- 1Quyết định 227/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo cuộc vận động phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2007/QĐ-UBND | Quy Nhơn, ngày 05 tháng 7 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ VỀ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CUỘC VẬN ĐỘNG PHONG TRÀO “ TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” TỈNH BÌNH ĐỊNH
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân ngày 03 tháng 12 năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 227/2006/QĐ-TTg ngày 11 tháng 10 năm 2006 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Văn hóa - Thông tin (Thường trực BCĐ cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Bình Định.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 10 ngày, kể từ ngày ký và thay thế Quyết định số 158/2003/QĐ-UB ngày 17 tháng 01 năm 2003 của Ủy ban nhân dân tỉnh về ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Bình Định.
Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, các thành viên Ban Chỉ đạo cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH |
QUY CHẾ
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO CUỘC VẬN ĐỘNG PHONG TRÀO “TOÀN DÂN ĐOÀN KẾT XÂY DỰNG ĐỜI SỐNG VĂN HÓA” TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2007/QĐ-UBND ngày 05/7/2007 của UBND tỉnh)
Chương I
QUY ĐỊNH CHUNG
Điều 1. Quy chế này quy định về tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo cuộc vận động phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh Bình Định (gọi tắt là Ban Chỉ đạo tỉnh).
Điều 2. Hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh nhằm: Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức về văn hóa, nhiệm vụ xây dựng, phát triển văn hóa trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ngày càng sâu rộng trong toàn tỉnh.
Điều 3. Ban Chỉ đạo tỉnh hoạt động thường xuyên, có kế hoạch, thiết thực, hiệu quả, không ngừng đổi mới, nâng cao chất lượng về nội dung và phương thức hoạt động.
Điều 4. Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện sự chỉ đạo tập trung, thống nhất, dưới sự điều hành của Trưởng ban, phát huy vai trò chủ động, sáng tạo của các thành viên Ban Chỉ đạo.
Chương II
NHIỆM VỤ CỦA BAN CHỈ ĐẠO, TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO, PHÓ TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO, THƯỜNG TRỰC BAN CHỈ ĐẠO VÀ THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO TỈNH
Điều 5. Nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo tỉnh
1. Xây dựng kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên phạm vi toàn tỉnh.
2. Chỉ đạo tổ chức thực hiện và kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các kế hoạch, chương trình triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
3. Đề ra các chủ trương, giải pháp nhằm huy động mọi nguồn lực, tập hợp mọi lực lượng đẩy mạnh thực hiện và nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
4. Tổ chức sơ kết, tổng kết, đúc rút kinh nghiệm, phổ biến nhân rộng các điển hình tiên tiến, các nhân tố mới trong phong trào; khen thưởng và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh cấp bằng công nhận các đơn vị đạt danh hiệu văn hóa theo quy định; khen thưởng và đề nghị các cấp trên khen thưởng các cá nhân, gia đình, tập thể, có thành tích xuất sắc trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
5. Tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ tham gia công tác chỉ đạo triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
6. Chỉ đạo hoạt động, kiện toàn Ban Chỉ đạo các cấp theo hướng: Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp làm Trưởng Ban Chỉ đạo; đại diện lãnh đạo ngành Văn hóa - Thông tin và Mặt trận Tổ quốc các cấp làm Phó Trưởng Ban Chỉ đạo; Trưởng Ban Công tác Mặt trận làm Trưởng Ban vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
Điều 6. Nhiệm vụ của Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh
1. Chịu trách nhiệm chung về hoạt động của Ban Chỉ đạo; chỉ đạo xây dựng và thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh.
2. Triệu tập, chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo; các hội nghị triển khai công tác, sơ kết, tổng kết phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
3. Phân công nhiệm vụ cho các thành viên Ban Chỉ đạo, chỉ đạo sự phối hợp hoạt động giữa các thành viên Ban Chỉ đạo, giữa Ban Chỉ đạo tỉnh với Ban Chỉ đạo ở các huyện, thành phố trong tỉnh.
4. Chỉ đạo xây dựng, ký ban hành các văn bản thuộc thẩm quyền của Ban Chỉ đạo tỉnh.
Điều 7. Nhiệm vụ của Phó Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh
1. Thay mặt Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh chủ trì các cuộc họp của Ban Chỉ đạo tỉnh, các hội nghị triển khai công tác, sơ kết, tổng kết phong trào khi được Trưởng ban ủy quyền.
2. Chỉ đạo thực hiện các chương trình, kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh, theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh.
Điều 8. Nhiệm vụ của Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh
Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh gồm các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh là đại diện các cơ quan sau: Sở Văn hóa - Thông tin, Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Thể dục - Thể thao, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Nông dân Việt Nam tỉnh. Nhiệm vụ của Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh:
1. Tham gia chuẩn bị nội dung các cuộc họp, hội nghị, xây dựng kế hoạch, chương trình hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh để đưa ra Ban Chỉ đạo thảo luận, quyết định.
2. Thay mặt Ban Chỉ đạo để chỉ đạo thực hiện các hoạt động đột xuất, quan trọng, cấp bách.
3. Thảo luận, quyết định các hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh giữa hai kỳ họp và báo cáo Ban Chỉ đạo tại kỳ họp gần nhất.
4. Chỉ đạo thực hiện các hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh, theo sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh.
5. Đôn đốc các thành viên Ban Chỉ đạo theo dõi, chỉ đạo phong trào ở địa bàn lĩnh vực được phân công.
Điều 9. Nhiệm vụ của thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh
1. Tham gia đầy đủ các hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh; thực hiện nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo tỉnh, nhiệm vụ cụ thể của thành viên, cơ quan thành viên được quy định tại Điều 5 và Điều 10 của Quy chế này.
2. Trực tiếp chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện phong trào theo hệ thống tổ chức sở, ban, ngành, Mặt trận Tổ quốc và hội đoàn thể theo kế hoạch của Ban Chỉ đạo tỉnh; đồng thời báo cáo kết quả hoạt động của ngành được phân công phụ trách theo định kỳ 6 tháng, hàng năm.
3. Xây dựng và chỉ đạo tổ chức thực hiện các chương trình phối hợp liên ngành, lồng ghép thực hiện các nhiệm vụ chính trị, chuyên môn nghiệp vụ trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
4. Các thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh phụ trách địa bàn được dự các cuộc họp do Ban Chỉ đạo huyện, thành phố mời và thay mặt Ban Chỉ đạo tỉnh phát biểu chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện phong trào và báo cáo kết quả thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn được phân công phụ trách về Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh một năm hai lần.
Điều 10. Nhiệm vụ cụ thể của các sở, ban, ngành liên quan
1. Sở Văn hóa - Thông tin: Phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Sở Thể dục Thể thao, Liên đoàn Lao động tỉnh, Hội Nông dân tỉnh thực hiện nhiệm vụ Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh. Chủ trì phong trào xây dựng gia đình văn hóa, làng văn hóa, khu phố văn hóa, xã, phường, thị trấn văn hóa, cơ quan đơn vị văn hóa, xuất bản Tờ tin Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa của tỉnh và tổ chức liên hoan các danh hiệu văn hóa tiêu biểu toàn tỉnh theo định kỳ 3 năm một lần.
2. Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy: Phối hợp với Đài Phát thanh - Truyền hình Bình Định, các cơ quan thông tấn báo chí tổ chức các hoạt động tuyên truyền về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trên địa bàn tỉnh. Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện phong trào “Người tốt việc tốt”.
3. Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Ban Dân vận Tỉnh ủy, Ban Dân tộc tỉnh, Ban Tôn giáo tỉnh và các Hội đoàn thể tỉnh tuyên truyền, vận động các tầng lớp nhân dân tham gia hưởng ứng Phong trào; chủ trì cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư”.
4. Liên đoàn Lao động tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện phong trào xây dựng cơ quan, trường học, đơn vị, doanh nghiệp đạt chuẩn văn hóa và phong trào học tập, lao động, sáng tạo trong công nhân, viên chức lao động.
5. Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh tỉnh, Hội Cựu chiến binh tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” theo hệ thống đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở.
6. Sở Thể dục Thể thao: Chủ trì, phối hợp với các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, chỉ đạo tổ chức triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân rèn luyện thân thể theo gương Bác Hồ vĩ đại”.
7. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa
- Thông tin, Công an tỉnh chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện phong trào toàn dân phòng, chống tệ nạn xã hội.
8. Sở Y tế: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin chỉ đạo, triển khai công tác chăm sóc sức khỏe cho nhân dân trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
9. Sở Giáo dục - Đào tạo, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Công nghiệp, Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin để chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trong các trường học, trung tâm hướng nghiệp, dạy nghề, khuyến nông, khuyến công, lực lượng công an nhân dân và lực lượng vũ trang.
10. Sở Tài chính: Hướng dẫn, kiểm tra việc cấp, huy động, quản lý và sử dụng các nguồn kinh phí cho Ban Chỉ đạo các cấp.
11. Ban Thi đua - Khen thưởng tỉnh: Hướng dẫn công tác thi đua - khen thưởng trong phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
12. Sở Khoa học - Công nghệ: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tổ chức các hoạt động khảo sát, điều tra, nghiên cứu về xã hội, làm căn cứ khoa học cho công tác chỉ đạo, triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
13. Hội Văn học - Nghệ thuật tỉnh: Tổ chức các hoạt động sáng tác văn học
- nghệ thuật về phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”.
14. Ban Dân tộc tỉnh: Chủ trì, phối hợp với Sở Văn hóa - Thông tin, Sở Thể dục Thể thao và các sở, ngành liên quan về công tác dân tộc thiểu số nhằm đẩy mạnh thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” ở miền núi, vùng dân tộc thiểu số.
15. Ủy ban Dân số, Gia đình và Trẻ em tỉnh: Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan chỉ đạo triển khai xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em.
Chương III
CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO TỈNH
Điều 11. Ban Chỉ đạo tỉnh, Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh làm việc theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số những vấn đề thuộc phạm vi trách nhiệm của mình.
Điều 12. Theo đề nghị của các cơ quan thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định danh sách thành viên, bổ sung, thay thế thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh.
Điều 13. Ban Chỉ đạo chịu sự lãnh đạo của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh. Thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện sự phân công của Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh.
Điều 14. Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh thành lập Văn phòng Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh, gồm: Đại diện lãnh đạo cấp phòng, ban, đơn vị chức năng của các ngành thành viên Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh.
Điều 15. Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh
Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh có nhiệm vụ tổng hợp tình hình, dự thảo các văn bản có liên quan, báo cáo sơ kết, tổng kết và tham gia các cuộc họp của Ban Chỉ đạo. Các thành viên Văn phòng Thường trực làm việc theo chế độ kiêm nhiệm.
Các cơ quan cử cán bộ tham gia thành viên Văn phòng Thường trực giúp việc Ban Chỉ đạo tỉnh có trách nhiệm tạo điều kiện thuận lợi cho các cán bộ tham gia Văn phòng Thường trực hoàn thành nhiệm vụ do Ban Chỉ đạo tỉnh giao.
Điều 16. Ban Chỉ đạo tỉnh, Văn phòng Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh được sử dụng con dấu của Sở Văn hóa - Thông tin.
Điều 17. Kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo tỉnh thực hiện theo Thông tư liên tịch số 31/2006/TTLT/BTC-BVHTT ngày 07/4/2006 của Bộ Tài chính và Bộ Văn hóa - Thông tin về hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các cấp và các quy định về tài chính hiện hành.
Điều 18. Chế độ hội, họp
1. Họp Ban Chỉ đạo tỉnh: 6 tháng một lần.
2. Họp Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh: 3 tháng một lần.
3. Hội nghị Sơ kết phong trào toàn tỉnh: 1 năm một lần.
4. Hội nghị Tổng kết phong trào toàn tỉnh: 5 năm một lần.
Điều 19. Công tác kiểm tra
1. Thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh kiểm tra Phong trào ở các huyện, thành phố một năm hai lần.
2. Thường trực Ban Chỉ đạo tỉnh kiểm tra Phong trào ở các sở, ngành, hội đoàn thể tỉnh một năm một lần.
Điều 20. Chế độ báo cáo
1. Thành viên Ban Chỉ đạo tỉnh, Trưởng Ban Chỉ đạo các huyện, thành phố trong tỉnh báo cáo bằng văn bản tình hình thực hiện phong trào với Thường trực Ban Chỉ đạo (qua Văn phòng Thường trực, Sở Văn hóa - Thông tin), trước ngày 25 tháng 11 hàng năm.
2. Trưởng Ban Chỉ đạo tỉnh báo cáo bằng văn bản tình hình thực hiện phong trào trong toàn tỉnh với Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh và Ban Chỉ đạo Trung ương phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” trước ngày 30 tháng 11 hàng năm.
Chương IV
TỔ CHỨC THỰC HIỆN
Điều 21. Thủ trưởng các sở, ban, ngành, đoàn thể liên quan thuộc tỉnh, Chủ tịch UBND các huyện thành phố và các thành viên Ban Chỉ đạo “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” tỉnh chịu trách nhiệm thực hiện Quy chế này.
Điều 22. Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố trong tỉnh căn cứ vào Quy chế này, ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” các huyện, thành phố.
Trong quá trình thực hiện, nếu cần có sự bổ sung, điều chỉnh để phù hợp với thực tiễn tình hình và đảm bảo tính khả thi thì Ban Chỉ đạo tỉnh bàn bạc, thảo luận thống nhất trước khi trình UBND tỉnh để xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 17/2012/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn công nhận và hướng dẫn chấm điểm danh hiệu trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 2Quyết định 05/2013/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận danh hiệu trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa do thành phố Cần Thơ ban hành
- 3Quyết định 78/2012/QĐ-UBND quy định mức chi thực hiện Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
- 1Thông tư liên tịch 31/2006/TTLT-BTC-BVHTT hướng dẫn quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động của ban chỉ đạo phòng trào "toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa" các cấp do Bộ Tài chính - Bộ Văn hóa thông tin ban hành
- 2Quyết định 227/2006/QĐ-TTg ban hành Quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo cuộc vận động phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân 2004
- 5Quyết định 17/2012/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn công nhận và hướng dẫn chấm điểm danh hiệu trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa trên địa bàn tỉnh Vĩnh Long
- 6Quyết định 05/2013/QĐ-UBND về Quy định tiêu chuẩn, trình tự, thủ tục xét và công nhận danh hiệu trong phong trào Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa do thành phố Cần Thơ ban hành
- 7Quyết định 78/2012/QĐ-UBND quy định mức chi thực hiện Cuộc vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa ở khu dân cư trên địa bàn tỉnh Đồng Nai
Quyết định 13/2007/QĐ-UBND về quy chế về tổ chức và hoạt động của Ban chỉ đạo cuộc vận động phong trào “toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” do tỉnh Bình Định ban hành
- Số hiệu: 13/2007/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/07/2007
- Nơi ban hành: Tỉnh Bình Định
- Người ký: Nguyễn Thị Thanh Bình
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 15/07/2007
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực