Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 13/2003/QĐ-UB | TP.Hồ Chí Minh, ngày 29 tháng 01 năm 2003 |
CỦA ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ DU LỊCH THÀNH PHỐ
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 325/TT/TCCP-DL ngày 28 tháng 5 năm 1993 của Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ (nay là Bộ Nội vụ) và Tổng Cục Du lịch hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức bộ máy của Sở Du lịch ở địa phương ;
Căn cứ Quyết định số 4310/QĐ-UB-NCVX ngày 20/12/1994 của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành quy định về nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm quản lý Nhà nước của Sở, cơ quan ngang Sở thuộc Ủy ban nhân dân thành phố ;
Căn cứ Quyết định số 1282/QĐ-UB-NC ngày 25/8/1993 của Ủy ban nhân dân thành phố về thành lập Sở Du lịch thành phố ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Du lịch thành phố tại công văn số 441/CV-SDL ngày 01/10/2002 và của Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền thành phố tại Tờ trình số 145/TCCQ ngày 22 tháng 11 năm 2002 ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1 - Nay ban hành kèm theo Quyết định này Bản Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Du lịch thành phố.
Điều 2. - Quyết định này có hiệu lực kể từ từ ngày ký. Bãi bỏ các quy định trước đây của Ủy ban nhân dân thành phố trái với quyết định này.
Điều 3. - Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Du lịch, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyền thành phố, Thủ trưởng các Sở-ngành thành phố và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA SỞ DU LỊCH THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 13/2003/QĐ-UB ngày 29 /01/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)
Điều 1. - Sở Du lịch là cơ quan chuyên môn thuộc Ủy ban nhân dân thành phố, giúp Ủy ban nhân dân thành phố thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về ngành du lịch trên địa bàn thành phố và chịu sự chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra của Tổng cục Du lịch về chuyên môn, nghiệp vụ.
Sở Du lịch có tư cách pháp nhân, có con dấu riêng, được cấp kinh phí hoạt động từ ngân sách Nhà nước, được mở tài khoản tại Ngân hàng và Kho bạc Nhà nước để hoạt động theo quy định của Nhà nước.
Điều 2. - Sở Du lịch được điều hành bởi một Giám đốc và một số Phó Giám đốc. Giám đốc chịu trách nhiệm trước Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân thành phố, Tổng cục Du lịch về hoạt động của ngành du lịch thành phố theo đúng chức trách, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định tại Quy chế này.
Điều 3. - Sở Du lịch có các nhiệm vụ sau đây :
1- Về pháp luật :
1.1- Chấp hành và tổ chức thực hiện đúng pháp luật các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước về quản lý ngành du lịch. Sở nghiên cứu, cụ thể hóa các văn bản chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện, trình Ủy ban nhân dân thành phố ban hành, nhằm đảm bảo tính thống nhất trong việc thực hiện các chế độ chính sách về quản lý ngành, lĩnh vực thuộc quyền hạn trách nhiệm của Sở.
1.2- Sở Du lịch hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành, kiểm tra các ngành, các cấp, các tổ chức xã hội, đơn vị cơ sở và công dân trong việc thi hành các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước, nghiên cứu đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố và Tổng cục Du lịch sửa đổi bổ sung hoặc cụ thể hóa các chính sách chế độ có liên quan đến hoạt động du lịch.
1.3- Tuyên truyền, giáo dục pháp luật theo chuyên ngành du lịch.
1.4- Theo phân công quản lý, quyết định hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố quyết định xử lý các vi phạm trong hoạt động du lịch của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài trên địa bàn thành phố theo quy định của pháp luật.
2- Về quy hoạch, kế hoạch :
2.1- Căn cứ chiến lược phát triển kinh tế-xã hội của cả nước, của thành phố và của Tổng cục Du lịch, Sở xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển của ngành (hàng năm, dài hạn) trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
Hướng dẫn các đơn vị thuộc ngành, quận-huyện xây dựng quy hoạch, kế hoạch hàng năm và dài hạn để tổng hợp thành kế hoạch chung của ngành.
2.2- Tham gia nghiên cứu xây dựng các chương trình dự án đầu tư phát triển ngành du lịch trình Ủy ban nhân dân thành phố và Tổng cục Du lịch, kiểm tra việc thực hiện các chương trình, dự án đầu tư phát triển về ngành du lịch trên địa bàn thành phố.
Tham gia với các cơ quan có liên quan thẩm định luận chứng kinh tế kỹ thuật các công trình, chương trình dự án đầu tư thuộc ngành du lịch theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố.
2.3- Tham gia thẩm định các chương trình, đề tài nghiên cứu thuộc lĩnh vực du lịch theo sự phân cấp và quy chế quản lý của Nhà nước và của Ủy ban nhân dân thành phố.
2.4- Lập báo cáo tình hình thực hiện kế hoạch, tình hình thị trường và hoạt động của ngành du lịch gửi Ủy ban nhân dân thành phố, Tổng cục Du lịch.
3- Về thống kê thông tin kinh tế :
3.1- Tiếp nhận, xử lý, cung cấp các loại thông tin kinh tế, du lịch trong và ngoài nước phục vụ cho việc quản lý ngành.
3.2- Thực hiện chế độ thống kê thông tin kinh tế Nhà nước trong hoạt động kinh doanh du lịch tại thành phố theo quy định.
3.3- Hướng dẫn, yêu cầu các đơn vị hoạt động du lịch thuộc các thành phần kinh tế cung cấp các số liệu thống kê theo quy định về hoạt động kinh doanh du lịch của đơn vị mình.
3.4- Nghiên cứu ứng dụng và khai thác công nghệ thông tin để phục vụ nhu cầu phát triển của ngành.
4- Về tài chính :
4.1- Phối hợp với Sở Tài chánh-Vật giá, Sở Kế hoạch và Đầu tư xây dựng, trình Ủy ban nhân dân thành phố kế hoạch đầu tư tài chính cho các chương trình mục tiêu hoạt động ngành và kế hoạch tài chính do Sở quản lý và tổ chức thực hiện.
4.2- Đối với kế hoạch tài chính cho các chương trình mục tiêu hoạt động của ngành do các cơ quan khác và quận-huyện quản lý và thực hiện, Sở Du lịch phối hợp theo dõi, kiểm tra thực hiện đúng theo mục tiêu chương trình đã được duyệt.
4.3- Đối với phần kế hoạch tài chính do Sở Du lịch trực tiếp quản lý và thực hiện, sau khi được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, Giám đốc Sở có quyền phân bổ, kiểm tra việc chi phí đúng nguyên tắc, chế độ tài chính và chịu trách nhiệm quyết toán với Sở Tài chánh-Vật giá. Trường hợp cần thiết trong phạm vi tổng mức thu chi tài chính được duyệt. Giám đốc Sở có quyền điều chỉnh chi tiết để thực hiện nhiệm vụ được giao nhưng không được thay đổi mục tiêu kế hoạch đã được duyệt. Việc điều chỉnh này phải trao đổi thống nhất với Sở Tài chánh-Vật giá và Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố.
5- Về kiểm tra - Thanh tra :
5.1- Hướng dẫn, kiểm tra hoặc phối hợp hướng dẫn kiểm tra các tổ chức kinh tế thuộc các thành phần, các tổ chức đoàn thể - xã hội, các tổ chức cơ quan Trung ương, tỉnh, thành phố khác, các công dân và người nước ngoài, tổ chức nước ngoài đóng trên địa bàn thành phố trong việc thực hiện luật pháp Nhà nước, quy định của Ủy ban nhân dân thành phố và các văn bản pháp quy do Tổng cục Du lịch ban hành về hoạt động du lịch.
5.2- Tổ chức - chỉ đạo công tác thanh tra chuyên ngành du lịch do Sở phụ trách theo đúng Pháp lệnh Thanh tra và Nghị định 47/NĐ-CP ngày 10/8/2001 của Chính phủ về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức Thanh tra Du lịch. Kết luận các vụ việc thanh tra, xử lý hoặc đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố biện pháp xử lý theo quy định của Nhà nước. Giám đốc Sở Du lịch có quyền kiến nghị với Giám đốc các Sở, Ban ngành thành phố đình chỉ việc thi hành, sửa đổi hoặc bãi bỏ những quy định do cơ quan đó ban hành trái với các văn bản pháp quy của Nhà nước và Ủy ban nhân dân thành phố về ngành du lịch.
5.3- Chủ trì, tham gia giải quyết các tranh chấp có liên quan đến việc quản lý Nhà nước thuộc lĩnh vực du lịch.
5.4- Giải quyết các đơn thư, khiếu nại, tố cáo của công dân thuộc phạm vi trách nhiệm của Sở Du lịch.
5.5- Đối với các Hội hoạt động về ngành du lịch, Sở có trách nhiệm :
- Có ý kiến với Ủy ban nhân dân thành phố về việc thành lập Hội.
- Hướng dẫn, kiểm tra để Hội hoạt động theo đúng Luật pháp Nhà nước, đúng tôn chỉ mục tiêu và điều lệ Hội được cấp thẩm quyền phê duyệt.
- Kiến nghị giải thể Hội nếu vi phạm pháp luật.
6- Công tác tổ chức, cán bộ và công chức :
6.1- Nghiên cứu đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố phương án kiện toàn tổ chức Sở trên cơ sở tinh gọn, hoạt động có hiệu quả, phù hợp với chủ trương cải cách nền hành chính quốc gia của Đảng và Nhà nước.
6.2- Thực hiện Pháp lệnh công chức và các Pháp lệnh khác có liên quan đến công chức viên chức của Nhà nước.
6.3- Phối hợp với Ban Tổ chức Chính quyền thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm, miễn nhiệm, điều động, kỷ luật và thực hiện chế độ, chính sách đối với cán bộ công chức làm việc tại Sở nhưng thuộc diện Ủy ban nhân dân thành phố quản lý theo quy định phân cấp quản lý cán bộ của thành phố.
6.4- Thực hiện công tác cán bộ công chức (bao gồm : bổ nhiệm, điều động, khen thưởng, kỷ luật, đào tạo, sử dụng, quản lý và thực hiện các chế độ, chính sách của Nhà nước v.v…) đối với cán bộ công chức thuộc diện Sở quản lý theo quy định phân cấp quản lý cán bộ của thành phố.
7- Quan hệ đối ngoại :
7.1- Sở Du lịch có tên gọi tiếng Anh là HCMC – DEPARTMENT OF TOURISM.
7.2- Giúp Ủy ban nhân dân thành phố xây dựng kế hoạch hợp tác quốc tế, các dự án tài trợ, đầu tư phát triển ngành du lịch của thành phố.
7.3- Tham gia đàm phán hoặc đàm phán ký kết với các tổ chức, cá nhân nước ngoài theo đúng quy định của luật pháp, chính sách của Nhà nước và Ủy ban nhân dân thành phố về ngành du lịch.
7.4- Tham gia chỉ đạo thực hiện các chương trình, dự án quốc tế tài trợ cho thành phố kể cả viện trợ Chính phủ và Phi Chính phủ có liên quan đến ngành du lịch theo quy định của Chính phủ và Ủy ban nhân dân thành phố, quản lý việc mời và nội dung hoạt động của các tổ chức, cá nhân nước ngoài vào thành phố theo sự ủy quyền của Ủy ban nhân dân thành phố về ngành du lịch.
7.5- Đề xuất với Ủy ban nhân dân thành phố quyết định việc cử các đoàn cán bộ thuộc Sở quản lý ra nước ngoài công tác, học tập, tu nghiệp theo phân cấp của Ủy ban nhân dân thành phố.
7.6- Tổ chức tham gia các Hội nghị, Hội thảo trong nước và quốc tế thuộc lĩnh vực du lịch khi được Ủy ban nhân dân thành phố cho phép hoặc ủy quyền.
8- Đối với đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở :
8.1- Sở phối hợp với Ban Tổ chức Chính quyền thành phố trình Ủy ban nhân dân thành phố quyết định thành lập, tách, nhập, giải thể, đối với các tổ chức sự nghiệp trực thuộc Sở.
8.2- Hướng dẫn, chỉ đạo, kiểm tra việc thực hiện nhiệm vụ, sử dụng kinh phí, tài sản được cấp, biên chế được giao đúng mục đích và có hiệu quả.
8.3- Thực hiện (theo quyền hạn được phân cấp) hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố quyết định việc bổ nhiệm, miễn nhiệm, khen thưởng, kỷ luật và các chế độ chính sách khác đối với cán bộ lãnh đạo cấp trưởng, cấp phó đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở. Quản lý đội ngũ cán bộ công chức theo quy định của Nhà nước.
4.1- Ban hành các văn bản hướng dẫn về biện pháp quản lý Nhà nước, chế độ chính sách đối với ngành du lịch trên địa bàn thành phố theo quy định của Nhà nước.
4.2- Được quyền quyết định hoặc đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố quyết định xử lý các vi phạm trong hoạt động du lịch của các tổ chức và cá nhân trong nước và nước ngoài trên địa bàn thành phố theo quy định của Pháp luật.
4.3- Được quyền yêu cầu các Sở ngành, quận-huyện các tổ chức thuộc ngành dọc (kể cả của Trung ương đóng trên địa bàn thành phố) cung cấp số liệu, các báo cáo cần thiết, liên quan đến công tác quy hoạch, tổng hợp kế hoạch toàn ngành, tình hình chấp hành các chế độ chính sách quản lý ngành do Nhà nước và Ủy ban nhân dân thành phố ban hành.
4.4- Được mời các Sở-ngành có liên quan, Ủy ban nhân dân quận-huyện, các doanh nghiệp kinh doanh du lịch đến dự họp bàn các vấn đề cần thiết theo đúng chức năng của Sở.
TỔ CHỨC BỘ MÁY VÀ CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC
Điều 5. - Cơ cấu tổ chức của Sở Du lịch thành phố gồm :
5.1- Các phòng chuyên môn, nghiệp vụ :
- Phòng Nghiên cứu phát triển ;
- Phòng Quản lý du lịch ;
- Phòng Quản lý khách sạn ;
- Thanh tra Sở ;
- Văn phòng ;
5.3- Đơn vị sự nghiệp trực thuộc Sở :
- Tạp chí Du lịch ;
Điều 6. - Giám đốc và Phó Giám đốc Sở :
6.1- Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh làm việc theo chế độ thủ trưởng. Giám đốc Sở là người chịu trách nhiệm cao nhất về tổ chức và hoạt động của Sở Du lịch trước Ủy ban nhân dân thành phố và Tổng cục Du lịch.
6.2- Giúp việc cho Giám đốc có một số Phó Giám đốc, được Giám đốc phân công phụ trách các lĩnh vực công tác, chịu trách nhiệm trước Giám đốc về nhiệm vụ được phân công.
6.3- Giám đốc và các Phó Giám đốc Sở do Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố bổ nhiệm.
Các chức danh khác của Sở do Giám đốc Sở bổ nhiệm, miễn nhiệm theo quy định về phân cấp quản lý cán bộ công chức của Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 7. - Đối với Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố
7.1- Sở Du lịch có trách nhiệm báo cáo, trình bày hoặc cung cấp tài liệu cần thiết cho Hội đồng nhân dân thành phố ; trả lời chất vấn, kiến nghị của đại biểu Hội đồng nhân dân thành phố những vấn đề có liên quan đến ngành du lịch.
7.2- Là cơ quan chuyên môn của Ủy ban nhân dân thành phố, Sở Du lịch chịu sự quản lý chỉ đạo trực tiếp và toàn diện của Ủy ban nhân dân Thành phố, chịu sự kiểm tra, kiểm soát của Ủy ban nhân dân thành phố đối với các hoạt động quản lý Nhà nước đối với ngành du lịch. Giám đốc có trách nhiệm báo cáo định kỳ, đột xuất (khi có phát sinh) tình hình và kế hoạch tổ chức hoạt động của Sở Du lịch cho Ủy ban nhân dân thành phố theo chế độ quy định ; tham gia đầy đủ các cuộc họp do Ủy ban nhân dân thành phố triệu tập ; tổ chức và kiểm tra việc thực hiện các quyết định, chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố liên quan đến cơ quan, đơn vị trong ngành du lịch trên địa bàn thành phố.
Trong trường hợp những quy định của Ủy ban nhân dân thành phố có những điểm không còn phù hợp hoặc trái với quy định mới của Nhà nước thì Giám đốc Sở có trách nhiệm nghiên cứu dự thảo văn bản đề xuất Ủy ban nhân dân thành phố sửa đổi, bổ sung hay hủy bỏ trong phạm vi ngành du lịch.
Các văn bản của Sở Du lịch hướng dẫn thi hành quyết định của Ủy ban nhân dân thành phố phải được ban hành chậm nhất là 10 ngày kể từ ngày văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố ban hành. Nếu hướng dẫn mang tính chất liên ngành phải phối hợp ra văn bản hướng dẫn, thời gian chậm nhất không quá 15 ngày, kể từ ngày ban hành văn bản của Ủy ban nhân dân thành phố.
7.3- Giám đốc Sở Du lịch phải thực hiện đúng chế độ báo cáo xin chỉ thị của Ủy ban nhân dân thành phố để giải quyết những vấn đề vượt quá quyền hạn được giao. Sở Du lịch không được chuyển các vấn đề thuộc thẩm quyền giải quyết của Sở lên Ủy ban nhân dân thành phố.
Đối với những vấn đề vượt quá thẩm quyền của Giám đốc và những vấn đề đang được bàn bạc giữa các Giám đốc Sở hoặc giữa Giám đốc Sở với Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận-huyện chưa có nhất trí thì Giám đốc Sở, tùy theo tính chất và phạm vi vấn đề phải báo cáo ngay cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố hoặc Phó Chủ tịch phụ trách khối để xem xét, quyết định.
- Các kiến nghị của Sở với Tổng cục Du lịch có liên quan đến các chủ trương chính sách lớn của thành phố thì Giám đốc Sở phải xin ý kiến Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch phụ trách khối trước khi kiến nghị lên Tổng cục Du lịch.
Điều 8. - Đối với Tổng cục Du lịch
Đối với Tổng cục Du lịch, Sở Du lịch chịu trách nhiệm thực hiện đầy đủ sự chỉ đạo và hướng dẫn nghiệp vụ, chuyên môn của Tổng cục, đảm bảo sự thống nhất của ngành, lĩnh vực trong cả nước và sự phân cấp quản lý của Trung ương. Sở có trách nhiệm báo cáo tình hình hoạt động và kế hoạch định kỳ hoặc đột xuất theo quy định của Tổng cục Du lịch. Tham dự đầy đủ các cuộc hội nghị do Tổng cục Du lịch triệu tập.
Các chủ trương lớn của Tổng cục, Giám đốc Sở phải báo cáo xin ý kiến chỉ đạo của Ủy ban nhân dân thành phố để triển khai thực hiện. Các chủ trương lớn của Ủy ban nhân dân thành phố có liên quan đến nghiệp vụ quản lý ngành, Giám đốc Sở Du lịch phải báo cáo lên Tổng cục Du lịch để Tổng cục Du lịch có hướng dẫn chỉ đạo về chuyên môn nghiệp vụ.
Trường hợp Tổng cục Du lịch chưa nhất trí với chủ trương của Ủy ban nhân dân thành phố hoặc những chủ trương quy định của Tổng cục, Sở xét thấy không phù hợp với tình hình thực tiễn của thành phố, Giám đốc Sở kịp thời báo cáo Ủy ban nhân dân thành phố, kèm theo kiến nghị cụ thể để Ủy ban nhân dân thành phố làm việc với Tổng cục Du lịch hoặc kiến nghị Thủ tướng Chính phủ xem xét quyết định.
Điều 9. - Đối với các Sở, ngành thành phố :
9.1- Sở Du lịch có trách nhiệm thực hiện chức năng quản lý Nhà nước ngành thuộc thẩm quyền ; không ban hành những văn bản trái với quy định của Nhà nước, của Ủy ban nhân dân thành phố về ngành, lĩnh vực do Sở khác phụ trách.
9.2- Giám đốc Sở Du lịch khi giải quyết vấn đề thuộc quyền của mình có liên quan đến Sở ngành khác thì phải chủ động bàn bạc, lấy ý kiến Thủ trưởng của Sở, ngành đó (bằng văn bản). Giám đốc Sở, ngành được hỏi ý kiến có trách nhiệm nghiên cứu trả lời theo yêu cầu của Giám đốc Sở Du lịch trong thời gian ngắn nhất (không chậm quá 10 ngày kể từ khi nhận được văn bản).
Nếu Sở-ngành được hỏi ý kiến sau 10 ngày không trả lời thì coi như đã đồng ý với đề nghị của Sở.
9.3- Các vấn đề do Sở Du lịch trình Ủy ban nhân dân thành phố có liên quan đến các Sở-ngành khác, phải có ý kiến chính thức của các Sở-ngành đó bằng văn bản.
Nếu các Sở-ngành có liên quan không thể thống nhất ý kiến được thì Ủy ban nhân dân thành phố sẽ xem xét quyết định.
Điều 10. - Đối với các tổ chức Đảng, đoàn thể :
10.1- Đối với các Ban của Thành ủy, Sở có mối quan hệ trực tiếp để thông qua đó tiếp nhận những định hướng, chỉ đạo của Thành ủy, ý kiến của Ban về những vấn đề có liên quan đến nội dung hoạt động của Sở.
10.2- Phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của Sở. Tạo điều kiện các các đoàn thể và Hội tham gia ý kiến với Sở trong việc xây dựng chế độ chính sách có liên quan đến ngành du lịch.
10.3- Đối với những vấn đề lớn, có liên quan đến đoàn thể quần chúng nào thì Giám đốc Sở phải mời tham gia hoặc hỏi ý kiến (bằng văn bản) lãnh đạo của đoàn thể quần chúng đó trước khi trình Ủy ban nhân dân thành phố.
Điều 11. - Căn cứ vào Quy chế này, Giám đốc Sở Du lịch thành phố có trách nhiệm cụ thể hóa thành chương trình công tác, các mặt hoạt động của Sở, ban hành Quy chế làm việc của Sở, tổ chức sắp xếp các phòng Ban, bố trí cán bộ công chức phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ của ngành, bảo đảm phát huy tốt hiệu lực và hiệu quả quản lý Nhà nước về du lịch.
Thủ trưởng các Sở Ban ngành thành phố, Chủ tịch Ủy ban nhân dân các quận-huyện theo chức năng, nhiệm vụ của ngành, của địa phương có trách nhiệm và biện pháp phối hợp thực hiện đúng nội dung quy chế này.
Bản quy chế này được Ủy ban nhân dân thành phố bổ sung, sửa đổi, điều chỉnh khi cần thiết, theo đề nghị của Giám đốc Sở Du lịch và các Sở ngành có liên quan./.
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ
- 1Quyết định 136/2006/QĐ-UBND ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Du lịch thành phố Hồ Chí Minh do Uỷ ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- 2Quyết định 1811/2005/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 11/2011/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 191/2004/QĐ-UB về Quy chế Tổ chức và hoạt động du lịch tại khu vực bán đảo Sơn Trà - quận Sơn Trà do thành phố Đà Nẵng ban hành
- 1Nghị định 47/2001/NĐ-CP về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và tổ chức của Thanh tra Du lịch
- 2Quyết định 1811/2005/QĐ-UBND quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Sở Du lịch tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 11/2011/QĐ-UBND bãi bỏ Quyết định 191/2004/QĐ-UB về Quy chế Tổ chức và hoạt động du lịch tại khu vực bán đảo Sơn Trà - quận Sơn Trà do thành phố Đà Nẵng ban hành
Quyết định 13/2003/QĐ-UB ban hành Quy chế tổ chức và hoạt động của Sở Du lịch thành phố do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 13/2003/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/01/2003
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Huỳnh Thị Nhân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra