- 1Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 2Quyết định 608/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Công văn 7028/BYT-AIDS triển khai Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 do Bộ Y tế ban hành
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1266/QĐ-UBND | Sơn La, ngày 25 tháng 6 năm 2013 |
UỶ BAN NHÂN DÂN TỈNH SƠN LA
Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Quyết định số 608/QĐ-TTg ngày 07 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030;
Căn cứ Văn bản số 7028/BYT-AIDS ngày 17 tháng 10 năm 2012 của Bộ Y tế về việc triển khai Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030.
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Y tế tại Tờ trình số 81/TTr-SYT ngày 24 tháng 4 năm 2013,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Sơn La.
Điều 2. Giao Sở Y tế chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành có liên quan và UBND huyện, thành phố tổ chức thực hiện kế hoạch.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Chỉ đạo 50 UBND tỉnh; Giám đốc các sở, ngành: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Công an tỉnh, Lao động - Thương binh và Xã hội, Thông tin và Truyền thông, Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Nội vụ; Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch UBND huyện, thành phố; Giám đốc Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh; Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. UỶ BAN NHÂN DÂN |
HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC QUỐC GIA PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ĐẾN NĂM 2020 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1266/QĐ-UBND ngày 25 tháng 6 năm 2013 của UBND tỉnh Sơn La)
ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ĐẾN NĂM 2012
I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG HIV/AIDS ĐẾN NĂM 2012
Thực hiện các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy về công tác phòng, chống HIV/AIDS và Nghị quyết số 157/NQ-HĐND ngày 10 tháng 8 năm 2007 của HĐND tỉnh Sơn La về các biện pháp cấp bách phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2010 và những năm tiếp theo, hàng năm UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo các cấp, các ngành phối hợp với các tổ chức đoàn thể tăng cường triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh; đồng thời ban hành Quyết định số 1162/QĐ-UBND ngày 24 tháng 5 năm 2011 về việc ban hành Đề án Triển khai thí điểm điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone; Quyết định số 1533/QĐ-UBND ngày 01 tháng 7 năm 2011 về việc thành lập Ban Chỉ đạo thực hiện Chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone; Kế hoạch số 32/KHLN-AIDS ngày 11 tháng 5 năm 2011 triển khai phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; Kế hoạch số 76/KH-UBND ngày 20 tháng 9 năm 2012 triển khai hoạt động phòng, chống HIV/AIDS năm 2012 tại các huyện có Dự án quốc tế hỗ trợ kinh phí.
2. Mạng lưới quản lý triển khai công tác phòng, chống HIV/AIDS
a) Tuyến tỉnh
Thành lập Ban Chỉ đạo phòng, chống AIDS phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm (Ban Chỉ đạo 50) do đồng chí Phó Chủ tịch UBND tỉnh làm Trưởng ban. Ban chỉ đạo có chức năng giúp Chủ tịch UBND tỉnh chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác phòng, chống AIDS; phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm trên địa bàn toàn tỉnh. Sở Y tế là cơ quan thường trực giúp việc cho Ban Chỉ đạo về hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, triển khai chương trình điều trị thay thế nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng Methadone. Các ban, ngành, đoàn thể phối hợp tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS: Hội Nông dân tỉnh, Hội Liên hiệp phụ nữ tỉnh, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh Tỉnh, Liên đoàn Lao động tỉnh, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc, Công an tỉnh, Sở Giáo dục và Đào tạo, Sở Lao động, thương binh và Xã hội, Sở Kế hoạch và đầu tư, Sở Tài chính, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Sơn La, Cơ quan thường trú Đài Tiếng nói Việt Nam. Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS là đơn vị tham mưu cho Sở Y tế về công tác phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn toàn tỉnh. Bệnh viện Đa khoa tỉnh, Bệnh viện Lao và Bệnh phổi, Bệnh viện Phong và Da liễu.
b) Tuyến huyện
Thành lập Ban Chỉ đạo 50 UBND cấp huyện do đồng chí Phó Chủ tịch UBND huyện làm Trưởng ban, giúp Chủ tịch UBND huyện chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác phòng, chống AIDS; phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm trên địa bàn quản lý; trung tâm y tế là cơ quan thường trực tham mưu cho Ban Chỉ đạo 50 UBND cấp huyện triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn; bệnh viện đa khoa tuyến huyện, trung tâm y tế có nhiệm vụ giám sát, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, rà soát người nhiễm HIV/AIDS, xây dựng cơ sở dữ liệu HIV/AIDS, khám, điều trị cho bệnh nhân nhiễm HIV/AIDS,...
c) Tuyến xã
Thành lập Ban Chỉ đạo 50 UBND cấp xã do đồng chí Phó Chủ tịch UBND xã làm Trưởng ban, giúp Chủ tịch UBND xã chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác phòng, chống AIDS; phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm tại địa phương; phân công cán bộ y tế phụ trách công tác phòng, chống HIV/AIDS tại tuyến xã.
3. Các chương trình, dự án được triển khai
- Dự án Dự phòng và chăm sóc HIV/AIDS tại Việt Nam giai đoạn III, 2007 - 2012 (LIFE - GAP).
- Dự án phòng, chống HIV/AIDS của Ngân hàng thế giới tài trợ.
- Dự án Quỹ Toàn cầu phòng, chống HIV/AIDS.
- Tổ chức HAIVN.
4. Chương trình thông tin, giáo dục và truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS
Hoạt động thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi chủ yếu do dự án Ngân hàng thế giới hỗ trợ kinh phí triển khai tại 04 huyện, gồm: Mộc Châu, Thuận Châu, Mường La, Mai Sơn. Ngoài ra nguồn kinh phí của chương trình mục tiêu Quốc gia đã triển khai được một số hoạt động trong tháng chiến dịch về dự phòng lây truyền mẹ con, tháng hành động phòng, chống HIV/AIDS…, đến tận huyện, xã.
Kết quả công tác thông tin, giáo dục truyền thông thay đổi hành vi, phòng lây nhiễm HIV tại cộng đồng ngày càng được quan tâm và đẩy mạnh, luôn được xác định là nhiệm vụ trọng tâm, số lượt người được truyền thông tăng lên rõ rệt qua các năm: Năm 2006: 51.317 lượt, đến năm 2012: 187.423 lượt. Đối tượng truyền thông tập trung chủ yếu vào nhóm có nguy cơ cao, nhóm trong độ tuổi sinh đẻ và nhóm thanh niên. Tổng số lượt người được truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2012: 886.337 lượt.
5. Chương trình can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV
Chương trình can thiệp giảm tác hại đã được đầu tư nhiều từ các dự án lớn: Dự án của Ngân hàng thế giới tài trợ, dự án Quỹ toàn cầu về phòng, chống HIV/AIDS. Đối tượng can thiệp là những người có hành vi nguy cơ cao: Người nghiện chích ma tuý, gái bán dâm, từ đó góp phần giảm tỷ lệ lây nhiễm HIV qua tiêm chích chung bơm kim tiêm và các bệnh lây truyền qua đường tình dục.
- Tổ chức hội nghị đồng thuận từ tỉnh đến huyện để triển khai chương trình can thiệp giảm hại và đã nhận được sự ủng hộ nhiệt tình của các cấp uỷ đảng, chính quyền địa phương và cộng đồng.
- Hoạt động tiếp cận cộng đồng được triển khai từ năm 2004 tại 04 phường của thành phố Sơn La do dự án LIFE-GAP hỗ trợ. Đến năm 2006 mở rộng thêm 30 xã thuộc 4 huyện, gồm: Mộc Châu, Mai Sơn, Thuận Châu, Mường La với sự tài trợ của dự án Ngân hàng thế giới. Năm 2010, 2011, 2012 triển khai thêm 61 xã tại các huyện: Sông Mã, Quỳnh Nhai, Phù Yên, Yên Châu. Tại 8/11 huyện, 93/204 xã, phường, thị trấn triển khai hoạt động phân phát, bơm kim tiêm bao cao su miễn phí, bao phủ được 72,72% số huyện, 45,8% số xã trong toàn tỉnh.
6. Chương trình chăm sóc và điều trị
- Năm 2004 công tác chăm sóc điều trị bệnh nhân được triển khai thí điểm tại Bệnh viện Đa khoa tỉnh do dự án LIFE-GAP tài trợ. Giai đoạn 2005 - 2009 mở rộng thêm 03 điểm tại huyện: Mường La, Mai Sơn, Mộc Châu. Giai đoạn 2010 - 2012 dự án Quỹ Toàn cầu được triển khai tại huyện: Sông Mã, Thuận Châu, Phù Yên, Yên Châu, Quỳnh Nhai. Hiện nay công tác chăm sóc điều trị bệnh nhân HIV/AIDS đang được triển khai tại 09 huyện, thành phố, độ bao phủ chiếm 81,81%.
- Công tác chăm sóc điều trị người nhiễm HIV/AIDS được đặc biệt quan tâm, mở rộng và nâng cao chất lượng dịch vụ, tạo điều kiện cho bệnh nhân được tiếp cận với các dịch vụ thuận lợi ngay tại địa phương. Số bệnh nhân HIV/AIDS được tiếp cận điều trị bằng thuốc ARV tăng nhanh qua các năm: Năm 2006 là 16 người đến năm 2012 là 1.911 người. Bệnh nhân được thăm khám định kỳ, cung cấp thuốc, các dịch vụ xét nghiệm miễn phí và trẻ em được hỗ trợ dinh dưỡng, trợ cấp đi lại từ đó thu dung nhiều bệnh nhân đến thụ hưởng dịch vụ chăm sóc và điều trị, giúp cho người nhiễm HIV sống khoẻ mạnh, hoà nhập cộng đồng và xã hội, giảm bớt sự kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm và giảm lây nhiễm HIV ra cộng đồng.
7. Hoạt động tư vấn xét nghiệm tự nguyện
- Hoạt động tư vấn xét nghiệm được triển khai tại 6 huyện thành phố với 8 phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện, trong đó: Năm 2006 dự án Ngân hàng thế giới hỗ trợ 02 phòng Tư vấn xét nghiệm tự nguyện (VCT) tại huyện: Mộc Châu, Mường La; năm 2008 - 2009, dự án LIFE-GAP hỗ trợ 03 phòng VCT tại thành phố Sơn La và huyện Mai Sơn; năm 2010 - 2011, dự án Quỹ Toàn cầu hỗ trợ 03 phòng VCT tại huyện: Sông Mã, Thuận Châu, Phù Yên.
- Dịch vụ tư vấn xét nghiệm mở rộng tới các huyện, số khách hàng tự nguyện đến các phòng VCT làm xét nghiệm ngày một tăng qua các năm: năm 2006 là 1.235 người; đến năm 2012 là 36.965 người. Số người tự nguyện đến xét nghiệm HIV dương tính là 4.213, chiếm 11,48%. Những năm gần đây tỷ lệ khách hàng xét nghiệm có kết quả HIV dương tính giảm hẳn so với năm 2009 (từ 18,32% xuống còn 7,77%). Các khách hàng được tư vấn đầy đủ trước và sau xét nghiệm, người nhiễm HIV được chuyển gửi tới các phòng khám ngoại trú trong tỉnh để theo dõi, chăm sóc, khám định kỳ và điều trị khi đủ tiêu chuẩn.
8. Chương trình dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
Chương trình Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con do Dự án LIFE-GAP tài trợ, chương trình được triển khai trên toàn tỉnh. Kết quả số lượt phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV tăng nhanh qua các năm. Qua 5 năm triển khai dịch vụ tư vấn xét nghiệm được 32.247 thai phụ, phát hiện 151 thai phụ nhiễm HIV, điều trị dự phòng lây nhiễm HIV từ mẹ sang con cho 108 bà mẹ và 124 trẻ phơi nhiễm từ mẹ, qua đó góp phần giảm tỷ lệ trẻ nhiễm HIV từ mẹ, chăm sóc theo dõi, điều trị kịp thời cho bà mẹ và trẻ nhiễm HIV.
9. Chương trình khám, điều trị các nhiễm trùng lây truyền qua đường tình dục
- Chương trình được sự hỗ trợ của dự án Ngân hàng thế giới từ năm 2006 tại huyện Mộc Châu và Mường La. Tháng 8 năm 2011 dự án LIFE-GAP triển khai hoạt động khám và điều trị các bệnh lây truyền qua đường tình dục tại Bệnh viện Phong và Da liễu.
- Công tác quản lý, chăm sóc và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục hiện chủ yếu tại các cơ sở y tế nhà nước tuyến tỉnh, huyện: Năm 2006: 586 người; năm 2012: 5.703 người. Các cơ sở y tế tư nhân, y tế xã chưa đáp ứng được nhu cầu cần được chăm sóc của các đối tượng này.
10. Chương trình dự phòng HIV trong an toàn truyền máu
Triển khai tại các bệnh viện tuyến tỉnh, huyện đảm bảo 100% các đơn vị máu được làm xét nghiệm sàng lọc HIV trước khi sử dụng.
11. Chương trình tăng cường năng lực cho cán bộ
Năm 2010, tổ chức HAIVN bắt đầu hỗ trợ cho tỉnh Sơn La về công tác đào tạo nâng cao năng lực cho cán bộ tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS, đặc biệt là cán bộ trực tiếp làm công tác chăm sóc điều trị bệnh nhân HIV/AIDS tại các phòng khám ngoại trú. Số cán bộ được đào tạo, tập huấn tăng dần theo các năm: Năm 2006: 210 lượt; năm 2012: 2.976 lượt; tổng số cán bộ được đào tạo: 6.017 lượt.
1. Nhân lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS còn thiếu từ tuyến tỉnh đến tuyến xã.
2. Kinh phí cấp cho các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS chủ yếu từ các dự án quốc tế và chưa đáp ứng nhu cầu hiện nay, đặc biệt là các huyện, xã không có dự án hỗ trợ. Kinh phí triển khai các chương trình hoạt động cấp muộn, khó khăn trong việc triển khai các hoạt động.
3. Công tác truyền thông chủ yếu tập trung tại các thành phố, thị trấn, chưa triển khai sâu rộng phủ khắp đến các bản vùng sâu, vùng xa, biên giới.
4. Công tác can thiệp giảm tác hại mới triển khai được 91/204 xã, phường, thị trấn và chỉ đáp ứng được một phần nhỏ nhu cầu thực tế trên địa bàn toàn tỉnh.
- Chương trình can thiệp giảm tác hại còn gặp nhiều trở ngại do đội ngũ tuyên truyền viên, giáo dục viên đồng đẳng không ổn định, thay đổi thường xuyên vì lý do sức khoẻ hoặc phải quay lại các trung tâm giáo dục lao động.
- Chương trình phát bơm kim tiêm và điều trị nghiện thay thế các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone chưa có sự đồng thuận cao trong quá trình thực hiện.
5. Công tác chăm sóc điều trị
- Một số bệnh viện chưa thật sự quan tâm đến điều trị cho người nhiễm HIV.
- Nhân lực thực hiện công tác chăm sóc, điều trị còn thiếu và kiêm nhiệm.
6. Dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
- Số thai phụ được tư vấn xét nghiệm chăm sóc và điều trị tại các bệnh viện, trung tâm y tế còn rất thấp do không có dự án hỗ trợ triển khai nên nguồn kinh phí rất hạn hẹp.
- Một số phụ nữ mang thai nhiễm HIV bỏ điều trị không điều trị dự phòng lây truyền mẹ con do nhà ở quá xa các cơ sở cung cấp dịch vụ.
7. Một số địa phương, đơn vị chưa xác định được đúng chức năng, nhiệm vụ của mình trong công tác phòng, chống HIV/AIDS vì vậy chưa thấy được sự cần thiết và tính cấp bách của công tác phòng, chống HIV/AIDS mà còn coi đó là nhiệm vụ của ngành y tế.
Khống chế tỷ lệ nhiễm HIV trong cộng đồng dân cư dưới 0,3% vào năm 2020, giảm tác động của HIV/AIDS đối với sự phát triển kinh tế xã hội.
2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2020
a) Tăng tỷ lệ người dân trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS đạt 80% vào năm 2020.
b) Tăng tỷ lệ người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đạt 80% vào năm 2020.
c) Giảm 50% số trường hợp nhiễm mới HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010.
d) Giảm 50% số trường hợp nhiễm mới HIV do lây truyền HIV qua đường tình dục vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010.
đ) Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5% vào năm 2015 và dưới 2% vào năm 2020.
e) Tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt 80% trên tổng số người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị vào năm 2020.
3. Tầm nhìn đến năm 2030
a) Hướng tới ứng dụng các kỹ thuật mới có tính đặc hiệu cao về dự phòng, điều trị HIV/AIDS.
b) Hướng tới can thiệp chủ động, toàn diện, tiếp cận phổ cập, nâng cao chất lượng và bảo đảm tính bền vững của công tác phòng, chống HIV/AIDS.
c) Hướng tới tầm nhìn “ba không” của Liên Hợp quốc: Không còn người nhiễm mới HIV, không còn người tử vong do AIDS và không còn kỳ thị, phân biệt đối xử với HIV/AIDS.
1. Thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS
- Đào tạo, tập huấn cho cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS (cán bộ các ban, ngành, đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, y tế bản…).
- Giám sát, theo dõi, đánh giá các hoạt động thông tin, giáo dục, thay đổi hành vi ở các cấp, chú trọng tuyến cơ sở.
- Tổ chức các hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về HIV/AIDS (Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Đài Truyền thanh Truyền hình huyện, thành phố, Đài Tiếng nói Việt Nam khu vực Tây Bắc,…).
- Tổ chức các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông chống kỳ thị phân biệt đối xử, phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân, các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương.
- Tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp về thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS trong các trại giam, trung tâm giáo dục lao động, đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa và học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông và chuyên nghiệp.
- Tiếp tục duy trì và mở rộng mô hình phong trào "Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư".
- Sản xuất tài liệu thông tin giáo dục truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS.
2. Giám sát dịch HIV/AIDS và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV
- Duy trì và nâng cao chất lượng các hoạt động: Giám sát trọng điểm HIV, giám sát phát hiện HIV, xét nghiệm khẳng định HIV, xét nghiệm tế bào CD4 đánh giá chức năng miễn dịch cho người nhiễm HIV.
- Giám sát, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật, rà soát người nhiễm HIV/AIDS, xây dựng cơ sở dữ liệu HIV/AIDS cho các trung tâm y tế.
- Duy trì và nâng cao chất lượng các phòng VCT: Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện cho đối tượng nguy cơ cao, chú trọng người dân độ tuổi trưởng thành.
- Nâng cao chất lượng và mở rộng chương trình can thiệp giảm tác hại cho người nhiễm HIV, tăng số người nghiện chích ma tuý biết sử dụng bơm kim tiêm sạch và số người bán dâm sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục với khách hàng.
- Duy trì, củng cố cơ sở điều trị tại Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS. Mở rộng triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế tại huyện: Mai Sơn, Mộc Châu, Sông Mã, Thuận Châu.
3. Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con
- Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng các phòng khám ngoại trú chăm sóc và điều trị HIV/AIDS.
- Tăng cường giới thiệu, chuyển tiếp thu dung người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận với dịch vụ chăm sóc và điều trị.
- Tăng số bệnh nhân AIDS người lớn và trẻ em đủ tiêu chuẩn được điều trị bằng thuốc ARV.
- Xét nghiệm HIV cho tất cả bệnh nhân lao được phát hiện và khám sàng lọc lao cho người nhiễm HIV/AIDS quản lý tại các phòng khám ngoại trú.
- Tiếp tục triển khai và mở rộng chương trình chăm sóc người nhiễm HIV/AIDS tại gia đình và cộng đồng.
- Duy trì hoạt động của các phòng khám điều trị dự phòng lây truyền mẹ con trọn gói, nhân rộng mô hình tư vấn xét nghiệm lưu động tới tuyến xã/thôn, bản.
- Tăng cường và nâng cao chất lượng tư vấn và xét nghiệm HIV cho phụ nữ mang thai. Củng cố mạng lưới chuyển tiếp giữa các chương trình.
- Điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con cho phụ nữ mang thai nhiễm HIV, tiếp tục theo dõi, chăm sóc sau sinh cho mẹ và trẻ phơi nhiễm từ mẹ.
4. Tăng cường năng lực cho Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS
- Xây dựng kế hoạch đấu thầu và tổ chức đấu thầu mua sắm trang thiết bị y tế thiết yếu theo danh mục quy định của Bộ Y tế, đảm bảo triển khai các hoạt động của Trung tâm.
- Đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho đội ngũ cán bộ phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh theo từng lĩnh vực.
5. Thực hiện khung kế hoạch hành động: Phụ lục I, II kèm theo.
1. Nhóm giải pháp về chính trị và xã hội
a) Tăng cường sự lãnh đạo của các cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS
- Tiếp tục quán triệt và nghiêm túc thực hiện chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng thực hiện các nội dung: Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 31 tháng 11 năm 2005 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa XI) về tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới; Thông báo kết luận số 27-TB/TW ngày 09 tháng 5 năm 2011 của Ban Chấp hành Trung ương về sơ kết Chỉ thị số 54-CT/TW ngày 31 tháng 11 năm 2005.
- Đổi mới phương pháp chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện công tác phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với mô hình tổ chức, đặc thù công việc và tình hình kinh tế - xã hội của địa phương; đẩy mạnh các hoạt động thanh tra, kiểm tra đối với công tác phòng, chống HIV/AIDS thuộc thẩm quyền quản lý.
b) Nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành và huy động cộng đồng
- Chú trọng việc lồng ghép, phối hợp với các chương trình phòng, chống tội phạm, phòng, chống tệ nạn xã hội, xóa đói giảm nghèo, giới thiệu việc làm; tăng cường việc ký kết và nâng cao hiệu quả thực hiện kế hoạch liên tịch giữa cơ quan nhà nước các cấp với các tổ chức chính trị - xã hội cùng cấp, đơn vị, doanh nghiệp trên địa bàn về phòng, chống HIV/AIDS.
- Tiếp tục triển khai các phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư”; thi đua người tốt, việc tốt, xây dựng lối sống lành mạnh tại cộng đồng dân cư; xây dựng và nhân rộng các mô hình xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị điển hình trong công tác phòng, chống HIV/AIDS.
- Vận động các tổ chức tôn giáo, các tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức phi chính phủ, các doanh nghiệp, các hiệp hội nghề nghiệp và mạng lưới người nhiễm HIV tham gia công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng việc vận động tham gia các hoạt động: Xây dựng chính sách, kế hoạch, giám sát, đánh giá việc tổ chức thực hiện; đào tạo nghề, tìm việc làm, tạo việc làm và phát triển các mô hình lao động, sản xuất kinh doanh mang tính bền vững cho người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Bảo đảm cung cấp có hiệu quả các dịch vụ an sinh xã hội cho người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV và người bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS, đồng thời tăng cường hoạt động vận động người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV tham gia đóng bảo hiểm y tế và bảo hiểm xã hội.
2. Nhóm giải pháp về pháp luật, chế độ chính sách
a) Tuyên truyền phổ biến và triển khai thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng vào các nội dung sau:
- Chống kỳ thị, phân biệt đối xử và bảo đảm quyền bình đẳng giới đối với người nhiễm HIV khi tiếp cận các dịch vụ xã hội.
- Rà soát, sửa đổi hoặc xây dựng mới các văn bản nhằm tăng cường sự phối hợp liên ngành đặc biệt là việc phối hợp hoạt động phòng, chống HIV/AIDS với hoạt động phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm.
- Xây dựng chế độ, chính sách về nguồn nhân lực, đổi mới cơ chế tài chính cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS, trong đó tập trung xây dựng cơ chế xã hội hóa một số hoạt động phòng, chống HIV/AIDS mà người dân có khả năng đóng góp.
- Rà soát, sửa đổi, bổ sung chế độ, chính sách hỗ trợ cho người nhiễm HIV thuộc đối tượng chính sách xã hội, chú trọng các chính sách hỗ trợ, chăm sóc trẻ em nhiễm HIV và bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS.
- Xây dựng chế độ, chính sách khuyến khích, huy động sự tham gia vào công tác phòng, chống HIV/AIDS của các tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân trong nước, ngoài nước, trong đó chú trọng vào các nội dung: Tiếp nhận, sử dụng lao động là người nhiễm HIV và người dễ bị lây nhiễm HIV, thành lập các cơ sở tư nhân và từ thiện về chăm sóc người bệnh AIDS, phát triển các trung tâm, các cơ sở hỗ trợ xã hội, pháp lý cho người nhiễm HIV.
b) Thường xuyên tổ chức việc phổ biến, giáo dục pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng phổ biến, giáo dục pháp luật về quyền và nghĩa vụ của người nhiễm HIV.
c) Đẩy mạnh công tác thanh tra, kiểm tra và xử lý nghiêm minh đối với các hành vi vi phạm pháp luật về phòng, chống HIV/AIDS.
3. Nhóm giải pháp về dự phòng lây nhiễm HIV
a) Đổi mới, mở rộng, nâng cao chất lượng công tác thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS.
- Đa dạng hóa về nội dung, phương thức thực hiện thông tin, giáo dục, truyền thông bảo đảm tính thân thiện, có chất lượng, phù hợp với đặc điểm của từng nhóm đối tượng, văn hóa, ngôn ngữ ở các vùng khác nhau, trong đó chú trọng truyền thông cho người dễ bị lây nhiễm HIV, người trong độ tuổi sinh đẻ, học sinh, sinh viên, đồng bào vùng cao, vùng sâu, vùng xa; lồng ghép các nội dung tuyên truyền, giáo dục về phòng, chống HIV/AIDS với tuyên truyền về bình đẳng giới, nâng cao nhận thức về giới, giáo dục sức khỏe tình dục, sức khỏe sinh sản và các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể dục, thể thao và du lịch.
- Kết hợp giữa truyền thông đại chúng với truyền thông trực tiếp, trong đó chú trọng phát huy vai trò, trách nhiệm của hệ thống thông tin, truyền thông và tổ chức chính trị - xã hội các cấp, hệ thống quân y; đồng thời vận động các nhà lãnh đạo, các nhân vật nổi tiếng, tổ trưởng dân phố, trưởng cụm dân cư, già làng, trưởng bản, trưởng ban công tác mặt trận, trưởng các dòng họ, trưởng tộc, người cao tuổi, người có uy tín trong cộng đồng, người nhiễm HIV tham gia công tác tuyên truyền về phòng, chống HIV/AIDS.
b) Mở rộng phạm vi và nâng cao chất lượng các dịch vụ can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV cho nhóm người dễ bị lây nhiễm HIV
- Tiếp tục mở rộng phạm vi triển khai chương trình cung cấp, sử dụng bơm kim tiêm sạch, chương trình khuyến khích sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục, chương trình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, các mô hình can thiệp dựa vào cộng đồng.
- Nghiên cứu, triển khai thí điểm các hình thức mới về cung cấp bơm kim tiêm sạch, bao cao su và các mô hình kết hợp các biện pháp can thiệp trong hoạt động phòng, chống tệ nạn ma túy, mại dâm; triển khai thí điểm các mô hình cung cấp gói can thiệp toàn diện cho các nhóm người dễ bị lây nhiễm HIV và mô hình điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế, các thuốc mới và các bài thuốc y học cổ truyền; nghiên cứu áp dụng các mô hình dự phòng lây nhiễm HIV cho các nhóm đối tượng sử dụng ma túy tổng hợp và các loại ma túy mới.
- Thực hiện việc lồng ghép các hoạt động can thiệp với các mô hình cai nghiện dựa vào cộng đồng, các mô hình quản lý sau cai.
- Tiếp tục triển khai và từng bước mở rộng phạm vi dịch vụ khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục, chú trọng việc lồng ghép tư vấn, khám và điều trị các nhiễm khuẩn lây truyền qua đường tình dục với khám sức khỏe định kỳ.
- Nghiên cứu, xây dựng các hướng dẫn về điều trị dự phòng phơi nhiễm HIV, trong đó chú trọng việc xây dựng hướng dẫn về biện pháp điều trị dự phòng phổ cập ngoài cơ sở y tế.
c) Nâng cao chất lượng và mở rộng dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV và các hoạt động dự phòng lây nhiễm HIV khác
- Nâng cao chất lượng dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV thông qua việc đào tạo nâng cao kỹ năng tư vấn, xét nghiệm của người làm công tác xét nghiệm; nâng cấp cơ sở hạ tầng, lựa chọn sinh phẩm xét nghiệm HIV có chất lượng và thực hiện nghiêm túc các quy định của pháp luật liên quan đến xét nghiệm HIV.
- Đa dạng hóa các mô hình dịch vụ tư vấn và xét nghiệm HIV, trong đó chú trọng việc triển khai thí điểm các mô hình xét nghiệm sàng lọc HIV tại cộng đồng; nghiên cứu đề xuất các biện pháp tăng cường khả năng tiếp cận với dịch vụ tư vấn, xét nghiệm HIV của người dân, chuyển gửi người xét nghiệm HIV dương tính tiếp cận với chương trình chăm sóc, điều trị.
- Tăng cường đầu tư, giám sát việc dự phòng lây nhiễm HIV qua các dịch vụ xã hội và y tế, trong đó chú trọng việc cung cấp trang thiết bị bảo đảm công tác vô trùng, tiệt trùng cho các cơ sở y tế; đào tạo tập huấn cho nhân viên y tế về dự phòng phổ cập trong các dịch vụ y tế; cung cấp thông tin về dự phòng phổ cập trong các dịch vụ xã hội.
4. Nhóm giải pháp về điều trị, chăm sóc người nhiễm HIV
a) Mở rộng phạm vi cung cấp, bảo đảm tính liên tục và dễ tiếp cận của dịch vụ điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV, điều trị nhiễm trùng cơ hội, điều trị lao cho người nhiễm HIV, điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con thông qua việc đưa công tác điều trị về tuyến y tế cơ sở, lồng ghép với các chương trình y tế khác; tổ chức điều trị tại các trung tâm giáo dục lao động, trại giam, trại tạm giam, trường giáo dưỡng; củng cố, phát triển hệ thống chăm sóc tại cộng đồng của người nhiễm HIV, các tổ chức xã hội và các tổ chức khác.
b) Nâng cao chất lượng các dịch vụ điều trị:
- Bảo đảm tính sẵn có, tính dễ tiếp cận với thuốc kháng vi rút HIV; đồng thời khuyến khích việc sử dụng các bài thuốc y học cổ truyền nhằm nâng cao thể trạng và tăng cường hệ miễn dịch cho người nhiễm HIV.
- Nâng cao chất lượng và mở rộng hệ thống xét nghiệm phục vụ công tác chẩn đoán và điều trị HIV/AIDS.
- Ứng dụng các mô hình điều trị mới cho người nhiễm HIV và các biện pháp nhằm giảm chi phí điều trị và tăng hiệu quả của điều trị bằng thuốc kháng vi rút HIV.
- Lồng ghép điều trị HIV/AIDS với các chương trình khác; thực hiện việc kết nối giữa các tổ chức cung ứng dịch vụ điều trị, chăm sóc ở cộng đồng với hệ thống cơ sở y tế trong và ngoài công lập để tạo thành chuỗi dịch vụ liên tục, có chất lượng bảo đảm thực hiện các gói dịch vụ dự phòng, điều trị, chăm sóc toàn diện; thực hiện việc kết hợp điều trị thực thể với hỗ trợ tâm lý cho người nhiễm HIV.
c) Đẩy mạnh các hoạt động hỗ trợ vật chất, tinh thần cho người nhiễm HIV và gia đình họ để người nhiễm HIV ổn định cuộc sống, hòa nhập và được chăm sóc tại gia đình và cộng đồng.
5. Nhóm giải pháp về giám sát, theo dõi và đánh giá dịch HIV/AIDS
a) Củng cố và kiện toàn hệ thống giám sát, theo dõi và đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS bảo đảm có hệ thống theo dõi đánh giá thống nhất và có tính đa ngành.
b) Nâng cao chất lượng số liệu giám sát dịch HIV/AIDS, số liệu đánh giá chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
c) Thường xuyên phân tích, đánh giá diễn biến dịch HIV/AIDS, đánh giá hiệu quả các hoạt động của chương trình và xác định các khu vực ưu tiên trong phòng, chống HIV/AIDS.
d) Tăng cường hướng dẫn, điều phối, phổ biến, chia sẻ dữ liệu, sử dụng dữ liệu trong các hoạt động của chương trình phòng, chống HIV/AIDS.
6. Nhóm giải pháp về nguồn tài chính
a) Huy động nguồn lực cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS từ các nguồn của Trung ương, địa phương, các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp trong, ngoài nước để bảo đảm nguồn lực cho việc thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Kế hoạch triển khai thực hiện Chiến lược, trong đó xác định nguồn đầu tư từ ngân sách là chính đồng thời đẩy mạnh việc thực hiện các biện pháp nhằm tăng dần tỷ trọng của bảo hiểm y tế tham gia chi trả cho các dịch vụ về HIV/AIDS và khuyến khích các địa phương, các tổ chức, các doanh nghiệp, cá nhân trong và ngoài nước đầu tư nguồn lực cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
b) Tăng cường quản lý, giám sát và sử dụng có hiệu quả các nguồn kinh phí đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
c) Phát huy tính chủ động quốc gia trong việc điều phối, quản lý, sử dụng các dự án viện trợ, bảo đảm các dự án phải theo đúng nội dung của kế hoạch.
7. Nhóm giải pháp về nguồn nhân lực
a) Nâng cao năng lực cho cán bộ làm công tác phòng, chống HIV/AIDS, trong đó chú trọng việc đào tạo, tập huấn cho cán bộ hệ thống y tế tuyến huyện, xã và y tế bản.
b) Nâng cao năng lực cho các ban, ngành, đoàn thể, tổ chức xã hội, mạng lưới người nhiễm HIV, nhóm tự lực, câu lạc bộ trong cung cấp dịch vụ phòng, chống HIV/AIDS, tăng cường đào tạo cho người nhiễm HIV về kỹ năng chăm sóc, tư vấn để tham gia hỗ trợ công tác điều trị cho bệnh nhân.
8. Nhóm giải pháp về cung ứng thuốc, thiết bị
a) Xây dựng và tổ chức chuỗi cung ứng thuốc, thiết bị thống nhất, dựa trên hệ thống tiêu chuẩn chất lượng.
b) Xây dựng kế hoạch nhu cầu thuốc, thiết bị cho cả giai đoạn.
c) Củng cố và hoàn thiện cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS.
9. Nhóm giải pháp về Hợp tác quốc tế
a) Thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ và cam kết quốc tế trong phòng, chống HIV/AIDS.
b) Củng cố, tăng cường hợp tác quốc tế theo hướng đa phương hóa, đa dạng hóa các mối quan hệ với các tổ chức quốc tế, tranh thủ sự hỗ trợ về tài chính, kỹ thuật và kỹ năng quản lý cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
c) Phối hợp chặt chẽ với nước Cộng hoà dân chủ nhân dân Lào trong việc chia sẻ thông tin và triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS qua biên giới.
1. Khái toán kinh phí
Tổng kinh phí: 197.660.000.000 đồng (Một trăm chín mươi bảy tỷ, sáu trăm sáu mươi triệu đồng).
2. Nguồn kinh phí
- Dự án Quỹ Toàn cầu: 34.900.000.000 đồng.
- Dự án LIFE-GAP: 45.000.000.000 đồng.
- Tổ chức HAIVN: 1.500.000.000 đồng.
- Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống HIV/AIDS: 62.100.000.000 đồng.
- Kinh phí địa phương: 54.160.000.000 đồng.
1. Ban Chỉ đạo 50 UBND tỉnh
- Tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo các cấp, các ngành triển khai tổ chức thực hiện kế hoạch.
- Phối hợp với các ngành liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát nội dung hoạt động của các huyện, thành phố, các đơn vị triển khai thực hiện Kế hoạch.
2. Sở Y tế
- Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành thành viên Ban Chỉ đạo 50 UBND tỉnh và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch hành động của tỉnh thực hiện Chiến lược Quốc gia về phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030; chỉ đạo, hướng dẫn, theo dõi và giám sát việc triển khai Kế hoạch. Tham mưu, đề xuất việc xây dựng Nghị quyết của HĐND tỉnh về tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS những năm tiếp theo.
- Chủ trì, phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Tài chính và các ban, ngành có liên quan nghiên cứu, đề xuất các giải pháp huy động nguồn lực cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS.
- Báo cáo định kỳ (6 tháng, năm) hoặc đột xuất về tình hình triển khai và kết quả thực hiện Kế hoạch gửi UBND tỉnh và Bộ Y tế.
3. Công an tỉnh
- Chỉ đạo công an các cấp tổ chức triển khai các nội dung của Kế hoạch trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao; đặc biệt chú trọng hoạt động phối hợp và hỗ trợ triển khai các hoạt động can thiệp giảm tác hại tại cộng đồng;
- Rà soát, đề xuất, sửa đổi bổ sung các quy định về phòng chống tội phạm, phòng chống tệ nạn ma túy và quản lý an ninh trật tự đối với các cơ sở kinh doanh có điều kiện về an ninh trật tự; quản lý địa bàn và xử lý vi phạm liên quan đến phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với địa phương.
4. Sở Lao động - Thương binh và Xã hội
- Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các ban, ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, dự phòng, chăm sóc và điều trị HIV/AIDS tại các cơ quan, đơn vị trực thuộc; hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra, giám sát công tác phòng, chống HIV/AIDS cho người lao động tại nơi làm việc; chú trọng dự phòng lây nhiễm HIV cho đối tượng là lao động nữ và nhóm lao động di biến động dễ bị tổn thương; tổ chức triển khai, kiểm tra, giám sát thực hiện các chế độ chính sách hỗ trợ người nhiễm HIV.
- Phối hợp với Sở Tài chính, Sở Y tế và các ban, ngành liên quan xây dựng các chính sách bảo trợ xã hội đối với người nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV, trẻ em và phụ nữ bị ảnh hưởng HIV/AIDS; xây dựng, ban hành theo thẩm quyền hoặc trình cơ quan có thẩm quyền ban hành các chính sách phù hợp nhằm khuyến khích các tổ chức, doanh nghiệp đào tạo nghề và tuyển dụng người lao động bị nhiễm HIV, người dễ bị lây nhiễm HIV, vợ hoặc chồng người nhiễm HIV vào làm việc.
5. Sở Tài chính
Phối hợp với Sở Y tế thẩm định dự toán, cân đối, trình cấp có thẩm quyền bố trí kinh phí từ ngân sách tỉnh để hỗ trợ thực hiện các chương trình, kế hoạch phòng, chống HIV/AIDS hàng năm ngoài kinh phí chương trình mục tiêu của Trung ương. Hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc quản lý và sử dụng kinh phí hoạt động cho công tác phòng, chống HIV/AIDS theo quy định.
6. Sở Kế hoạch và Đầu tư
- Chỉ đạo, giám sát, kiểm tra việc lồng ghép các chỉ tiêu phòng, chống HIV/AIDS vào chương trình phát triển kinh tế - xã hội của các ban, ngành, UBND các cấp;
- Phối hợp với Sở Y tế, Sở Tài chính nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường, huy động vốn đầu tư phát triển cho hệ thống phòng, chống HIV/AIDS trình cấp có thẩm quyền phê duyệt và thực hiện việc điều phối các nguồn đầu tư cho công tác phòng, chống HIV/AIDS.
7. Sở Thông tin và Truyền thông
Chủ trì, phối hợp với Sở Y tế và các cơ quan có liên quan xây dựng kế hoạch thông tin, truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng; chỉ đạo các cơ quan thông tin, báo chí trên địa bàn tỉnh thường xuyên thực hiện hoạt động thông tin, truyền thông HIV/AIDS.
8. Sở Giáo dục và Đào tạo
Phối hợp với Sở Y tế tuyên truyền giáo dục công tác phòng, chống HIV/AIDS thường xuyên trong các trường thuộc các cấp học và các cơ sở giáo dục chuyên nghiệp, đào tạo đại học trên địa bàn tỉnh để học sinh, sinh viên hiểu biết sâu sắc về HIV/AIDS. Chỉ đạo các nhà trường phối hợp với Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, trung tâm y tế cấp huyện tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp cho cán bộ, giáo viên, học sinh về phòng, chống HIV/AIDS và lễ ra quân truyền thông ngày thế giới phòng, chống HIV hàng năm.
9. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch
Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị trực thuộc phối hợp với các cơ quan y tế trong việc tổ chức triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS trong toàn tỉnh.
10. Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh
- Triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với đặc thù của ngành.
- Phối hợp với Sở Y tế mở rộng hoạt động mô hình quân dân y kết hợp nhằm tuyên truyền, phổ biến kiến thức phòng, chống HIV/AIDS, triển khai tư vấn, chăm sóc, điều trị cho người dân tại các khu vực biên giới và những khu vực có điều kiện đi lại khó khăn.
11. Sở Nội vụ
Chủ trì, phối hợp với các ban, ngành có liên quan nghiên cứu sửa đổi, bổ sung theo thẩm quyền hoặc kiến nghị sửa đổi, bổ sung kịp thời các chế độ, chính sách trong công tác phòng, chống HIV/AIDS phù hợp với thực tiễn phòng, chống HIV/AIDS trong từng giai đoạn.
12. UBND huyện, thành phố
- Chịu trách nhiệm trực tiếp chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp thực hiện Kế hoạch hành động Chiến lược trên địa bàn; xây dựng và xác lập các mục tiêu phòng, chống HIV/AIDS trong kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của huyện, thành phố.
- Chủ động đầu tư ngân sách, nhân lực, cơ sở vật chất cho chương trình phòng, chống HIV/AIDS. Tập trung chỉ đạo các cơ quan, tổ chức ở địa phương phối hợp chặt chẽ triển khai thường xuyên, đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp can thiệp giảm tác hại trong dự phòng lây nhiễm HIV; tổ chức tốt việc chăm sóc, điều trị hỗ trợ người nhiễm HIV.
13. Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh, Báo Sơn La
Căn cứ chức năng, nhiệm vụ được giao phối hợp với các cơ quan liên quan thường xuyên đưa nội dung tuyên truyền phòng, chống HIV/AIDS vào các chương trình thông tin truyền thông; chú trọng đầu tư thích đáng nhằm nâng cao chất lượng nội dung và thời lượng của chương trình về phòng, chống HIV/AIDS.
14. Đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh chỉ đạo các tổ chức thành viên tích cực tham gia triển khai thực hiện Kế hoạch này theo chức năng, nhiệm vụ trong phạm vi hoạt động của mình; phối hợp với Sở Y tế và các ban, ngành liên quan khác tăng cường năng lực, hỗ trợ triển khai các hoạt động phòng, chống HIV/AIDS của các tổ chức xã hội, tổ chức phi chính phủ tham gia hoạt động phòng, chống HIV/AIDS./.
CHỈ TIÊU HÀNG NĂM
(Kèm theo Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030)
STT | Nội dung hoạt động/năm | Đơn vị tinh | Năm 2013 | Năm 2014 | Năm 2015 | Năm 2016 | Năm 2017 | Năm 2018 | Năm 2019 | Năm 2020 |
I | Thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi | Lượt | 22 | 22 | 22 | 22 | 22 | 22 | 22 | 22 |
1 | Giám sát, theo dõi, đánh giá các hoạt động thông tin, giáo dục thay đổi hành vị ở các cấp, chú trọng tuyến cơ sở | Lượt | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 | 100 |
2 | Tổ chức hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về HIV/AIDS (Đài truyền hình, đài phát thanh, báo…) | Lượt người | 90,000 | 90,000 | 90,000 | 90,000 | 90,000 | 90,000 | 90,000 | 90,000 |
3 | Tổ chức các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông chống kỳ thị phân biệt đối xử, phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân, các ban, ngành, đoàn thể và các địa phương | Lượt người | 10,000 | 10,000 | 10,000 | 10,000 | 10,000 | 10,000 | 10,000 | 10,000 |
4 | Tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp về thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS trong các trại giam, trung tâm giáo dục lao động | Lượt người | 80,000 | 80,000 | 80,000 | 80,000 | 80,000 | 80,000 | 80,000 | 80,000 |
5 | Tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp về thay đổi hành vi, chống kỳ thị phân biệt đối xử, kiến thức cơ bản về HIV/AIDS cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. | Lượt người | 10,000 | 10,000 | 10,000 | 10,000 | 10,000 | 10,000 | 10,000 | 10,000 |
6 | Tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp về thay đổi hành vi, chống kỳ thị phân biệt đối xử, kiến thức cơ bản về HIV/AIDS cho học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông và chuyên nghiệp. | Xã | 20 | 30 | 40 | 50 | 60 | 70 | 80 | 90 |
7 | Tiếp tục duy trì và mở rộng mô hình phong trào "Toàn dân tham gia Phòng, chống HIV/AIDS tại cộng đồng dân cư" | Tờ | 50,000 | 50,000 | 50,000 | 50,000 | 50,000 | 50,000 | 50,000 | 50,000 |
8 | Sản xuất tài liệu thông tin giáo dục truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
II | Giám sát dịch HIV/AIDS và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Triển khai giám sát trọng điểm HIV | Mẫu | 2,650 | 2,650 | 2,650 | 2,650 | 2,650 | 2,650 | 2,650 | 2,650 |
2 | Triển khai giám sát phát hiện HIV | Mẫu | 3,000 | 3,000 | 3,000 | 3,000 | 3,000 | 3,000 | 3,000 | 3,000 |
3 | Số mẫu xét nghiệm khẳng định HIV | Mẫu | 1,500 | 1,500 | 1,500 | 1,500 | 1,500 | 1,500 | 1,500 | 1,500 |
4 | Số mẫu xét nghiệm tế bào CD4 | Mẫu | 3,200 | 3,500 | 3,800 | 4,300 | 4,800 | 5,300 | 5,800 | 6,000 |
5 | Giám sát, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật,rà soát người nhiễm HIV/AIDS, xây dựng cơ sở dữ liệu HIV/AIDS cho các Trung tâm y tế huyện | Lượt | 22 | 22 | 22 | 22 | 22 | 22 | 22 | 22 |
6 | Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện cho đối tượng nguy cơ cao, dân số trưởng thành | Lượt | 9,000 | 9,000 | 9,000 | 9,000 | 9,000 | 9,000 | 9,000 | 9,000 |
7 | Số người nghiện chích ma tuý biết sử dụng bơm kim tiêm sạch | Người | 5,000 | 4,500 | 4,500 | 4,000 | 4,000 | 3,500 | 3,500 | 3,000 |
8 | Số người bán dâm sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục với khách hàng | Người | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 | 300 |
9 | Mở rộng triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (Methadone) | Người | 200 | 400 | 600 | 800 | 1,000 | 1,200 | 1,400 | 1,600 |
III | Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng các phòng khám ngoại trú chăm sóc và điều trị HIV/AIDS | Phòng khám | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 | 10 |
2 | Tăng cường giới thiệu, chuyển tiếp thu dung người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận với dịch vụ chăm sóc và điều trị | Người | 3,500 | 3,800 | 4,300 | 4,800 | 5,500 | 6,000 | 6,500 | 7,000 |
3 | Số bệnh nhân AIDS người lớn đủ tiêu chuẩn được điều trị thuốc ARV | Người | 2,700 | 3,300 | 3,800 | 4,300 | 4,800 | 5,300 | 5,800 | 6,300 |
4 | Số bệnh nhân AIDS trẻ em đủ tiêu chuẩn được điều trị thuốc ARV | Người | 100 | 110 | 120 | 130 | 140 | 150 | 160 | 170 |
5 | Số phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm HIV | Người | 13,000 | 13,000 | 13,000 | 13,000 | 13,000 | 13,000 | 13,000 | 13,000 |
6 | Số phụ nữ mai thai được làm xét nghiệm HIV | Người | 12,000 | 12,000 | 12,000 | 12,000 | 12,000 | 12,000 | 12,000 | 12,000 |
7 | Số phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con | Người | 40 | 40 | 40 | 40 | 40 | 40 | 40 | 40 |
8 | Số phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ được tiếp tục theo dõi chăm sóc và quản lý sau sinh | Người | 35 | 35 | 35 | 35 | 35 | 35 | 35 | 35 |
9 | Số trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV có kết quả xét nghiệm HIV âm tính | Người | 30 | 30 | 31 | 31 | 32 | 32 | 33 | 34 |
10 | Số bệnh nhân lao được làm xét nghiệm HIV | Người | 400 | 400 | 400 | 400 | 400 | 400 | 400 | 400 |
11 | Số người nhiễm HIV quản lý được khám sàng lọc lao | Người | 3,200 | 3,800 | 4,300 | 4,800 | 5,500 | 6,000 | 6,500 | 7,000 |
12 | Số người nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận dịch vụ chăm sóc tại nhà | Người | 1,000 | 1,500 | 1,800 | 2,100 | 2,300 | 2,600 | 2,800 | 3,000 |
IV | Tăng cường năng lực cho Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
1 | Đầu tư các trang thiết bị thiết yếu theo danh mục quy định của Bộ Y tế, đảm bảo triển khai các hoạt động của Trung tâm | % |
| 40 | 100 |
|
|
|
|
|
2 | Tập huấn, đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho đội ngũ cán bộ phòng, chống HIV/AIDS tuyến tỉnh theo từng lĩnh vực | Người | 1,800 | 1,000 | 1,000 | 1,000 | 1,000 | 1,000 | 1,000 | 1,000 |
KHUNG KẾ HOẠCH HÀNH ĐỘNG
(Kèm theo Kế hoạch hành động thực hiện chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030)
TT | Nội dung hoạt động | Thời gian | Địa điểm | Đơn vị thực hiện | Đơn vị phối hợp | Kết quả dự kiến | |
Bắt đầu | Kết thúc | ||||||
I | Thông tin giáo dục truyền thông thay đổi hành vi |
|
|
|
| ||
* | Mục tiêu 1: Tăng tỷ lệ người dâng trong độ tuổi từ 15 đến 49 tuổi có hiểu biết đầy đủ về HIV/AIDS đạt 80% nào năm 2020 | ||||||
Mục tiêu 2: Tăng tỷ lệ người dân không kỳ thị, phân biệt đối xử với người nhiễm HIV đạt 80% vào năm 2020 | |||||||
1 | Giám sát, theo dõi, đánh giá các hoạt động thông tin, giáo dục thay đổi hành vi ở các cấp, chú trọng tuyến cơ sở | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS | Trung tâm y tế cấp huyện; Ban Chỉ đạo 50 UBND tỉnh; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Sở Giáo dục và đào tạo, Sở LĐ-TB và Xã hội | 176 lượt giám sát |
2 | Tổ chức hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng về HIV/AIDS: Đài truyền hình, đài phát thanh, báo | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Đài phát thanh, truyền thanh và truyền hình tỉnh, huyện, xã, Báo Sơn La | Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS, Trung tâm y tế cấp huyện | 800 lượt phát sóng và phát thanh, bài báo |
3 | Tổ chức các hoạt động thông tin giáo dục truyền thông chống kỳ thị phân biệt đối xử, phòng, chống HIV/AIDS cho cán bộ, công chức, viên chức, người dân, các ban,ngành, đoàn thể và các địa phương | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS | Trung tâm y tế cấp huyện; Ban Chỉ đạo 50 UBND tỉnh; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Sở Giáo dục và đào tạo, Sở LĐ-TB và Xã hội | 720.000 lượt người được truyền thông |
4 | Tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp về thay đổi hành vi phòng, chống HIV/AIDS trong các trại giam, trung tâm 05,06, | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Trung tâm giáo dục lao động tỉnh, huyện; trại giam, trại tạm giam. | 80.000 lượt người được truyền thông | |
5 | Tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp về thay đổi hành vi , chống kỳ thị phân biệt đối xử, kiến thức cơ bản về HIV/AIDS cho đồng bào dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa. | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Trung tâm y tế cấp huyện; Ban Chỉ đạo 50 UBND tỉnh; Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy, Hội phụ nữ, Hội nông dân, Đoàn thanh niên, Sở Giáo dục và đào tạo, Sở LĐ-TB và Xã hội | 640.000 lượt người được truyền thông | |
6 | Tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp về thay đổi hành vi , chống kỳ thị phân biệt đối xử, kiến thức cơ bản về HIV/AIDS cho học sinh, sinh viên các trường trung học phổ thông và chuyên nghiệp. | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Sở Giáo dục và Đào tạo, các trường trung học phổ thông và chuyên nghiệp trên địa bàn tỉnh | 80.000 lượt học sinh và giáo viên được truyền thông | |
7 | Tiếp tục duy trì và mở rộng mô hình phong trào "Toàn dân tham gia Phòng, chống HIV/AIDS" | Năm 2013 | Năm 2020 | Các xã trọng điểm về HIV/AIDS | Trung tâm y tế, trạm y tế xã, cán bộ chủ chốt tuyến xã các huyện, thành phố | 80 xã triển khai | |
8 | Sản xuất nhân bản tài liệu thông tin giáo dục truyền thông về phòng, chống HIV/AIDS (dùng phát cho tổ chức các buổi truyền thông trực tiếp) | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh |
| 400.000 tờ rơi | |
II | Giám sát dịch HIV/AIDS và can thiệp giảm tác hại dự phòng lây nhiễm HIV | ||||||
* | Mục tiêu 3: Giảm 50% số trường hợp nhiễm mới HIV trong nhóm nghiện chích ma túy vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010 | ||||||
Mục tiêu 4: Giảm 50% số trường hợp nhiễm mới HIV do lây truyền HIV qua đường tình dục vào năm 2015 và 80% vào năm 2020 so với năm 2010 | |||||||
1 | Triển khai giám sát trọng điểm HIV | Năm 2013 | Năm 2020 | Thành phố; Sông Mã; Mường La, Mộc Châu, Mai Sơn | Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS | Trung tâm y tế; Bệnh viện Đa khoa 5 huyện | 21.200 mẫu giám sát |
2 | Triển khai giám sát phát hiện HIV | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Trung tâm y tế; Bệnh viện Đa khoa các huyện: Thành phố; Sông Mã; Mường La, Mộc Châu, Mai Sơn | 21.200 mẫu giám sát | |
3 | Số mẫu xét nghiệm khẳng định HIV | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Các Phòng khám ngoại trú HIV/AIDS | 12.000 mẫu | |
4 | Số mẫu xét nghiệm tế bào CD4 | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Trung tâm y tế ; Bệnh viện Đa khoa các huyện | 36.700 lượt | |
5 | Giám sát, hỗ trợ chuyên môn kỹ thuật,rà soát người nhiễm HIV/AIDS, xây dựng cơ sở dữ liệu HIV/AIDS cho các trung tâm y tế | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Trung tâm y tế, Bệnh viện Đa khoa các huyện; trạm y tế cấp xã | 176 lần giám sát | |
6 | Tư vấn xét nghiệm HIV tự nguyện cho đối tượng nguy cơ cao, dân số trưởng thành | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Các phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện; | 72.000 lượt người | |
7 | Số người nghiện chích ma tuý biết sử dụng bơm kim tiêm sạch | Năm 2013 | Năm 2020 | Các xã trọng điểm về ma tuý | BCĐ 50; Trung tâm y tế | 5.000 người nghiện chất ma túy được tiếp cận dịch vụ qua các năm | |
8 | Số người bán dâm sử dụng bao cao su trong quan hệ tình dục với khách hàng | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Sở Văn hoá, Thể thao và Du Lịch | 2.400 lượt người | |
9 | Mở rộng triển khai điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc thay thế (Methadone) | Năm 2013 | Năm 2020 | Thành phố; Mai Sơn; Thuận Châu; Sông Mã; Mộc Châu; Mường La | Trung tâm y tế, Bệnh viện Đa khoa các huyện | 2.000 người nghiện chất ma túy được điều trị bằng thuốc Methadone | |
III | Hỗ trợ điều trị HIV/AIDS và dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con | ||||||
* | Mục tiêu 5: Tăng tỷ lệ người nhiễm HIV được điều trị thuốc kháng vi rút HIV đạt 80% trên tổng số người nhiễm HIV đủ tiêu chuẩn điều trị vào năm 2020 | ||||||
1 | Duy trì, củng cố và nâng cao chất lượng các phòng khám ngoại trú chăm sóc và điều trị HIV/AIDS | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS | Bệnh viện Đa khoa các huyện | 12 phòng khám ngoại trú được duy trì triển khai |
2 | Tăng cường giới thiệu, chuyển tiếp thu dung người nhiễm HIV/AIDS tiếp cận với dịch vụ chăm sóc và điều trị | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Các phòng tư vấn xét nghiệm tự nguyện; phòng khám Lao/HIV; dự phòng lây truyền mẹ con, chăm sóc tại nhà… | 7.000 người nhiễm HIV được tiếp cận dịch vụ | |
3 | Số bệnh nhân AIDS người lớn đủ tiêu chuẩn được điều trị thuốc ARV | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Phòng khám ngoại trú - Bệnh viện Đa khoa các huyện | 6.300 bệnh nhân AIDS được điều trị bằng thuốc ARV | |
4 | Số bệnh nhân AIDS trẻ em đủ tiêu chuẩn được điều trị thuốc ARV | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Phòng khám ngoại trú - Bệnh viện Đa khoa các huyện | 170 trẻ em nhiễm HIV được điều trị thuốc ARV | |
5 | Số bệnh nhân lao được làm xét nghiệm HIV | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Phòng khám ngoại trú - Bệnh viện Đa khoa các huyện; Bệnh viện Lao và bệnh phổi | 320.000 bệnh nhân lao được xét nghiệm sàng lọc HIV | |
6 | Số người nhiễm HIV quản lý được khám sàng lọc lao | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Phòng khám ngoại trú - Bệnh viện Đa khoa các huyện; Bệnh viện Lao và Bệnh phổi | 411.000 lượt người nhiễm HIV được khám sàng lọc lao | |
7 | Số người nhiễm HIV/AIDS được tiếp cận dịch vụ chăm sóc tại nhà | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Phòng khám ngoại trú - Bệnh viện Đa khoa các huyện; Bệnh viện Lao và bệnh phổi | 3.000 người nhiễm HIV được chăm sóc tại nhà và cộng đồng | |
* | Mục tiêu 6: Giảm tỷ lệ lây truyền HIV từ mẹ sang con xuống dưới 5% vào năm 2015 và dưới 2% vào năm 2020 | ||||||
1 | Số phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm HIV | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS | Trạm y tế xã; Trung tâm y tế; Bệnh viện Đa khoa các huyện | 104.000 phụ nữ mang thai được tư vấn xét nghiệm HIV |
2 | Số phụ nữ mang thai được làm xét nghiệm HIV | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Trạm y tế xã; Trung tâm y tế; Bệnh viện Đa khoa các huyện | 96.000 phụ nữ mang thai được xét nghiệm HIV | |
3 | Số phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Bệnh viện Đa khoa các huyện | 320 phụ nữ mang thai nhiễm HIV được điều trị dự phòng lây truyền HIV từ mẹ sang con | |
4 | Số phụ nữ mang thai nhiễm HIV và con của họ được tiếp tục theo dõi chăm sóc, quản lý sau sinh | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Trạm y tế xã; Trung tâm y tế; Bệnh viện Đa khoa các huyện | 280 phụ nữ nhiễm HIV và con của họ được tiếp tục chăm sóc theo dõi sau sinh | |
IV | Tăng cường năng lực cho Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS | ||||||
1 | Đầu tư các trang thiết bị thiết yếu theo danh mục quy định của Bộ Y tế, đảm bảo triển khai các hoạt động của Trung tâm | Năm 2013 | Năm 2015 | Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS | Trung tâm Phòng, chống HIV/AIDS | - | - |
2 | Tập huấn, đào tạo ngắn hạn và dài hạn cho đội ngũ cán bộ phòng chống HIV/AIDS tuyến tỉnh theo từng lĩnh vực | Năm 2013 | Năm 2020 | Toàn tỉnh | Trung tâm y tế; Bệnh viện Đa khoa các ban, ngành, đoàn thể | 8.800 người được đào tạo |
- 1Quyết định 1683/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia y tế dự phòng đến 2010 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Hưng Yên do UBND Tỉnh Hưng Yên ban hành
- 2Kế hoạch 3247/KH-UBND năm 2011 về hành động phòng, chống HIV/AIDS của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2011 - 2015
- 3Quyết định 38/2008/QĐ-UBND Chương trình, kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 4Quyết định 2278/QĐ-UBND năm 2008 về chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 5Quyết định 151/2006/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 6Quyết định 311/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 7Quyết định 4127/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của tỉnh Bình Định
- 8Quyết định 774/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
- 1Chỉ thị 54/2005/CT-TW về việc tăng cường lãnh đạo công tác phòng, chống HIV/AIDS trong tình hình mới do Ban chấp hành trung ương ban hành
- 2Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 3Quyết định 1683/QĐ-UBND năm 2007 phê duyệt kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia y tế dự phòng đến 2010 và định hướng đến năm 2020 tỉnh Hưng Yên do UBND Tỉnh Hưng Yên ban hành
- 4Quyết định 608/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Công văn 7028/BYT-AIDS triển khai Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 do Bộ Y tế ban hành
- 6Kế hoạch 3247/KH-UBND năm 2011 về hành động phòng, chống HIV/AIDS của thành phố Hồ Chí Minh giai đoạn năm 2011 - 2015
- 7Quyết định 38/2008/QĐ-UBND Chương trình, kế hoạch hành động thực hiện chiến lược quốc gia phòng chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 do tỉnh Quảng Trị ban hành
- 8Quyết định 2278/QĐ-UBND năm 2008 về chương trình hành động thực hiện Chiến lược quốc gia về phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020 do tỉnh An Giang ban hành
- 9Quyết định 151/2006/QĐ-UBND phê duyệt kế hoạch thực hiện chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 do tỉnh Bình Dương ban hành
- 10Nghị quyết 157/2007/NQ-HĐND về biện pháp cấp bách phòng, chống HIV/AIDS trên địa bàn tỉnh Sơn La giai đoạn 2007 - 2010 và những năm tiếp theo
- 11Quyết định 311/QĐ-UBND năm 2013 về Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh
- 12Quyết định 4127/QĐ-UBND năm 2013 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 của tỉnh Bình Định
- 13Quyết định 774/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn 2030 trên địa bàn tỉnh Kon Tum
Quyết định 1266/QĐ-UBND năm 2013 Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược Quốc gia phòng, chống HIV/AIDS đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030 của tỉnh Sơn La
- Số hiệu: 1266/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 25/06/2013
- Nơi ban hành: Tỉnh Sơn La
- Người ký: Nguyễn Ngọc Toa
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 25/06/2013
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực