Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1286/QĐ-UBND | Đắk Lắk, ngày 16 tháng 06 năm 2014 |
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO VỆ CẢNH QUAN HỒ LẮK ĐẾN NĂM 2020
ỦY BAN NHÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Căn cứ Luật tổ chức HĐND&UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Quyết định số 1167/QĐ-UBND ngày 28/5/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc Phê duyệt Đề cương - Dự toán dự án Quy hoạch bảo tồn và phát triển các khu rừng đặc dụng thuộc tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng của tỉnh đến năm 2020 và chỉ định thầu đơn vị tư vấn thực hiện dự án;
Căn cứ Công văn số 1251/TCLN-BTTN ngày 14/8/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp về việc góp ý Báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng tỉnh Đắk Lắk;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tại Tờ trình số 87/TTr-SNNNT ngày 07/5/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo vệ cảnh quan Hồ Lắk đến năm 2020, với các nội dung chính sau:
1. Tên bản quy hoạch, chủ đầu tư, chủ quản đầu tư.
- Tên bản quy hoạch: Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo vệ cảnh quan Hồ Lắk đến năm 2020.
- Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk.
- Cơ quan đầu tư: Khu bảo vệ cảnh quan Hồ Lắk.
2. Địa điểm thực hiện quy hoạch: tại Khu bảo vệ cảnh quan Hồ Lắk nằm trên địa giới hành chính các xã Bông Krang, Đắk Liêng, Yang Tao và thị trấn Liên Sơn, huyện Lắk, tỉnh Đắk Lắk.
3. Mục tiêu của Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững
- Duy trì và bảo vệ hệ sinh thái rừng lưu vực để bảo vệ cảnh quan đất ngập nước nội địa là Hồ Lắk và gắn với quản lý bền vững lưu vực đầu nguồn sông Sêrêpôk, Mê Kông để duy trì thủy văn cho sản xuất và đời sống của tỉnh Đắk Lắk và góp phần ổn định, điều hòa nguồn nước hệ thống sông Mê Kông.
- Bảo tồn mẫu chuẩn hệ sinh thái rừng vùng núi Tây Nguyên bao gồm: bảo tồn 05 kiểu thảm thực vật rừng phân bố theo đai cao, 05 xã hợp thực vật đặc hữu gắn với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng và đai cao của Tây Nguyên và 05 khu rừng có giá trị bảo tồn cao.
- Bảo tồn và phát triển sự đa dạng các nhóm loài và nguồn gen động thực vật đặc hữu, nguy cấp, quý, hiếm cấp quốc tế, quốc gia có trong Khu bảo vệ cảnh quan Hồ Lắk.
- Bảo tồn và gắn với phát triển các tri thức, văn hóa bản địa và sinh kế, kinh tế xã hội, chia sẻ trách nhiệm và lợi ích trong bảo tồn với cộng đồng vùng đệm.
- Bảo tồn gắn với phát triển du lịch sinh thái - văn hóa bản địa - lịch sử tạo ra thu nhập phục vụ bảo tồn và đóng góp vào đời sống của cộng đồng vùng đệm.
- Phát huy các giá trị dịch vụ môi trường rừng để giảm nhẹ biến đổi khí hậu như hấp thụ CO2 của rừng, tiến đến bán tín chỉ carbon rừng để tạo ra tài chính cho bảo tồn và sinh kế của người dân.
- Tạo ra môi trường nghiên cứu khoa học và hợp tác quốc tế để thu hút nguồn lực phục vụ bảo tồn và nâng cao năng lực.
4. Nội dung và quy mô của Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững.
a) Nội dung quy hoạch bao gồm:
- Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới, quy mô diện tích khu rừng đặc dụng;
- Quy hoạch không gian các phân khu chức năng;
- Quy hoạch bộ máy và nguồn nhân lực cho quản lý bảo tồn khu rừng đặc dụng;
- Quy hoạch và xây dựng hạ tầng, trang thiết bị cho nghiên cứu bảo tồn, giám sát đa dạng sinh học và phục hồi sinh thái;
- Quy hoạch và xây dựng vườn thực vật, trạm cứu hộ động vật;
- Quy hoạch và xây dựng hạ tầng cho phát triển du lịch sinh thái - lịch sử văn hóa;
- Quy hoạch phát triển vùng đệm.
b) Các chương trình, giải pháp để thực hiện các nội dung quy hoạch bao gồm:
- Chương trình phát triển nguồn nhân lực;
- Chương trình đầu tư cơ sở hạ tầng và quản lý bảo vệ rừng;
- Chương trình nghiên cứu bảo tồn, giám sát đa dạng sinh học, phục hồi sinh thái;
- Chương trình xây dựng vườn thực vật và trạm cứu hộ động vật hoang dã;
- Chương trình phát triển du lịch sinh thái, văn hóa - lịch sử;
- Chương trình phát triển vùng đệm gắn với dịch vụ môi trường rừng
c) Quy mô quy hoạch:
- Tổng diện tích tự nhiên là: 10.333,6 ha, được chia thành 03 phân khu chức năng:
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: diện tích 5.828,7 ha, có chức năng bảo vệ nguyên vẹn các hệ sinh thái, sinh cảnh, thảm thực vật, xã hợp thực vật, các khu rừng có giá trị bảo tồn cao, đất đai và thành phần hệ sinh thái, đa dạng sinh vật trong phân khu;
+ Phân khu phục hồi sinh thái: diện tích 4.445,5 ha, có chức năng phục hồi lại các hệ sinh thái rừng, thảm thực vật, cảnh quan đã bị tác động do hoạt động khai thác, canh tác nương rẫy trước đây hoặc đang canh tác bằng các biện pháp tự nhiên;
+ Phân khu hành chính - dịch vụ: diện tích 59,4 ha, có chức năng phục vụ các hoạt động quản lý hành chính, dịch vụ nghiên cứu khoa học, dịch vụ tham quan, du lịch và tuyên truyền giáo dục.
- Vùng đệm: nằm trên địa giới hành chính các xã Yang Tao, Bông Krang, Đăk Liêng, Đăk Phơi và thị trấn Liên Sơn thuộc huyện Lắk; xã Yang Reh thuộc huyện Krông Bông; xã Dur Kmal thuộc huyện Krông Ana, tỉnh Đắk Lắk.
5. Tổng mức đầu tư giai đoạn năm 2014 đến 2020: 146.054 triệu đồng,
trong đó:
- Đầu tư phát triển nguồn nhân lực: | 26.690 triệu đồng; |
- Kinh phí quản lý bảo vệ rừng: | 9.414 triệu đồng; |
- Đầu tư cơ sở hạ tầng cho quản lý bảo vệ rừng: | 39.230 triệu đồng; |
- Đầu tư nghiên cứu bảo tồn, giám sát đa dạng sinh học, phục hồi sinh thái: | 36.065 triệu đồng; |
- Đầu tư xây dựng vườn thực vật, trạm cứu hộ động vật hoang dã: | 16.700 triệu đồng; |
- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng cho phát triển du lịch sinh thái, văn hóa - lịch sử: | 9.225 triệu đồng; |
- Đầu tư phát triển vùng đệm gắn với dịch vụ môi trường rừng: | 8.730 triệu đồng. |
6. Nhu cầu vốn và tiến độ giải ngân.
Đơn vị tính: triệu đồng
TT | Nguồn vốn thực hiện quy hoạch | Tổng số | Năm | ||||||
2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |||
01 | Vốn Nhà nước | 120.000 | 6.879 | 15.512 | 27.913 | 25.739 | 24.214 | 14.463 | 5.277 |
02 | Vốn khác | 26.054 | 1.054 | 2.000 | 3.000 | 4.000 | 5.000 | 6.000 | 5.000 |
Tổng nhu cầu | 146.054 | 7.933 | 17.512 | 30.913 | 29.739 | 29.214 | 20.463 | 10.277 |
7. Thời gian thực hiện quy hoạch: Năm 2014 đến năm 2020
8. Tiến độ thực hiện quy hoạch: (Chi tiết tại Phụ biểu tiến độ thực hiện Hạng mục - Dự toán vốn đầu tư cho quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo vệ cảnh quan Hồ Lắk, kèm theo).
Điều 2. Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Khu bảo vệ cảnh quan Hồ Lắk triển khai thực hiện các chương trình, giải pháp cụ thể của quy hoạch và kêu gọi đầu tư để quy hoạch được triển khai thực hiện đúng nội dung và tiến độ đề ra.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND huyện Lắk, Giám đốc Khu bảo vệ cảnh quan Hồ Lắk và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.
| KT. CHỦ TỊCH |
HẠNG MỤC – DỰ TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CHO QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO VỆ CẢNH QUAN HỒ LẮK ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 1286/QĐ-UBND ngày 16/6/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
Đơn vị tính vốn: VNĐ
TT | Chương trình/ | Đơn vị tính | Số lượng | Đơn giá | Thành tiền | Phân theo năm | ||||||
2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | ||||||
I | Phát triển nguồn nhân lực, kinh phí sự nghiệp |
|
|
| 26.690 | 3.720 | 3.770 | 3.920 | 3.920 | 3.920 | 3.770 | 3.670 |
1 | Kinh phí sự nghiệp, quỹ lương cho 51 cán bộ nhân viên | Người/ năm | 51 | 70 | 24.990 | 3.570 | 3.570 | 3.570 | 3.570 | 3.570 | 3.570 | 3.570 |
2 | Đào tạo ngắn hạn | Khóa | 20 | 50 | 1.000 | 100 | 100 | 200 | 200 | 200 | 100 | 100 |
3 | Đào tạo chính quy đại học và sau đại học | Người | 14 | 50 | 700 | 50 | 100 | 150 | 150 | 150 | 100 |
|
II | Kinh phí quản lý bảo vệ rừng |
|
|
| 9.414 | 1.563 | 1.257 | 1.257 | 1.257 | 1.257 | 1.563 | 1.257 |
1 | Khoán quản lý bảo vệ rừng cho hộ gia đình, cộng đồng địa phương,... | Ha | 6.116 | 0,15 | 6.422 | 917 | 917 | 917 | 917 | 917 | 917 | 917 |
2 | Kinh phí lập hồ sơ giao khoán bảo vệ rừng | Ha | 6.116 | 0,05 | 612 | 306 |
|
|
|
| 306 |
|
3 | Thực hiện phương án Phòng cháy chữa cháy rừng | Năm | 7 | 120 | 840 | 120 | 120 | 120 | 120 | 120 | 120 | 120 |
4 | Kinh phí tổ chức truy quét bảo vệ rừng | Năm | 7 | 200 | 1.400 | 200 | 200 | 200 | 200 | 200 | 200 | 200 |
5 | Tuyên truyền bảo vệ rừng, PCCCR | Năm | 7 | 20 | 140 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 |
III | Cơ sở hạ tầng cho quản lý bảo vệ rừng |
|
|
| 39.230 | 465 | 7.810 | 10.996 | 8.462 | 7.147 | 4.250 | 100 |
III.1 | Cơ sở hạ tầng văn phòng, trang thiết bị |
|
|
| 11.215 | 271 | 6.190 | 3.174 | 1.520 | 20 | 20 | 20 |
1 | Xây văn phòng | m2 | 300 | 15 | 4.500 |
| 4.500 |
|
|
|
|
|
2 | Hệ thống đường, sân nội bộ | m2 | 300 | 1 | 300 |
|
| 300 |
|
|
|
|
3 | Hệ thống tường rào mới (3 mặt) | m | 300 | 1 | 300 |
|
| 300 |
|
|
|
|
4 | Bổ sung nhà ở cho nhân viên: 12 m2/người | m2 | 200 | 7 | 1.400 |
|
| 1.400 |
|
|
|
|
5 | Nhà ăn ở CBCNV | m2 | 100 | 7 | 700 |
|
| 700 |
|
|
|
|
6 | Kho chứa vật tư, tang vật | m2 | 200 | 6 | 1.200 |
| 1.200 |
|
|
|
|
|
7 | Hệ thống điện | Bộ | 1 | 250 | 250 |
| 250 |
|
|
|
|
|
8 | Giếng khoan và hệ thống nước sinh hoạt | Bộ | 1 | 150 | 100 |
| 100 |
|
|
|
|
|
9 | Hoàn chỉnh và duy trì Website KBT, nhấn mạnh du lịch sinh thái | Website/năm | 7 | 20 | 140 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 |
10 | Máy vi tính | Cái | 15 | 15 | 225 | 75 |
| 150 |
|
|
|
|
11 | Laptop | Cái | 3 | 25 | 75 | 75 |
|
|
|
|
|
|
12 | Máy in | Cái | 5 | 8 | 40 | 16 |
| 24 |
|
|
|
|
13 | Hệ thống truyền thông (máy chiếu, màn hình, laptop, loa, amply) | Bộ | 1 | 100 | 100 |
|
| 100 |
|
|
|
|
14 | Hệ thống bàn ghế tủ | Bộ | 5 | 15 | 75 |
|
| 75 |
|
|
|
|
15 | Máy Fax | Cái | 2 | 10 | 20 |
|
| 20 |
|
|
|
|
16 | Máy photocopy | Cái | 2 | 35 | 70 | 35 |
| 35 |
|
|
|
|
17 | Máy ảnh + máy quay phim | Cái | 2 | 50 | 100 | 50 |
| 50 |
|
|
|
|
18 | Ô tô 5 chỗ | Cái | 1 | 1.500 | 1.500 |
|
|
| 1.500 |
|
|
|
19 | Xe gắn máy | Cái | 4 | 30 | 120 |
| 120 |
|
|
|
|
|
III.2 | Cơ sở hạ tầng trạm bảo vệ rừng, trang thiết bị, đường tuần tra, mốc ranh giới, phòng chữa cháy rừng |
|
|
| 28.015 | 194 | 1.620 | 7.822 | 6.942 | 7.127 | 4.230 | 80 |
1 | Xây mới nhà trạm mới (1 trạm * 200m2) | m2 | 200 | 7 | 1.400 |
|
| 1.400 |
|
|
|
|
2 | Nâng cấp 5 trạm | Trạm | 5 | 100 | 500 |
|
| 100 | 200 | 200 |
|
|
3 | Giếng khoan & máy bơm, hệ thống nước đầu nguồn và bồn chứa 2m3 cho 5 trạm | Bộ | 5 | 100 | 500 |
|
| 100 | 200 | 200 |
|
|
4 | Xuồng đuôi tôm | Cái | 2 | 150 | 300 |
|
|
| 150 |
| 150 |
|
5 | Chó nghiệp vụ | Con | 2 | 50 | 100 |
| 50 |
| 50 |
|
|
|
6 | Xe máy | Cái | 10 | 30 | 300 |
| 180 |
|
| 120 |
|
|
7 | Địa bàn | Cái | 12 | 2 | 24 | 24 |
|
|
|
|
|
|
8 | GPS | Cái | 15 | 10 | 150 | 70 |
|
| 80 |
|
|
|
9 | Súng hơi cay | Cái | 10 | 5 | 50 |
| 30 |
|
| 20 |
|
|
10 | Còng số 8 | Cái | 34 | 1 | 34 |
| 20 |
|
| 14 |
|
|
11 | Bình xịt hơi cay | Bình | 272 | 0,5 | 136 |
| 75 |
|
| 61 |
|
|
12 | Tủ hồ sơ | Cái | 6 | 10 | 60 |
|
| 20 | 20 | 20 |
|
|
13 | Bàn ghế | Bộ | 6 | 10 | 60 |
|
| 20 | 20 | 20 |
|
|
14 | Giường | Cái | 24 | 4 | 96 |
|
| 32 | 32 | 32 |
|
|
15 | Ti vi & đầu kỹ thuật số | Bộ | 6 | 25 | 150 |
|
| 50 | 50 | 50 |
|
|
16 | Ống nhòm | Cái | 12 | 10 | 120 |
| 70 |
|
| 50 |
|
|
17 | Máy ảnh | Cái | 12 | 20 | 240 |
| 140 |
|
| 100 |
|
|
18 | Cột mốc ranh giới | Mốc | 35 | 15 | 525 |
| 525 |
|
|
|
|
|
19 | Bảng tuyên truyền bằng bê tông | Bảng | 6 | 20 | 120 |
| 60 |
| 60 |
|
|
|
20 | Bảng phân khu mới | Bảng | 5 | 50 | 250 |
| 250 |
|
|
|
|
|
21 | Hệ thống đường tuần tra | Km | 22 | 1.000 | 22.000 |
|
| 6.000 | 6.000 | 6.000 | 4.000 |
|
22 | Bảng biểu PCCR (bảng sắt) | Cái | 300 | 0,2 | 60 | 20 |
| 20 |
| 20 |
|
|
23 | Dụng cụ, phương tiện PCCCR | Năm | 7 | 80 | 560 | 80 | 80 | 80 | 80 | 80 | 80 | 80 |
24 | Chòi canh lửa | Cái | 4 | 70 | 280 |
| 140 |
|
| 140 |
|
|
IV | Nghiên cứu bảo tồn, giám sát đa dạng sinh học và phục hồi sinh thái |
|
|
| 36.065 | 945 | 3.220 | 7.550 | 7.050 | 6.700 | 6.600 | 4.000 |
1 | Trang thiết bị |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2 | GPS | Cái | 5 | 10 | 50 |
| 50 |
|
|
|
|
|
3 | Địa bàn cầm tay | Cái | 5 | 2 | 10 |
| 10 |
|
|
|
|
|
4 | Bẫy ảnh | Cái | 20 | 30 | 600 |
| 150 |
| 150 |
| 300 |
|
5 | Máy quay phim | Cái | 2 | 30 | 60 |
| 30 |
| 30 |
|
|
|
6 | Máy chụp hình | Cái | 2 | 20 | 40 |
| 40 |
|
|
|
|
|
7 | Ống nhòm chuyên dụng | Cái | 2 | 10 | 20 |
| 20 |
|
|
|
|
|
8 | Dụng cụ điều tra rừng: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| - Thước dài 50m | Cái | 10 | 0,5 | 5 | 5 |
|
|
|
|
|
|
| - Thước đo đường kính | Cái | 20 | 2 | 40 | 40 |
|
|
|
|
|
|
| - Sunnto (đo cao, độ dốc) | Cái | 20 | 15 | 300 | 300 |
|
|
|
|
|
|
| - Dụng cụ đo độ ẩm, pH đất | Cái | 20 | 15 | 300 | 300 |
|
|
|
|
|
|
| - Máy lazer đo cây | Cái | 5 | 50 | 250 | 250 |
|
|
|
|
|
|
| - Đo tiết diện ngang - Bitherlich | Cái | 10 | 5 | 50 | 50 |
|
|
|
|
|
|
| - Tủ ẩm nhiệt (bảo quản mẫu) | Cái | 2 | 50 | 100 |
| 100 |
|
|
|
|
|
| - Tủ sấy mẫu | cái | 2 | 50 | 100 |
| 100 |
|
|
|
|
|
9 | Máy quay phim hồng ngoại ban đêm | Cái | 2 | 70 | 140 |
| 70 |
| 70 |
|
|
|
10 | Lập bản đồ thảm thực vật, habitat, HCV bằng viễn thám, GIS | Đề tài | 1 | 2.000 | 2.000 |
|
| 1.200 | 800 |
|
|
|
11 | Thiết kế và thực hiện hệ thống giám sát đa dạng sinh học | Đề tài | 1 | 1.000 | 1.000 |
| 650 | 350 |
|
|
|
|
12 | Nghiên cứu thành phần hệ sinh thái rừng: Nấm, rêu, địa y,… | Đề tài | 1 | 1.000 | 1.000 |
|
|
|
| 700 | 300 |
|
13 | Phục hồi rừng bỏ hóa bằng cây bản địa (giai đoạn 1) | Ha | 1.500 | 20 | 30.000 |
| 2.000 | 6.000 | 6.000 | 6.000 | 6.000 | 4.000 |
V | Xây dựng vườn thực vật, cứu hộ động vật hoang dã |
|
|
| 16.700 |
|
| 2.260 | 7.640 | 3.800 | 3.000 |
|
1 | Vườn thực vật | Ha | 50 | 4 | 200 |
|
| 200 |
|
|
|
|
2 | Đóng bảng tên cây | Cái | 500 | 0,2 | 100 |
|
| 60 | 40 |
|
|
|
3 | Trồng xen cây bản địa trong vườn thực vật, diện tích 50 ha trồng dưới tán khoảng 100-150 cây/ha. Loài cây: sao, cà te, cẩm lai , giáng hương, trắc, thủy tùng | Ha | 50 | 20 | 1.000 |
|
|
| 400 | 600 |
|
|
4 | Hệ thống đường bê tông 1m trong vườn thực vật | Km | 6 | 1.200 | 7.200 |
|
|
| 7.200 |
|
|
|
5 | Nâng cấp hàng rào và xây mới | Ha | 40 | 50 | 2.000 |
|
| 2.000 |
|
|
|
|
6 | Trạm cứu hộ động vật bán hoang dã, chuồng trại | Ha | 2 | 100 | 200 |
|
|
|
| 200 |
|
|
7 | Chuồng trại | m2 | 1.000 | 5 | 5.000 |
|
|
|
| 3.000 | 2.000 |
|
8 | Trang thiết bị chăm sóc, nuôi dưỡng | Bộ | 2 | 500 | 1.000 |
|
|
|
|
| 1.000 |
|
VI | Cơ sở hạ tầng cho du lịch sinh thái – lịch sử văn hóa |
|
|
| 9.225 |
| 185 | 3.690 | 150 | 5.150 | 40 | 10 |
1 | Nhà sàn gỗ theo kiến trúc bản địa cho đào tạo, nghiên cứu và du lịch ở 2 tuyến diện tích 200m2 | Nhà | 2 | 2000 | 4.000 |
|
| 2.000 |
| 2.000 |
|
|
2 | Nhà chòi nghỉ chân cho các tuyến lợp tranh | Chòi | 4 | 70 | 280 |
|
| 140 |
| 140 |
|
|
3 | Nhà dịch vụ 200m2 | Cái | 2 | 1500 | 3.000 |
|
|
|
| 3.000 |
|
|
4 | Bảng chỉ dẫn kèm theo thông tin liên quan của các tour du lịch | Bảng | 10 | 20 | 200 |
| 100 |
| 100 |
|
|
|
5 | Cổng gỗ hoặc giả gỗ giới thiệu vào từng tuyến du lịch | Cái | 3 | 5 | 15 |
| 15 |
|
|
|
|
|
6 | Bảng tuyên truyền về môi trường, nâng cao nhận thức,… | Cái | 40 | 0,5 | 20 |
| 10 |
| 10 |
|
|
|
7 | Bảng tên cây | Bảng | 300 | 0,2 | 60 |
| 20 | 40 |
|
|
|
|
8 | Hệ thống thùng rác làm bằng vật liệu thiên nhiên + nắp đậy | Bộ | 30 | 1 | 30 |
|
| 10 |
| 10 |
| 10 |
9 | Ô tô vận chuyển khách du lịch 24 chỗ | Chiếc | 1 | 1.500 | 1.500 |
|
| 1.500 |
|
|
|
|
10 | Máy phát điện & diamo | Bộ | 1 | 20 | 20 |
| 20 |
|
|
|
|
|
11 | Lều bạt di động | Cái | 50 | 2 | 100 |
| 20 |
| 40 |
| 40 |
|
VII | Phát triển vùng đệm, giáo dục môi trường |
|
|
| 8.730 | 1.240 | 1.270 | 1.240 | 1.260 | 1.240 | 1.240 | 1.240 |
1 | Trang thiết bị: |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
| Bộ bảng ghim (gồm cả chân) | Bộ | 5 | 5 | 25 |
| 15 |
| 10 |
|
|
|
| Bảng lật | Cái | 5 | 5 | 25 |
| 15 |
| 10 |
|
|
|
2 | Họp dân tuyên truyền | Năm | 7 | 40 | 280 | 40 | 40 | 40 | 40 | 40 | 40 | 40 |
3 | Chương trình phát triển vùng đệm theo định mức: 40 triệu/ thôn buôn/năm x 30 thôn, buôn x 7 năm. | Thôn, buôn | 30 | 40 | 8.400 | 1.200 | 1.200 | 1.200 | 1.200 | 1200 | 1.200 | 1.200 |
| TỔNG CỘNG |
|
|
| 146.054 | 7.933 | 17.512 | 30.913 | 29.739 | 29.214 | 20.463 | 10.277 |
Tổng cộng: Một trăm bốn mươi sáu tỷ, không trăm năm mươi bốn triệu đồng
- 1Quyết định 1724/QĐ-UBND năm 2011 thành lập khu rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
- 2Quyết định 476/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt phương án Bồi thường rừng tự nhiên, rừng Thông tại khu rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
- 3Quyết định 732/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng bảo vệ cảnh quan Tân Trào đến năm 2020 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
- 3Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 1724/QĐ-UBND năm 2011 thành lập khu rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ, huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
- 5Quyết định 476/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt phương án Bồi thường rừng tự nhiên, rừng Thông tại khu rừng bảo vệ cảnh quan Suối Mỡ huyện Lục Nam, tỉnh Bắc Giang
- 6Quyết định 732/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững khu rừng bảo vệ cảnh quan Tân Trào đến năm 2020 do tỉnh Tuyên Quang ban hành
Quyết định 1286/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo vệ cảnh quan Hồ Lắk đến năm 2020 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- Số hiệu: 1286/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/06/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Đinh Văn Khiết
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra