- 1Quyết định 1946/QĐ-BTC năm 2024 về Kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Công điện 102/CĐ-TTg năm 2024 đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước do Thủ tướng Chính phủ điện
- 3Công văn 5999/BXD-QLN năm 2024 nghiên cứu, thiết kế một số mẫu nhà ở điển hình để triển khai hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát do Bộ Xây dựng ban hành
BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG TRIỂN KHAI XÓA NHÀ TẠM, NHÀ DỘT NÁT TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 126/QĐ-BCĐ | Hà Nội, ngày 05 tháng 11 năm 2024 |
TRƯỞNG BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG TRIỂN KHAI XOÁ NHÀ TẠM, NHÀ DỘT NÁT TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 19 tháng 6 năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tổ chức Chính phủ và Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 22 tháng 11 năm 2019;
Căn cứ Quyết định số 23/2023/QĐ-TTg ngày 18 tháng 9 năm 2023 của Thủ tướng Chính phủ về thành lập, tổ chức và hoạt động của tổ chức phối hợp liên ngành;
Căn cứ Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội tại Tờ trình số 69/TTr-BLĐTBXH ngày 01 tháng 11 năm 2024,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực từ ngày ký.
| TRƯỞNG BAN |
TỔ CHỨC VÀ HOẠT ĐỘNG CỦA BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG TRIỂN KHAI XÓA NHÀ TẠM, NHÀ DỘT NÁT TRÊN PHẠM VI CẢ NƯỚC
(Kèm theo Quyết định số 126/QĐ-BCĐ ngày 05 tháng 11 năm 2024 của Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước)
Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Quy chế này quy định về nguyên tắc, nhiệm vụ, chế độ làm việc, trách nhiệm của các thành viên, cơ quan thường trực; chế độ thông tin, báo cáo và cơ chế phối hợp của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (sau đây gọi tắt là Ban Chỉ đạo).
2. Quy chế này áp dụng đối với các thành viên Ban Chỉ đạo, các bộ, cơ quan, địa phương và các đơn vị có liên quan trong việc triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Điều 2. Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thành viên Ban Chỉ đạo
Chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và thành viên Ban Chỉ đạo được quy định tại Quyết định số 1243/QĐ-TTg ngày 22 tháng 10 năm 2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
NGUYÊN TẮC, CHẾ ĐỘ LÀM VIỆC, THÔNG TIN, BÁO CÁO, CƠ CHẾ PHỐI HỢP
1. Ban Chỉ đạo chịu sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Thủ tướng Chính phủ, Trưởng Ban Chỉ đạo trong việc quản lý, điều hành và tổ chức thực hiện nhiệm vụ. Các thành viên Ban Chỉ đạo làm việc theo chế độ kiêm nhiệm; giải quyết công việc đúng phạm vi, nhiệm vụ, quyền hạn được giao; bảo đảm đúng thời hạn, hiệu quả và đúng trình tự, thủ tục theo quy định của pháp luật.
2. Ban Chỉ đạo làm việc theo nguyên tắc tập trung, dân chủ, thảo luận công khai, bảo đảm sự thống nhất. Trưởng Ban Chỉ đạo là người quyết định cuối cùng đối với các vấn đề của Ban Chỉ đạo; Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định một số nội dung theo phân công, ủy quyền của Trưởng Ban Chỉ đạo; các Ủy viên Ban Chỉ đạo chịu trách nhiệm triển khai công việc được phân công và chủ động chỉ đạo triển khai nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý nhà nước được giao.
3. Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì các cuộc họp định kỳ và đột xuất khi cần thiết. Trưởng Ban Chỉ đạo có thể phân công, ủy quyền cho Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì các cuộc họp để thảo luận, quyết định một số vấn đề cụ thể thuộc nhiệm vụ của Ban Chỉ đạo. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm tham dự đầy đủ các cuộc họp, trường hợp không thể tham dự họp, phải báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo và ủy quyền cho người đại diện cơ quan, đơn vị dự họp; ý kiến của người dự họp là ý kiến chính thức của thành viên Ban Chỉ đạo.
1. Ban Chỉ đạo có trách nhiệm xây dựng chương trình, kế hoạch công tác năm của Ban Chỉ đạo và phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên để tổ chức thực hiện.
2. Ban Chỉ đạo họp phiên toàn thể định kỳ 02 lần/năm (sơ kết 06 tháng và tổng kết năm) do Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì (khi được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công, ủy quyền). Trường hợp cần thiết, Trưởng Ban Chỉ đạo triệu tập họp đột xuất. Thành phần tham dự họp đột xuất do Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo (khi được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công, ủy quyền) quyết định.
3. Trưởng Ban Chỉ đạo quyết định triệu tập cuộc họp mở rộng có sự tham gia của người đứng đầu các bộ, cơ quan liên quan, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, tổ chức, doanh nghiệp, cá nhân.
4. Kết luận của Trưởng Ban Chỉ đạo hoặc Phó Trưởng Ban Chỉ đạo được thể hiện bằng bằng văn bản.
Điều 5. Chế độ thông tin, báo cáo
1. Các thành viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo tình hình triển khai các nhiệm vụ được phân công hoặc báo cáo đột xuất theo yêu cầu của Trưởng Ban Chỉ đạo, chủ động báo cáo những vấn đề phát sinh trong quá trình thực hiện nhiệm vụ. Báo cáo của các thành viên Ban Chỉ đạo gửi Trưởng Ban Chỉ đạo và Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo để theo dõi, tổng hợp chung.
2. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội - Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo có trách nhiệm chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, địa phương tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và Ban Chỉ đạo định kỳ hoặc đột xuất về tình hình, kết quả triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
3. Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo định kỳ trước 31 tháng 12 báo cáo tình hình hoạt động của Ban Chỉ đạo gửi Thủ tướng Chính phủ và Bộ Nội vụ.
1. Trưởng Ban Chỉ đạo và các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo định kỳ hoặc đột xuất làm việc với các Ủy viên Ban Chỉ đạo, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo để nghe báo cáo tình hình và chỉ đạo thực hiện các hoạt động của Ban Chỉ đạo.
2. Các Ủy viên Ban Chỉ đạo có trách nhiệm chỉ đạo các cơ quan, đơn vị thuộc lĩnh vực mình phụ trách phối hợp với Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ liên quan; báo cáo Trưởng Ban Chỉ đạo về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
3. Đối với những vấn đề cần giải quyết ngay nhưng Ban Chỉ đạo chưa tổ chức họp được thì Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo lấy ý kiến bằng văn bản của các Ủy viên Ban Chỉ đạo và báo cáo, xin ý kiến quyết định của Trưởng Ban Chỉ đạo.
TRÁCH NHIỆM CỦA THÀNH VIÊN BAN CHỈ ĐẠO
Điều 7. Trách nhiệm của Trưởng Ban Chỉ đạo
1. Chịu trách nhiệm về toàn bộ hoạt động của Ban Chỉ đạo. Lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành thống nhất, toàn diện mọi hoạt động của Ban Chỉ đạo; phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng thành viên Ban Chỉ đạo.
2. Quyết định những vấn đề thuộc phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Chỉ đạo; phân công, ủy quyền cho Phó Trưởng ban hoặc Ủy viên Ban Chỉ đạo giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền của Trưởng Ban khi cần thiết.
3. Chỉ đạo, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện chương trình, kế hoạch công tác năm của Ban Chỉ đạo, các nhiệm vụ, giải pháp xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; tháo gỡ khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.
Điều 8. Trách nhiệm của các Phó Trưởng Ban Chỉ đạo
1. Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo điều hành, đôn đốc, điều phối giải quyết một số nhiệm vụ cụ thể của Ban Chỉ đạo theo phân công, ủy quyền của Trưởng Ban Chỉ đạo.
2. Chủ trì cuộc họp Ban Chỉ đạo khi được Trưởng Ban Chỉ đạo phân công, ủy quyền. Thực hiện các nhiệm vụ khác thuộc trách nhiệm của Ban Chỉ đạo và Trưởng Ban Chỉ đạo giao.
3. Chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban Chỉ đạo về các vấn đề được phân công, ủy quyền.
Điều 9. Trách nhiệm của Phó Trưởng Ban kiêm Thường trực Ban Chỉ đạo
1. Thực hiện trách nhiệm của Phó Trưởng Ban Chỉ đạo quy định tại Điều 8 Quy chế này.
2. Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ được phân công; điều phối hoạt động và xử lý các công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo; xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của Ban Chỉ đạo và tổ chức thực hiện sau khi được phê duyệt; xây dựng Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo.
3. Giúp Trưởng Ban Chỉ đạo kiểm tra, đôn đốc, giám sát, đánh giá và tổng hợp báo cáo việc triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Điều 10. Trách nhiệm của các Ủy viên Ban Chỉ đạo
1. Căn cứ chức năng, nhiệm vụ quản lý nhà nước của bộ, ngành và nhiệm vụ được giao, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, địa phương triển khai thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát theo nhiệm vụ được phân công.
2. Chủ động đề xuất các nhiệm vụ, giải pháp liên quan đến giải quyết các vấn đề phát sinh trong triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát thuộc phạm vi bộ, ngành, lĩnh vực được giao phụ trách.
3. Tham dự đầy đủ các cuộc họp Ban Chỉ đạo; chịu trách nhiệm thực hiện kết luận của Ban Chỉ đạo liên quan đến lĩnh vực bộ, ngành và địa phương được giao phụ trách.
4. Sử dụng bộ máy, cơ sở vật chất, con dấu của cơ quan mình trong thực hiện nhiệm vụ được phân công; chỉ đạo, đôn đốc, kiểm tra việc triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tại các địa phương theo phân công; hướng dẫn, giải quyết kịp thời các vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.
5. Kiến nghị sửa đổi hoặc xây dựng cơ chế phù hợp với tình hình, yêu cầu thực tiễn nhằm thúc đẩy triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát tại các địa phương.
6. Thực hiện các nhiệm vụ khác và chịu trách nhiệm trước Trưởng Ban về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
Điều 11. Trách nhiệm của Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo
1. Giúp Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo điều phối, xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh, vướng mắc trong quá trình chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước; triển khai các công việc thường xuyên của Ban Chỉ đạo.
2. Chủ trì, phối hợp với các bộ, cơ quan liên quan, địa phương tổng hợp, đề xuất kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo, giải pháp triển khai hiệu quả công tác xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
3. Chuẩn bị các nội dung họp Ban Chỉ đạo; phối hợp với các cơ quan liên quan dự thảo kết luận cuộc họp Ban Chỉ đạo.
4. Theo dõi, đôn đốc việc thực hiện Quy chế này. Trường hợp cần bổ sung, sửa đổi Quy chế, trên cơ sở đề xuất của các thành viên Ban Chỉ đạo, báo cáo Trưởng Ban xem xét, quyết định.
5. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Ban Chỉ đạo, Trưởng Ban Chỉ đạo giao.
1. Các thành viên Ban Chỉ đạo, Cơ quan thường trực của Ban Chỉ đạo trong phạm vi trách nhiệm, quyền hạn của mình chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện đúng các quy định tại Quy chế này.
2. Trong quá trình thực hiện Quy chế này, nếu có vướng mắc phát sinh cần sửa đổi, bổ sung, các thành viên Ban Chỉ đạo báo cáo, đề xuất kịp thời với Trưởng Ban Chỉ đạo để xem xét, quyết định./.
- 1Quyết định 1946/QĐ-BTC năm 2024 về Kế hoạch triển khai phong trào thi đua “Chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước trong năm 2025” do Bộ trưởng Bộ Tài chính ban hành
- 2Công điện 102/CĐ-TTg năm 2024 đẩy mạnh triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước do Thủ tướng Chính phủ điện
- 3Công văn 5999/BXD-QLN năm 2024 nghiên cứu, thiết kế một số mẫu nhà ở điển hình để triển khai hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo xóa nhà tạm, nhà dột nát do Bộ Xây dựng ban hành
Quyết định 126/QĐ-BCĐ năm 2024 về Quy chế tổ chức và hoạt động của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
- Số hiệu: 126/QĐ-BCĐ
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/11/2024
- Nơi ban hành: Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước
- Người ký: Phạm Minh Chính
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/11/2024
- Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực