Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1311/QĐ-UB | Bến Tre, ngày 06 tháng 8 năm 1997 |
QUYẾT ĐỊNH
“V/V BAN HÀNH QUI CHẾ TẠM THỜI DI CHUYỂN LỰC LƯỢNG KHAI THÁC THỦY SẢN CỦA BẾN TRE ĐẾN NGƯ TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM”
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH BẾN TRE
- Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân được công bố ngày 21/6/1994;
- Căn cứ Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản ngày 25/4/1989 và Quyết định 682/TS-QĐ ngày 11/9/1993 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản “V/v ban hành qui chế khai thác và quản lý nguồn lợi hải sản trên các ngư trường trọng điểm”;
- Xét đề nghị của Giám đốc Sở Thủy sản tại CV số 166/CV-TS ngày 4/8/1997.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Nay ban hành kèm theo quyết định này bản “Qui chế tạm thời về di chuyển lực lượng khai thác thủy sản của Bến Tre đến các ngư trường trọng điểm”.
Điều 2. Giao trách nhiệm cho Giám đốc Sở Thủy sản, Chủ tịch UBND các huyện, thị có liên quan tổ chức triển khai thực hiện qui chế này.
Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc Sở Tư pháp, Giám đốc Sở Thủy sản, Thủ trưởng các cơ quan có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thị có trách nhiệm thi hành quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký./.
| TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY CHẾ
(Tạm thời)
“ V/V DI CHUYỂN LỰC LƯỢNG KHAI THÁC THỦY SẢN CỦA BẾN TRE ĐẾN CÁC NGƯ TRƯỜNG TRỌNG ĐIỂM”
( Ban hành kèm theo Quyết định số 1311/UB-QĐ ngày 06/8/1997)
Điều 1. Ngư trường trọng điểm.
Ngư trường trọng điểm là vùng biển có nguồn lợi thủy sản phong phú, có mật độ tập trung cao của một hoặc nhiều loài thủy sản có giá trị kinh tế, có số lượng lớn tập trung đánh bắt theo mùa vụ.
Ngư trường trọng điểm được xác định:
1- Ngư trường Minh Hải – Kiên Giang.
3- Ngư trường Ninh Thuận – Bình thuận, Bà Rịa – Vũng Tàu.
3- Ngư trường Quảng Ninh – Hải phòng.
4- Ngư trường quần đảo Trường Sa và phụ cận.
Điều 2. Điều kiện để được cấp phép di chuyển lực lượng khai thác.
- Chủ phương tiện phải hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với địa phương theo quy định của ngành thuế.
- Phải thực hiện đầy đủ nghĩa vụ lao động công ích xã hội chủ nghĩa của mọi công dân theo Nhà nước quy định.
- Phương tiện hoạt động nghề cá phải đảm bảo các loại giấy tờ sau:
* Giấy đăng ký phương tiện nghề cá.
* Giấy phép hoạt động nghề cá (còn hạn sử dụng)
* Sổ đăng kiểm tàu cá đối với các phương tiện quy định phải kiểm tra an toàn kỹ thuật theo Quyết định số 211/TS-QĐ ngày 17/6/1992 của Bộ Thủy sản.
* Giấy chứng nhận ĐKKD hoặc giấy phép kinh doanh.
* Sổ danh bạ thuyền viên.
- Phương tiện phải trang bị đầy đủ thiết bị an toàn cho người và phương tiện theo quy định. Đồng thời phải tham gia các loại hình bảo hiểm: Trách nhiệm dân sự, thuyền viên, khuyến khích bảo hiểm thân tàu.
- Thuyền viên trên tàu phải mang theo giấy tờ tùy thân (Thẻ thuyền viên hoặc giấy CMND). Người điều khiển phương tiện và vận hành máy phải được đào tạo và cấp bằng theo quy định.
- Nộp đơn xin di chuyển lực lượng khai thác tại Chi cục BVNL Thủy sản (theo mẫu), đơn phải được ký xác nhận của UBND xã.
Điều 3. Các bước tổ chức.
a. Hàng năm giao cho Sở Thủy sản, Chi cục BVNL-TS quan hệ với Cục BVNL Thủy sản để xin phân bổ giấy phép di chuyển lực lượng khai thác, đồng thời xây dựng kế hoạch cụ thể để thông báo triển khai, hướng dẫn đăng ký và cấp giấy phép cho các phương tiện di chuyển lực lượng khai thác đến các ngư trường trọng điểm, đảm bảo thuận tiện và phù hợp với thời vụ.
* Phối hợp với UBND các huyện, thị để hướng dẫn tổ chức thành từng đoàn khai thác đến các ngư trường trọng điểm được thuận lợi chặt chẽ.
b. UBND các huyện, thị xã căn cứ vào đề nghị của xã ra quyết định bổ nhiệm các trưởng, phó đoàn cho từng đoàn tàu đến khai thác trên các ngư trường trọng điểm, phân công rõ nhiệm vụ và quyền lợi của các trưởng, phó đoàn.
* Nhiệm vụ của Trưởng đoàn:
- Theo dõi, quản lý, nắm tình hình hoạt động của đoàn, định kỳ báo cáo về Chi cục và UBND xã.
- Thường xuyên quan hệ với cơ quan cứu hộ và Chi cục BVNL Thủy sản địa phương để làm tốt công tác cứu hộ.
- Quan hệ với các cơ quan chức năng liên quan khi đoàn có yêu cầu.
Việc hỗ trợ kinh phí để phục vụ cho công tác di chuyển lực lượng khai thác là do các chủ phương tiện tự nguyện và bàn bạc thống nhất, mức đóng góp tùy theo tình hình thực tế và phải có sự thống nhất của địa phương trong biên bản triển khai hàng năm.
Điều 4. Chế độ báo cáo.
- Hàng tháng trưởng đoàn phải báo cáo tình hình hoạt động và kết quả khai thác trên ngư trường trọng điểm về Chi cục BVNL Thủy sản tỉnh và UBND xã từ ngày 20 đến 22 hàng tháng.
- Chi cục BVNL-TS có trách nhiệm tổng hợp báo cáo hàng tháng và sơ, tổng kết công tác di chuyển lực lượng khai thác hàng năm về Sở Thủy sản.
Điều 5. Tiến hành hoạt động trên ngư trường trọng điểm.
a. Trước khi đến khai thác trên ngư trường trọng điểm các tổ chức, cá nhân có phương tiện hoạt động phải đến điểm tập kết quy định trong giấy phép để làm thủ tục đăng ký hoạt động.
b. Khi tiến hành hoạt động nghề cá trên ngư trường trọng điểm các tổ chức, cá nhân phải:
- Thực hiện đúng nội dung ghi trong giấy phép.
- Nghiêm chỉnh thực hiện pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, tuân thủ đúng các quy định của qui chế khai thác và quản lý nguồn lợi hải sản trên các ngư trường trọng điểm (ban hành kèm theo quyết định số 682/TS-QĐ ngày 11/9/1993 của Bộ Thủy sản) và quy định khác có liên quan của địa phương.
- Chịu sự kiểm tra kiểm soát của các lực lượng kiểm tra kiểm soát trên ngư trường trọng điểm.
- Tham gia tích cực vào việc bảo vệ giữ gìn trật tự an ninh trên biển.
- Thực hiện đầy đủ nghĩa vụ thuế cho địa phương.
c. Khi hết thời gian khai thác trên ngư trường trọng điểm các tổ chức, cá nhân phải đến Chi cục BVNL Thủy sản nơi quản lý ngư trường trọng điểm trả giấy phép hoạt động khai thác trên ngư trường trọng điểm.
Điều 6. Khen thưởng – xử phạt
a. Khen thưởng: Các tổ chức, cá nhân chấp hành nghiêm túc các quy định về di chuyển lực lượng khai thác thủy sản và khai thác sản lượng cao sẽ được khen thưởng theo quy định hiện hành.
b. Xử phạt: Các tổ chức, cá nhân hoạt động nghề cá, nếu vi phạm các quy định về di chuyển lực lượng khai thác thủy sản tại bản qui chế này, vi phạm pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, qui chế khai thác và quản lý nguồn lợi hải sản trên các ngư trường trọng điểm (ban hành kèm theo QĐ số 682/TS-QĐ ngày 11/9/1993 của Bộ Thủy sản) cũng như các quy định khác có liên quan thì sẽ bị xử lý theo pháp lệnh xử phạt hành chính và Nghị định 48/CP ngày 12/8/1996 “về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý và bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Điều 7. Trong quá trình thực hiện nếu gì khó khăn vướng mắc Chi cục BVNL Thủy sản, UBND các huyện và các cơ quan có liên quan cần phản ánh kịp thời về Sở Thủy sản để Giám đốc sở tập hợp tình hình trình UBND tỉnh sửa đổi, bổ sung.
- 1Quyết định 903/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ đầu do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 2Quyết định 1181/QĐ-UBND năm 2013 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012
- 1Quyết định 903/QĐ-UBND năm 2014 công bố kết quả hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật kỳ đầu do Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2013
- 2Quyết định 1181/QĐ-UBND năm 2013 về bãi bỏ văn bản quy phạm pháp luật do Uỷ ban nhân dân tỉnh Bến Tre ban hành từ năm 1976 đến ngày 31 tháng 12 năm 2012
Quyết định 1311/QĐ-UB năm 1997 ban hành qui chế tạm thời di chuyển lực lượng khai thác thủy sản của Bến Tre đến ngư trường trọng điểm
- Số hiệu: 1311/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/08/1997
- Nơi ban hành: Tỉnh Bến Tre
- Người ký: Trịnh Văn Y
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra