Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1281/QĐ-UBND

Quảng Trị, ngày 04 tháng 7 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHẨM CHẤT, ĐẠO ĐỨC PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CÔNG NGHIỆP HÓA, HIỆN ĐẠI HÓA ĐẤT NƯỚC” TỈNH QUẢNG TRỊ, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Quyết định 343/QĐ-TTg ngày 12 tháng 3 năm 2010 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án "Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước", giai đoạn 2010 - 2015;

Xét đề nghị của Ban Chỉ đạo thực hiện một số Đề án Vì sự phát triển của phụ nữ tỉnh, giai đoạn 2010 - 2015 tại Tờ trình số 71/TTr-BCĐ ngày 05 tháng 5 năm 2011,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2011 - 2015 với những nội dung chính sau:

1. Mục tiêu chung

Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa (CNH, HĐH) đất nước trong cán bộ, hội viên phụ nữ theo tiêu chí: có lòng yêu nước, có sức khỏe; có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp; năng động, sáng tạo; có lối sống văn hóa và lòng nhân hậu nhằm nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi của người dân, cộng đồng, xã hội, đặc biệt là phụ nữ trong việc giữ gìn, phát huy những giá trị truyền thống và xây dựng phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của con người Quảng Trị đáp ứng yêu cầu của thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

2. Mục tiêu cụ thể

Đến hết năm 2015, công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam trên địa bàn tỉnh Quảng Trị phấn đấu đạt được kết quả sau:

- Trên 70% phụ nữ và trên 95% hội viên phụ nữ; nữ thanh niên, nữ cán bộ công nhân, viên chức, lao động ở các huyện, thị xã, thành phố được tuyên truyền, giáo dục về phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

- Trên 95% cán bộ Hội Liên hiệp Phụ nữ trong tỉnh từ Chi Hội trưởng trở lên; cán bộ Đoàn Thanh niên; cán bộ phụ trách Nữ công của Công đoàn từ cấp cơ sở trở lên được tập huấn, nâng cao kiến thức, kỹ năng trong công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam theo tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước.

3. Đối tượng thụ hưởng

- Báo cáo viên, tuyên truyền viên của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Đoàn Thanh niên, Công đoàn các cấp;

- Cán bộ, hội viên thuộc sự quản lý của Hội Liên hiệp Phụ nữ, Liên đoàn Lao động và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh.

4. Thời gian và địa bàn thực hiện

4.1. Thời gian thực hiện: Từ năm 2011 - 2015

a) Giai đoạn 1 (2011 - 2012)

- Xây dựng, ban hành các văn bản phục vụ cho việc quản lý, điều hành và thực hiện tiểu Đề án;

- Biên soạn, cụ thể hóa tài liệu của Trung ương Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam phù hợp với tỉnh để tổ chức tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên, tài liệu truyền thông cơ sở, tài liệu hỗ trợ công tác tuyên truyền cho cơ sở...

- Rà soát, củng cố, xây dựng đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên; tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ báo cáo viên, tuyên truyền viên cấp tỉnh, huyện, xã về kiến thức, kỹ năng trong công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước;

- Xây dựng mô hình điểm về tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước tại xã Gio Quang (Gio Linh); hướng dẫn và hỗ trợ xây dựng mô hình, đánh giá rút kinh nghiệm để triển khai diện rộng;

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục tiêu chí người phụ nữ Việt Nam trong thời kỳ CNH, HĐH đất nước trên các phương tiện thông tin đại chúng, trên thông tin Bình đẳng giới của Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh; tổ chức truyền thông lồng ghép vào các hoạt động của Hội.

- Kiểm tra, giám sát định kỳ hàng năm việc thực hiện nội dung của Đề án.

- Tổ chức sơ kết thực hiện Đề án giai đoạn 1, triển khai thực hiện giai đoạn 2.

b) Giai đoạn 2 (2013 - 2015)

- Tiếp tục các hoạt động xây dựng nguồn nhân lực và bổ sung các tài liệu phục vụ công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ;

- Tiếp tục tổ chức tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ trên phạm vi toàn tỉnh;

- Kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung của Đề án theo định kỳ hàng năm;

- Nhân rộng các mô hình về tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong cộng đồng, trường học, các ngành liên quan;

- Tổng kết thực hiện tiểu Đề án, biểu dương, khen thưởng các gương tập thể và cá nhân điển hình.

4.2. Địa bàn thực hiện: Toàn tỉnh Quảng Trị.

5. Nội dung và giải pháp

5.1. Nội dung tuyên truyền, giáo dục

- Các giá trị đạo đức truyền thống, phẩm chất tốt đẹp của phụ nữ Việt Nam, phụ nữ Quảng Trị được xây dựng, giữ gìn và phát huy qua nhiều thế hệ, nhiều giai đoạn phát triển của đất nước;

- Tiêu chí xây dựng người phụ nữ thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước: có lòng yêu nước; có sức khỏe; có tri thức, kỹ năng nghề nghiệp; năng động, sáng tạo; có lối sống văn hóa và lòng nhân hậu; định hướng các giá trị đạo đức, phẩm chất phụ nữ Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển của xã hội trong thời kỳ mới.

5.2. Giải pháp thực hiện

5.1. Xây dựng mô hình chỉ đạo điểm về tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước. Tổ chức chỉ đạo điểm để rút kinh nghiệm và triển khai nhân rộng mô hình.

5.2. Tăng cường phối hợp liên ngành, huy động sự tham gia của các Sở, Ban ngành, cơ quan liên quan và cộng đồng trong thực hiện các hoạt động của Đề án.

5.3. Ngân sách địa phương bảo đảm kinh phí đối với các nội dung công việc do Hội Liên hiệp Phụ nữ các cấp thực hiện.

Huy động nguồn lực ngoài ngân sách; khuyến khích các nguồn hỗ trợ khác từ các chương trình, dự án đang thực hiện trên địa bàn tỉnh Quảng Trị nhằm xã hội hóa công tác tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ...

5.4. Giám sát, đánh giá tình hình thực hiện Đề án.

Phát huy vai trò các đơn vị tham gia phối hợp thực hiện hoạt động giám sát. Huy động sự tham gia của toàn xã hội vào quá trình thực hiện và giám sát việc thực hiện các hoạt động của tiểu Đề án.

6. Nhu cầu kinh phí và phân kỳ đầu tư

6.1. Nhu cầu kinh phí (2011 - 2015) từ ngân sách địa phương: 668.105.000 đồng

6.2. Phân kỳ đầu tư:

- Năm 2011: 216.380.000 đồng;

- Năm 2012: 88.350.000 đồng;

- Năm 2013: 159.575.000 đồng;

- Năm 2014: 71.000.000 đồng;

- Năm 2015: 132. 800.000 đồng.

(Có phụ lục kèm theo)

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh (cơ quan Thường trực thực hiện Đề án)

- Chủ trì, phối hợp với các thành viên Ban Chỉ đạo, Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh xây dựng và triển khai thực hiện cụ thể các nội dung của Đề án;

- Phối hợp với Liên đoàn Lao động tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh tổ chức tuyên truyền, giáo dục tiêu chí xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong nữ thanh niên ngoài hệ thống trường học; nữ cán bộ, công chức, viên chức và nữ công nhân lao động.

2. Đề nghị Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy

Cung cấp các nội dung của Đề án cho đội ngũ báo cáo viên; phối hợp tổ chức tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trên các chuyên mục của ngành, chú ý tuyên truyền gương tập thể và cá nhân tiêu biểu.

3. Đề nghị Liên đoàn Lao động tỉnh và Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh

- Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ và các cơ quan chức năng trong chỉ đạo thực hiện các nội dung của tiểu Đề án;

- Tổ chức tuyên truyền, giáo dục tiêu chí xây dựng người phụ nữ Việt Nam trong nữ thanh niên ngoài hệ thống trường học; nữ cán bộ, công chức, viên chức và nữ công nhân lao động;

- Phối hợp tổ chức tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trên các chuyên mục của ngành, chú ý tuyên truyền gương tập thể và cá nhân tiêu biểu.

4. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh, Báo Quảng Trị

- Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong cán bộ, hội viên, phụ nữ (giai đoạn 2011 - 2015) bao gồm các nội dung: Xây dựng kế hoạch tổ chức tuyên truyền các nội dung và kết quả đạt được trong quá trình thực hiện Đề án; mở các chuyên trang, chuyên mục, xây dựng phim tài liệu phục vụ nội dung tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước, trong đó chú trọng việc tuyên truyền về tiêu chí người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước vào các tác phẩm báo chí;

- Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các cơ quan liên quan chỉ đạo, triển khai thực hiện các nội dung của Đề án.

5. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch

- Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước thông qua hoạt động của ngành, đặc biệt là trong việc triển khai thực hiện phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”; tổ chức, huy động lực lượng văn nghệ sỹ tham gia các cuộc thi sáng tác, biểu diễn, trưng bày nghệ thuật về tiêu chí người phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước; tích cực quảng bá, giới thiệu hình ảnh người phụ nữ Việt Nam thông qua các hoạt động văn hóa, thể thao, du lịch;

- Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các cơ quan trong Đề án chỉ đạo thực hiện các nội dung của tiểu Đề án.

6. Sở Giáo dục và Đào tạo

- Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong hệ thống các trường học, gồm các hoạt động: biên soạn, cụ thể hóa tài liệu tuyên truyền, giáo dục tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước cho các đối tượng học sinh, sinh viên; tập huấn cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo dục, giáo viên; phối hợp Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tổ chức các hoạt động tuyên truyền, giáo dục tiêu chí phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước cho học sinh, sinh viên trong nhà trường; chỉ đạo điểm, rút kinh nghiệm; kiểm tra, giám sát đánh giá việc tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh CNH, HĐH đất nước trong hệ thống các trường học;

- Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh và các cơ quan trong Đề án chỉ đạo thực hiện các nội dung của tiểu Đề án.

7. Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư

- Đảm bảo ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho việc thực hiện Đề án theo quy định và khả năng đáp ứng của ngân sách tỉnh; hướng dẫn về lập dự toán, quản lý, sử dụng và quyết toán kinh phí thực hiện tiểu Đề án;

- Phối hợp với Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh hướng dẫn cơ chế quản lý tài chính; phối hợp kiểm tra, giám sát thực hiện tiểu Đề án.

8. Các Sở: Nội vụ, Tư pháp, Y tế, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Lao động - Thương binh và xã hội, Công an, Ngân hàng Chính sách xã hội tỉnh và các cơ quan, đơn vị liên quan, căn cứ chức năng, nhiệm vụ của mình, tích cực phối hợp thực hiện có hiệu quả các nội dung của Đề án.

Các đơn vị, địa phương liên quan định kỳ báo cáo kết quả thực hiện nội dung của Đề án theo chức năng, nhiệm vụ của đơn vị mình về Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh, để tổng hợp báo cáo cấp trên theo đúng thời gian quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban ngành, đoàn thể liên quan và Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH

PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Đức Chính

 

PHỤ LỤC

NHU CẦU KINH PHÍ THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “TUYÊN TRUYỀN, GIÁO DỤC PHẨM CHẤT, ĐẠO ĐỨC PHỤ NỮ VIỆT NAM THỜI KỲ ĐẨY MẠNH CNH, HĐH ĐẤT NƯỚC” TỈNH QUẢNG TRỊ, GIAI ĐOẠN 2011 - 2015
(Kèm theo Quyết định số 1281/QĐ-UBND ngày 04 tháng 7 năm 2011 của UBND tỉnh Quảng Trị)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Nội dung hoạt động

Phân kỳ đầu tư từ năm 2011 - 2015

2011

2012

2013

2014

2015

Tổng cộng

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

TW

ĐP

 

Tổng số

 

216,380

 

88,350

 

159,575

 

71,000

 

132,800

 

668,105

1

Tổ chức Hội nghị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.1

Triển khai tiểu Đề án cấp tỉnh (01 ngày, 50 người)

 

8,150

 

0

 

0

 

0

 

0

 

8,150

1.2

Sơ kết giai đoạn 1, triển khai giai đoạn 2 (01 ngày, 50 người)

 

0

 

9,350

 

0

 

0

 

0

 

9,350

1.3

Hội thảo chia sẻ kinh nghiệm trong thực hiện các đề án

 

0

 

0

 

10,800

 

0

 

0

 

10,800

1.4

Tổng kết thực hiện tiểu Đề án, biểu dương khen thưởng

 

0

 

0

 

0

 

0

 

64,800

 

64,800

2

Tham gia ý kiến xây dựng

 

3,000

 

0

 

0

 

0

 

0

 

3,000

3

Hoạt động tập huấn

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.1

Tập huấn báo cáo viên cấp tỉnh (01 lớp, 02 ngày, 42 người)

 

22,370

 

0

 

17,110

 

0

 

0

 

39,480

3.2

Tập huấn tuyên truyền viên cấp cơ sở (09 lớp, 32 người)

 

117,010

 

0

 

60,665

 

0

 

0

 

177,675

4

Xây dựng mô hình điểm (01 mô hình)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.1

Hỗ trợ xây dựng mô hình (Hội nghị bàn, triển khai kế hoạch và hỗ trợ truyền thông, sinh hoạt Chi Hội, Tổ Phụ nữ theo chủ đề)

 

12,850

 

0

 

0

 

0

 

0

 

12,850

4.2

Đánh giá rút kinh nghiệm

 

0

 

8,000

 

0

 

0

 

0

 

8,000

5

Tuyên truyền trên các phương tiện thông tin đại chúng và tài liệu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5.1

Tuyên truyền trên thông tin Bình đẳng giới

 

24,000

 

24,000

 

24,000

 

24,000

 

24,000

 

120,000

5.2

Tuyên truyền trên Báo Quảng Trị

 

2,000

 

4,000

 

4,000

 

4,000

 

4,000

 

18,000

5.3

Tuyên truyền trên Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh

 

16,000

 

24,000

 

24,000

 

24,000

 

24,000

 

112,000

6

Tài liệu tuyên truyền

 

8,000

 

16,000

 

16,000

 

16,000

 

16,000

 

72,000

7

Công tác kiểm tra, giám sát (02 đợt/năm)

 

3,000

 

3,000

 

3,000

 

3,000

 

 

 

12,000

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1281/QĐ-UBND năm 2011 phê duyệt Đề án “Tuyên truyền, giáo dục phẩm chất, đạo đức phụ nữ Việt Nam thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước” tỉnh Quảng Trị, giai đoạn 2011-2015

  • Số hiệu: 1281/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 04/07/2011
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Trị
  • Người ký: Nguyễn Đức Chính
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản