ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1283/QĐ-UBND | Đắk Lắk, ngày 16 tháng 06 năm 2014 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK LẮK
Căn cứ Luật tổ chức HĐND&UBND ngày 26/11/2003;
Căn cứ Nghị định số 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Thông tư số 78/2011/TT-BNNPTNT ngày 11/11/2011 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quy định chi tiết thi hành Nghị định 117/2010/NĐ-CP ngày 24/12/2010 của Chính phủ về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng;
Căn cứ Quyết định số 1167/QĐ-UBND ngày 28/5/2012 của UBND tỉnh Đắk Lắk về việc Phê duyệt Đề cương - Dự toán dự án Quy hoạch bảo tồn và phát triển các khu rừng đặc dụng thuộc tỉnh Đắk Lắk đến năm 2020 và Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng đặc dụng của tỉnh đến năm 2020 và chỉ định thầu đơn vị tư vấn thực hiện dự án;
Căn cứ Công văn số 1251/TCLN-BTTN ngày 14/8/2013 của Tổng cục Lâm nghiệp về việc góp ý Báo cáo Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững các khu rừng đặc dụng tỉnh Đắk Lắk;
Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 86/TTr-SNNNT ngày 07/5/2014,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Thông nước đến năm 2020, với các nội dung chính sau:
1. Tên bản quy hoạch, chủ đầu tư, chủ quản đầu tư.
- Tên bản quy hoạch: Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Thông nước đến năm 2020.
- Cơ quan chủ quản: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Đắk Lắk.
- Cơ quan đầu tư: khu bảo tồn loài và sinh cảnh Thông nước.
2. Địa điểm thực hiện quy hoạch: tại Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Thông nước nằm trên địa giới hành chính: xã Ea Ral thuộc huyện Ea H’leo; thôn Trấp K’sơ, xã Ea Hồ thuộc huyện Krông Năng; xã Cư Né thuộc huyện Krông Buk, tỉnh Đắk Lắk.
3. Mục tiêu của Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững.
- Thiết lập hệ thống quản lý, giám sát và bảo tồn lâu dài loài và sinh cảnh quần thể Thông nước trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk để duy trì và hướng đến phát triển quần thể cây Thông nước bền vững phục vụ nghiên cứu khoa học và đời sống.
- Thực hiện được quản lý bảo tồn Thông nước có hiệu quả.
- Phát triển được các giải pháp bảo tồn cá thể và quần thể Thông nước.
- Tạo ra môi trường nghiên cứu khoa học, đào tạo và hợp tác quốc tế để thu hút nguồn lực phục vụ bảo tồn, nâng cao năng lực và giáo dục môi trường.
4. Nội dung và quy mô của Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững.
a) Nội dung quy hoạch bao gồm:
- Vị trí địa lý, phạm vi ranh giới, quy mô diện tích khu rừng đặc dụng;
- Quy hoạch không gian các phân khu chức năng;
- Quy hoạch bộ máy và nguồn nhân lực cho quản lý bảo tồn khu rừng đặc dụng;
- Quy hoạch cơ sở hạ tầng cho quản lý bảo tồn và bảo vệ thông nước;
- Quy hoạch và xây dựng hạ tầng, trang thiết bị cho nghiên cứu bảo tồn, giám sát đa dạng sinh học và phục hồi sinh thái;
- Quy hoạch vườn thực vật;
- Quy hoạch phát triển vùng đệm.
b) Các chương trình, giải pháp để thực hiện các nội dung quy hoạch bao gồm:
- Chương trình quy hoạch Khu bảo tồn loài và sinh cảnh. Thông nước;
- Chương trình xây dựng bộ máy Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Thông nước;
- Chương trình xây dựng cơ sở hạ tầng khu bảo tồn loài và sinh cảnh Thông nước;
- Chương trình quản lý, giám sát bảo vệ Thông nước;
- Chương trình nhân giống Thông nước và thực hiện biện pháp bảo tồn loài và sinh cảnh Thông nước;
- Chương trình hợp tác quốc tế để bảo vệ Thông nước;
- Chương trình phát triển vùng đệm.
c) Quy mô quy hoạch.
Tổng diện tích tự nhiên của Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Thông nước là 128,5 ha, trong đó:
- Các phân khu chức năng: tổng diện tích tự nhiên là: 59,6 ha, được chia thành 03 phân khu:
+ Phân khu bảo vệ nghiêm ngặt: diện tích 26,8 ha, có chức năng bảo vệ nguyên vẹn các cá thể Thông nước và điều kiện sinh thái quần thể; hiện nay các quần thể Thông nước đã bị tác động và có nguy cơ thoái hóa, do đó cần thực hiện các biện pháp lâm sinh thích hợp để điều khiển như loại trừ cây cạnh tranh với Thông nước hoặc tác động lên rễ thở để xúc tiến tái sinh chồi.
+ Phân khu phục hồi sinh thái: diện tích 29,2 ha, có chức năng phục hồi quần thể Thông nước thông qua việc thực hiện một số hoạt động lâm sinh cần thiết để cải thiện và phục hồi quần thể.
+ Phân khu hành chính - dịch vụ: diện tích 3,6 ha, có chức năng phục vụ các hoạt động quản lý hành chính, dịch vụ nghiên cứu khoa học, vườn ươm cây giống, dịch vụ tham quan, du lịch và tuyên truyền giáo dục.
- Vùng đệm: diện tích 55,9 ha; là hành lang để giảm áp lực tiếp cận trực tiếp đến phân khu phục hồi sinh thái và phân khu bảo vệ nghiêm ngặt; tránh những hoạt động sản xuất ảnh hưởng đến sinh cảnh Thông nước như lấy nước, thu hái củi, săn bắt động vật, đào bới Thông nước ... Được xác định với phạm vi 100 - 200m quanh ranh giới khu bảo tồn ở hai khu vực.
- Bờ đê đập nước, hồ: có diện tích 13,0 ha; đây là nhân tố sinh thái trong quần thể Thông nước, do vậy cần thống nhất quản lý về mặt kỹ thuật trong bảo tồn.
5. Tổng mức đầu tư giai đoạn năm 2014 đến 2020: 75.819 triệu đồng trong đó:
- Đầu tư quy hoạch khu bảo tồn: 21.700 triệu đồng;
- Đầu tư quản lý bảo vệ rừng: 19.220 triệu đồng;
- Đầu tư cơ sở hạ tầng cho ban quản lý Khu bảo tồn: 15.619 triệu đồng;
- Đầu tư cơ sở hạ tầng cho quản lý bảo vệ loài và sinh cảnh Thông nước: 6.740 triệu đồng;
- Đầu tư nhân giống và bảo tồn sinh cảnh Thông nước: 8.460 triệu đồng;
- Đầu tư hợp tác quốc tế về bảo tồn Thông nước: 2.650 triệu đồng;
- Đầu tư phát triển vùng đệm và giáo dục môi trường: 1.430 triệu đồng.
6. Nhu cầu vốn và tiến độ giải ngân.
Đơn vị tính: triệu đồng
TT | Nguồn vốn thực hiện quy hoạch | Tổng số | Năm | ||||||
2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | |||
01 | Vốn Nhà nước | 70.000 | 6.638 | 21.480 | 22.211 | 9.541 | 5.100 | 2.930 | 2.100 |
02 | Vốn khác | 5.819 | 0 | 0 | 819 | 1.000 | 1.000 | 1.500 | 1.500 |
Tổng nhu cầu | 75.819 | 6.638 | 21.480 | 23.030 | 10.541 | 6.100 | 4.430 | 3.600 |
7. Thời gian thực hiện quy hoạch: năm 2014 đến 2020.
8. Tiến độ thực hiện quy hoạch: (Chi tiết tại Phụ biểu tiến độ thực hiện Hạng mục - Dự toán vốn đầu tư cho quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Thông nước, kèm theo).
Điều 2. Giao cho Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Giám đốc Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Thông nước triển khai thực hiện các chương trình, giải pháp cụ thể của quy hoạch và kêu gọi đầu tư để quy hoạch được triển khai thực hiện đúng nội dung và tiến độ đề ra.
Điều 3. Chánh văn phòng UBND tỉnh, Giám đốc các Sở: Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Tài nguyên và Môi trường, thủ trưởng các ngành, đơn vị có liên quan, Chủ tịch UBND các huyện Ea H’leo, Krông Năng, Krông Búk, Giám đốc Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Thông nước và thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.
Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ban hành./.
Nơi nhận: | KT. CHỦ TỊCH |
HẠNG MỤC - DỰ TOÁN VỐN ĐẦU TƯ CHO QUY HOẠCH BẢO TỒN VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG KHU BẢO TỒN LOÀI VÀ SINH CẢNH THÔNG NƯỚC ĐẾN NĂM 2020
(Kèm theo Quyết định số 1283/QĐ-UBND, ngày 16/6/2014 của UBND tỉnh Đắk Lắk)
Đơn vị tính: triệu VNĐ
TT | Chương trình/ Hạng mục | Đơn vị tính | Đơn giá | Khối Iượng | Tổng đầu tư | Năm | ||||||
2014 | 2015 | 2016 | 2017 | 2018 | 2019 | 2020 | ||||||
I | Quy hoạch khu bảo tồn |
|
|
| 21.700 | 1.100 | 11.150 | 9.450 |
|
|
|
|
1 | Đo vẽ thiết kế các phân khu ở hai vùng | Bản | 50 | 2 | 100 | 100 |
|
|
|
|
|
|
2 | Lập phương án đền bù giải tỏa đất cà phê ở Ea Ral và TrấpK'sơ | Phương án | 50 | 2 | 100 | 100 |
|
|
|
|
|
|
3 | Đền bù giải tỏa đất cà phê Ea Ral | Ha | 300 | 22 | 6.600 |
| 3.300 | 3.300 |
|
|
|
|
4 | Hỗ trợ đền bù giải tỏa cà phê ở Trấp KSơ | Ha | 50 | 34 | 1.700 |
| 1.700 |
|
|
|
|
|
5 | Làm cọc mốc ranh giới, bảng hiệu khu bảo tồn | Cọc, bảng | 3 | 300 | 900 | 900 |
|
|
|
|
|
|
6 | Làm đường nhựa chung quanh các khu bảo tồn ở Ea Ral và Trấp KSơ | Km | 1500 | 8,2 | 12.300 |
| 6.150 | 6.150 |
|
|
|
|
II | Phát triển nguồn nhân lực |
|
|
| 19.220 | 2.760 | 2.710 | 2.760 | 2.760 | 2.760 | 2.710 | 2.760 |
1 | Khoán chi lương cho cán bộ, nhân viên khu bảo tồn | Người/ năm | 70 | 38 | 18.620 | 2.660 | 2.660 | 2.660 | 2.660 | 2.660 | 2.660 | 2.660 |
2 | Đào tạo ngắn hạn | Khóa | 8 | 50 | 400 | 100 |
| 100 |
| 100 |
| 100 |
3 | Đào tạo chính quy đại học và sau đại học | Người | 4 | 50 | 200 |
| 50 |
| 100 |
| 50 |
|
III | Đầu tư cơ sở hạ tầng cho Ban quản lý Khu bảo tồn |
|
|
| 15.619 | 608 | 6.720 | 6.470 | 911 | 570 | 170 | 170 |
1 | Xây dựng văn phòng khu bảo tồn 400 m2 | m2 | 18 | 400 | 7.200 |
| 5.000 | 2.200 |
|
|
|
|
2 | Đường đi lại trong khuôn viên | m | 2 | 500 | 1.000 |
|
| 1.000 |
|
|
|
|
3 | Hàng rào bê tông quanh văn phòng | m | 1 | 700 | 700 |
|
| 700 |
|
|
|
|
4 | Bổ sung nhà ở cho nhân viên: 12 m2/người | m2 | 200 | 7 | 1.400 |
|
| 1.400 |
|
|
|
|
5 | Hệ thống nước sinh hoạt | Hệ thống | 150 | 1 | 150 |
|
| 150 |
|
|
|
|
6 | Hệ thống điện chiếu sáng phục vụ sinh hoạt, nghiên cứu | Hệ thống | 400 | 1 | 400 |
|
| 400 |
|
|
|
|
7 | Thiết bị văn phòng |
|
|
| 700 |
|
| 400 |
| 300 |
|
|
8 | Hilux Toyota | Chiếc | 900 | 1 | 900 |
| 900 |
|
|
|
|
|
9 | Xe tải 2.5 tấn | Chiếc | 500 | 1 | 500 |
|
|
| 500 |
|
|
|
10 | Xe máy Win | Chiếc | 25 | 10 | 250 |
| 150 |
|
| 100 |
|
|
11 | Máy phát điện | Cái | 50 | 1 | 50 |
|
| 50 |
|
|
|
|
12 | Roi điện | Cái | 6 | 9 | 54 | 54 |
|
|
|
|
|
|
13 | Súng hơi cay | Cái | 10 | 8 | 80 | 50 |
|
| 30 |
|
|
|
14 | Còng | Cái | 3 | 6 | 18 | 18 |
|
|
|
|
|
|
15 | Ống nhòm | Cái | 3 | 4 | 12 | 6 |
|
| 6 |
|
|
|
16 | GPS | Cái | 15 | 6 | 90 | 60 |
|
| 30 |
|
|
|
17 | Máy tính+máy in | Cái | 25 | 15 | 425 | 250 |
|
| 175 |
|
|
|
18 | Internet, điện thoại | Năm | 20 | 7 | 140 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 |
19 | Thiết bị phòng cháy | Bộ | 500 | 1 | 500 |
| 500 |
|
|
|
|
|
20 | Khác |
|
|
| 1.050 | 150 | 150 | 150 | 150 | 150 | 150 | 150 |
IV | Đầu tư cơ sở hạ tầng cho Quản lý bảo vệ thủy tùng |
|
|
| 6.740 | 1.820 | 320 | 320 | 3.320 | 320 | 320 | 320 |
1 | Nâng cấp trạm quản lý bảo vệ rừng ở Trấp Ksơ | m2 | 5 | 200 | 1.000 | 1.000 |
|
|
|
|
|
|
2 | Hệ thống nước, điện |
|
|
| 200 | 200 |
|
|
|
|
|
|
3 | Thiết bị văn phòng cho trạm |
|
|
| 300 | 300 |
|
|
|
|
|
|
4 | Làm cầu nối đi tuần trong rừng Earal | m | 2 | 1.500 | 3.000 |
|
|
| 3.000 |
|
|
|
5 | Thực hiện phương án Phòng cháy chữa cháy rừng | Năm | 7 | 100 | 700 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
6 | Kinh phí tổ chức truy quét bảo vệ Thông Nước | Năm | 7 | 120 | 840 | 120 | 120 | 120 | 120 | 120 | 120 | 120 |
7 | Giáo dục tuyên truyền về bảo tồn Thủy tùng | Đợt | 80 | 7 | 560 | 80 | 80 | 80 | 80 | 80 | 80 | 80 |
8 | Hợp đồng dân bảo vệ cây cá thể Thủy tùng ở Trấp Ksơ (3 cây), và thị xã Buôn Hồ (1 cây) | Khu vực/ năm | 20 | 7 | 140 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 |
V | Nhân giống và bảo tồn sinh cảnh Thủy tùng |
|
|
| 8.460 |
|
| 3.280 | 2.800 | 1.700 | 680 |
|
1 | Xây dựng vườn ươm lưới/kính | Cái | 1500 | 1 | 1.500 |
|
| 1.500 |
|
|
|
|
2 | Nghiên cứu nuôi cấy mô | Dự án | 1500 | 1 | 1.500 |
|
| 1.000 | 500 |
|
|
|
3 | Nghiên cứu tái sinh chồi rễ thơ | Dự án | 1000 | 1 | 1.000 |
|
|
| 500 | 500 |
|
|
4 | Nghiên cứu điều chỉnh tổ thành loài, phục hồi quần thể | Dự án | 1300 | 1 | 1.300 |
|
|
| 800 | 500 |
|
|
5 | Gieo ươm cây con Thủy tùng, bùi nước, bản địa | Dự án | 1000 | 1 | 1.000 |
|
| 250 | 500 | 250 |
|
|
6 | Trồng rừng trong khu phục hồi sinh thái | Ha | 50 | 20 | 1.000 |
|
| 250 | 500 | 250 |
|
|
7 | Trồng rừng trong vùng đệm | Ha | 20 | 30 | 600 |
|
|
|
| 200 | 400 |
|
8 | Tham quan trao đổi thông tin | Đợt | 70 | 8 | 560 |
|
| 280 |
|
| 280 |
|
VI | Hợp tác quốc tế vế bảo tồn Thủy tùng |
|
|
| 2.650 | 150 | 350 | 550 | 550 | 550 | 350 | 150 |
1 | Chuyên gia nhân giống (2 người/đợt/năm) | Người/ đợt | 100 | 8 | 800 |
|
| 200 | 200 | 200 | 200 |
|
2 | Chuyên gia bảo tồn quần thể (2 người/đợt/năm) | Người/ đợt | 100 | 8 | 800 |
| 200 | 200 | 200 | 200 |
|
|
3 | Trao đổi thông tin, quảng bá |
|
|
| 1.050 | 150 | 150 | 150 | 150 | 150 | 150 | 150 |
VII | Phát triển vùng đệm, giáo dục môi trường |
|
|
| 1.430 | 200 | 230 | 200 | 200 | 200 | 200 | 200 |
1 | Trang thiết bị |
|
|
| 30 |
| 30 |
|
|
|
|
|
1.1 | Bộ bảng ghim (gồm cả chân) | Bộ | 5 | 3 | 15 |
| 15 |
|
|
|
|
|
1.2 | Bảng lật | Cái | 5 | 3 | 15 |
| 15 |
|
|
|
|
|
2 | Chương trình phát triển vùng đệm theo định mức: 40 triệu/thôn buôn/năm*5 thôn buôn* 7 năm. | Thôn, buôn | 200 | 7 | 1.400 | 200 | 200 | 200 | 200 | 200 | 200 | 200 |
Tổng dự toán đầu tư cho dự án |
|
|
| 75.819 | 6.638 | 21.480 | 23.030 | 10.541 | 6.100 | 4.430 | 3.600 |
Tổng cộng: Bảy mươi lăm tỷ, tám trăm mười chín triệu đồng
- 1Quyết định 2171/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Dự án “Thu hái bền vững nguồn tài nguyên dược liệu - cơ hội cho công tác bảo tồn và phát triển của cộng đồng người thu nhập thấp sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng tại vùng đệm Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”
- 2Quyết định 734/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững khu bảo tồn loài sinh cảnh Cham Chu do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 3Quyết định 5546/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn loài và sinh vật cảnh hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đến năm 2020
- 4Quyết định 3392/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng
- 3Thông tư 78/2011/TT-BNNPTNT hướng dẫn Nghị định 117/2010/NĐ-CP về tổ chức và quản lý hệ thống rừng đặc dụng do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 4Quyết định 2171/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Dự án “Thu hái bền vững nguồn tài nguyên dược liệu - cơ hội cho công tác bảo tồn và phát triển của cộng đồng người thu nhập thấp sống phụ thuộc vào tài nguyên rừng tại vùng đệm Khu Bảo tồn loài và sinh cảnh Nam Xuân Lạc, huyện Chợ Đồn, tỉnh Bắc Kạn”
- 5Quyết định 734/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển rừng bền vững khu bảo tồn loài sinh cảnh Cham Chu do tỉnh Tuyên Quang ban hành
- 6Quyết định 5546/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đề cương, nhiệm vụ Quy hoạch chi tiết khu bảo tồn loài và sinh vật cảnh hồ Hoàn Kiếm, thành phố Hà Nội đến năm 2020
- 7Quyết định 3392/QĐ-UBND năm 2021 phê duyệt Phương án bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Luông, giai đoạn 2021-2030 do tỉnh Thanh Hóa ban hành
Quyết định 1283/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt Quy hoạch bảo tồn và phát triển bền vững Khu bảo tồn loài và sinh cảnh Thông nước đến năm 2020 do tỉnh Đắk Lắk ban hành
- Số hiệu: 1283/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 16/06/2014
- Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
- Người ký: Đinh Văn Khiết
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 16/06/2014
- Tình trạng hiệu lực: Đã biết