Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH NGHỆ AN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 127/2007/QĐ-UBND

Vinh, ngày 01 tháng 11 năm 2007

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ ÁN CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC, KINH DOANH CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH NGHỆ AN

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Nghị định số 02/2003/ NĐ-CP ngày 14/01/2003 của Chính phủ về phát triển và quản lý chợ;

Căn cứ Thông tư số 06/2003/TT-BTM ngày 15/8/2003 của Bộ Thương mại hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của Ban quản lý chợ;

Căn cứ Quyết định số 559/QĐ-TTg ngày 31/5/2004 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển chợ đến năm 2010;

Căn cứ Quyết định số 01/2004/QĐ-UB ngày 06/01/2004 của UBND tỉnh về phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển mạng lưới chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An đến năm 2010;

Xét đề nghị của Sở Thương mại Nghệ An tại Tờ trình số 694/STM-QLTM ngày 31/10/2007,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt Đề án chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý, khai thác, kinh doanh chợ trên địa bàn tỉnh Nghệ An (có Đề án kèm theo Quyết định này).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký.

Điều 3. Các ông Chánh Văn phòng, UBND tỉnh, Giám đốc sở: Thương mại,

Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giám đốc các Sở, Thủ trưởng các Ban, ngành liên quan, Chủ tịch UBND các huyện, thành phố Vinh, thị xã Cửa Lò; các tổ chức cá nhân có liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 

 

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Văn Hành

 

ĐỀ ÁN

CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ, KHAI THÁC, KINH DOANH CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN
(Kèm theo Quyết định số 127/2007/QĐ-UBND ngày 01/11/2007 của ủy ban nhân dân tỉnh Nghệ An)

Phần thứ nhất

THỰC TRẠNG TỔ CHỨC, QUẢN LÝ, KINH DOANH CHỢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH NGHỆ AN

1. Thực trạng các loại hình chợ:

a) Cơ cấu phân theo quy mô chợ:

Tổng số chợ đang hoạt động: 352 chợ; Trong đó:

- Chợ loại 1: 03 chợ (02 tại thành phố Vinh, 01 chợ tại huyện Đô Lương, chiếm 0,85%)

- Chợ loại 2: 12 chợ, chiếm 3,4%

- Chợ loại 3 và chợ tạm: 337 chợ, chiếm 95,7%

b) Cơ cấu phân theo loại hình chợ:

- Chợ khu vực nông thôn (chợ dân sinh): 303 chợ, chiếm 86%

- Chợ thành phố: 22 chợ, chiếm 6,25%, thị xã: 07 chợ, chiếm 1,98%

- Chợ trung tâm huyện lỵ (chợ phát luồng): 18 chợ, chiếm 5,1%

- Chợ chuyên doanh trâu bò, thủy hải sản 02 chợ chiếm 0,56%

- Chợ đầu mối nông sản cấp khu vực: 01 chợ chiếm 0,11%

c) Cơ cấu chợ phân theo nguồn vốn đầu tư

- Chợ có vốn đầu tư từ ngân sách trung ương và tỉnh 22 chợ chiếm 6,25%

- Chợ có vốn đầu tư từ ngân sách huyện 18 chợ chiếm 5,1%

- Chợ có vốn đầu tư từ ngân sách xã 300 chợ chiếm 85,28%

- Chợ có vốn đầu tư từ các chương trình 8 chợ chiếm 2,27%

- Chợ có vốn đầu tư từ vốn cá nhân 4 chợ chiếm 1,1%

d) Đặc điểm và nội dung hoạt động của các loại hình chợ:

Chợ phân bố không đồng đều giữa các vùng miền cụ thể là:

Trong tổng số 352 chợ, có 147 chợ thuộc địa bàn miền núi chiếm 41,76% (trong đó 54 chợ thuộc địa bàn miền núi khu vực 1; 52 chợ khu vực 2; 41 chợ khu vực 3); 45 chợ thuộc khu vực thành phố, thị xã, thị trấn huyện chiếm 12,7% và 160 chợ thuộc khu vực đồng bằng chiếm 45,4% .

Số hộ kinh doanh thường xuyên tại các chợ là: 42.190 hộ; không thường xuyên: 34.064 hộ. Lực lượng thương nhân tham gia hoạt động kinh doanh tại chợ chủ yếu là thành phần thương nhân cá thể nhỏ lẻ. Phương thức trao đổi hàng hóa mang tính truyền thống, công cụ phục vụ cho hoạt động kinh doanh thô sơ, chủ yếu bằng tay, văn minh thương mại đang ở trình độ rất thấp, số lượng thương nhân tuy đông nhưng không mạnh, vốn ít, quy mô kinh doanh nhỏ, tốc độ tăng trưởng chậm.

Lượng hàng hóa lưu thông qua chợ có khối lượng lớn nhưng giá trị thấp, chủ yếu là sản phẩm nông nghiệp và hàng tiêu dùng gia dụng ít có các loại hàng cao cấp tham gia (ti vi, tủ lạnh, xe máy) kể cả chợ có quy mô lớn như chợ Vinh

2. Thực trạng công tác quản lý:

a) Công tác quản lý kinh doanh của các loại hình chợ:

Công tác tổ chức quản lý chợ đang thực hiện theo mô hình Ban quản lý, Tổ quản lý, tổ chức xã hội và cá nhân, tổ chức quản lý khai thác và nộp một số tiền thu được từ phí chợ (mức khoán, theo kế hoạch hàng năm) cho ngân sách

Hiện tại trên địa bàn tỉnh có 47 ban quản lý, chiếm 13,35%; 158 tổ chiếm 44,88% quản lý và 147 chợ quản lý theo hình thức khoán thầu cho các tổ chức xã hội hoặc cá nhân chiếm 41,8% so với tổng số chợ trên địa bàn tỉnh. Tổng số cán bộ tham gia quản lý trên địa bàn 1379 người, trong đó số cán bộ do cấp huyện, thị quản lý là 164 người chiếm 11,8%( trong đó chợ Vinh 126 người, chợ Ga Vinh 22 người, chợ Đô lương 10 người, chợ Cầu Giát 6 người), cán bộ thuộc xã, phường, thị trấn quản lý là 627 người chiếm 45,46%, cá nhân đấu thầu của 147 chợ là: 588 người chiếm 42%, Mô hình tổ chức quản lý chợ, chế độ thu chi, quản lý sử dụng thu chi từ chợ thiếu thống nhất, còn nhiều vấn đề trong đấu thầu giao khoán, còn hiện tượng thất thoát ở nhiều khâu, không tạo nguồn kinh phí cần thiết cho cải tạo, nâng cấp, sữa chữa nhỏ, thường xuyên cho chợ.

Công tác tiếp nhận và sử dụng lao động mang nặng tính hành chính bao cấp, chưa căn cứ tiêu chuẩn, chất lượng chuyên môn và số lượng theo yêu cầu, cán bộ trực tiếp tham gia quản lý chợ không chuyên nghiệp, đa số chưa qua đào tạo, nên khi triển khai nhiệm vụ gặp nhiều khó khăn, lúng túng trong điều hành hoạt động chợ.

Với mô hình tổ chức quản lý khai thác chợ như hiện nay đã bộc lộ nhiều yếu điểm; mức thu phí còn tùy tiện chưa thống nhất tuy đã có quy định mức thu của UBND tỉnh; khoán thu không có căn cứ gây thất thu lớn cho ngân sách; người được giao khoán, nhận khoán, trúng thầu bằng mọi cách khai thác triệt để cơ sở vật chất chợ nhằm tăng nguồn thu cho lợi ích riêng; chưa thực sự chăm lo cho sự phát triển của chợ. Vì vậy cơ sở vật chất chợ ngày bị xuống cấp, các chủ trương chính sách pháp luật trong kinh doanh không được triển khai đầy đủ, các chức năng khác; PCCC vệ sinh an toàn thực phẩm, an ninh trật tự… chưa được quan tâm đúng mức.

Hiện nay một số địa phương trong tỉnh đã cho tư nhân thuê đất tự xây dựng và tổ chức quản lý khai thác chợ; đây là mô hình mới có rất nhiều ưu điểm. Nhưng công tác quản lý nhà nước ở lĩnh vực: thu phí chợ, vệ sinh môi trường, an ninh trật tự, PCCC, nội quy chợ cần được quan tâm và tăng cường kiểm tra giám sát chặt chẽ.

b) Công tác quản lý nhà nước đối với chợ:

Các cấp ủy Đảng, chính quyền chưa thấy hết vai trò vị thế của chợ đối với nền kinh tế quốc dân, do đó công tác quản lý nhà nước về chợ chưa được quan tâm đầy đủ và đúng mức, nhất là công tác đầu tư xây dựng.

Công tác tổ chức tuyên truyền các chính sách pháp luật liên quan đến hoạt động chợ triển khai chậm, thậm chí có nơi còn không triển khai.

Công tác kiểm tra giám sát hoạt động chợ chưa tốt, buông lỏng quản lý ở nhiều lĩnh vực như: an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, phòng cháy, chữa cháy, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, cân, đong, đo, đếm thiếu chính xác, chất lượng hàng hóa chưa được kiểm soát…

- Cấp tỉnh (Sở Thương mại) với tư cách là cơ quan quản lý nhà nước cấp trên nhưng còn lúng túng về phương pháp nên hiệu lực quản lý thấp.

c) Kết quả nộp ngân sách (theo số liệu báo cáo của Cục thuế Nghệ An)

Tổng thu ngân sách từ hoạt động chợ trên địa bàn qua các năm là: Năm 2000: 4.885 triệu đồng

Năm 2001: 3.203 triệu đồng

Năm 2002: 3.253 triệu đồng

Năm 2003: 8.275 triệu đồng

Năm 2004: 8.470 triệu đồng

Năm 2005: 10.417 triệu đồng1

Năm 2006: 11.223 triệu đồng1

9 tháng 2007: 8.514 triệu đồng

(có phụ lục kèm theo)

Phần thứ hai

CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỢ

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích:

Thiết lập mô hình tổ chức quản lý chợ thống nhất phù hợp, thích ứng với từng loại hình chợ, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn và chính sách của Nhà nước đối với chợ trong giai đoạn hiện nay.

Tạo môi trường pháp lý, khuyến khích các thành phần kinh tế, tổ chức cá nhân đầu tư xây dựng tham gia quản lý khai thác, nâng cao hiệu quả kinh doanh khai thác chợ, góp phần tăng thu ngân sách, tạo điều kiện nâng cấp cải tạo chợ theo hướng văn minh hiện đại.

Xác định rõ chức năng, nhiệm vụ, vị thế của chợ trong cơ chế thị trường hiện nay.

2. Yêu cầu

- Mô hình tổ chức quản lý kinh doanh khai thác chợ phải gọn nhẹ hoạt động có hiệu quả.

- Thu hút được nhiều đối tượng tham gia kinh doanh tại chợ.

- Phát triển đa dạng các loại hình dịch vụ có liên quan đến hoạt động chợ, qua đó nâng cao văn minh thương mại, hiện đại trong kinh doanh.

- Tổ chức bộ máy quản lý phù hợp với đặc điểm hoạt động, quy mô và các loại hình chợ trên từng địa bàn.

- Tự chủ trong kinh doanh, tự chịu trách nhiệm về tài chính, tự cân đối, hạch toán thu chi, gắn hiệu quả hoạt động quản lý theo quy định của pháp luật mà cụ thể là theo quy định của Thông tư số: 67/2003/TT- BTC ngày 11/7/2003 của Bộ Tài chính hướng dẫn cơ chế tài chính áp dụng cho Ban quản lý chợ, Doanh nghiệp kinh doanh khai thác chợ.

II. NHỮNG CĂN CỨ CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ KHAI THÁC CHỢ.

1. Căn cứ pháp lý:

- Nghị định số 02/2003/NĐ-CP , ngày 14/1/2003 của Chính phủ về tổ chức và quản lý chợ

- Quyết định số 559/2004/QĐ-TTg ngày 31/5/2004 của Chính phủ về Chương trình phát triển chợ

- Thông tư số: 06/TT-BTM ngày 15/8/2003 hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ quyền hạn và tổ chức của Ban quản lý chợ.

- Quyết định 01/2004/QĐ-UB ngày 06/01/2004 của UBND tỉnh Nghệ An, phê duyệt Quy hoạch phát triển hệ thống mạng lưới chợ trên địa bàn Nghệ An.

2. Sự cần thiết phải chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý kinh doanh khai thác chợ

Quy mô các loại chợ ngày càng phát triển trong sự phát triển đồng bộ của các loại hình thương mại khác, như trung tâm thương mại, siêu thị, các cửa hàng, cửa hiệu, cửa hàng tiện lợi…yêu cầu phục vụ ngày càng văn minh, hiện đại cả về chất lượng cũng như phương thức phục vụ, nên phải có mô hình tổ chức quản lý phù hợp.

- Kinh tế xã hội ngày càng phát triển, lượng hàng hóa sản xuất ra ngày càng nhiều, lưu lượng hàng hóa lưu thông qua chợ ngày càng lớn

- Yêu cầu của đầu tư xây dựng ngày càng lớn mà nguồn ngân sách lại có hạn nên cần xã hội hóa trong đầu tư xây dựng chợ để cho nhiều chủ thể tham gia và trực tiếp quản lý.

- Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế yêu cầu chợ phải thực sự là đơn vị kinh doanh phù hợp với nền kinh tế thị trường.

- Mô hình tổ chức quản lý chợ hiện nay đã bộc lộ nhiều yếu kém trong quản lý kinh doanh.

3. Các loại hình tổ chức quản lý chợ sau chuyển đổi:

Trong quá trình chuyển đổi các loại hình tổ chức quản lý hiện nay (Ban quản lý,

Tổ quản lý, các tổ chức xã hội và hộ gia đình) có thể áp dụng các loại mô hình sau:

- Mô hình Doanh nghiệp hoặc HTX đầu tư xây dựng chợ sau đó tổ chức kinh doanh khai thác và quản lý chợ (áp dụng cho chợ mới xây dựng)

- Mô hình Doanh nghiệp kinh doanh, quản lý, khai thác chợ thông qua hình thức đấu thầu hoặc chuyển giao, có thể tổ chức theo loại hình: Doanh nghiệp nhà nước, Công ty cổ phần, Công ty TNHH, HTX, Doanh nghiệp tư nhân.

III. CHUYỂN ĐỔI MÔ HÌNH TỔ CHỨC QUẢN LÝ CHỢ A. Phương hướng chuyển đổi

1. Chợ do Nhà nước đầu tư xây dựng và huy động đóng góp của dân và đối tượng kinh doanh tại chợ.

1.1 Chợ xây dựng mới

1.1.1 UBND cấp huyện làm chủ đầu tư tổ chức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp quản lý khai thác.

1.1.2 UBND cấp xã làm chủ đầu tư: thành lập HTX thương mại dịch vụ để quản lý khai thác, hoặc đấu thầu giao cho các doanh nghiệp tư nhân xây dựng và quản lý khai thác kinh doanh.

1.2 Chợ đang hoạt động có BQL, hoặc đã giao khoán thực hiện chuyển đổi như sau:

1.2.1 Đối với chợ loại 1, loại 2, chợ thị trấn, chợ trung tâm, chuyển đổi theo phương thức đấu thầu để lựa chọn doanh nghiệp quản lý, hoặc chỉ định thầu cho doanh nghiệp nhà nước có điều kịên để thành lập các đơn vị trực thuộc quản lý kinh doanh khai thác.

Các chợ còn lại (loại 3) chuyển sang HTX thương mại dich vụ, hoặc bán, khoán cho các Doanh nghiệp có đủ điều kiện.

1.2.2 Chợ thuộc các xã miền núi vùng sâu vùng xa, (Khu vực3) được đầu tư từ các chương trình (Chương trình phát triển kinh tế - xã hội các xã đặc biệt khó khăn, dự án (trung tâm cụm xã) từng bước chuyển sang cho HTX quản lý kinh doanh khai thác.

1.2.3 Chợ được xây dựng do ngân sách nhà nước hỗ trợ theo chính sách, phần còn lại do các thành phần kinh tế đóng góp thì thành lập công ty TNHH, Công ty cổ phần; phần vốn nhà nước chuyển giao theo hình thức đấu giá hoặc lựa chọn mô hình để chuyển tùy thuộc vào quy mô của chợ.

2. Chợ do các tổ chức cá nhân, Doanh nghiệp thuộc các thành phần kinh tế góp vốn đầu tư xây dựng tùy thuộc vào cơ cấu góp vốn, đối tượng tham gia để lựa chọn mô hình quản lý

B. Tổ chức chuyển đổi.

1. Lộ trình chuyển đổi:

1.1. Các chợ được đầu tư xây dựng mớiC: Từ nay về sau những chợ được đầu tư xây dựng mới do UBND xã, huyện, thành phố, thị xã làm chủ đầu tư, thực hiện chuyển đổi theo điểm 1.1, khoản1, mục III, phần hai của Đề án.

1.2. Chợ loại 1, loại 2, chợ thị trấn, chợ trung tâm ở các huyện, thực hiện chuyển đổi xong trước năm 2010

1.3. Các chợ loại 3 do các xã, phường quản lý thực hiện chuyển đổi xong trước năm 2011

1.4. Chợ thuộc các xã miền núi vùng sâu, vùng xa được đầu tư xây dựng từ nguồn vốn ngân sách nhà nước thông qua các chương trình, dự án từng bước chuyển đổi và kết thúc trước năm 2012

1.5. Chợ được đầu tư xây dựng do ngân sách hỗ trợ một phần, phần còn lại do các thành phần kinh tế khác góp vốn thực hiện chuyển đổi xong trong năm 2008.

1.6. Chợ do doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân bỏ vốn đầu tư xây dựng tiến hành rà soát lại hình thức tổ chức quản lý hiện tại để tổ chức theo mô hình phù hợp.

2. Xây dựng phương án chuyển đổi mẫu cho các loại hình quản lý mới

3. Thành lập Ban chỉ đạo chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý kinh doanh khai thác chợ tại các huyện, thành phố, thị xã để:

- Xây dựng kế hoạch chuyển đổi theo lộ trình nêu trên

- Thẩm định phương án chuyển đổi trình UBND huyện phê duyệt

- Tổ chức chỉ đạo thí điểm chuyển đổi để rút kinh nghiệm

- Chỉ đạo việc chuyển đổi trên địa bàn cấp huyện

- Riêng chợ loại 1, loại 2, do cấp huyện quản lý phương án chuyển đổi phải được Sở Thương mại, Sở Kế hoạch và Đầu tư thống nhất trước khi UBND cấp huyện phê duyệt

Phần thứ ba

TỔ CHỨC CHỈ ĐẠO THỰC HIỆN

1. Giao Sở Thương mại:

Chủ trì, phối hợp với các: Sở Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính chỉ đạo thực hiện Đề án.

- Xây dựng phương án chuyển đổi mẫu trình UBND tỉnh phê duyệt.

- Thẩm định phương án chuyển đổi chợ loại 1, loại 2 để cấp thẩm quyền phê duyệt.

- Chỉ đạo UBND các huyện trong việc: Thẩm định và phê duyệt phương án chuyển đổi; tổ chức làm thí điểm chuyển đổi mô hình quản lý chợ, đôn đốc việc thực hiện chuyển đổi của các huyện, thành phố, thị xã.

2. Sở Tài chính:

- Nghiên cứu và đề xuất các cơ chế chính sách liên quan khi thực hiện chuyển đổi; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường tham mưu cơ chế cho thuê đất.

- Phối hợp với Sở Thương mại, Sở kế hoạch & Đầu tư và các Sở, Ban, Ngành có liên quan xây dựng cơ chế chính sách về tài chính hậu chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý

3. UBND cấp huyện:

Thành lập Ban chỉ đạo thực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý chợ để triển khai các nội dung nêu ở điểm 3 khoản B, mục III, phần 2 của Đề án .

4. UBND cấp xã:

- Lập phương án chuyển đổi mô hình tổ chức quản lý các chợ do phường, xã quản lý trình UBND huyện phê duyệt

- Thành lập Ban chuyển đổi giúp UBND xã để thực hiện chuyển đổi theo kế hoạch và phương án đã được UBND cấp huyện phê duyệt./.

 

Phụ lục 1:

TỔNG HỢP CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHỢ.

TT

Huyện

Tông chợ

Chợ miền núi

Quản lý chợ

Thu ngân sách 2005

Hộ kinh doanh

Ghi chú

KV 1

KV 2

KV 3

TPTX huyện lỵ

Đồng bằng

BQL

TQL

Khoán

Cán bộ T /G QL

T/ xuyên

K/T/X

Hệ số quản lý (%)

1

TP Vinh

22

 

 

 

22

 

17

 

5

225

5.915

7.978

1.915

2,27

 

2

Thị xã Cửa Lò

7

 

 

 

7

 

3

4

 

25

194

1.738

1.435

0,78

 

3

Nghi Lộc

24

6

 

 

 

18

1

17

6

72

690

1.518

1.230

2,62

 

4

Diên Châu

32

1

 

 

1

30

4

 

28

44

1.270

2.941

1.142

1,07

 

5

Yên Thảnh

22

8

5

 

1

8

 

 

22

22

420

3.275

1.310

1,30

 

6

Quỳnh Lưu

31

3

2

 

1

25

1

21

9

96

2.050

1.678

1.011

3,50

 

7

Nghĩa Đàn

26

6

10

4

1

5

18

 

8

136

450

2.784

2.210

2,72

 

8

Quỳ Hợp

12

3

3

5

1

 

1

5

6

21

178

888

870

0,72

 

9

Quỳ Châu

7

 

1

5

1

 

1

2

4

10

46

590

780

0,72

 

10

Quê Phong

4

 

 

3

1

 

1

 

3

6

35

266

210

1,20

 

11

Kỳ Sơn

3

 

 

2

1

 

1

2

 

5

70

100

122

2,25

 

12

Tương Dương

4

 

1

2

1

 

1

3

 

8

34

155

135

2,75

 

13

Con Cuông

7

1

 

5

1

 

1

6

 

15

80

265

160

3,50

 

14

Anh Sơn

21

3

9

4

1

4

1

20

 

45

173

1.155

411

3,40

 

15

Tân Kỳ

25

5

9

6

1

4

2

5

18

38

420

2.500

1.220

1,02

 

16

Đô Lương

32

6

 

 

1

25

5

27

 

40

891

10.250

16.650

0,14

 

17

Thanh Chương

41

10

12

5

1

13

2

15

24

55

541

2.500

1.275

1,45

 

18

Nam Đàn

15

2

 

 

1

12

1

 

14

35

484

900

1.180

1,68

 

19

Hưng Nguyên

17

 

 

 

1

16

2

15

 

42

223

700

780

2,80

 

 

Cộng:

352

54

52

41

45

160

63

142

147

978

14.068

42.190

34.064

1,28

 

 

Phụ lục 2:

TỔNG HỢP THU PHÍ CHỢ.

Đơn vị tính: triệu đồng

TT

Tên Đơn vị

Năm 2000

Năm 2001

Năm 2002

Năm 2003

Năm 2004

Năm 2005

Năm 2006

9 tháng Năm 2007

1

TP Vinh

2.068

2.061

2.605

2.375

2.282

2.871

2.594

2.075

2

Hưng nguyên

137

146

82

194

194

223

237

172

3

Nam Đàn

 

 

 

401

446

473

507

374

4

Nghi Lộc

437

279

 

521

541

698

774

575

5

Diễn Châu

559

 

 

888

1.097

1.222

1.516

854

6

Quỳnh Lưu

61

131

111

787

925

1.009

1.025

739

7

Yên Thành

155

168

 

323

293

365

622

574

8

Đô Lương

642

393

421

499

533

681

688

475

9

Thanh Chương

89

8

 

211

238

459

523

435

10

Anh Sơn

644

 

 

678

655

974

1.215

903

11

Tân Kỳ

 

 

 

130

183

147

203

256

12

Nghĩa Đàn

 

 

 

596

527

594

534

325

13

Quỳ Hợp

 

 

 

163

120

160

161

114

14

Quỳ Châu

 

 

 

33

33

49

43

39

15

Quế Phong

 

 

 

21

2

6

5

 

16

Con Cuông

 

 

 

91

74

103

99

72

17

Tương Dương

 

 

34

66

54

34

21

57

18

Kỳ Sơn

6

17

 

105

85

131

172

121

19

TX Cửa Lò

87

 

 

193

188

218

284

372

20

Cộng:

4.885

3.203

3.253

8.275

8.470

10.417

11.223

8.514