Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2013/QĐ-UBND | Hà Nam, ngày 25 tháng 02 năm 2013. |
BAN HÀNH QUY ĐỊNH VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ TỈNH HÀ NAM
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH HÀ NAM
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật giao thông đường bộ năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ Quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Căn cứ Thông tư số 39/2011/TT-BGTVT ngày 18 tháng 5 năm 2011 của Bộ Giao thông vận tải Hướng dẫn thực hiện một số điều của Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24 tháng 02 năm 2010 của Chính phủ định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Giao thông vận tải Hà Nam,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này “Quy định về Quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ tỉnh Hà Nam”.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, ngành, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, Uỷ ban nhân dân cấp xã, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH |
VỀ QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ TỈNH HÀ NAM
(ban hành kèm theo Quyết định số: 13/2013/QĐ-UBND ngày 25 tháng 02 năm 2013 của Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam)
Quy định này quy định về Quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh, gồm: Cắm mốc lộ giới; tổ chức giải tỏa các vi phạm và trách nhiệm của các Sở, ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, Uỷ ban nhân dân cấp xã trong quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ đối với đường Quốc lộ (được ủy thác), đường tỉnh, đường huyện, đường xã.
Các Sở, ngành; Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các tổ chức, cá nhân có liên quan đến việc quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ tỉnh Hà Nam.
Điều 3. Yêu cầu của quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ.
1. Tuyên truyền, phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ tới các cấp, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội và toàn thể cán bộ, nhân dân trong tỉnh để mọi người hiểu sâu sắc, tự giác thực hiện.
2. Xây dựng kế hoạch thực hiện và trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc quản lý quy hoạch xây dựng và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ; bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông, đảm bảo an toàn giao thông.
NỘI DUNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ HÀNH LANG AN TOÀN ĐƯỜNG BỘ
Điều 4. Phạm vi hành lang đường bộ.
Phạm vi hành lang an toàn đường bộ thực hiện theo quy định tại Điều 15 Nghị định số 11/2010/NĐ-CP ngày 24/02/2010 của Chính phủ về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ.
Điều 5. Cắm mốc lộ giới trên hệ thống đường bộ.
Thực hiện rà soát, lập hồ sơ, cắm mốc lộ giới trên hệ thống đường quốc lộ ủy thác, đường tỉnh, đường huyện, đường xã ngoài khu vực quy hoạch đô thị.
Sau khi hoàn thành việc cắm mốc trên hệ thống đường quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện tiến hành bàn giao cho Ủy ban nhân dân cấp xã để quản lý.
Điều 6. Tổ chức giải toả vi phạm trong phạm vi đã đền bù, đất công trong hành lang an toàn đường bộ.
1. Xây dựng kế hoạch giải tỏa:
Các cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ (Sở Giao thông vận tải Hà Nam, Uỷ ban nhân dân cấp huyện, Uỷ ban nhân dân cấp xã) xây dựng kế hoạch giải tỏa cho từng tuyến đường (sau khi cắm xong mốc lộ giới), nội dung kế hoạch gồm:
- Tổ chức họp triển khai.
- Tổ chức xác định phạm vi giải tỏa.
- Tuyên truyền vận động để các tổ chức, cá nhân tự tháo dỡ, di dời.
- Tổ chức lực lượng giải tỏa các trường hợp cố tình vi phạm.
- Kinh phí thực hiện.
2. Họp triển khai kế hoạch:
a) Cơ quan quản lý nhà nước về đường bộ tổ chức họp với các cơ quan đơn vị để thống nhất về kế hoạch giải toả, phân rõ trách nhiệm và các bước tiến hành.
b) Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức họp với các tổ chức, cá nhân để thông báo kế hoạch giải tỏa.
3. Xác định phạm vi giải tỏa:
a) Trên cơ sở hồ sơ quản lý về đất đai trên địa bàn, Uỷ ban nhân dân cấp xã chủ trì phối hợp với các đơn vị quản lý đường bộ, phòng Công thương và các đơn vị liên quan xác định tại thực địa phạm vi đất của tổ chức, cá nhân đã được đền bù giải phóng mặt bằng hoặc đất công; lập biên bản với từng tổ chức, cá nhân về phạm vi đất, vật kiến trúc, cây cối trên đất đã đền bù giải phóng mặt bằng và đất công.
b) Vạch sơn ranh giới giải tỏa.
4. Tuyên truyền, vận động để các tổ chức, cá nhân tự giác tháo dỡ:
a) Uỷ ban nhân dân xã căn cứ vào biên bản xác định phạm vi giải tỏa thông báo cho tổ chức, cá nhân để tự tháo dỡ vật kiến trúc, cây cối và bàn giao lại phạm vi đất đã vi phạm cho chính quyền địa phương đúng theo kế hoạch để quản lý.
b) Đài phát thanh các xã; các tổ chức chính trị, đoàn thể tổ chức tuyên truyền, vận động để tổ chức, cá nhân vi phạm tự giác tháo dỡ trả lại đất công.
5. Giải tỏa vi phạm:
a) Đơn vị quản lý đường bộ thống kê danh sách tổ chức, cá nhân chưa tự giác tháo dỡ, thông báo cho Ủy ban nhân dân cấp xã để xây dựng kế hoạch giải toả.
b) Ủy ban nhân dân cấp huyện chỉ đạo xây dựng kế hoạch giải tỏa đối với tổ chức, cá nhân cố tình vi phạm và tổ chức họp với các đơn vị liên quan để bố trí lực lượng, phân giao nhiệm vụ, thời gian tiến hành và tổ chức thực hiện giải tỏa vị phạm thuộc địa bàn quản lý.
6. Hoàn thiện hồ sơ quản lý và bàn giao lại cho chính quyền cấp xã quản lý:
a) Đơn vị quản lý đường bộ cập nhật đầy đủ biên bản, lập hồ sơ của các tổ chức, cá nhân vi phạm phạm vi giải toả; lập bình đồ duỗi thẳng hành lang bảo vệ của tuyến đường.
b) Đơn vị quản lý đường bộ tiến hành bàn giao 01 bộ hồ sơ của các tổ chức, cá nhân vi phạm phạm vi giải toả và phạm vi đã giải tỏa xong, bình đồ duỗi thẳng hành lang bảo vệ của tuyến đường cho Ủy ban nhân dân cấp xã quản lý.
1. Nội dung giao khoán:
a) Thực hiện công tác tuần tra, kiểm tra thường xuyên để quản lý hệ thống mốc lộ giới và đất hành lang an toàn đường bộ.
b) Kịp thời phát hiện, lập biên bản và ngăn chặn những trường hợp lấn chiếm, xây dựng, cơi nới, tập kết và buôn bán vật liệu trong phạm vi đất đã đền bù giải phóng mặt bằng, đất công.
c) Tổ chức giải toả các vi phạm trong phạm vi đã đền bù giải phóng mặt bằng, đất công trong hành lang an toàn đường bộ.
2. Công tác tổ chức thực hiện, nghiệm thu, thanh toán:
a) Định kỳ 6 tháng một lần Uỷ ban nhân dân cấp xã chủ trì nghiệm thu công việc đã thực hiện theo nội dung giao khoán, mời thành phần của Sở Giao thông vận tải và phòng Công thương dự.
b) Trên cơ sở nghiệm thu, Uỷ ban nhân dân cấp xã thanh toán cho tổ chức, cá nhân thực hiện hoàn thành công việc đã nhận khoán theo quy định hiện hành.
a) Kinh phí cắm mốc lộ giới: Sử dụng nguồn ngân sách tỉnh.
b) Kinh phí giải tỏa: Trích từ nguồn thu phạt an toàn giao thông.
c) Kinh phí giao khoán thí điểm: Từ nguồn sự nghiệp giao thông của tỉnh hàng năm.
Điều 9. Trách nhiệm của các Sở, ngành liên quan.
1. Sở Giao thông vận tải:
a) Lập kế hoạch và tổng hợp kinh phí thực hiện cắm mốc lộ giới trên hệ thống đường tỉnh, đường huyện, đường xã gửi Sở Tài chính.
b) Tổ chức cắm mốc lộ giới trên các tuyến đường Quốc lộ uỷ thác, đường tỉnh và bàn giao cho Uỷ ban nhân dân cấp xã làm cơ sở theo dõi, quản lý.
c) Phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương trong công tác quản lý, lập kế hoạch và tổ chức giải tỏa vi phạm trên phạm vi đất đã đền bù giải phóng mặt bằng, đất công.
d) Lựa chọn tuyến đường tỉnh để giao khoán thí điểm cho Uỷ ban nhân dân cấp xã thực hiện quản lý hành lang an toàn đường bộ.
2. Sở Tài nguyên môi trường:
Tăng cường trách nhiệm quản lý; hướng dẫn, chỉ đạo và phối hợp với địa phương quản lý chặt chẽ việc sử dụng đất, không giao đất trong hành lang an toàn đường bộ cho tổ chức, cá nhân.
3. Sở Tài chính:
a) Cân đối kinh phí để thực hiện cắm mốc lộ giới trên hệ thống đường bộ của tỉnh (đường tỉnh, đường huyện, đường xã).
b) Chuyển kinh phí thực hiện giao khoán thí điểm công tác quản lý hành lang an đường bộ cho Uỷ ban nhân dân cấp xã theo đề nghị của Sở Giao thông vận tải.
4. Công an tỉnh:
Chỉ đạo các lực lượng chức năng chủ động phối hợp với Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã và các cơ quan liên quan trong việc giải toả và xử lý các trường hợp vi phạm về hành lang an toàn đường bộ.
5. Sở Văn hoá, Thể thao và du lịch, Đài Phát thanh Truyền hình, Báo Hà Nam, các Đàitruyền thanh địa phương và các Sở, ngành khác:
Theo chức năng nhiệm vụ được giao tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật và chỉ đạo của tỉnh về quản lý hành lang an toàn đường bộ.
Điều 10. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
a) Chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành và chỉ đạo Uỷ ban nhân dân cấp xã tổ chức tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ.
b) Lập kế hoạch và dự toán kinh phí thực hiện cắm mốc lộ giới đường huyện, đường xã gửi Sở Giao thông vận tải để tổng hợp.
c) Chỉ đạo tổ chức cắm mốc lộ giới trên các tuyến đường huyện; chỉ đạo và kiểm tra Uỷ ban nhân dân cấp xã cắm mốc lộ giới đường xã và quản lý mốc lộ giới của các tuyến đường trên địa bàn.
c) Xử lý kịp thời các trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường bộ thuộc thẩm quyền của Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
d) Chỉ đạo rà soát chỉ giới giao đất cho các tổ chức, cá nhân; nghiên cứu, đề xuất xử lý đối với các trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường bộ.
e) Chỉ đạo lập kế hoạch tổ chức giải toả các vi phạm thuộc phạm vi đất đã đền bù giải phóng mặt bằng và đất công.
Điều 11. Trách nhiệm của Uỷ ban nhân dân cấp xã.
a) Tuyên truyền, phổ biến các quy định pháp luật về quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ.
b) Lập kế hoạch và dự toán kinh phí cắm mốc lộ giới đường xã gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để tổng hợp.
c) Tổ chức cắm mốc lộ giới trên các tuyến đường xã; tiếp nhận và quản lý hệ thống mốc lộ giới trên các tuyến quốc lộ, đường tỉnh, đường huyện đi trên địa bàn.
d) Quản lý, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền trong hành lang an toàn giao thông đường bộ.
e) Thực hiện rà soát chỉ giới giao đất cho tổ chức, cá nhân; tham mưu cho Uỷ ban nhân dân cấp huyện xử lý các trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường bộ.
f) Tập trung giải toả các công trình, lều quán trong phạm vi đã đề bù giải phóng mặt bằng và đất công.
Điều 12. Trách nhiệm của đơn vị quản lý đường bộ.
Thường xuyên kiểm tra, phát hiện kịp thời các hành vi xâm phạm công trình đường bộ, các hành vi lấn, chiếm và sử dụng trái phép đất của đường bộ; đồng thời chủ động phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan chức năng trong công tác quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ, giải tỏa các trường hợp vi phạm hành lang an toàn đường bộ.
Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn vướng mắc, các cơ quan, đơn vị phản ánh về Sở Giao thông vận tải Hà Nam để tổng hợp, báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh bổ sung, sửa đổi cho phù hợp./.
- 1Quyết định 52/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ tuyến đường bộ trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 2Quyết định 46/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ, giải tỏa và chống tái lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 3Chỉ thị 12/2006/CT-UBND về quản lý, bảo vệ công trình giao thông và hành lang an toàn đường bộ do Tỉnh Bình Định ban hành
- 4Chỉ thị 19/2007/CT-UBND về giải tỏa hành lang an toàn đường bộ trên các tuyến tỉnh lộ do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 5Quyết định 41/2013/QĐ-UBND về xử lý trường hợp công trình xây dựng và đất nằm hành lang an toàn đường bộ thuộc cấp tỉnh, cấp huyện quản lý trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 6Quyết định 51/2005/QĐ-UBND về Quy định xử lý trường hợp công trình xây dựng và đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ cấp tỉnh quản lý trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 7Quyết định 2150/QĐ-UBND năm 2008 ban hành quy chế quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Luật giao thông đường bộ 2008
- 3Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ
- 4Thông tư 39/2011/TT-BGTVT hướng dẫn thực hiện Nghị định 11/2010/NĐ-CP quy định về quản lý và bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông đường bộ do Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải ban hành
- 5Quyết định 52/2011/QĐ-UBND về Quy định quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ tuyến đường bộ trên địa bàn tỉnh An Giang do Ủy ban nhân dân tỉnh An Giang ban hành
- 6Quyết định 46/2012/QĐ-UBND về Quy chế phối hợp trong công tác quản lý, bảo vệ, giải tỏa và chống tái lấn chiếm hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk
- 7Chỉ thị 12/2006/CT-UBND về quản lý, bảo vệ công trình giao thông và hành lang an toàn đường bộ do Tỉnh Bình Định ban hành
- 8Chỉ thị 19/2007/CT-UBND về giải tỏa hành lang an toàn đường bộ trên các tuyến tỉnh lộ do tỉnh Đắk Nông ban hành
- 9Quyết định 41/2013/QĐ-UBND về xử lý trường hợp công trình xây dựng và đất nằm hành lang an toàn đường bộ thuộc cấp tỉnh, cấp huyện quản lý trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 10Quyết định 51/2005/QĐ-UBND về Quy định xử lý trường hợp công trình xây dựng và đất nằm trong hành lang an toàn đường bộ cấp tỉnh quản lý trên địa bàn tỉnh Tiền Giang
- 11Quyết định 2150/QĐ-UBND năm 2008 ban hành quy chế quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
Quyết định 13/2013/QĐ-UBND về Quy định quản lý và bảo vệ hành lang an toàn đường bộ tỉnh Hà Nam
- Số hiệu: 13/2013/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/02/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Nam
- Người ký: Mai Tiến Dũng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/03/2013
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra