- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Thông tư 23/2011/TT-BTTTT quy định về quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 1Quyết định 28/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 2Quyết định 48/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đến hết ngày 31/12/2020
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2012/QĐ-UBND | Bạc Liêu, ngày 18 tháng 12 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẠC LIÊU
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Công nghệ thông tin ngày 29/6/2006;
Căn cứ Nghị định số 64/2007/NĐ-CP ngày 10/4/2007 của Chính phủ về Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan nhà nước;
Căn cứ Thông tư số 23/2011/TT-BTTTT ngày 11/8/2011 của Bộ Thông tin và Truyền thông quy định về việc quản lý, vận hành, sử dụng và đảm bảo an toàn an ninh thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, nhà nước;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tại Tờ trình số 103/TTr-STTTT ngày 03/12/2012;
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, nhà nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông; Thủ trưởng các sở, ban, ngành cấp tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố; các đơn vị kết nối vào Mạng truyền số liệu chuyên dùng; các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. UBND TỈNH |
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU CHUYÊN DÙNG CỦA CÁC CƠ QUAN ĐẢNG, NHÀ NƯỚC TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẠC LIÊU
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2012/QĐ-UBND ngày 18 tháng 12 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu)
Quy chế này quy định về quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, nhà nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu.
Các tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, vận hành, sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, nhà nước; Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị chuyên trách công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng, nhà nước tại tỉnh Bạc Liêu.
1. Mạng truyền số liệu chuyên dùng là mạng truyền dẫn tốc độ cao, sử dụng phương thức chuyển mạch nhãn đa giao thức trên nền giao thức liên mạng (còn gọi là IP/MPLS) sử dụng riêng trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan Đảng, nhà nước trên toàn quốc. Mạng truyền số liệu chuyên dùng trên địa bàn tỉnh (sau đây viết tắt là Mạng TSLCD) là nhánh Mạng TSLCD của Chính phủ.
2. Địa chỉ IP (trong đó IP là viết tắt của từ tiếng Anh: Internet Protocol - giao thức Internet) là một địa chỉ đơn nhất mà những thiết bị điện tử sử dụng để nhận diện và liên lạc với nhau trên mạng máy tính bằng cách sử dụng giao thức Internet.
3. MPLS (viết tắt của từ tiếng Anh: Multiprotocol Label Switching - Chuyển mạch nhãn đa giao thức) là một phương thức được cải tiến cho việc chuyển tiếp các gói tin trong mạng bằng cách sử dụng các nhãn được gắn thêm vào trong các gói tin IP (IP packet).
4. VPN (viết tắt của từ tiếng Anh: Virtual Private Network - Mạng riêng ảo) là một mạng dành riêng để kết nối các máy tính của các công ty, tập đoàn hay các tổ chức với nhau thông qua mạng Internet công cộng.
5. VoIP (viết tắt của từ tiếng Anh: Voice over Internet Protocol - Thoại trên giao thức IP) là công nghệ truyền âm thanh, tiếng nói (thoại) sử dụng giao thức mạng IP trên cơ sở hạ tầng mạng Internet với thông tin được truyền tải là mã hóa của âm thanh.
Điều 4. Nguyên tắc quản lý, vận hành và sử dụng mạng TSLCD
1. Quản lý, vận hành và sử dụng mạng TSLCD với ý thức trách nhiệm cao của mọi cá nhân, đơn vị để phát huy tính hiệu quả của việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của các đơn vị sử dụng mạng.
2. Mạng TSLCD được quản lý, điều hành tập trung, thống nhất; bảo đảm an toàn, bảo mật và tính sẵn sàng cao trong quá trình vận hành và sử dụng.
3. Việc sử dụng, chia sẻ và lưu trữ thông tin trên mạng TSLCD phải tuân thủ các quy định của nhà nước về bưu chính, viễn thông, công nghệ thông tin và lưu trữ.
4. Việc sử dụng mạng TSLCD phải tuân thủ theo các quy định về đảm bảo an toàn, an ninh thông tin được nhà nước quy định.
QUẢN LÝ, VẬN HÀNH VÀ SỬ DỤNG MẠNG TRUYỀN SỐ LIỆU CHUYÊN DÙNG
Điều 5. Danh mục dịch vụ cung cấp trên mạng TSLCD
1. Các dịch vụ truyền số liệu và thuê kênh riêng sử dụng công nghệ kết nối mạng riêng ảo (VPN) gồm:
a) Dịch vụ Intranet IP/MPLS VPN;
b) Dịch vụ Extranet IP/MPLS VPN;
c) Dịch vụ Internet IP/MPLS VPN;
d) Dịch vụ IP VPN truy nhập từ xa;
đ) Dịch vụ VPN liên kết giữa các nhà cung cấp.
2. Dịch vụ hội nghị truyền hình.
3. Các dịch vụ giá trị gia tăng gồm:
a) Dịch vụ truy nhập Internet;
b) Dịch vụ trung tâm dữ liệu;
c) Dịch vụ cho thuê chỗ trên máy chủ mạng;
d) Dịch vụ máy chủ mạng;
đ) Dịch vụ máy chủ thư điện tử;
e) Dịch vụ thoại VoIP.
4. Các dịch vụ khác theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông.
Điều 6. Trách nhiệm của Sở Thông tin và Truyền thông
1. Là đơn vị được giao quản lý Mạng TSLCD, chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân tỉnh về toàn bộ hoạt động liên quan đến việc khai thác, sử dụng mạng TSLCD của tỉnh.
2. Làm đầu mối quản lý toàn bộ các kết nối mạng TSLCD; quản lý cấu hình các phần mềm hệ thống trên các thiết bị mạng; quản lý toàn bộ hồ sơ hệ thống mạng TSLCD; quản lý, phân hoạch các vùng địa chỉ mạng, các vùng mạng cục bộ ảo.
3. Tổ chức hướng dẫn, đôn đốc, kiểm tra các đơn vị nhằm giúp việc khai thác, sử dụng hiệu quả mạng TSLCD.
4. Nghiên cứu, đề xuất nâng cấp, mở rộng, duy trì và phát triển mạng TSLCD.
5. Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn việc thực hiện các quy định nhà nước về sử dụng mạng TSLCD cho các cơ quan Đảng, nhà nước trên địa bàn tỉnh.
6. Phối hợp với cơ quan có thẩm quyền thanh tra, kiểm tra và xử lý đối với tổ chức, cá nhân vi phạm quy định về an toàn, an ninh thông tin trong hoạt động của mạng TSLCD.
7. Phối hợp với các đơn vị có liên quan thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng và an ninh thông tin đáp ứng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về an toàn, an ninh thông tin.
8. Trước ngày 15 tháng 12 hàng năm, báo cáo về Ủy ban nhân dân tỉnh và Bộ Thông tin và Truyền thông tình hình khai thác, sử dụng Mạng TSLCD trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin trên địa bàn tỉnh.
Điều 7. Trách nhiệm của đơn vị sử dụng Mạng TSLCD
1. Thực hiện theo đúng hợp đồng với đơn vị cung cấp dịch vụ Mạng TSLCD (Viễn thông Bạc Liêu).
2. Chịu trách nhiệm về nội dung thông tin truyền đưa và cung cấp trên mạng TSLCD theo quy định của pháp luật.
3. Quản lý, sử dụng và bảo vệ các thiết bị chuyển mạch, thiết bị kết nối và các thiết bị của điểm kết nối đặt tại cơ quan mình đã được bàn giao.
4. Chịu trách nhiệm các vấn đề liên quan đến an toàn mạng khi kết nối mạng TSLCD:
a) Xây dựng hệ thống bức tường lửa (firewall) bảo vệ hệ thống mạng nội bộ nhằm ngăn chặn các truy cập trái phép từ bên ngoài. Hệ thống bức tường lửa bao gồm: Thiết bị phần cứng hoặc bằng các phần mềm chuyên dụng.
b) Quản lý bộ tập trung người dùng mạng riêng ảo của cơ quan được thiết lập (nếu có) trên nền tảng mạng chuyên dùng.
c) Quản lý các tên miền của đơn vị (nếu có).
d) Sở hữu và quản lý các chính sách kết nối Internet của riêng cơ quan.
đ) Quản trị và cài đặt địa chỉ IP theo phân hoạch chung đã được cấp cho hệ thống mạng nội bộ của mình.
5. Xây dựng quy chế nội bộ về việc sử dụng mạng TSLCD.
6. Cử cán bộ có chuyên môn về công nghệ thông tin hoặc bộ phận chuyên trách về công nghệ thông tin để quản trị, khai thác sử dụng.
7. Không thay đổi kết nối, thông số thiết lập mạng của các thiết bị liên quan đến Mạng TSLCD không thuộc thẩm quyền, gây xung đột tài nguyên, ảnh hưởng đến việc vận hành hệ thống Mạng TSLCD.
8. Khi có nhu cầu kết nối mới, điều chỉnh, mở rộng, hủy bỏ kết nối hoặc triển khai các dịch vụ theo yêu cầu, đơn vị phải có văn bản đề nghị hoặc thông báo cho Sở Thông tin và Truyền thông để xem xét, hỗ trợ.
9. Khi có sự cố xảy ra hoặc cần sửa chữa, thay thế các linh kiện của thiết bị liên quan đến kết nối Mạng TSLCD, đơn vị phải thông báo trực tiếp cho đơn vị cung cấp dịch vụ Mạng TSLCD để phối hợp xử lý kịp thời.
10. Trước ngày 10 tháng 12 hàng năm, báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông về tình hình khai thác, sử dụng Mạng TSLCD trong hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin tại đơn vị mình; báo cáo đột xuất khi có yêu cầu.
Điều 8. Trách nhiệm của cá nhân sử dụng Mạng TSLCD
1. Được toàn quyền khai thác các tài nguyên trên mạng để phục vụ cho công tác tại cơ quan, nhưng phải đảm bảo về chế độ bảo mật, an toàn, an ninh, đồng thời chịu trách nhiệm đối với các thông tin truyền đưa và cung cấp trên mạng.
2. Tuân thủ các quy định cụ thể về truy nhập, sử dụng Mạng TSLCD. Không được tiết lộ mật khẩu truy cập các ứng dụng trên Mạng TSLCD cho cá nhân, đơn vị không có thẩm quyền.
3. Tuân thủ những quy định về quản lý, vận hành và sử dụng Mạng TSLCD.
4. Chấp hành nghiêm chỉnh các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách có liên quan của nhà nước về viễn thông, về quản lý và cấp phép cung cấp thông tin, thiết lập trang thông tin điện tử trên Internet, về chế độ bảo mật, an toàn, an ninh thông tin.
5. Khi sự cố xảy ra, cần thông báo kịp thời cho người có thẩm quyền của đơn vị mình để kịp thời giải quyết.
Điều 9. Trách nhiệm của Viễn thông Bạc Liêu
1. Bố trí nguồn nhân lực, chuẩn bị đầy đủ điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị sẵn sàng ứng cứu thông tin, khắc phục sự cố xảy ra trên mạng TSLCD; đảm bảo các yêu cầu về kết nối bao gồm thời gian kết nối, dung lượng lưu trữ, tốc độ băng thông, chất lượng dịch vụ mạng, an toàn, an ninh thông tin... theo đúng hợp đồng đã ký kết.
2. Cung cấp các điểm đăng ký dịch vụ, hộp thư điện tử, địa chỉ, số điện thoại nóng để hỗ trợ kỹ thuật khắc phục sự cố cho Sở Thông tin và Truyền thông và các đơn vị sử dụng mạng TSLCD.
3. Công bố các quy định về chi phí khai thác sử dụng, quản lý, điều hành khai thác, khắc phục sự cố, bảo trì, bảo dưỡng đường truyền kết nối.
4. Tổ chức, hướng dẫn khai thác sử dụng cho đơn vị sau khi triển khai lắp đặt mới vào Mạng TSLCD.
5. Quản lý, duy trì, vận hành, khai thác, khắc phục sự cố, bảo dưỡng các thiết bị thuộc hệ thống Mạng TSLCD đảm bảo kết nối thông suốt, liên tục trong phạm vi toàn tỉnh.
6. Chỉ được phép lắp đặt mới, mở rộng kết nối trên mạng TSLCD khi có sự đồng ý của Sở Thông tin và Truyền thông bằng văn bản.
7. Phối hợp với Sở Thông tin và Truyền thông trong công tác đảm bảo an toàn cơ sở hạ tầng, an toàn thông tin của hệ thống Mạng TSLCD.
8. Định kỳ báo cáo Sở Thông tin và Truyền thông (03 tháng/lần) và đột xuất bằng văn bản về tình hình hoạt động của Mạng TSLCD.
1. Sở Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm hướng dẫn và tổ chức triển khai thực hiện Quy chế này cho các cơ quan Đảng, nhà nước trên địa bàn tỉnh.
2. Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị sử dụng Mạng TSLCD, trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ của mình, có trách nhiệm triển khai, sử dụng, khai thác hiệu quả và kiểm tra việc chấp hành Quy chế này trong phạm vi quản lý của mình.
3. Cán bộ, công chức, viên chức tại các cơ quan, đơn vị khi tham gia vào hệ thống Mạng chuyên dùng có trách nhiệm chấp hành nghiêm túc Quy chế này. Lãnh đạo các cơ quan, đơn vị tham gia vào hệ thống có trách nhiệm tổ chức kiểm tra việc thực hiện Quy chế này và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về những vi phạm của cán bộ, công chức, viên chức của cơ quan, đơn vị mình trong quá trình tham gia điều hành, khai thác hệ thống mạng. Tùy theo mức độ vi phạm, cán bộ vi phạm chịu kỷ luật, xử lý hành chính hoặc trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.
4. Trong quá trình quản lý, vận hành và sử dụng Mạng chuyên dùng nếu có vấn đề phát sinh, các cơ quan, đơn vị liên quan kịp thời báo cáo về Sở Thông tin và Truyền thông để tổng hợp, trình Ủy ban nhân dân tỉnh xem xét, điều chỉnh cho phù hợp./.
- 1Quyết định 16/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 2Quyết định 3396/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước tỉnh Thanh Hóa
- 3Quyết định 20/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng tại cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 4Quyết định 06/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước do thành phố Cần Thơ ban hành
- 5Quyết định 28/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 6Quyết định 09/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 7Quyết định 1399/QĐ-UBND năm 2014 Quy chế quản lý, sử dụng hộp thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 8Quyết định 28/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 9Quyết định 48/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đến hết ngày 31/12/2020
- 1Quyết định 28/2020/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng mạng truyền số liệu chuyên dùng cấp II trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- 2Quyết định 48/QĐ-UBND năm 2021 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật hết hiệu lực, ngưng hiệu lực toàn bộ hoặc một phần thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bạc Liêu đến hết ngày 31/12/2020
- 1Luật Công nghệ thông tin 2006
- 2Nghị định 64/2007/NĐ-CP về việc ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động của cơ quan Nhà nước
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Thông tư 23/2011/TT-BTTTT quy định về quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành
- 5Quyết định 16/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước và đoàn thể trên địa bàn tỉnh Cà Mau
- 6Quyết định 3396/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn, an ninh thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước tỉnh Thanh Hóa
- 7Quyết định 20/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên mạng truyền số liệu chuyên dùng tại cơ quan Đảng, Nhà nước trên địa bàn tỉnh Đắk Nông
- 8Quyết định 06/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, Nhà nước do thành phố Cần Thơ ban hành
- 9Quyết định 28/2013/QĐ-UBND ban hành Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 10Quyết định 09/2013/QĐ-UBND Quy chế quản lý, vận hành, sử dụng và bảo đảm an toàn thông tin trên Mạng truyền số liệu chuyên dùng của các cơ quan Đảng, Nhà nước do tỉnh Ninh Bình ban hành
- 11Quyết định 1399/QĐ-UBND năm 2014 Quy chế quản lý, sử dụng hộp thư điện tử trong hoạt động của cơ quan nhà nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Quyết định 13/2012/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, vận hành và sử dụng Mạng truyền số liệu chuyên dùng của cơ quan Đảng, nhà nước trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
- Số hiệu: 13/2012/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 18/12/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Bạc Liêu
- Người ký: Vũ Văn Họa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 28/12/2012
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực