Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
UỶ BAN NHÀ NƯỚC ĐIỀU TRA SỰ CỐ SẬP 2 NHỊP CẦU DẪN CẦU CẦN THƠ | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT |
Số: 1293/QĐ-UBNNCT | Hà Nội, ngày 11 tháng 10 năm 2007 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC BAN HÀNH QUY CHẾ LÀM VIỆC CỦA ỦY BAN NHÀ NƯỚC ĐIỀU TRA SỰ CỐ SẬP 2 NHỊP CẦU DẪN CẦU CẦN THƠ
CHỦ TỊCH UỶ BAN NHÀ NƯỚC ĐIỀU TRA SỰ CỐ SẬP 2 NHỊP CẦU DẪN CẦU CẦN THƠ
Căn cứ Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ủy ban Nhà nước điều tra sự cố sập 2 nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ;
Căn cứ yêu cầu nhiệm vụ công tác điều tra sự cố công trình cầu Cần Thơ;
Xét đề nghị của Cục trưởng Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Nơi nhận : | CHỦ TỊCH |
LÀM VIỆC CỦA UỶ BAN NHÀ NƯỚC ĐIỀU TRA SỰ CỐ SẬP 2 NHỊP CẦU DẪN CẦU CẦN THƠ
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1293 /QĐ-UBNNCT ngày 11 tháng 10 năm 2007 của Chủ tịch Ủy ban Nhà nước điều tra sự cố sập 2 nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định lề lối làm việc của Ủy ban Nhà nước điều tra sự cố sập 2 nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ (gọi tắt là Ủy ban) được thành lập theo Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Quy chế này áp dụng đối với các thành viên của Ủy ban và các tổ chức chuyên môn, cá nhân giúp việc cho Ủy ban.
Điều 2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban
1. Nhiệm vụ của Ủy ban được quy định tại Điều 2 Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ủy ban Nhà nước điều tra sự cố sập 2 nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ, gồm
- Điều tra làm rõ nguyên nhân sự cố;
- Làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan;
- Chỉ đạo rà soát toàn bộ các công đoạn triển khai công trình, trên cơ sở đó kiến nghị các giải pháp cụ thể để khắc phục sự cố và tiếp tục triển khai Dự án;
- Kiến nghị sửa đổi những quy định quản lý nhà nước liên quan đến đầu tư xây dựng công trình để đảm bảo không lặp lại những sự cố tương tự.
2. Chủ tịch Ủy ban thành lập các tổ chuyên môn giúp việc cho Ủy ban, bao gồm: Tổ Chuyên gia kỹ thuật, Tổ Chuyên gia pháp lý và Tổ Thư ký. Khi xuất hiện các vấn đề kỹ thuật phức tạp, Chủ tịch Ủy ban có thể mời thêm chuyên gia thuộc các lĩnh vực chuyên môn phù hợp để tư vấn cho Ủy ban.
3. Chủ tịch Ủy ban chỉ định Tổ chức Tư vấn hỗ trợ về mặt kỹ thuật cho hoạt động của các Tổ Chuyên môn khi cần thiết.
4. Ủy ban có quyền yêu cầu các cơ quan chức năng của các Bộ ngành, địa phương, các chủ thể tham gia xây dựng công trình phối hợp, cung cấp tài liệu có liên quan tới việc điều tra sự cố.
Điều 3. Tổ chức chuyên môn giúp việc cho Ủy ban
1. Tổ Chuyên gia kỹ thuật của Ủy ban gồm những cá nhân có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao có chức năng giúp Ủy ban tiến hành công tác điều tra tìm nguyên nhân sự cố sập 2 nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ (gọi tắt là sự cố) và tư vấn cho Ủy ban giải quyết các vấn đề kỹ thuật liên quan đến sự cố.
2. Tổ Chuyên gia pháp lý của Ủy ban gồm những chuyên gia có kinh nghiệm chuyên môn về pháp lý có chức năng giúp Ủy ban kiểm tra việc tuân thủ các quy định về quản lý thi công xây dựng công trình của các chủ thể tham gia hoạt động xây dựng, kiến nghị sửa đổi những quy định quản lý nhà nước liên quan đến đầu tư xây dựng công trình.
3. Tổ Thư ký được đặt tại Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng - Bộ Xây dựng có chức năng giúp Ủy ban điều phối các hoạt động của các tổ chức chuyên môn, cá nhân giúp việc cho Ủy ban và là bộ phận tổng hợp của Ủy ban.
Điều 4. Trách nhiệm của Ủy ban
1. Ủy ban có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ như quy định tại Điều 2 Quyết định số 1340/QĐ-TTg ngày 06 tháng 10 năm 2007 của Thủ tướng Chính phủ.
2. Chủ tịch Ủy ban chịu trách nhiệm trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả hoạt động và các kết luận của Ủy ban. Các thành viên chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban và trước Thủ tướng Chính phủ về kết quả thực hiện nhiệm vụ được phân công.
3. Các thành viên Ủy ban được hưởng phụ cấp, thù lao theo quy định.
Điều 5. Nguyên tắc làm việc của Ủy ban
1. Ủy ban làm việc theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Các kết luận của Ủy ban được đưa ra trên cơ sở thảo luận và sự đồng thuận của đa số thành viên.
2. Mỗi thành viên thực hiện theo nhiệm vụ được phân công và phối hợp với các thành viên khác trong Ủy ban, các tổ chức chuyên môn giúp việc cho Ủy ban khi thấy cần thiết.
Điều 6. Phân công nhiệm vụ trong Ủy ban
1. Chủ tịch Ủy ban:
Chỉ đạo chung các hoạt động của Ủy ban bao gồm: phê duyệt kế hoạch công tác của Ủy ban; quyết định các tổ chức, cá nhân giúp việc cho Ủy ban; chủ trì các cuộc họp, các đợt công tác của Ủy ban và ký các văn bản quan trọng của Ủy ban.
2. Nhiệm vụ của các Ủy viên:
a) Ông Lê Thế Tiệm -Thứ trưởng Bộ Công an:
- Tham gia các hoạt động của Ủy ban;
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ Công an trong việc phối hợp với Ủy ban trong quá trình điều tra tìm nguyên nhân sự cố và làm rõ trách nhiệm của các bên liên quan.
b) Ông Nguyễn Văn Liên – Thứ trưởng thường trực Bộ Xây dựng:
- Giải quyết và tham gia chỉ đạo các công việc thường xuyên của Ủy ban;
- Chỉ đạo trực tiếp hoạt động của Tổ chuyên gia và các tổ chức Tư vấn trong việc điều tra nguyên nhân kỹ thuật của sự cố.
- Đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung những quy định về quản lý nhà nước liên quan đến đầu tư xây dựng để không lặp lại những sự cố tương tự.
c) Ông Ngô Thịnh Đức – Thứ trưởng thường trực Bộ Giao thông Vận tải:
- Tham gia các hoạt động của Ủy ban;
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ Giao thông Vận tải và đại diện Chủ đầu tư Dự án cầu Cần Thơ (Ban Quản lý dự án Mỹ Thuận) phối hợp với Ủy ban trong quá trình điều tra Sự cố;
- Đề xuất các giải pháp cụ thể khắc phục sự cố và việc triển khai tiếp tục Dự án.
d) Ông Nguyễn Bích Đạt – Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư:
- Tham gia các hoạt động của Ủy ban;
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ Kế hoạch và Đầu tư trong việc phối hợp với Ủy ban trong quá trình điều tra sự cố;
- Đề xuất nội dung sửa đổi, bổ sung những quy định về quản lý Nhà nước đối với các dự án đầu tư xây dựng liên quan đến nguồn vốn ODA.
e) Ông Lê Bạch Hồng – Thứ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội:
- Tham gia các hoạt động của Ủy ban;
- Chỉ đạo các đơn vị chức năng của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trong việc phối hợp với Ủy ban trong quá trình điều tra sự cố về những vấn đề liên quan đến việc sử dụng lao động và an toàn lao động.
f) Ông Lê Đình Tiến - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ:
- Tham gia các hoạt động của Ủy ban;
- Đề xuất với Chủ tịch Ủy ban các chuyên gia và các tổ chức hoạt động khoa học công nghệ để giúp việc cho Ủy ban. Tham gia chỉ đạo hoạt động của Tổ Chuyên gia kỹ thuật trong điều tra nguyên nhân sự cố.
g) Ông Nguyễn Mạnh Kiểm - Chủ tịch Tổng hội Xây dựng Việt
- Tham gia các hoạt động của Ủy ban;
- Đề xuất với Chủ tịch Ủy ban trong việc lựa chọn các chuyên gia thực hiện công tác điều tra sự cố; tham gia chỉ đạo công việc điều tra và phản biện những vấn đề kỹ thuật của sự cố.
- Kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định về quản lý nhà nước liên quan đến đầu tư xây dựng để đảm bảo không lặp lại những sự cố tương tự.
h) Ông Đào Xuân Lâm – Phó Chủ tịch Hội Cầu đường Việt
- Tham gia các hoạt động của Ủy ban;
- Đề xuất với Chủ tịch Ủy ban trong việc lựa chọn các chuyên gia thực hiện công tác điều tra sự cố; tham gia chỉ đạo điều tra và phản biện những vấn đề kỹ thuật của sự cố.
- Nghiên cứu các đề xuất về giải pháp khắc phục sự cố và đề xuất với Chủ tịch Ủy ban về việc tiếp tục triển khai Dự án.
i) Ông Nghiêm Vũ Khải – Phó Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học và Công nghệ của Quốc hội:
- Tham gia các hoạt động của Ủy ban;
- Trên cơ sở kết luận của Ủy ban, tổng hợp và đề xuất với Quốc hội sửa đổi, bổ sung những quy định pháp luật có liên quan về xây dựng và trong việc sử dụng vốn vay của nước ngoài.
k) Đại diện cơ quan khoa học độc lập về cầu đường của Nhật Bản:
- Tham gia các hoạt động của Ủy ban.
- Chỉ đạo việc phối hợp của các nhà thầu Nhật Bản với Ủy ban trong quá trình điều tra sự cố.
HOẠT ĐỘNG CỦA CÁC TỔ CHỨC CHUYÊN MÔN GIÚP VIỆC CHO ỦY BAN
Điều 7. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ Chuyên gia kỹ thuật
1. Nhiệm vụ
a) Kiểm tra, đánh giá hồ sơ thiết kế biện pháp thi công: đà giáo, trụ tạm nhịp cầu 13 – 15 theo tiêu chuẩn quy phạm được áp dụng cho công trình;
b) Kiểm tra sự phù hợp về chất lượng chế tạo và thi công lắp dựng theo thiết kế biện pháp thi công được duyệt;
c) Kiểm tra hiện trường sự cố;
d) Kiểm tra và đánh giá các số liệu có liên quan tới sự cố trong hồ sơ quản lý thi công xây dựng;
e) Trong trường hợp có nghi ngờ về chất lượng thiết kế biện pháp thi công hoặc chất lượng chế tạo, thi công lắp dựng, Tổ Chuyên gia đề xuất với Chủ tịch Ủy ban các nội dung cần thẩm tra lại thiết kế hoặc phúc tra chất lượng. Chủ tịch Ủy ban sẽ yêu cầu Chủ đầu tư làm rõ hoặc chỉ định tổ chức, cá nhân thẩm tra thiết kế hoặc phúc tra chất lượng.
f) Kết luận về nguyên nhân kỹ thuật của sự cố.
g) Kiến nghị các giải pháp cụ thể để khắc phục sự cố và tiếp tục triển khai Dự án.
2. Quyền hạn
a) Yêu cầu cung cấp các thông tin và hồ sơ, tài liệu cần thiết liên quan đến sự cố;
b) Được hưởng thù lao theo quy định.
Điều 8. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ chuyên gia pháp lý
1. Nhiệm vụ
a) Kiểm tra, đánh giá sự tuân thủ các quy định về quản lý thi công xây dựng của Chủ đầu tư và các Nhà thầu đối với hạng mục 2 nhịp cầu dẫn bị sự cố tại công trình cầu Cần Thơ, bao gồm quy định trình tự quản lý chất lượng công trình xây dựng và quản lý an toàn lao động;
b) Phát hiện những tồn tại, bất cập và kiến nghị sửa đổi, bổ sung những quy định về quản lý nhà nước liên quan đến đầu tư xây dựng công trình để đảm bảo không lặp lại sự cố tương tự.
2. Quyền hạn
a) Yêu cầu cung cấp các thông tin và hồ sơ, tài liệu cần thiết liên quan đến sự cố;
b) Được hưởng thù lao theo quy định.
Điều 9. Nhiệm vụ và quyền hạn của Tổ Thư ký
1. Nhiệm vụ
a) Soạn thảo trình Chủ tịch Ủy ban các văn bản liên quan đến hoạt động của Ủy ban;
b) Lập kế hoạch công tác của Ủy ban và chuẩn bị tài liệu, nội dung cho các hoạt động của Ủy ban;
c) Lập kế hoạch phối hợp hoạt động của các tổ chức chuyên môn và tổ chức tư vấn giúp việc cho Ủy ban;
d) Tham dự thường xuyên các hoạt động của Ủy ban;
e) Cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết theo yêu cầu của Ủy ban và các tổ chức chuyên môn;
f) Phát hành các văn bản thông báo ý kiến chỉ đạo của Ủy ban về các vấn đề có liên quan;
g) Lưu giữ hồ sơ, tài liệu liên quan tới các hoạt động của Ủy ban;
h) Lập, quản lý và quyết toán chi phí hoạt động của Ủy ban và các tổ chức, cá nhân giúp việc cho Ủy ban;
i) Thực hiện các nhiệm vụ khác do Chủ tịch Ủy ban yêu cầu.
2. Quyền hạn
a)Yêu cầu các bên liên quan cung cấp thông tin, tài liệu cần thiết phục vụ công tác của Ủy ban và các tổ chuyên môn của Ủy ban;
b) Được hưởng thù lao theo quy định
CHI PHÍ HOẠT ĐỘNG CỦA UỶ BAN VÀ CÁC TỔ CHỨC, CÁ NHÂN GIÚP VIỆC CHO UỶ BAN
1. Chi phí cho hoạt động của Ủy ban do Bộ Tài chính bố trí theo Dự toán chi phí hoạt động của Ủy ban được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
2. Cơ cấu chi phí bao gồm:
a) Chi phí văn phòng phẩm, tài liệu kỹ thuật, in ấn tài liệu;
b) Chi phí đi lại, ăn ở công tác hiện trường của Ủy ban và các tổ chức, cá nhân giúp việc cho Ủy ban;
c) Chi phí cho các phiên họp Ủy ban, các cuộc họp của các Tổ Chuyên môn;
d) Phụ cấp lương, phụ cấp thông tin liên lạc, phụ cấp làm thêm giờ... cho các thành viên Ủy ban và các cá nhân giúp việc cho Ủy ban.
e) Các chi phí phát sinh khác được Chủ tịch Ủy ban phê duyệt như: chi phí thẩm tra lại thiết kế, phúc tra chất lượng… do tổ chức tư vấn thực hiện theo yêu cầu của Chủ tịch Ủy ban.
Điều 11. Lập dự toán chi phí hoạt động của Ủy ban
1. Dự toán chi phí hoạt động của Ủy ban bao gồm chi phí của Ủy ban, chi phí của các Tổ Chuyên môn (Tổ Thư ký, các Tổ Chuyên gia và các tổ chức, cá nhân khác giúp việc cho Ủy ban).
2. Tổ Thư ký có trách nhiệm lập dự toán chi phí hoạt động của Ủy ban và dự trù các chi phí phát sinh từ các hoạt động này.
Điều 12. Quản lý kinh phí và quyết toán
1. Tổ Thư ký chịu trách nhiệm quản lý và quyết toán chi phí hoạt động của Ủy ban và của các tổ chức, cá nhân giúp việc cho Ủy ban.
2. Tổ Thư ký có trách nhiệm tạm ứng kinh phí hoạt động cho các Tổ Chuyên gia tương ứng với khối lượng và kết quả công việc đã được thực hiện.
3. Tổ Thư ký có trách nhiệm tổng hợp các quyết toán và chuyển Bộ Tài chính quyết toán chi phí cho hoạt động của Ủy ban và của các tổ chức, cá nhân giúp việc cho Ủy ban.
1. Ủy ban sử dụng con dấu của Bộ Xây dựng.
2. Hoạt động thường xuyên của Tổ Thư ký sử dụng con dấu của Cục Giám định Nhà nước về chất lượng công trình xây dựng.
Điều 14. Người phát ngôn của Ủy ban
Chủ tịch Ủy ban cử một thành viên của Ủy ban là người phát ngôn chính thức của Ủy ban.
1. Chủ tịch Ủy ban có trách nhiệm tổ chức, chỉ đạo các thành viên Ủy ban và các tổ chức, cá nhân giúp việc cho Ủy ban thực hiện Quy chế này.
2. Quy chế này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Quyết định 1293/QĐ-UBNNCT năm 2007 về quy chế làm việc của Ủy ban nhà nước điều tra sự cố sập 2 nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ do Chủ tịch Ủy ban nhà nước điều tra sự cố sập 2 nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ ban hành
- Số hiệu: 1293/QĐ-UBNNCT
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 11/10/2007
- Nơi ban hành: Uỷ ban Nhà nước điều tra sự cố sập 2 nhịp cầu dẫn cầu Cần Thơ
- Người ký: Nguyễn Hồng Quân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra