Hệ thống pháp luật

BỘ XÂY DỰNG
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 13/2005/QĐ-BXD

Hà Nội, ngày 22 tháng 4 năm 2005

 

QUYẾT ĐỊNH

SỐ 13/2005/QĐ-BXD CỦA BỘ XÂY DỰNG VỀ VIỆC BAN HÀNH TCXDVN 337: 2005 “VỮA VÀ BÊTÔNG CHỊU AXÍT”

Căn cứ Nghị định số 36/2003/NĐ-CP ngày 4/4/2003 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Xây dựng;
Xét đề  nghị  của Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành  kèm theo quyết định này 01 Tiêu chuẩn xây dựng Việt Nam: TCXDVN 337: 2005 “Vữa và bê tông chịu axit”.

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 15 ngày, kể từ ngày đăng Công báo.

Điều 3. Các Ông: Chánh văn phòng Bộ, Vụ trưởng Vụ Khoa học Công nghệ và Thủ trưởng các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết  định này.

 

 

Nguyễn Hồng Quân

(Đã ký)

 

TIÊU CHUẨN XÂY DỰNG VIỆT NAM

Xuất bản lần 1

VỮA VÀ BÊ TÔNG CHỊU AXIT

MORTARS AND ACID RESISTANT CONCRETES

1. Phạm vi áp dụng

Tiêu chuẩn này áp dụng cho vữa và bêtông chịu axit trên cơ sở thuỷ tinh lỏng, phụ gia đóng rắn và cốt liệu trơ.

2. Tài liệu viện dẫn

TCVN 3121-2:2003: Vữa xây dựng - Phương pháp thử.

Phần 2: Lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.

TCVN 2230 - 77: Sàng và rây - Lưới đan và lưới đục lỗ - Kích thước lỗ.

TCXD 86 - 1981: Gạch chịu axit -  Phương pháp thử.

TCVN 3121 - 12: 2003: Vữa xây dựng - Phương pháp thử.

Phần 12: Xác định cường độ bám dính của vữa đã đóng rắn trên nền.

TCVN 3121 - 18: 2003: Vữa xây dựng - Phương pháp thử.

Phần 18: Xác định độ hút nước của vữa đã đóng rắn.

TCVN 3121 - 11: 2003: Vữa xây dựng - Phương pháp thử.

Phần 11: Xác định cường độ uốn và nén của vữa đã đóng rắn.

TCXDVN 317: 2004: Block  bêtông nhẹ - Phương pháp thử.

TCVN 3113 - 1993: Bêtông nặng - Phương pháp xác định độ hút nước.

TCVN 3118 – 1993: Bêtông nặng - Phương pháp xác định cường độ chịu nén.

3. Yêu cầu kỹ thuật

3.1. Vữa chịu axit

Các chỉ tiêu kỹ thuật của vữa chịu axit được quy định tại bảng 1.

Bảng 1: Các chỉ tiêu kỹ thuật của vữa chịu axit

TT

Tên chỉ tiêu

Mức cho phép

1

Cỡ hạt tính bằng % lượng còn lại trên sàng, kích thưíơc lỗ 1mm

Không có

2

Độ chịu axit, %, không nhỏ hơn

92

3

Thời gian  công tác, phút, không nhỏ hơn

15

4

Độ bám dính, N/mm2, không nhỏ hơn

0,2

5

Độ hút nước, %, không lớn hơn

13

6

Cường độ chịu nén, N/mm2, không nhỏ hơn

15

3.2. Bêtông chịu axit

3.2.1. Theo cường độ, bêtông chịu axit được chia ra các mác M20, M25, M30 và M35.

3.2.2. Các chỉ tiêu kỹ thuật của bêtông chịu axit phải thoả mãn các mức quy định tại bảng 2.

Bảng 2: Các chỉ tiêu kỹ thuật của bêtông chịu axit

TT

Tên chỉ tiêu

 

Mác bêtông chịu axit

M20

M25

M30

M35

1

Cường độ chịu nén sau 7 ngày của mẫu đóng rắn trong không khí, N/mm­2, không nhỏ hơn

20

25

30

35

2

Độ chịu axit, %, không nhỏ hơn

95

3

Hệ số bền axit (1) , không nhỏ hơn

0,7

4

Độ co, %, không lớn hơn

0,15

5

Độ hút nước, %, không lớn hơn

6

Ghi chú: (1) Chỉ xác định khi có yêu cầu

4. Lấy mẫu

Lấy mẫu vữa và bêtông chịu axit  khô trộn sẵn theo mục 1; 2; 3; 4 của TCVN 3121 - 2: 2003.

Chất liên kết được lấy từ các dụng cụ chứa.

5. Phương pháp thử

5.1. Xác định cỡ hạt

5.1.1. Thiết bị và dụng cụ thử

- Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 1g;

- Khay đựng mẫu;

- Sàng 1mm (theo TCVN 2230: 1977);

- Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ ở 1100C;

- Chổi quét mẫu;

- Bình hút ẩm;

5.1.2. Cách tiến hành

Lấy mẫu kiểm tra theo mục 1; 2; 3; 4  của TCVN 3121 - 2: 2003.

Làm sạch khay đựng mẫu và sấy khay đến khối lượng không đổi.

Mẫu được sấy khô ở nhiệt độ 105°C ± 5°C.

Làm sạch sàng, để khô;

Chuẩn bị song song 3 mẫu, mỗi mẫu cân 50g hoặc 100g với độ chính xác 1g.

Mẫu đã sấy khô được sàng liên tục cho đến khi không còn hạt vữa lọt qua sàng sàng.

5.1.3. Biểu thị kết quả

Lượng còn lại trên sàng, tính bằng % ,theo công thức:

m1

% còn lại trên sàng = ----------- x 100

m

trong đó:           m1 là khối lượng còn lại trên sàng, tính bằng g.

m là khối lượng mẫu ban đầu, tính bằng g.

Kết quả là giá trị trung bình cộng của 3 mẫu thử.

5.2. Xác định độ chịu axit  của vữa,bê tông đã đóng rắn

Lấy mẫu  đã đóng rắn  28 ngày đem  xác định độ chịu axit theo mục 4.6 TCXD 86 - 1981.

5.3. Xác định thời gian công tác

5.3.1. Nguyên tắc

Xác định thời gian từ lúc bắt đầu trộn hỗn hợp khô với chất liên kết đến khi vữa không còn khả năng thao tác.

5.3.2. Thiết bị và dụng cụ thử

- Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 1g.

- Chảo , bay trộn mẫu bằng vật liệu không rỉ.

- ống đong có dung tích 1000ml, 50ml.

- Giấy không thấm nước phẳng, sạch.

5.3.3. Cách tiến hành

- Lấy mẫu kiểm tra theo mục 1; 2; 3; 4  của TCVN 3121 - 2: 2003.

- Cân 500g  mẫu, mẫu được trộn khô bằng tay hoặc bằng máy trong thời gian 30 giây, sau đó cho chất liên kết theo tỷ lệ đã quy định và trộn trong 3 phút đến độ dẻo đồng nhất.

- Lấy 150g mẫu hỗn hợp vữa dẻo, trải đều lên bề mặt tờ giấy phẳng không thấm nước, dùng bay miết vào khối vữa, làm đi làm lại nhiều lần đến khi vữa bị cuốn theo bay thì thôi.

5.3.4. Biểu thị kết quả

Ghi thời gian công tác tính bằng phút kể từ khi bắt đầu trộn hỗn hợp khô với chất liên kết cho đến lúc vữa bị cuốn theo bay khi miết trên bề mặt.

5.4. Xác định độ bám dính của vữa đã đóng rắn

5.4.1. Nguyên tắc

Xác định lực kéo đứt mẫu lớn nhất vuông góc với bề mặt  bám dính của mẫu vữa trên nền thử. Độ bám dính được tính bằng tỷ số giữa lực kéo đứt và diện tích bám dính của mẫu thử.

5.4.2. Thiết bị và dụng cụ thử

- Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 1g.

- ống đong có dung tích 1000ml, 50ml.

- Dao bằng thép không rỉ.

- Máy trộn hành tinh có dung tích 5l: cánh trộn có tốc độ quay (140 ± 5) vòng/phút hoặc (285 ± 10) vòng /phút.

- Chảo , bay trộn mẫu bằng vật liệu không rỉ.

- Khâu hình nón cụt bằng đồng hoặc thép không rỉ, có hình dáng và kích thước như hình 1.

Hình 1. Cấu tạo và kích thước khâu hình nón cụt

- Đầu kéo bám dính hình tròn bằng thép không rỉ, đường kính (50+0,1)mm, chiều dày không nhỏ hơn 10 mm. Tâm của đầu kéo có móc để móc trực tiếp vào bộ phận kéo của máy thử cường độ bám dính.

- Keo gắn từ nhựa epoxy.

- Máy thử độ bám dính có khả năng tạo lực kéo tới 5KN, sai số không lớn hơn 2%, có khả năng điều chỉnh tốc độ, tăng lực kéo từ 5 N/s đến 10 N/s. Máy có bộ phận giữ tấm nền liên kết.

5.4.3. Chuẩn bị mẫu thử

- Tấm nền liên kết được chuẩn bị từ gạch khối chịu axit, tấm chịu axit, bêtông chịu axit, bêtông thường. Kích thước tấm nền không nhỏ hơn: dài 230mm, rộng: 150mm, cao từ 10mm đến 50mm. Tấm nền bằng bêtông được để khô ngoài không khí không ít hơn 28 ngày.

- Lấy mẫu kiểm tra theo mục 1; 2; 3; 4 TCVN 3121 - 2: 2003.

- Cân 500g mẫu, mẫu được trộn khô bằng tay hoặc bằng máy trong thời gian 30 giây, sau đó cho chất liên kết theo tỷ lệ đã quy định và trộn 3phút  đến độ dẻo đồng nhất. Trước khi láng vữa, tấm nền liên kết phải được làm khô, nhám bề mặt. Láng một lớp vữa thử trên tấm nền liên kết với độ dày 10mm ±1mm. Sau khi mẫu thử bắt đầu đông kết vừa xoay nhẹ vừa ấn khâu hình nón cụt ( đã được lau lớp dầu mỏng) xuống lớp vữa cho tới khi tiếp xúc hoàn toàn với nền liên kết. Xoay nhẹ và nhấc từ từ khâu hình nón cụt lên khỏi lớp vữa. Lúc này đã tạo được mẫu để thử lực bám dính trong diện tích của khâu hình nón cụt. Khoảng cách giữa các mẫu thử trên tấm nền và khoảng cách từ mẫu tới mép tấm nền không nhỏ hơn 50 mm. Các mẫu thử bị bong hoặc sứt sẽ bị loại bỏ. Mẫu thử được để khô trong không khí.

5.4.4. Cách tiến hành

Sau 7 ngày mẫu thử được xác định độ bám dính theo TCVN 3121 - 12: 2003.

5.4.5. Biểu thị kết quả

-  Độ bám dính ( Rbd ) tính bằng N/mm2, được xác định theo công thức:

Pbd

Rbd = -----------

 S

trong đó :          Pbd  là lực bám dính khi kéo đứt, tính bằng N.

S là diện tích bám dính chịu kéo của mẫu, tính bằng mm2.

S = 1962 mm2.

- Kết quả là giá trị trung bình cộng của 3 mẫu thử, lấy chính xác đến 0,1N/mm2. Nếu có kết quả nào sai lệch quá 10% giá trị trung bình thì loại bỏ, kết quả là giá trị trung bình cộng của các mẫu còn lại.

5.5. Xác định độ hút nước của vữa, bêtông đã đóng rắn

5.5.1. Nguyên tắc

Ngâm mẫu thử đã sấy khô và biết trước khối lượng cho tới khi bão hòa chất lỏng. Độ hút nước là tỷ lệ phần trăm khối lượng chất lỏng hút vào so với khối lượng mẫu khô.

5.5.2. Thiết bị và dụng cụ thử

- Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 1g.

- Chảo bay trộn mẫu bằng vật liệu không rỉ.

- ống đong có dung tích 1000ml, 50ml.

- Dao bằng thép không rỉ.

- Tủ sấy có bộ phận điều chỉnh nhiệt độ.

- Tấm vải cotton mỏng, kích thước 150mm x 200mm đối với khuôn hình lăng trụ, kích thước 200mm x 200mm đối với khuôn hình lập phương.

- Bàn rung có tần số rung trung bình: 2920 vòng/phút, biên độ 0,35mm ¸ 0,5mm.

- Dầu hoả.

- Thùng ngâm mẫu đường kính không nhỏ hơn 350mm.

- Trộn vữa: dùng máy trộn hành tinh có dung tích 5l: cánh trộn có tốc độ quay (140 ± 5) vòng/phút hoặc (285 ± 10) vòng /phút.

- Trộn bêtông: dùng máy trộn cưỡng bức có dung tích 100l, số vòng quay 40 vòng/phút.

- Khuôn tạo mẫu bằng kim loại hay hợp kim có độ cứng cao, có thể tháo lắp rời từng thanh. Để tạo mẫu vữa dùng khuôn kích thước chiều dài L = 160mm ± 0,8 mm, chiều rộng  B = 40mm ± 0,2 mm, chiều cao H = 40mm ± 0,1 mm (hình 2a). Để tạo mẫu bêtông, dùng khuôn kích thước (100,1 x 100,1 x 100,1) mm ± 0,4mm hoặc (150,1 x 150,1 x 150,1) mm ± 0,4mm (hình 2b).

Hình 2.a : Cấu tạo khuôn hình lăng trụ        Hình 2.b : Cấu tạo khuôn hình lập phương

5.5.3. Chuẩn bị mẫu thử

- Lấy mẫu kiểm tra theo mục 1; 2; 3; 4 của TCVN 3121 - 2: 2003.

- Đối  với khuôn hình lăng trụ, cân 2000g mẫu hỗn hợp khô.

- Đối  với khuôn hình lập phương ( tuỳ thuộc vào kích thước khuôn), cân 8000g ¸ 12000g.

- Mẫu được trộn khô bằng tay hoặc bằng máy trong thời gian 30 giây, sau đó cho chất liên kết theo tỷ lệ đã quy định và trộn 3phút  đến độ dẻo đồng nhất. Đặt khuôn và cố định khuôn trên bàn rung, cho hỗn hợp dẻo vào khuôn, rung mẫu trong 1 phút  đối với hỗn hợp vữa dẻo, 3 phút đối với hỗn h?p bêtông dẻo. Lấy khuôn ra khỏi bàn rung dùng dao gạt cho bằng miệng khuôn và xoa phẳng bề mặt mẫu. Toàn bộ thời gian tạo mẫu không quá 15 phút. Mẫu được để rắn trong khuôn và được phủ bằng tấm vải côtton mỏng, sau 2 ngày tháo khuôn, để mẫu ngoài không khí.

5.5.4. Cách tiến hành

- Sau 7 ngày lấy mẫu đem sấy khô ở nhiệt độ 105oC ± 5oC đến khối lượng không đổi, sau đó cân và đặt mẫu vào trong bình đáy có tấm lưới kim loại hoặc tấm vải để mẫu ngấm đều chất lỏng. Đổ dầu ngập 1/3 chiều cao mẫu và ngâm trong 1 giờ. Tiếp đó đổ thêm dầu ngập đến 2/3 chiều cao mẫu và ngâm thêm 1 giờ nữa. Cuối cùng đổ dầu ngập mẫu thử. Mực dầu phải ngập mẫu thử khoảng 20-30 mm.

- Cứ sau 24 giờ  lấy mẫu ra khỏi bình, dùng khăn ẩm dầu thấm nhẹ bề mặt mẫu và cân cho đến khối lượng không thay đổi.

5.5.5. Biểu thị kết quả

Độ hút nước (W), tính bằng %, được xác định theo công thức:

m2 – m1

 W = -------------- . 100

m1 . 0,8

Trong đó:           m1 là khối lượng mẫu khô, tính bằng g.

m2 là khối lượng mẫu bão hoà dầu, tính bằng g.

0,8 là tỉ số giữa khối lượng riêng của dầu hỏa và nước.

Kết quả độ hút nước của vữa là giá trị trung bình cộng của 3 mẫu thử, tính chính xác tới 0, 1%.

5.6. Xác định cường độ chịu nén của vữa, bêtông đã đóng rắn

5.6.1. Nguyên tắc

Cường độ chịu nén được tính từ lực phá hủy lớn nhất và diện tích tiết diện chịu nén bị phá hủy.

5.6.2. Thiết bị và dụng cụ thử

- Cân kỹ thuật có độ chính xác đến 1g.

- Chảo, bay trộn mẫu bằng vật liệu không rỉ.

- ống đong có dung tích 1000ml, 50ml.

- Dao bằng thép không rỉ.

- Thước kẹp có độ chính xác 0,1mm và thước kim loại có vạch chia đến 1mm.

- Tấm vải cotton mỏng, kích thước 150mm x 200mm đối với khuôn hình lăng trụ, kích thước 200mm x 200mm đối với khuôn hình lập phương.

- Bàn rung có tần số rung trung bình: 2920 vòng/phút, biên độ 0,35mm ¸ 0,5mm.

- Trộn vữa: dùng máy trộn hành tinh có dung tích 5l: cánh trộn có tốc độ quay (140 ± 5) vòng/phút hoặc (285 ± 10) vòng/phút.

- Trộn bêtông: dùng máy trộn cưỡng bức có dung tích 100l, số vòng quay 40 vòng/phút.

- Khuôn tạo mẫu vữa (hình 2a), khuôn tạo mẫu bêtông (hình 2b).

- Máy nén để thử độ bền nén của vữa có khă năng tạo l?c nén tới 100kN, có khả nang điều chỉnh tốc độ, tăng lực t? 100N/s đến  900N/s.

- Máy nén để thử độ bền nén của bêtông có thang lực thích hợp để khi nén lực phá huỷ nằm trong khoảng t? 20% đến 80% lực nén cực đại của thang lực nén đã chọn. Không được nén mẫu ngoài thang lực trên.

5.6.3. Chuẩn bị mẫu thử

- Lấy mẫu kiểm tra theo mục 1; 2; 3; 4  của TCVN 3121 - 2: 2003.

- Đối  với khuôn hình lăng trụ, cân 2000g mẫu hỗn hợp khô.

- Đối  với khuôn hình lập phương (tuỳ thuộc vào kích thước khuôn), cân 8000g ¸ 12000g.

- Mẫu được trộn khô bằng tay hoặc bằng máy trong thời gian 30 giây, sau đó cho chất liên kết theo tỷ lệ đã quy định và trộn 3phút  đến độ dẻo đồng nhất. Đặt khuôn và cố định khuôn trên bàn rung, cho hỗn hợp dẻo vào khuôn, rung mẫu trong 1 phút  đối với hỗn hợp vữa dẻo, 3 phút đối với hỗn h?p bêtông dẻo. Lấy khuôn ra khỏi bàn rung dùng dao gạt cho bằng miệng khuôn và xoa phẳng bề mặt mẫu. Toàn bộ thời gian tạo mẫu không quá 15 phút. Mẫu được để rắn trong khuôn và được phủ bằng tấm vải côtton mỏng, sau 2 ngày tháo khuôn, để mẫu ngoài không khí.

5.6.4. Cách tiến hành

- Sau 7 ngày lấy 3 mẫu vữa đem thử cường độ chịu nén. Đo chính xác tới 1mm các cặp cạnh song song của 2 mặt chịu nén. Thử cường độ chịu nén của vữa theo TCVN 3121 - 11: 2003.

- Sau 7 ngày lấy 3 mẫu bêtông đem thử cường độ chịu nén. Đo chính xác tới 1mm các cặp cạnh song song của 2 mặt chịu nén. Thử cường độ chịu nén của bêtông theo  TCVN 3118 - 1993.

5.6.5. Biểu thị kết quả

- Cường độ chịu nén của vữa (Rn), tính bằng N/mm2, được xác định theo công thức:

Pn

Rn = ---------

S

trong đó:           Pn là lực nén phá huỷ mẫu, tính bằng N.

S là diện tích tiết diện chịu nén của mẫu, tính bằng mm2.

Kết quả là giá trị trung bình cộng của 3 mẫu thử, lấy chính xác đến 0,1N/mm2. Nếu kết quả của viên mẫu nào sai lệch quá 15% so với giá trị trung bình cộng của các viên mẫu thì loại bỏ kết quả của viên mẫu đó, kết quả là giá trị trung bình cộng của các viên mẫu còn lại.

- Cường độ chịu  nén của bêtông  (Rn), tính bằng N/mm2 , được xác định theo công thức:

Pn

 Rn = --------- . K

S

trong đó:           Pn là lực nén phá huỷ mẫu, tính bằng N.

S là diện tích tiết diện chịu nén của mẫu, tính bằng mm2.

K là hệ số quy đổi theo kích thước mẫu.

Mẫu lập phương (mm)

100´ 100´ 100mm              K= 0,91

150´ 150´ 150mm              K= 1,00

Kết quả là giá trị trung bình cộng của 3 mẫu thử, lấy chính xác đến 0,1N/mm2. Nếu kết quả của viên mẫu nào sai lệch quá 15% so với giá trị trung bình cộng của các viên mẫu thì loại bỏ kết quả của viên mẫu đó, kết quả là giá trị trung bình cộng của các viên mẫu còn lại.

5.7. Xác định độ co của mẫu bêtông đã đóng rắn

5.7.1. Nguyên tắc

Đo sự thay đổi về độ dài của mẫu thử sau 7 ngày  so với mẫu sau khi được tháo khỏi khuôn.

5.7.2. Thiết bị và dụng cụ thử

- Cân kỹ thuật có độ chính xác 1g.

- Chảo, bay trộn mẫu bằng vật liệu không rỉ.

- ống đong có dung tích 1000ml, 50ml.

- Dao bằng thép không rỉ.

- Tấm vải coton mỏng, kích thước 150mm x 500mm.

- Khuôn tạo mẫu bằng kim loại hay hợp kim có độ cứng cao có thể tháo lắp rời từng thanh, kích thước của khuôn là (100,1 x 100,1 x 400,1)mm ± 0,5mm (Hình3). Hai đầu khuôn có đục lỗ đường kính 6mm.

- Đinh tán đường kính 5mm, dài 20mm để lắp vào hai đầu khuôn, được chế tạo bằng đồng hoặc thép không rỉ. Trên đầu đinh tán có vết lõm sâu 1mm, đường kính 1mm.

- Vít điều chỉnh đinh tán đường kính 6mm, dài 10mm.

- Dụng cụ đo chiều dài (Hình 4).

- Đồng hồ micromet có độ chính xác 0,001mm.

- Thanh chuẩn được làm b?ng th?ch anh, hợp kim hoặc các vật liệu có độ nở nhiệt nhỏ hơn 0,001mm/m.

- Máy trộn cưỡng bức dung tích 100 l, số vòng quay 40 vòng/phút.

- Bàn rung có tần số rung trung bình 2920 vòng/phút , biên độ rung 0.35 ¸ 0.5 mm.

Hình 3 - Khuôn tạo mẫu

 

Hình 4 - Dụng cụ đo

5.7.3. Chuẩn bị mẫu thử

Lấy mẫu kiểm tra theo mục 1; 2; 3; 4 TCVN 3121 - 2: 2003. Cân 33000g mẫu, mẫu được trộn khô bằng máy trong thời gian 30 giây, sau đó cho chất liên kết theo tỷ lệ đã quy định và trộn 3 phút đến độ dẻo đồng nhất. Đặt khuôn và cố định khuôn trên bàn rung, cho mẫu thử vào khuôn, rung mẫu trong 1 phút cho thoát hết bọt khí, sau đó vặn vít để đinh tán cắm vào hai đầu của thanh mẫu, vặn cho đến khi ngập hết chiều dài của vít, cho tiếp mẫu thử vào khuôn và rung thêm 1 phút. Lấy khuôn ra khỏi bàn rung, dùng bay gạt cho bằng miệng khuôn và xoa phẳng bề mặt mẫu. Toàn bộ thời gian tạo mẫu không quá 15 phút. Mẫu được để rắn trong khuôn và được phủ bằng tấm vải mỏng, sau 2 ngày  tháo ra khỏi khuôn để ngoài không khí.

5.7.4. Cách tiến hành

Sau khi tháo khuôn và sau 7 ngày, đo chênh lệch chiều dài Dl0 và Dl7  của mẫu thử bằng dụng cụ đo (hình 4).

Trước khi đo mẫu , dùng thanh chuẩn kiểm tra và chỉnh kim đồng hồ về vị trí số “không”. Sau đó bỏ thanh chuẩn ra, đặt viên mẫu cần đo vào, chiều đứng của mẫu hướng về phía người đo để xác định. Các đầu trên và dưới của dụng cụ đo phải tỳ đúng vào vết lõm trên đầu các đinh tán đã cắm ở hai đầu của viên mẫu. Xoay nhẹ viên mẫu xung quanh trục thẳng đứng một lần, đọc và ghi kết quả theo số chỉ của kim đồng hồ.

5.7.5. Biểu thị  kết quả

Độ co  từng viên mẫu thử (e7), tính bằng %, được xác định theo công thức:

Dl0 - Dl7 

e7 =     --------- . 100

370

trong đó:           Dl0 là chênh lệch chiều dài mẫu sau khi tháo khuôn, tính bằng mm.

Dl7 là chênh lệch chiều dài mẫu sau 7 ngày, tính bằng mm.

370 là chiều dài danh nghĩa của mẫu thử, tính bằng mm.

Kết quả đo độ co dài của bêtông là giá trị trung bình cộng của 3 mẫu thử, chính xác tới 0,01%.

5.8. Xác định hệ số bền axit của bêtông đã đóng rắn

5.8.1. Nguyên tắc

Xác định tỷ số giữa cường độ chịu nén của mẫu thử đã đóng rắn 28 ngày ngâm trong môi trường axit 360 ngày và cường độ chịu nén mẫu thử  đã đóng rắn 28 ngày để trong không khí.

5.8.2. Thiết bị và dụng cụ thử

- Cân kỹ thuật có độ chính xác 1g.

- Chảo , bay trộn mẫu bằng vật liệu không rỉ.

- ống đong dung  tích1000ml, 50ml.

- Dao bằng thép không rỉ.

- Thước kẹp có độ chính xác 0,1 mm và thước kim loại vạch chia đến 1mm.

- Tấm vải cotton mỏng, kích thước 150mm x 400mm đối với khuôn hình lập phương.

- Bàn rung có tần số trung bình 2920 vòng/phút, biên độ rung 0,35mm ¸ 0,5mm.

- Thùng ngâm mẫu: bằng  nhựa có nắp đậy, đường kính không nhỏ hơn 350mm.

- Máy trộn cưỡng bức dung tích 100l, số vòng quay 25 vòng/phút.

- Tuỳ theo yêu cầu sử dụng mà lựa chọn môi trường và nồng độ thử cho phù hợp, có thể là:

axit vô cơ: H2SO4, HCl, HNO3, H3PO4 (trừ HF)

axit hữu cơ: axit axetic, axit cytric, axit lactic.

- Khuôn tạo mẫu bằng kim loại hay hợp kim có độ cứng cao (hình 2b), có thể tháo lắp rời từng thanh, kích thước của khuôn là (100,1´ 100,1 x 100,1) mm ± 0,4mm.

- Máy nén có thang lực thích hợp để khi nén lực phá huỷ nằm trong khoảng từ 20% đến 80 % lực nén cực đại của thang nén đã chọn. Sai số lực đo không lớn hơn 2%.

5.8.3. Chuẩn bị mẫu thử

Lấy mẫu kiểm tra theo mục 1; 2; 3; 4 TCVN 3121 - 2: 2003. Cân 8000g ¸ 12000g mẫu, mẫu được trộn khô bằng máy trong thời gian 30 giây, sau đó cho chất liên kết theo tỷ lệ đã quy định và trộn 3 phút đến độ dẻo đồng nhất. Đặt khuôn và cố định khuôn trên bàn rung , cho mẫu thử vào khuôn rung mẫu trong 1 phút cho thoát hết bọt khí, sau đó cho tiếp mẫu thử vào khuôn và rung thêm 1 phút. Lấy khuôn ra khỏi bàn rung, dùng bay gạt cho bằng miệng khuôn và xoa phẳng bề mặt mẫu. Toàn bộ thời gian tạo mẫu không quá 15 phút. Mẫu được để rắn trong khuôn và được phủ bằng tấm vải mỏng, sau 2 ngày  tháo ra khỏi khuôn để ngoài không khí.

5.8.4. Cách tiến hành

Sau 28 ngày lấy 3 mẫu thử cường độ chịu nén, 3 mẫu ngâm trong môi trường thử axit thời gian 360 ngày sau đó thử cường độ chịu nén.

Thử cường độ chịu nén theo TCVN 3118 - 1993.

5.8.5. Biểu thị kết quả

- Cường độ chịu nén của bêtông (Rn), tính bằng N/mm2, được xác định theo công thức:

Pn

Rn = --------- . K

S

trong đó:           Pn là lực nén phá huỷ mẫu, tính bằng N.

S là diện tích tiết diện chịu nén của mẫu, tính bằng mm2.

K là hệ số quy đổi theo kích thước mẫu thử.

Mẫu lập phương (mm)

100´ 100 ´100               K=0,91

150´ 150´ 150               K=1

Kết quả là giá trị trung bình cộng của 3 mẫu thử, chính xác đến 0,1N/mm2. Nếu kết quả của viên mẫu nào sai lệch quá 15% so với giá trị trung bình cộng của các viên mẫu thì loại bỏ kết quả của viên mẫu đó, kết quả là giá trị trung bình cộng của các viên mẫu còn lại.

- Hệ số b?n axit được tính theo công thức:

Rnmt

Kax =  ----------

Rn28ng

trong đó:           Rnmt là cường độ chịu nén của mẫu thử khi ngâm trong môi trường thử axit, tính bằng N/mm2.

Rn28ng là  cường độ chịu nén của mẫu thử sau 28 ngày ở ngoài  không khí, tính bằngN/mm2.

6. Ghi nhãn, bao gói, vận chuyển và bảo quản

6.1. Ghi nhãn

- Trên vỏ bao cần ghi.

- Tên cơ sở sản xuất.

- Tên sản phẩm.

- Ngày sản xuất.

- Thời hạn sử dụng

- Khối lượng tịnh.

- Ký hiệu độc hại.

6.2. Bao gói

Vữa và bêtông chịu axit được đóng trong bao có lớp  chống ẩm, khối lượng 50kg ± 1kg. Chất liên kết thủy tinh lỏng được đựng trong thùng phuy mạ kẽm hoặc thùng, can nhựa.

6.3. Vận chuyển

Vữa và bêtông chịu axít được vận chuyển bằng mọi phương tiện có mái che, nhưng phải đảm bảo khô ráo.

6.4. Bảo quản

Vữa và bêtông chịu axit để trong kho có tường bao và mái che; nền kho phải khô, được kê cao trên các kệ tránh ngập nước và ẩm ướt. Không xếp quá 10 bao theo chiều cao. Các dãy phải cách tường không nhỏ hơn 20cm và xếp theo từng lô. Vữa và bêtông chịu axit trộn sẵn được bảo đảm chất lượng đến 60 ngày kể từ ngày sản xuất.

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 13/2005/QĐ-BXD về TCXDVN 337: 2005 Vữa và bêtông chịu axít do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành

  • Số hiệu: 13/2005/QĐ-BXD
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 22/04/2005
  • Nơi ban hành: Bộ Xây dựng
  • Người ký: Nguyễn Hồng Quân
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Số 1
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản