Điều 32 Quyết định 1286/QĐ-UB năm 1996 về Quy trình phòng, chữa cháy rừng do tỉnh Đắk Lắk ban hành
Điều 32: Phải kết hợp chặt chẽ giữa quy vùng sản xuất nương rẫy với giao khoán rừng, định canh định cư, xây dựng kinh tế vườn đồi, trang trại đến hộ gia đình, xây dựng nương rộng bậc thang chống xói mòn đất, bảo vệ rừng an toàn ừê lửa trong suốt mùa cháy rừng. Hàng năm vào thời kỳ từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, các Hạt kiểm lâm phải tăng cường kiểm tra hướng dẫn đồng bào làm nương rẫy đúng quy định trên những vùng đất đai đã được quy hoạch không để đồng bào phát, đốt rừng tràn lan trái phép.
Quyết định 1286/QĐ-UB năm 1996 về Quy trình phòng, chữa cháy rừng do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- Số hiệu: 1286/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 06/07/1996
- Nơi ban hành: Quốc hội
- Người ký: Nguyễn Văn Lạng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 06/07/1996
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
MỤC LỤC VĂN BẢN
- Điều 1. Ban hành kèm theo quyết định này bản quy trình phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Điều 2. Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.
- Điều 3. Các ông Chánh văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các Sở, Ban, Ngành, Chi cục trưởng Chi cục kiểm lâm, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố, Giám đốc các lâm trường, chủ rừng và thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
- Điều 5. Chi cục kiểm lâm và các hạt kiểm lâm tham mưu giúp UBND tỉnh, UBND cấp huyện và xã xây dựng phương án và thành lập Ban chỉ đạo phòng cháy, chữa cháy rừng do Chủ tịch hc phó chủ tịch UBND làm trưởng ban, Kiểm lâm làm Phó ban thường trực, đại diện các ngành hữu quan tham gia làm uỷ viên. Các ban này có chức năng giúp chính quyền các cấp tổ chức chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc phòng cháy, chữa cháy rừng ở các cơ sở trong suốt mùa khô hanh, đặc biệt vùng trọng điểm cháy ở các huyện.
- Điều 6. Lực lượng kiểm lâm ở Hạt, Đội kiểm lâm cơ động ở vùng trọng điểm cháy vào thời kỳ cao điểm dễ cháy phải được tổ chức thành các nhóm công tác từ 2-3 người, có nhóm trưởng. Từ 3-5 nhóm hợp thành một tổ, có tổ trưởng phụ trách. Lực lượng này được triển khai đến tận thôn, xóm, xã chỉ đạo thành các tổ, đội tình nguyện bảo vệ rừng ở cơ sở từ 15-20 người để cùng nhóm kiểm lâm đặc trách phòng cháy, chữa cháy rừng.
- Điều 7. Mỗi tổ, đội tình nguyện bảo vệ rừng ở thôn, xóm gồm 15-20 người, ở các nông trường, lâm trường, đơn vị vũ trang ở trong rừng và ven rừng có 15-30 người. Lực lượng phải được trang bị các dụng cụ, phương tiện phòng cháy, chữa cháy rừng và được huấn luyện nghịêp vụ kỹ thuật cùng lực lượng kiểm lâm thường xuyên kiểm tra, kiểm soát, canh gác diện tích rừng được giao khoán để bảo vệ, khoanh nuôi.
- Điều 8. Hàng năm vào mùa khô, dưới sự chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh, Chi cục kiểm lâm phải có kế hoạch cụ thể mở các đợt tuyên truyền giáo dục dưới nhiều hình thức phong phú phù hợp với đặc điểm của từng địa phương và hướng dẫn các chủ rừng chỉ đạo sát sao việc phòng cháy, chữa cháy rừng trong phạm vi chủ rừng quản lý kinh doanh.
- Điều 9. Để chủ động phòng cháy, chữa cháy rừng có hiệu quả, Chi cục kiểm lâm phối hợp với Trạm dự báo phục vụ khí tượng thuỷ văn tỉnh tiến hành dự báo cháy rừng theo phương pháp tổng hợp trong mùa khô hanh bao gồm 4 nội dung sau:
- Điều 10. Phải xây dựng Trạm dự báo cháy rừng gồm trạm chính và các trạm phụ, bố trí lực lượng dự báo và thông tin cấp cháy.
- Điều 11. Dự báo cháy rừng hàng ngày theo công thức:
- Điều 12. Dự báo dài ngày (Tuần khí tượng 5-10 ngày) và hàng ngày theo công thức (2) tính chỉ số ngày khô hạn liên tục (H) và thông tin cấp cháy.
- Điều 13. Khi dự báo ở cấp 1 ít có khả năng cháy rừng. Hạt kiểm lâm phải phối hợp giúp UBND các xã và các chủ rừng triển khai phương án phòng cháy, chữa cháy rừng, phải tổ chức kiểm tra hướng dẫn quy vùng sản xuất nương rẫy, tuyên truyền giáo dục trong các cộng đồng dân cư về phòng cháy chữa cháy rừng và hướng dẫn phát, đốt nương rẫy đúng kỹ thuật.
- Điều 14. Khi dự báo đến cấp 2, có khả năng cháy rừng, Hạt kiểm lâm phải phối hợp với UBND các xã chỉ đạo ban phòng cháy, chữa cháy rừng và các chủ rừng tăng cường kiểm tra đôn đốc, bố trí người canh phòng, lực lượng và phương tiện thường xuyên sẵn sàng dập tắt lửa khi mới xảy ra cháy rừng, hướng dẫn bà con nông dân về kỹ thuật làm nương rẫy. Dự báo viên tiếp tục đo tính cấp cháy và thông báo trên các phương tiện thông tin đại chúng.
- Điều 15. Khi dự báo đến cấp 3, thời tiết khô hanh dễ xảy ra cháy rừng, Hạt kiểm lâm tăng cường đôn đốc các chủ rừng coi trọng biên pháp phòng cháy chữa cháy rừng, cấm đốt nương làm rẫy. Các chủ rừng phải thường xuyên canh phòng , nhất là đối với vùng rừng trọng điểm dễ cháy như rừng trồng, rừng tự nhiên bao gồm: Khộp, thông, bạch đàn, keo lá tràm, tre, nứa v.v... tập trung ở các huyện EaH’Leo, Krông Buk, EaKar, Ea Súp, Dak Nông, Krông Nô, M’ĐRăk, Lăk, ĐăkR’Lấp, Cư Jút, DakMil, Krông Păk, Krông Ana...
- Điều 16. Khi dự báo cháy rừng đến cấp 4, cấp nguy hiểm, thời tiết khô hanh kéo dài có nguy cơ xảy ra cháy rừng lớn, Hạt kiểm lâm tham mưu cho UBND huyện chỉ đạo các xã về việc phòng cháy, chữa cháy rừng tới các chủ rừng.
- Điều 17. Khi dự báo đến cấp 5, cấp cực kỳ nguy hiểm, thời tiết hạn kéo dài có khả năng cháy lớn và lan tràn nhanh, Chủ tịch UBND tỉnh, UBND huyện trực tiếp chỉ huy hạt kiểm lâm và các xã kiểm tra đôn đốc thường xuyên tới các chủ rừng . Kiểm tra chặt chẽ không cho người và phương tiện ra vào rừng tuỳ tiện. Nghiêm cấm tuyệt đối không được đốt lửa trong rừng và ven rừng.
- Điều 18. Trong suốt mùa khô hạn phải duy trì đều đặn, thông suốt hệ thống thông tin từ Chi cục kiểm lâm đi các Hạt, Trạm kiểm lâm, Đội kiểm lâm cơ động, các lâm trường v.v...
- Điều 19. Đơn vị dự báo cháy rừng và các trạm kiểm lâm cơ sở có trách nhiệm giữ gìn bảo dưỡng máy móc, trang thiết bị vật tư đúng nội quy; bảo đảm việc đo tính cấp cháy và thông tin cấp cháy thông suốt thường xuyên.
- Điều 20. Băng tắng và băng xanh nhằm ngăn cách, hạn chế lửa giữa rừng với nương rẫy, ruộng, vườn, điểm dân cư, đường giao thông, kho tàng... và phân chia từng khu rừng dễ cháy thành những lô, khoảnh ở các huyện EaH’Leo, Krông Buk, EaKar, Ea Súp, Dak Nông, Krông Nô, M’ĐRăk, Lăk, ĐăkR’Lấp, Cư Jút, DakMil, Krông Păk, Krông Ana...
- Điều 21. Các chủ rừng khi thiết kế trồng rừng nhất thiết phải thiết kế thi công ngay hệ thống đường băng trắng hoặc băng xanh gắn với quy cách xây dựng hệ thống đường giao thông trong các khu rừng. Nếu độ dốc trên 25 độ thì không được làm băng trắng mà phải trồng ngay cây xanh trên băngcùng với việc trồng rừng ngay năm đó.
- Điều 22. Nguyên tắc làm đường băng trắng: Chỉ áp dụng 1-2 năm đầu ở rừng tự nhiên nơi có độ dốc dưới 25 độ. Vì chưa có đủ điều kiện lao động, kinh phí, giống cây con để trồng băng xanh, năm sau phải tiến hành trồng ngay băng xanh để tiết kiệm đất, bảo vệ đất. Băng trắng ở rừng tự nhiên có độ rộng từ 10-15m. Khi xây dựng băng trắng phải xử lý toàn bộ thực bì, phơi khô, vun thành dải, dải cách bìa rừng từ 5-8m. Dải vật liệu này làm thành từng đoạn dài 8-10m, đầu nọ cách cuối đoạn kia 3-5m, đốt vào đầu mùa khô, khi đốt phải có người canh gác và kiểm soát lửa trên băng, đốt lúc gió nhẹ vào lúc buổi sáng và chiều tối, không được đốt vào ban trưa. Tuyệt đối không được để lửa cháy lan vào rừng. Đất xong phải kiểm tra toàn bộ đường băng cho tới khi lửa tắt hẳn.
- Điều 23. Xây dựng hệ thống đường băng xanh: Phải xây dựng hệ thống đường băng xanh hỗn giao bằng nhiều loại xây, tạo thành đai xanh có kết cấu nhiều tầng để ngăn cháy lan mặt đất và cháy lướt tán rừng, bao gồm:
- Điều 24. Độ rộng của đường băng:
- Điều 25. Hướng của đường băng.
- Điều 26. Loài cây trồng trên băng cản lửa:
- Điều 27. Nguyên tắc bố trí chòi canh:
- Điều 28. Tổ chức hoạt động của chòi canh:
- Điều 29. Dọn thực bì:
- Điều 30. Nguyên tắc xử lý thực bì:
- Điều 31. Quy vùng, thống kê, quản lý sử dụng đất đai làm nương rẫy:
- Điều 32. Phải kết hợp chặt chẽ giữa quy vùng sản xuất nương rẫy với giao khoán rừng, định canh định cư, xây dựng kinh tế vườn đồi, trang trại đến hộ gia đình, xây dựng nương rộng bậc thang chống xói mòn đất, bảo vệ rừng an toàn ừê lửa trong suốt mùa cháy rừng. Hàng năm vào thời kỳ từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau, các Hạt kiểm lâm phải tăng cường kiểm tra hướng dẫn đồng bào làm nương rẫy đúng quy định trên những vùng đất đai đã được quy hoạch không để đồng bào phát, đốt rừng tràn lan trái phép.
- Điều 33. Phát hiện đám cháy và huy động lực lượng cứu chữa: Khi phát hiện được đám cháy, Chủ tịch UBND xã và các chủ rừng phải huy động kịp thời lực lượng, phương tiện tại chỗ, sử dụng nguồn nước, đất, cát cành cây tươi... dập tắt ngay, không để lửa lan tràn. Nếu lực lượng và phương tiện tại chỗ không đủ khả năng chữa cháy, Chủ tịch UBND xã báo cáo ngay về cấp trên để có biện pháp hỗ trợ lực lượng, phương tiện để cứu chữa. Đội hình chữa cháy phải giới hạn đám cháy bằng cách tạo ra các băng trắng ngăn cản lửa có độ rộng từ 15-20m, nếu tốc độ gió lớn, lửa lan tràn quá mạnh phải làm băng trắng có độ rộng từ 20-30m.
- Điều 34. Biện pháp giới hạn đám cháy:
- Điều 35. An toàn lao động khi chữa cháy:
- Điều 36. Những vụ cháy rừng xảy ra ở địa phương, kiểm lâm sở tại phải chủ động phối hợp với các ngành chức năng điều tra, xác minh, tìm nguyên nhân thủ phạm gây cháy và lập biên bản có biện pháp xử lý nghiêm minh và báo cáo về cấp trên theo mẫu thống nhất.
- Điều 38. Căn cứ vào chức năng nhiệm vụ, Chi cục kiểm lâm có trách nhiệm phối hợp với các ngành hữu quan và chính quyền địa phương nơi có rừng để hướng dẫn triển khai và tổ chức kiểm tra, giám sát việc thực hiện quy trình này.
- Điều 39. Các chủ rừng nếu để rừng bị cháy do không thực hiện đầy đủ các điều quy định trong quy trình này thì tuỳ theo mức độ thiệt hại sẽ bị xử lý theo pháp luật.
- Điều 40. Bản quy trình phòng cháy chữa cháy rừngnày được phổ biến đến tất cả các tổ chức, nhân dân trong tỉnh để triển khai thực hiện. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc gì, các cấp, các ngành cần phản ánh kịp thời với UBND tỉnh để xem xét bổ sung điều chỉnh.