiện công cộng đã sử dụng; chi hỗ trợ phương tiện cho địa phương, cơ sở đưa đón đối tượng: Bằng 0,2 (lít xăng/km) tính theo khoảng cách địa giới hành chính và giá xăng tại thời điểm sử dụng.
- Kinh phí thực hiện do ngân sách bố trí trong dự toán chi đảm bảo xã hội theo phân cấp ngân sách địa phương hàng năm cụ thể như sau:
- Ngân sách huyện, thị xã, thành phố đảm bảo kinh phí cho Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội chi cho các nhiệm vụ do các xã, phường, thị trấn thực hiện công tác thu gom, tập trung đối tượng.
- Ngân sách tỉnh đảm bảo kinh phí cho nhiệm vụ tập trung quản lý, phân loại đối tượng cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Điều 5. Trách nhiệm của các Sở, ban, ngành, đơn vị và địa phương:
1. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội:
- Tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện, kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện Quy trình này; đồng thời, phối hợp với các huyện, thị xã, thành phố quản lý và thực hiện chế độ trợ cấp cho đối tượng theo quy định.
- Chỉ đạo Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh tiếp nhận ngay các đối tượng, tổ chức sàng lọc, phân loại, chăm sóc, nuôi dưỡng đối tượng theo quy định.
2. Sở Y tế: Chỉ đạo các cơ sở khám chữa bệnh, Trung tâm Phòng, chống bệnh xã hội tỉnh khám và điều trị tạm ổn cho đối tượng; lập thủ tục bàn giao đối tượng cho Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh.
3. Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính: Phối hợp với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tham mưu, đề xuất cho UBND tỉnh bố trí ngân sách đầu tư về cơ sở vật chất cho cơ sở bảo trợ xã hội để đủ điều kiện, tiếp nhận, quản lý, nuôi dưỡng đối tượng và phân bổ kinh phí cho các ngành, các huyện, thị xã, thành phố thực hiện; hướng dẫn thanh toán, quyết toán theo đúng quy định.
4. Các sở, ban, ngành, đoàn thể cấp tỉnh: Căn cứ theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, đơn vị mình để phối hợp triển khai thực hiện.
5. UBND các huyện, thị xã, thành phố: Chỉ đạo Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội, các phòng, ban có liên quan và UBND các xã, phường, thị trấn xây dựng kế hoạch phối hợp, bố trí kinh phí thực hiện nhiệm vụ quản lý, chăm sóc đối tượng xã hội. Đồng thời, có biện pháp quản lý, giáo dục, giúp đỡ các đối tượng sau khi về địa phương, không để tái diễn và tạo điều kiện để họ ổn định cuộc sống.
Giao Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai, hướng dẫn và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện quy trình.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc phát sinh, các cơ quan, đơn vị, địa phương kịp thời phản ánh về Sở Lao động - Thương binh và Xã hội để tổng hợp trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét sửa đổi, bổ sung cho phù hợp./.
- 1Quyết định 948/QĐ-UBND năm 2013 quy định mức chi cho các đối tượng ăn xin, lang thang cơ nhỡ và mức chi phục vụ công tác thu gom do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 2Quyết định 1445/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Đề án hỗ trợ, chăm sóc đời sống văn hoá tinh thần đối với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2016-2020
- 3Quyết định 902/QĐ-UBND Kế hoạch giải quyết tình trạng người lang thang, cơ nhỡ, xin ăn trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2017
- 4Quyết định 1659/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người khuyết tật giai đoạn 2019-2020 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 5Kế hoạch 3794/KH-UBND năm 2018 thực hiện Quyết định 1438/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018-2025 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 6Quyết định 4801/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Chương trình hỗ trợ trẻ em khuyết tật tỉnh Thanh Hóa tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018-2025
- 7Kế hoạch 07/KH-UBND năm 2019 triển khai Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 8Quyết định 2777/QĐ-UBND năm 2020 về đính chính Quyết định 09/2020/QĐ-UBND quy định biện pháp giải quyết tình trạng lang thang, xin ăn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 9Quyết định 2252/QĐ-UBND năm 2023 thực hiện công tác tập trung người lang thang trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 10Quyết định 2697/QĐ-UBND năm 2023 về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức đối với Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần do Thành phố Đà Nẵng ban hành
- 1Quyết định 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Thông tư liên tịch 11/2011/TTLT/BTC-BLĐTBXH hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Quyết định 32/2010/QĐ-TTg phê duyệt Đề án phát triển nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020 do Bộ Tài chính - Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội ban hành
- 3Quyết định 1215/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, người rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư liên tịch 115/2012/TTLT-BTC-BLĐTBXH quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp xã hội và phục hồi chức năng cho người tâm thần, rối nhiễu tâm trí dựa vào cộng đồng giai đoạn 2011-2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 5Quyết định 1019/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Thông tư liên tịch 48/2013/TTLT-BTC-BLĐTBXH quy định quản lý và sử dụng kinh phí thực hiện Đề án trợ giúp người khuyết tật giai đoạn 2012 - 2020 do Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội ban hành
- 7Quyết định 948/QĐ-UBND năm 2013 quy định mức chi cho các đối tượng ăn xin, lang thang cơ nhỡ và mức chi phục vụ công tác thu gom do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành
- 8Nghị định 136/2013/NĐ-CP quy định chính sách trợ giúp xã hội đối với đối tượng bảo trợ xã hội
- 9Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10Nghị định 103/2017/NĐ-CP quy định về thành lập,tổ chức, hoạt động, giải thể và quản lý cơ sở trợ giúp xã hội
- 11Quyết định 1445/QĐ-UBND năm 2016 về Kế hoạch thực hiện Đề án hỗ trợ, chăm sóc đời sống văn hoá tinh thần đối với người cao tuổi trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long, giai đoạn 2016-2020
- 12Quyết định 902/QĐ-UBND Kế hoạch giải quyết tình trạng người lang thang, cơ nhỡ, xin ăn trên địa bàn tỉnh Bình Định năm 2017
- 13Quyết định 1659/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Kế hoạch Chăm sóc sức khỏe và phục hồi chức năng cho người khuyết tật giai đoạn 2019-2020 do tỉnh Cà Mau ban hành
- 14Kế hoạch 3794/KH-UBND năm 2018 thực hiện Quyết định 1438/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018-2025 do tỉnh Hà Nam ban hành
- 15Quyết định 4801/QĐ-UBND năm 2018 về phê duyệt Chương trình hỗ trợ trẻ em khuyết tật tỉnh Thanh Hóa tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc và giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2018-2025
- 16Kế hoạch 07/KH-UBND năm 2019 triển khai Đề án hỗ trợ trẻ em khuyết tật tiếp cận các dịch vụ bảo vệ, chăm sóc, giáo dục tại cộng đồng giai đoạn 2019-2025 trên địa bàn tỉnh Hòa Bình
- 17Quyết định 2777/QĐ-UBND năm 2020 về đính chính Quyết định 09/2020/QĐ-UBND quy định biện pháp giải quyết tình trạng lang thang, xin ăn trên địa bàn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu
- 18Quyết định 2252/QĐ-UBND năm 2023 thực hiện công tác tập trung người lang thang trên địa bàn Thành phố Hà Nội
- 19Quyết định 2697/QĐ-UBND năm 2023 về Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, cơ cấu tổ chức đối với Trung tâm Điều dưỡng người tâm thần do Thành phố Đà Nẵng ban hành
Quyết định 1314/QĐ-UBND năm 2018 về Quy trình và mức kinh phí hỗ trợ tập trung người già cô đơn; người cơ nhỡ; trẻ em; người tâm thần, người khuyết tật sống lang thang, xin ăn; người bệnh, người tâm thần bị bỏ rơi tại bệnh viện đã được điều trị tạm ổn định (kể cả người có quốc tịch nước ngoài) trên địa bàn tỉnh Kiên Giang
- Số hiệu: 1314/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/06/2018
- Nơi ban hành: Tỉnh Kiên Giang
- Người ký: Mai Văn Huỳnh
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/06/2018
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra