Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2009/QĐ-UBND | Hà Tĩnh , ngày 29 tháng 05 năm 2009 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HỒ SƠ ĐỊA GIỚI, BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI VÀ MỐC ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CÁC CẤP
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND và UBND ngày 03/12/2004;
Căn cứ Nghị định số 119/CP ngày 16/9/1994 của Chính phủ Ban hành quy định về việc quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp; Nghị định số 14/2008/NĐ-CP ngày 14/02/2008 của Chính phủ quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; Thông tư số 28/TCCP ngày 17/3/1995 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) về việc quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp và Thông tư số 109/1998/TT-TCCP ngày 28 tháng 05 năm 1998 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) Sửa đổi, bổ sung Thông tư số 28/TCCP-ĐP ngày 17/3/1995 của Ban Tổ chức - Cán bộ Chính phủ;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Nội vụ,
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp tỉnh Hà Tĩnh.
Điều 2. Quyết định có hiệu lực thi hành sau 10 ngày kể từ ngày ban hành; bãi bỏ những quy định trước đây của UBND tỉnh về việc quản lý, sử dụng hồ sơ, bản đồ và mốc địa giới hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh trái với Qui chế này.
Điều 3. Chánh Văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Giám đốc các Sở: Nội vụ, Sở Tư pháp, Tài nguyên và Môi trường, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố, thị xã; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn và các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
QUY CHẾ
QUẢN LÝ, SỬ DỤNG HỒ SƠ ĐỊA GIỚI, BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI VÀ MỐC ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH CÁC CẤP
(Ban hành kèm theo Quyết định số: /2009/QĐ-UBND ngày tháng 5 năm 2009 của Ủy ban nhân dân tỉnh)
Chương I.
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy chế này quy định việc quản lý sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp, làm cơ sở cho việc quản lý địa bàn, lãnh thổ, quản lý Nhà nước tại địa phương và giải quyết tranh chấp đất đai có liên quan đến địa giới hành chính các cấp.
Điều 2. Hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp được lập theo Chỉ thị số 364/CT ngày 06/11/1991 của Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng Chính phủ) và được chỉnh lý, bổ sung theo dự án lập mới, chỉnh lý, bổ sung hồ sơ, bản đồ, địa giới hành chính các cấp năm 2008, là tài liệu pháp lý để chính quyền các cấp thống nhất sử dụng trong công tác quản lý Nhà nước về địa giới hành chính ở địa phương.
Điều 3. Hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính các cấp bao gồm: hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính của xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là hồ sơ địa giới hành chính cấp xã); hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính của huyện, thành phố, thị xã thuộc tỉnh (sau đây gọi chung là hồ sơ địa giới hành chính cấp huyện); hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính cấp tỉnh.
Mốc địa giới hành chính các cấp là mốc địa giới được chôn ngoài thực địa tại ngã ba tuyến địa giới hành chính (mốc 3 mặt), tại ngã tư tuyến địa giới hành chính (mốc 4 mặt), trên tuyến địa giới hành chính của hai đơn vị hành chính (mốc 2 mặt).
Chương II.
QUẢN LÝ HỒ SƠ, BẢN ĐỒ VÀ MỐC ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Điều 4. Hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính các cấp được quản lý và lưu trữ trong hòm hoặc tủ bằng kim loại có khoá bảo đảm an toàn lâu dài, chống mối mọt, ẩm ướt và phòng cháy tốt.
Điều 5. Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có thẩm quyền sử dụng, khai thác và chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân cấp trên về tình trạng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới, mốc địa giới hành chính được giao quản lý.
Điều 6. Các tổ chức và cá nhân được Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp giao trực tiếp quản lý hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới, mốc địa giới hành chính gồm:
Sở Nội vụ quản lý hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã trong toàn tỉnh.
Phòng Nội vụ quản lý bộ hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính cấp huyện và cấp xã trong huyện.
Công chức Địa chính cấp xã quản lý hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới, mốc địa giới hành chính trong xã.
Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố có trách nhiệm bảo quản mốc địa giới hành chính chôn trên địa bàn của thôn, tổ dân phố mình quản lý.
Điều 7. Việc giao, nhận, quản lý hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới, mốc địa giới hành chính phải được lập thành văn bản xác định rõ tình trạng bộ hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới, mốc địa giới hành chính khi giao nhận, quản lý.
Việc quản lý bộ hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính của các cơ quan: Sở Nội vụ và Phòng Nội vụ giao cụ thể cho cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ, có trách nhiệm trực tiếp quản lý.
Việc quản lý mốc địa giới hành chính: căn cứ vào biên bản bàn giao của cơ quan chức năng cho cấp xã, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn phải phối hợp chặt chẽ với các xã, phường, thị trấn liên quan để thống nhất giao cho Trưởng thôn, Tổ trưởng Tổ dân phố nơi có mốc địa giới hành chính trực tiếp bảo quản và có biện pháp đảm bảo an toàn, ổn định lâu dài mốc địa giới hành chính đã được giao.
Chương III.
TRÁCH NHIỆM CỦA TỔ CHỨC VÀ CÁ NHÂN ĐƯỢC GIAO QUẢN LÝ HỒ SƠ ĐỊA GIỚI, BẢN ĐỒ ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Điều 8. Tổ chức, cá nhân được giao quản lý hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới, mốc địa giới hành chính (tỉnh, huyện, xã) phải thường xuyên kiểm tra để phát hiện, phản ánh và xử lý kịp thời những hiện tượng làm ảnh hưởng đến chất lượng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới, mốc địa giới hành chính.
Hằng tháng, cán bộ địa chính cấp xã có trách nhiệm báo cáo với Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp về tình trạng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới, mốc địa giới hành chính được giao quản lý.
Hằng quý, vào tháng cuối quý, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các cấp có trách nhiệm kiểm tra tình trạng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính theo quy định.
Sáu tháng một lần, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã phải báo cáo lên Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện; Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện báo cáo lên Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ) về tình trạng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới, mốc địa giới hành chính, những biến động, thay đổi về địa giới hành chính được giao quản lý.
Tháng 12 hằng năm, Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm tổng hợp tình hình quản lý, sử dụng và những thay đổi về địa giới hành chính trình Uỷ ban nhân dân tỉnh báo cáo Chính phủ.
Điều 9. Người được giao quản lý trực tiếp hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính, mốc địa giới hành chính khi thay đổi vị trí công tác hoặc vì lý do khác không đảm nhận được nhiệm vụ thì tổ chức được giao trực tiếp quản lý hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới, mốc địa giới hành chính phải phân công người khác quản lý và phải tiến hành lập biên bản bàn giao cho người được phân công tiếp tục quản lý hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới, mốc địa giới hành chính theo đúng quy định.
Thủ trưởng cơ quan quản lý hồ sơ địa giới thay đổi công tác hoặc không đảm nhận được nhiệm vụ thì phải tiến hành lập biên bản và bàn giao trách nhiệm quản lý cho người mới đảm nhiệm.
Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp xã thay đổi công tác do hết nhiệm kỳ hoặc vì lý do khác không đảm nhận nhiệm vụ thì tổ chức được giao trực tiếp quản lý hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới, mốc địa giới hành chính phải phân công người được phân công quản lý và phải bàn giao trách nhiệm quản lý hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới, tình trạng mốc địa giới hành chính cho người mới đảm nhiệm. Khi bàn giao phải có sự chứng kiến Phòng Nội vụ, Phòng Tài nguyên và Môi trường và đại diện Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Chương IV.
SỬ DỤNG HỒ SƠ, BẢN ĐỒ VÀ MỐC ĐỊA GIỚI HÀNH CHÍNH
Điều 10. Trường hợp hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới, mốc địa giới hành chính bị hư hỏng hoặc mất mát thì Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp trực tiếp quản lý phải báo cáo ngay trên cơ quan cấp trên đề nghị xin sao lại hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính. Uỷ ban nhân dân cấp xã liên quan phải tổ chức khôi phục lại mốc địa giới hành chính và tiến hành điều tra nguyên nhân để xử lý theo quy định của pháp luật.
Trước khi thi công các công trình (giao thông, xây dựng...) có ảnh hưởng đến vị trí mốc địa giới hành chính, đơn vị thi công phải báo cáo với Uỷ ban nhân dân cấp xã. Nếu phải chuyển dịch vị trí mốc thì phải được sự chấp thuận của Uỷ ban nhân dân cấp huyện và thoả thuận vị trí mới Uỷ ban nhân dân cấp xã có liên quan. Mọi chi phí di chuyển vị trí mốc do đơn vị thi công hoặc chủ đầu tư công trình chịu trách nhiệm.
Điều 11. Khi có tranh chấp đất đai liên quan đến đường địa giới hành chính, Uỷ ban nhân dân cấp xã căn cứ vào hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới, mốc địa giới hành chính hiện đang quản lý để làm cơ sở pháp lý giải quyết tranh chấp, đồng thời báo cáo lên cơ quan cấp trên trực tiếp.
Điều 12. Trường hợp có tranh chấp đến đường địa giới hành chính trong nội cấp huyện, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện căn cứ vào hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới, mốc địa giới hành chính đang quản lý để làm cơ sở giải quyết. Trong trường hợp đã giải quyết hoặc chưa giải quyết được cũng phải báo cáo lên Uỷ ban nhân dân tỉnh (qua Sở Nội vụ).
Điều 13. Nghiêm cấm việc mang hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính về nhà riêng. Đối với xã vùng sâu, vùng xa, biên giới để đảm bảo an toàn hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới hành chính có yêu cầu lưu gửi tại nơi ở của cán bộ quản lý thì phải được sự cho phép của Chủ tịch Uỷ ban dân dân huyện. Việc sao chép lại và cho mượn hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cùng cấp. Riêng đối với cấp xã phải được sự đồng ý bằng văn bản của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp huyện.
Điều 14. Việc lập các bản đồ về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của địa phương có liên quan đến địa giới hành chính nhất thiết phải căn cứ vào đường địa giới hành chính được xác định trên bản đồ địa giới hành chính của từng cấp. Đối với bản đồ thường trực địa giới hành chính và bản đồ treo tường tại các công sở của các cơ quan hành chính sự nghiệp trên địa bàn tỉnh phải thống nhất theo bản đồ địa giới hành chính và do Bộ Tài nguyên và Môi trường thống nhất phát hành.
Điều 15. Mỗi xã, phường, thị trấn phải có ít nhất một bản đồ thường trực để theo dõi tình hình biến động của địa bàn dân cư, mạng lưới giao thông, thuỷ lợi... trên địa bàn.
Khi có quyết định của Uỷ ban nhân dân tỉnh về việc thay đổi địa danh dân cư: thành lập mới, chia tách, đổi tên thôn… cán bộ địa chính cấp xã phải bổ sung quyết định vào hồ sơ địa giới hành.
Khi có phê chuẩn của Chính phủ về việc điều chỉnh địa giới hành chính cấp xã; các huyện, thành phố, thị xã phải tiến hành việc lập lại bộ hồ sơ địa giới hoặc chỉnh sửa, bổ sung theo đơn vị hành chính mới, đồng thời bàn giao bộ hồ sơ địa giới đơn vị cũ (nếu có) về Uỷ ban nhân dân cấp huyện quản lý và lưu trữ.
Việc chỉnh sửa, bổ sung vào hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính thực hiện trên bản sao không trực tiếp chỉnh sửa vào bản chính.
Chương V.
ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH
Điều 16. Giám đốc Sở Nội vụ có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra và định kỳ báo cáo Uỷ ban nhân dân tỉnh việc thực hiện Qui chế này./.
- 1Kế hoạch 10785/KH-UBND năm 2013 thực hiện Dự án hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 2Quyết định 2437/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính tỉnh Bình Phước
- 3Quyết định 19/2014/QĐ-UBND về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh
- 4Quyết định 1691/QĐ.UBT.94 năm 1994 ban hành bản quy định quản lý, sử dụng hồ sơ và bảo vệ cột mốc địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ
- 5Quyết định 16/2023/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới hành chính, mốc địa giới hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
- 1Nghị định 119-CP năm 1994 Quy định quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp
- 2Thông tư 109/1998/TT-TCCP sửa đổi Thông tư 28/TCCP-ĐP-1995 hướng dẫn quản lý, sử dụng hồ sơ, bản đồ và mốc địa giới hành chính các cấp do Ban Tổ Chức Cán Bộ Chính Phủ ban hành
- 3Nghị định 14/2008/NĐ-CP quy định tổ chức các cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh
- 4Chỉ thị 364-CT năm 1991 giải quyết những tranh chấp đất đai liên quan đến địa giới hành chính tỉnh, huyện, xã do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
- 5Kế hoạch 10785/KH-UBND năm 2013 thực hiện Dự án hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 6Quyết định 2437/QĐ-UBND năm 2013 thành lập Ban Chỉ đạo và Tổ Giúp việc Ban Chỉ đạo thực hiện Dự án Hoàn thiện, hiện đại hóa hồ sơ, bản đồ địa giới hành chính và xây dựng cơ sở dữ liệu về địa giới hành chính tỉnh Bình Phước
- 7Quyết định 19/2014/QĐ-UBND về cắm mốc giới và quản lý mốc giới theo quy hoạch đô thị tại thành phố Hồ Chí Minh
- 8Quyết định 1691/QĐ.UBT.94 năm 1994 ban hành bản quy định quản lý, sử dụng hồ sơ và bảo vệ cột mốc địa giới hành chính tỉnh Cần Thơ
- 9Quyết định 16/2023/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới hành chính, mốc địa giới hành chính các cấp trên địa bàn tỉnh Lạng Sơn
Quyết định 13/2009/QĐ-UBND về Quy chế quản lý, sử dụng hồ sơ địa giới, bản đồ địa giới và mốc địa giới hành chính các cấp do Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh ban hành
- Số hiệu: 13/2009/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/05/2009
- Nơi ban hành: Tỉnh Hà Tĩnh
- Người ký: Trần Minh Kỳ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 08/06/2009
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra