- 1Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 2Nghị định 159/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa
- 3Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 4Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 5Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2023/QĐ-UBND | Đồng Tháp, ngày 09 tháng 3 năm 2023 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐỒNG THÁP
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 17 tháng 11 năm 2020;
Căn cứ Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa;
Căn cứ Thông tư 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường về quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải tại Tờ trình số 199/TTr-SGTVT ngày 28 tháng 02 năm 2023.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày 29 tháng 3 năm 2023.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
KHU VỰC, ĐỊA ĐIỂM ĐỔ THẢI ĐỐI VỚI VẬT CHẤT NẠO VÉT TỪ HỆ THỐNG GIAO THÔNG ĐƯỜNG THỦY NỘI ĐỊA; TUYẾN ĐƯỜNG, THỜI GIAN VẬN CHUYỂN CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT, CHẤT THẢI RẮN CÔNG NGHIỆP THÔNG THƯỜNG PHẢI XỬ LÝ VÀ CHẤT THẢI NGUY HẠI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP
(Kèm theo Quyết định số 13/2023/QĐ-UBND, ngày 09 tháng 3 năm 2023 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đồng Tháp)
1. Quy định việc xác định khu vực, địa điểm đổ thải đối với vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
2. Quy định tuyến đường và thời gian đối với phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
1. Quy định này áp dụng đối với các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có hoạt động liên quan đến khu vực, địa điểm đổ thải đối với vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
2. Quy định này áp dụng đối với cá nhân, tổ chức hoạt động vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp.
Quy định này là cơ sở pháp lý để các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân áp dụng thống nhất trong quá trình quy hoạch, xây dựng, lựa chọn khu vực, địa điểm để đổ thải thực hiện các dự án liên quan đến hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa địa phương; tuyến đường và thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý và chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp nhằm mục đích hạn chế những tác hại gây ô nhiễm môi trường, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Trong quy định này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Hoạt động đổ thải đối với vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa:
a) Khu vực đổ thải là phạm vi có thể quy hoạch chứa các vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa.
b) Địa điểm đổ thải là nơi xác định vị trí cụ thể để chứa các vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa.
c) Vật chất nạo vét là vật chất ở thể rắn, lỏng, bùn được nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa, không thuộc hoạt động nạo vét thu hồi sản phẩm.
2. Hoạt động vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý, chất thải nguy hại:
a) Chất thải rắn là chất thải ở thể rắn hoặc bùn thải.
b) Chất thải rắn sinh hoạt (còn gọi là rác thải sinh hoạt) là chất thải rắn phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người.
c) Chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý là chất thải rắn phát sinh từ hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ không thuộc danh mục chất thải nguy hại hoặc thuộc danh mục chất thải nguy hại nhưng có yếu tố nguy hại dưới ngưỡng chất thải nguy hại và phải được xử lý chặt chẽ nhằm tránh những tác động xấu đến môi trường sống và sức khoẻ con người.
d) Chất thải nguy hại là chất thải chứa yếu tố độc hại, phóng xạ, lây nhiễm, dễ cháy, dễ nổ, gây ăn mòn, gây nhiễm độc hoặc có đặc tính nguy hại khác.
đ) Chủ nguồn thải là tổ chức, cá nhân sở hữu hoặc được giao quản lý, điều hành cơ sở phát sinh chất thải.
e) Vận chuyển chất thải là quá trình vận chuyển chất thải từ các điểm hẹn hoặc trạm trung chuyển hoặc trực tiếp từ các chủ nguồn thải đến nơi xử lý, tái chế, tái sử dụng hoặc bãi chôn lấp cuối cùng.
f) Điểm hẹn là điểm tập kết tạm thời các loại phương tiện sau khi thu gom tại hộ gia đình, chủ nguồn thải, từ công tác quét dọn vệ sinh đường phố để chuyển chất thải sang xe cơ giới chuyên dùng có tải trọng lớn. Các điểm hẹn bao gồm điểm tập kết trên đường hoặc các điểm tập kết tại các chủ nguồn thải.
g) Trạm trung chuyển là nơi tập kết và lưu trữ chất thải tạm thời để trung chuyển lên xe và vận chuyển đến khu xử lý chất thải tập trung.
h) Thời gian vận chuyển chất thải là khoảng thời gian tính từ khi chất thải được vận chuyển ra khỏi điểm hẹn, trạm trung chuyển hoặc từ các chủ nguồn thải đến nơi tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy những loại chất thải nguy hại.
i) Tuyến đường vận chuyển chất thải là các lộ trình, tuyến giao thông đường bộ được phép vận chuyển chất thải. Gồm đường trong khu vực đô thị (đường đô thị) và đường ngoài khu vực đô thị.
k) Đường đô thị là các tuyến đường nằm trong phạm vi địa giới hành chính của phường thuộc thành phố, thị trấn.
m) Đường ngoài đô thị là các tuyến đường còn lại nằm ngoài khu vực nội thành phố, nội thị trấn.
Điều 5. Quy định điều kiện để xác định khu vực, địa điểm đổ thải
1. Khu vực, địa điểm đổ thải phải được Uỷ ban nhân dân Tỉnh công bố địa điểm đổ vật chất nạo vét theo quy định tại Điều 47 Nghị định số 159/2018/NĐ- CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ hoặc được Uỷ ban nhân dân Tỉnh bố trí và chấp thuận bằng văn bản vị trí đổ vật chất nạo vét theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Nghị định số 159/2018/NĐ-CP ngày 28 tháng 11 năm 2018 của Chính phủ, có diện tích đáp ứng nhu cầu đổ thải vật chất nạo vét của từng dự án cụ thể, phù hợp với quy hoạch tỉnh, quy hoạch xây dựng, kế hoạch sử dụng đất của địa phương.
2. Có vị trí thuận lợi để đảm bảo việc thu gom chất thải từ hoạt động nạo vét đường thủy nội địa và đáp ứng được các quy định của pháp luật về khoảng cách an toàn đến khu vực dân cư sinh sống tập trung, cụ thể:
a) Trường hợp vật chất nạo vét từ đường thủy nội địa là nguồn vật liệu có thể tận dụng, sử dụng để san lấp, xây dựng công trình (cát, sỏi, đất...) và được cơ quan quản lý về môi trường phối hợp với cơ quan quản lý y tế xác định không ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi trường thì không quy định khoảng cách an toàn môi trường tối thiểu nhưng phải có hệ thống đê bao hoặc tường chắn bảo vệ ngăn cách giữa khu vực thi công với khu vực xung quanh đảm bảo chắc chắn, không để vật chất, nước thải rò rỉ hoặc tràn ra xung quanh làm ảnh hưởng đến cộng đồng dân cư, môi trường. Nếu thực hiện đổ thải lên trên khu đất thuộc quyền sử dụng hợp pháp của tổ chức, cá nhân thì phải được sự đồng thuận của tổ chức, cá nhân là chủ sử dụng khu đất và đúng quy định của pháp luật.
b) Trường hợp vật chất nạo vét từ đường thủy nội địa được cơ quan quản lý về môi trường phối hợp với cơ quan quản lý y tế xác định là chất thải nguy hại có khả năng ảnh hưởng đến sức khỏe của cộng đồng dân cư và môi trường thì khoảng cách an toàn môi trường tối thiểu từ vị trí đổ hoặc chôn lấp chất thải đến công trình nhà ở và các khu vực thường xuyên tập trung đông người phải đảm bảo khoảng cách theo quy định tại khoản 2.12.4, điểm 2.12, Mục 2, QCVN 01:2021/BXD ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BXD ngày 19 tháng 5 năm 2021 của Bộ xây dựng ban hành Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về quy hoạch xây dựng.
3. Có điều kiện địa chất, thủy văn phù hợp; không nằm trong khu vực thường xuyên bị ngập sâu trong nước; không nằm ở vị trí đầu nguồn nước.
4. Đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường, cảnh quan, an ninh trật tự, không xâm phạm chỉ giới giao thông; đảm bảo tuân thủ các quy định của pháp luật về hành lang bảo vệ công trình đường bộ, đường thủy nội địa, thủy lợi, đê điều và phòng, chống thiên tai; không làm ảnh hưởng đến đời sống và sức khỏe người dân.
5. Đối với vật chất nạo vét từ vùng nước cảng biển, luồng hàng hải trong phạm vi địa giới hành chính của tỉnh, Uỷ ban nhân dân Tỉnh bố trí và chấp thuận bằng văn bản vị trí đổ vật chất nạo vét theo đề nghị của cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện dự án hoặc của nhà đầu tư dự án.
Điều 6. Quy định khu vực, địa điểm đổ thải
1. Vị trí khu vực, địa điểm đổ thải có khoảng cách an toàn đến khu vực dân cư tập trung, trường học, bệnh viện, trung tâm văn hóa xã hội, di tích lịch sử, trung tâm công nghiệp, các nguồn nước, sông, hồ thực hiện theo quy định tại khoản 2, Điều 5 của Quy định này.
2. Có diện tích, sức chứa phù hợp để chứa, xử lý các vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa theo từng dự án cụ thể.
3. Để hạn chế tác động xấu của vật chất nạo vét đến môi trường xung quanh, khu vực đổ thải phải có đê bao hoặc tường chắn đảm bảo chiều cao, độ dày phù hợp với từng khu vực đổ thải, xung quanh có hệ thống lọc nước và thoát nước.
1. Tuyến đường vận chuyển: Lộ trình vận chuyển phải tuân thủ các quy định của các cơ quan chức năng về giao thông tại khu vực (thời gian lưu thông, tải trọng của cầu, đường, đường cấm, đường một chiều, ...) và phải đảm bảo tối ưu về cự ly vận chuyển và tình hình giao thông tại khu vực. Phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường phải xử lý được phép hoạt động trên các tuyến đường giao thông của tỉnh nối từ điểm hẹn hoặc trạm trung chuyển hoặc trực tiếp từ các chủ nguồn thải đến cơ sở xử lý chất thải theo quy định.
2. Thời gian vận chuyển:
a) Đối với đường đô thị: Thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý từ sau 18 giờ ngày hôm trước đến trước 06 giờ sáng ngày hôm sau.
b) Đối với đường ngoài đô thị: Không giới hạn thời gian vận chuyển.
Điều 8. Tuyến đường và thời gian vận chuyển chất thải nguy hại
1. Tuyến đường vận chuyển: Lộ trình vận chuyển phải tuân thủ các quy định của các cơ quan chức năng về giao thông tại khu vực (thời gian lưu thông, tải trọng của cầu, đường, đường cấm, đường một chiều, ...) và phải đảm bảo tối ưu về cự ly vận chuyển và tình hình giao thông tại khu vực. Phương tiện vận chuyển chất thải nguy hại được phép hoạt động trên các tuyến đường giao thông của tỉnh nối từ điểm hẹn hoặc trạm trung chuyển hoặc trực tiếp từ các chủ nguồn thải đến cơ sở xử lý chất thải và phải chấp hành theo giấy phép môi trường do cơ quan có thẩm quyền cấp theo quy định.
2. Thời gian vận chuyển:
a) Đối với đường đô thị: Thời gian vận chuyển chất thải nguy hại từ sau 18 giờ ngày hôm trước đến trước 06 giờ ngày hôm sau.
b) Đối với đường ngoài đô thị: Không giới hạn thời gian vận chuyển.
1. Sở Giao thông vận tải
a) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân có liên quan việc thực hiện thu gom, vận chuyển, xử lý vật chất nạo vét từ vùng nước đường thuỷ nội địa đến khu vực, địa điểm đổ thải theo quy định.
b) Chủ trì, phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố thanh tra, kiểm tra công tác thu gom, xử lý, vận chuyển vật chất nạo vét từ vùng nước đường thuỷ nội địa.
c) Hàng năm, chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành tỉnh, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, tham mưu cho Uỷ ban nhân dân Tỉnh tổ chức lập mới hoặc sửa đổi, bổ sung danh mục khu vực nạo vét đối với vùng nước đường thủy nội địa thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
2. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Chủ trì, phối hợp các sở, ban, ngành có liên quan, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố tham mưu Uỷ ban nhân dân Tỉnh xác định và công bố địa điểm đổ vật chất nạo vét theo quy định; quản lý các khu vực, địa điểm đổ thải vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa trên địa bàn tỉnh.
b) Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện công tác quan trắc và giám sát môi trường đối với các khu vực đổ thải hàng năm theo nhiệm vụ được giao.
c) Thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với hoạt động đổ thải vật chất nạo vét theo quy định.
3. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
a) Hướng dẫn chủ đầu tư các dự án nạo vét các công trình thủy lợi, đồng thời cũng là tuyến giao thông đường thủy nội địa có đổ thải vật chất nạo vét thực hiện đúng các quy định tại Quyết định này.
b) Chủ trì thẩm định phương án đổ thải đối với các dự án nạo vét các công trình thủy lợi, đồng thời cũng là tuyến giao thông đường thủy nội địa cần đổ thải do Uỷ ban nhân dân Tỉnh quyết định đầu tư.
c) Phối hợp, hướng dẫn Uỷ ban nhân dân cấp huyện thẩm định phương án đổ thải đối với các dự án nạo vét các công trình thủy lợi, đồng thời cũng là tuyến giao thông đường thủy nội địa cần đổ thải do Uỷ ban nhân dân cấp huyện quyết định đầu tư.
4. Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố
a) Tổ chức tuyên truyền các quy định của Uỷ ban nhân dân Tỉnh về quản lý vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa và giữ gìn vệ sinh môi trường trên địa bàn.
b) Phối hợp chủ đầu tư dự án nạo vét đường thủy nội địa và các đơn vị có liên quan tham mưu Uỷ ban nhân dân Tỉnh lựa chọn, chấp thuận vị trí để sử dụng làm khu vực, địa điểm đổ thải đối với vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa; phối hợp quản lý các khu vực, địa điểm đổ thải trên địa bàn.
c) Thường xuyên kiểm tra, đôn đốc nhắc nhở các tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện hoạt động nạo vét trong vùng nước đường thủy nội địa trên địa bàn chấp hành các quy định quản lý vật chất nạo vét và các quy định khác có liên quan; kịp thời phát hiện và xử lý các trường hợp vi phạm quy định pháp luật về vệ sinh môi trường trên địa bàn quản lý.
1. Sở Tài nguyên và Môi trường
a) Tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn các tổ chức, đơn vị, cá nhân thực hiện các quy định về bảo vệ môi trường; các hoạt động có liên quan đến vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh.
b) Chủ trì, phối hợp Công an Tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý khu kinh tế và Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố kiểm tra, giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh.
c) Chủ trì, phối hợp Sở Giao thông vận tải và Công an Tỉnh xem xét chấp thuận tuyến đường vận chuyển chất thải nguy hại trong Giấy phép môi trường hoặc Giấy phép xử lý chất thải nguy hại theo quy định.
d) Chủ trì, phối hợp Công an Tỉnh, Sở Giao thông vận tải rà soát, điều chỉnh, bổ sung về tuyến đường và thời gian vận chuyển chất thải nguy hại cho phù hợp với giấy phép môi trường do có thay đổi về quy định vận chuyển chất thải nguy hại và các địa điểm liên quan đến phát sinh, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy những loại chất thải nguy hại.
đ) Chủ trì, phối hợp các đơn vị chức năng kiểm tra các phương tiện vận chuyển chất thải sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường phải xử lý và chất thải nguy hại theo quy định của Luật Bảo vệ môi trường và Giấy phép xử lý chất thải nguy hại do cơ quan có thẩm quyền cấp.
2. Công an Tỉnh
a) Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải, Ban Quản lý khu kinh tế và Uỷ ban nhân dân huyện, thành phố kiểm tra giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh.
b) Chỉ đạo các đơn vị chức năng giám sát chặt chẽ hoạt động vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh.
c) Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, chấp thuận tuyến đường vận chuyển chất thải nguy hại theo quy định.
d) Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Giao thông vận tải rà soát, điều chỉnh, bổ sung về tuyến và thời gian vận chuyển chất thải nguy hại cho phù hợp do có thay đổi về quy định vận chuyển chất thải nguy hại và các địa điểm liên quan đến phát sinh, lưu giữ, tái sử dụng, tái chế, xử lý, tiêu hủy những loại chất thải nguy hại.
đ) Tổ chức kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý và chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
3. Sở Giao thông vận tải
a) Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an Tỉnh và các đơn vị có liên quan giám sát hoạt động của các tổ chức, cá nhân tham gia vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh.
b) Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, chấp thuận tuyến đường vận chuyển chất thải nguy hại thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
c) Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường và Công an Tỉnh rà soát, điều chỉnh các tuyến đường vận chuyển chất thải nguy hại trong trường hợp có các thay đổi về quy định giao thông đường bộ thuộc phân cấp quản lý.
d) Tổ chức kiểm tra, xử lý theo thẩm quyền các phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý và chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh theo quy định của pháp luật về giao thông đường bộ.
4. Sở, ngành tỉnh; Ban Quản lý khu kinh tế Tỉnh
a) Phối hợp chặt chẽ Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an Tỉnh, Sở Giao thông vận tải kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển chất thải, nhất là chất thải nguy hại thuộc phạm vi quản lý.
b) Kiểm soát chất thải nguy hại, các giấy tờ pháp lý liên quan trước khi chất thải nguy hại vận chuyển ra khỏi phạm vi quản lý.
c) Có kế hoạch ứng phó sự cố, rủi ro trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại trong phạm vi quản lý.
5. Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố
a) Phối hợp chặt chẽ Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an Tỉnh, Sở Giao thông vận tải thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý, chất thải nguy hại thuộc địa bàn quản lý.
b) Báo cáo và phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường, Công an Tỉnh, Sở Giao thông vận tải xử lý trong trường hợp phát hiện các hành vi vi phạm quy định về vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý, chất thải nguy hại thuộc địa bàn quản lý.
c) Phối hợp Sở Tài nguyên và Môi trường xem xét, chấp thuận tuyến đường vận chuyển chất thải nguy hại thuộc phạm vi quản lý theo quy định.
6. Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn
Thường xuyên kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý, chất thải nguy hại thuộc phạm vi địa bàn quản lý.
1. Các tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động thu gom, vận chuyển, đổ thải vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa phải chấp hành nghiêm quy định của pháp luật về giao thông đường bộ, đường thủy nội địa, bảo vệ môi trường và các quy định của pháp luật khác có liên quan.
2. Chỉ được phép đổ vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa tại khu vực, địa điểm được cơ quan có thẩm quyền chấp thuận.
3. Đối với vật chất nạo vét có ảnh hưởng đến sức khỏe người dân và môi trường xung quanh, phải có các biện pháp phòng ngừa, khẩn cấp thông báo cho các cơ quan chức năng kịp thời xử lý khi xảy ra sự cố, rủi ro.
4. Xuất trình, cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động đổ thải vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa.
1. Các tổ chức, đơn vị, cá nhân hoạt động vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý, chất thải nguy hại phải tuân thủ các hướng dẫn, quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10 tháng 01 năm 2022 của Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường.
2. Có kế hoạch về thời gian và thiết lập tuyến vận chuyển chất thải nguy hại trước khi nhận chất thải từ chủ nguồn thải trình Sở Tài nguyên và Môi trường có văn bản xác nhận.
3. Tổ chức, cá nhân tham gia vận chuyển chất thải nguy hại phải có các biện pháp phòng ngừa; khẩn cấp thông báo cho các cơ quan chức năng kịp thời xử lý khi xảy ra sự cố, rủi ro trong quá trình vận chuyển chất thải nguy hại.
4. Hợp tác, đáp ứng các yêu cầu theo quy định của cơ quan có thẩm quyền trong quá trình kiểm tra, giám sát hoạt động vận chuyển chất thải.
5. Xuất trình, cung cấp cho cơ quan có thẩm quyền các hồ sơ, giấy tờ liên quan đến việc quản lý vận chuyển chất thải.
6. Chấp hành Luật Giao thông đường bộ khi tham gia vận chuyển chất thải trên đường bộ.
7. Có trách nhiệm quản lý các phương tiện vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải công nghiệp thông thường phải xử lý và chất thải nguy hại đi theo đúng lộ trình và thời gian vận chuyển theo kế hoạch.
- 1Quyết định 1661/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị: Sở Giao thông vận tải/Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (lĩnh vực: Đường thủy nội địa)
- 2Quyết định 03/2023/QĐ-UBND Quy định khu vực, địa điểm đổ thải, nhận chìm đối với vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa, đường biển trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 3Quyết định 02/2023/QĐ-UBND bổ sung vị trí đổ chất nạo vét trên đất liền vào Phụ lục 1 của Quyết định 47/2022/QĐ-UBND quy định khu vực, địa điểm đổ thải, nhận chìm đối với vật chất nạo vét từ các hệ thống giao thông đường thủy nội địa và đường biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 4Quyết định 05/2023/QĐ-UBND quy định chính sách khuyến khích việc phân loại riêng chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 5Quyết định 10/2023/QĐ-UBND quy định về tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý và chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 6Quyết định 09/2023/QĐ-UBND quy định tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý và chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 7Quyết định 22/2023/QĐ-UBND quy định về thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Long An
- 8Quyết định 35/2023/QĐ-UBND quy định về tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 9Quyết định 02/2023/QĐ-UBND quy định về tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An
- 10Quyết định 01/2024/QĐ-UBND bổ sung vị trí nhận chìm ở biển vào Phụ lục 2 của Quyết định 47/2022/QĐ-UBND quy định về khu vực, địa điểm đổ thải, nhận chìm đối với vật chất nạo vét từ các hệ thống giao thông đường thủy nội địa và đường biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 11Quyết định 28/2024/QĐ-UBND quy định về khu vực, địa điểm đổ thải đối với vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa và đường biển; có giải pháp phân luồng giao thông, kỉểm soát ô nhiễm môi trường nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường không khí đối với đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
- 1Luật giao thông đường bộ 2008
- 2Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 3Nghị định 159/2018/NĐ-CP về quản lý hoạt động nạo vét trong vùng nước cảng biển và vùng nước đường thủy nội địa
- 4Luật Tổ chức chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương sửa đổi 2019
- 5Luật Bảo vệ môi trường 2020
- 6Thông tư 02/2022/TT-BTNMT hướng dẫn Luật Bảo vệ môi trường do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành
- 7Quyết định 1661/QĐ-UBND năm 2022 công bố Danh mục thủ tục hành chính được sửa đổi, bổ sung thuộc thẩm quyền giải quyết của các cơ quan, đơn vị: Sở Giao thông vận tải/Ủy ban nhân dân cấp huyện trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu (lĩnh vực: Đường thủy nội địa)
- 8Quyết định 03/2023/QĐ-UBND Quy định khu vực, địa điểm đổ thải, nhận chìm đối với vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa, đường biển trên địa bàn tỉnh Nam Định
- 9Quyết định 02/2023/QĐ-UBND bổ sung vị trí đổ chất nạo vét trên đất liền vào Phụ lục 1 của Quyết định 47/2022/QĐ-UBND quy định khu vực, địa điểm đổ thải, nhận chìm đối với vật chất nạo vét từ các hệ thống giao thông đường thủy nội địa và đường biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 10Quyết định 05/2023/QĐ-UBND quy định chính sách khuyến khích việc phân loại riêng chất thải nguy hại trong chất thải rắn sinh hoạt phát sinh từ hộ gia đình, cá nhân trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa
- 11Quyết định 10/2023/QĐ-UBND quy định về tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý và chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Phú Yên
- 12Quyết định 09/2023/QĐ-UBND quy định tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý và chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Bình Thuận
- 13Quyết định 22/2023/QĐ-UBND quy định về thu gom, vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt trên địa bàn tỉnh Long An
- 14Quyết định 35/2023/QĐ-UBND quy định về tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt; tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý, chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 15Quyết định 02/2023/QĐ-UBND quy định về tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải nguy hại và chất thải rắn công nghiệp thông thường phải xử lý thuộc địa bàn tỉnh Nghệ An
- 16Quyết định 01/2024/QĐ-UBND bổ sung vị trí nhận chìm ở biển vào Phụ lục 2 của Quyết định 47/2022/QĐ-UBND quy định về khu vực, địa điểm đổ thải, nhận chìm đối với vật chất nạo vét từ các hệ thống giao thông đường thủy nội địa và đường biển trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
- 17Quyết định 28/2024/QĐ-UBND quy định về khu vực, địa điểm đổ thải đối với vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa và đường biển; có giải pháp phân luồng giao thông, kỉểm soát ô nhiễm môi trường nhằm hạn chế ô nhiễm môi trường không khí đối với đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh
Quyết định 13/2023/QĐ-UBND quy định khu vực, địa điểm đổ thải đối với vật chất nạo vét từ hệ thống giao thông đường thủy nội địa; tuyến đường, thời gian vận chuyển chất thải rắn sinh hoạt, công nghiệp thông thường phải xử lý và nguy hại trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp
- Số hiệu: 13/2023/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 09/03/2023
- Nơi ban hành: Tỉnh Đồng Tháp
- Người ký: Phạm Thiện Nghĩa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 29/03/2023
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực