Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1257/QĐ-UBND

Bắc Giang, ngày 10 tháng 08 năm 2016

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG VÀ DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN MÔ HÌNH CHUỖI LIÊN KẾT SẢN XUẤT, TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC GIANG

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; Nghị định số 04/2008/NĐ-CP ngày 11/01/2008 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07/9/2006 của Chính phủ;

Căn cứ Quyết định số 62/2013/QĐ-TTg ngày 25/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ về chính sách khuyến khích phát triển hợp tác, liên kết sản xuất gắn với tiêu thụ nông sản, xây dựng cánh đồng lớn;

Căn cứ Thông tư số 01/2012/TT-BKHĐT ngày 09/02/2012 về việc hướng dẫn xác định mức chi phí cho lập, thẩm định và công bố quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội; quy hoạch phát triển ngành, lĩnh vực và sản phẩm chủ yếu;

Căn cứ Quyết định số 318/2013/QĐ-UBND ngày 18/7/2013 của UBND tỉnh Bắc Giang ban hành quy định về quản lý quy hoạch trên địa bàn tỉnh Bắc Giang;

Xét đề nghị của Sở Công Thương tại Tờ trình số 42/TTr-SCT ngày 05/7/2016; Báo cáo thẩm định số 421/BC-SKHĐT ngày 03/8/2016 của Sở Kế hoạch và Đầu tư,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí xây dựng Đề án mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang, với các nội dung chủ yếu sau:

1. Tên đề án: Đề án mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tình Bắc Giang.

2. Chủ đầu tư: Sở Công Thương.

3. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.

- Phạm vi: Xây dựng và triển khai trên địa bàn huyện Lục Ngạn, huyện Lạng Giang và thành phố Bắc Giang.

- Đối tượng:

+ Sản phẩm nghiên cứu: Mỳ chũ, nấm ăn, thịt lợn sạch.

+ Chủ thể tham gia: Hộ nông dân, doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh, Hội sản xuất - tiêu thụ sản phẩm.

4. Mục tiêu của Đề án

Xây dựng 3 mô hình chuỗi liên kết trong sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh thành mô hình liên kết sản xuất, hợp tác kết nối tiêu thụ đáp ứng nhu cầu tiêu dùng.

5. Nhiệm vụ của Đề án

- Điều tra, khảo sát, thu thập thông tin, số liệu nhằm phục vụ công tác phân tích, dự báo.

- Đánh giá thực trạng liên kết sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh.

- Xác định mục tiêu, lựa chọn mặt hàng, chủ thể và phương án xây dựng.

- Đề xuất các giải pháp tổ chức thực hiện và triển khai Đề án.

6. Nội dung đề cương của đề án (Kèm theo Phụ lục 1).

7. Sản phẩm của Đề án.

- Báo cáo tổng hợp.

- Báo cáo tóm tắt, đề dẫn.

- Hệ thống các bảng, biểu.

8. Dự toán và nguồn kinh phí.

- Dự toán kinh phí: 182.000.000 đồng (Một trăm tám mươi hai triệu đồng).

- Nguồn kinh phí: Ngân sách tỉnh.

(Kèm theo Phụ lục 2).

9. Thời gian thực hiện: Năm 2016 đến hết quý II/2017.

Điều 2. Sở Công Thương có trách nhiệm triển khai các công việc liên quan theo đúng quy định hiện hành của nhà nước.

Điều 3. Thủ trưởng các cơ quan: Văn phòng UBND tỉnh, Sở Tài chính, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Công Thương, Kho bạc Nhà nước tỉnh Bắc Giang và các cơ quan, đơn vị liên quan căn cứ Quyết định thi hành./.

 


Nơi nhận:
- Như điều 3;
- Lưu: VT, CN.
Bản điện tử:
- Chủ tịch, các PCT UBND tỉnh;
- LĐVP, KT, TH.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Dương Văn Thái

 

PHỤ LỤC 1:

ĐỀ CƯƠNG CỦA ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 1257/QĐ-UBND ngày 10/8/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)

PHẦN MỞ ĐẦU

I. Sự cần thiết lập đề án.

II. Căn cứ pháp lý lập đề án.

III. Phạm vi, đối tượng nghiên cứu.

Phần 1

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG LIÊN KẾT SẢN XUẤT, TIÊU THỤ MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP ĐẶC TRƯNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC GIANG

I. Thực trạng liên kết sản xuất, tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp đặc trưng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

1. Tình hình sản xuất.

1.1. Kết quả sản xuất.

1.2. Thực trạng công tác kiểm soát chất lượng.

1.3. Công tác xây dựng và bảo vệ thương hiệu.

2. Tình hình tiêu thụ.

2.1. Thị trường tiêu thụ.

2.2. Phương thức tiêu thụ.

2.3. Kết quả tiêu thụ.

3. Tình hình liên kết sản xuất, tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

3.1. Công tác xây dựng các chuỗi liên kết.

3.2. Kết quả hoạt động liên kết sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm.

II. Thực trạng cơ chế, chính sách của tỉnh tác động đến liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang.

1. Cơ chế, chính sách của tỉnh.

2. Công tác tổ chức thực hiện các chính sách về liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp.

3. Đánh giá một số đề án hiện có.

III. Đánh giá chung.

1. Kết quả đạt được.

2. Hạn chế, tồn tại và nguyên nhân hạn chế.

3. Bài học kinh nghiệm.

Phần 2

XÂY DỰNG MÔ HÌNH CHUỖI LIÊN KẾT SẢN XUẤT, TIÊU THỤ MỘT SỐ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP ĐẶC TRƯNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. Mục tiêu xây dựng mô hình.

1. Mục tiêu chung.

2. Mục tiêu cụ thể.

2.1. Về sản xuất.

2.2. Về tiêu thụ.

2.3. Về chuỗi liên kết sản xuất và tiêu thụ.

II. Lựa chọn mặt hàng, chủ thể sản xuất và tiêu thụ.

1. Lựa chọn mặt hàng,

- Mỳ chũ;

- Nấm ăn;

- Thịt lợn sạch.

2. Lựa chọn chủ thể.

- Hộ nông dân (hoặc hộ sản xuất, chế biến).

- Doanh nghiệp/Hợp tác xã/Hộ kinh doanh.

- Hội Sản xuất - Tiêu thụ sản phẩm.

III. Phương án xây dựng mô hình.

1. Cải thiện khu vực sản xuất.

- Mỳ chũ.

- Nấm ăn.

- Thịt lợn sạch.

2. Cải thiện khu vực tiêu thụ.

- Mỳ chũ.

- Nấm ăn.

- Thịt lợn sạch.

3. Xây dựng mô hình liên kết giữa sản xuất và tiêu thụ.

- Mỳ chũ.

- Nấm ăn.

- Thịt lợn sạch.

Phần 3

MỘT SỐ SẢN PHẨM GIẢI PHÁP NHẰM THÚC ĐẨY PHÁT TRIỂN LIÊN KẾT SẢN XUẤT, TIÊU THỤ SẢN PHẨM NÔNG NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH

I. Nhóm giải pháp về phát triển sản xuất.

1. Công tác định hướng sản xuất

2. Công tác đào tạo, tập huấn.

II. Nhóm giải pháp về phát triển tiêu thụ.

1. Công tác thông tin, dự báo thị trường.

2. Công tác quảng bá, giới thiệu sản phẩm.

3. Công tác kết nối, tạo lập thị trường.

III. Nhóm giải pháp về liên kết sản xuất và tiêu thụ.

1. Giải pháp giữa nông dân liên kết với nông dân.

2. Giải pháp giữa nông dân liên kết với doanh nghiệp.

3. Giải pháp giữa doanh nghiệp liên kết với doanh nghiệp.

IV. Nhóm giải pháp trong tổ chức quản lý.

1. Công tác quản lý đề án.

2. Công tác kiểm soát chất lượng, bảo vệ thương hiệu.

3. Công tác xây dựng và phát triển các HTX.

4. Công tác kiểm tra, kiểm soát.

5. Tổng kinh phí triển khai thực hiện đề án.

V. Đánh giá hiệu quả của Đề án.

1. Về kinh tế.

2. Về xã hội.

3. Về môi trường.

Phần 4

TỔ CHỨC THỰC HIỆN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Trách nhiệm của các sở, ban ngành tỉnh.

1.1. Sở Công Thương.

1.2. Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn.

1.3. Sở Khoa học và Công nghệ.

1.4. Sở Kế hoạch và đầu tư.

1.5. Sở Tài chính.

1.6. Các sở, ban, ngành liên quan.

2. Trách nhiệm của UBND các huyện, thành phố.

3. Trách nhiệm của các chủ thể tham gia mô hình.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

 

PHỤ LỤC 2:

DỰ TOÁN KINH PHÍ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN
(Kèm theo Quyết định số 1257/QĐ-UBND ngày 10/8/2016 của Chủ tịch UBND tỉnh)

TT

Khoản mục chi phí

Kinh phí (đồng)

 

TỔNG SỐ

182.000.000

I

Chi phí xây dựng đề cương và dự toán

4.550.000

1

Chi phí xây dựng đề cương, nhiệm vụ

2.730.000

2

Chi phí xây dựng đề án

1.820.000

II

Chi phí xây dựng đề án

152.880.000

1

Chi phí thu thập, xử lý số liệu, dữ liệu ban đầu

12.740.000

2

Chi phí thu thập bổ sung về số liệu, tư liệu theo yêu cầu đề án

7.280.000

3

Chi phí khảo sát thực tế

36.400.000

4

Chi phí xây dựng đề án

96.460.000

4.1

Phân tích, đánh giá sự cần thiết, căn cứ pháp lý, đối tượng, phạm vi nghiên cứu, mục đích và yêu cầu của đề án

4.380.000

4.2

Phân tích chủ trương, cơ chế, chính sách của tỉnh tác động đến liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

8.460.000

4.3

Phân tích, đánh giá thực tế liên kết sản xuất và tiêu thụ một số sản phẩm nông nghiệp đặc trưng trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

10.280.000

4.4

Nghiên cứu mục tiêu, phương án, lựa chọn mặt hàng, chủ thể sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp đặc trưng trên địa bàn tỉnh

8.460.000

4.5

Nghiên cứu, đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy phát triển liên kết sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh

13.920.000

4.6

Nghiên cứu các giải pháp tổ chức thực hiện Đề án

36.400.000

4.7

Xây dựng báo cáo tổng hợp và các báo cáo liên quan

14.560.000

III

Chi phí khác

24.570.000

1

Chi phí quản lý đề án

7.280.000

2

Chi phí thẩm định đề cương, nhiệm vụ và dự toán

2.730.000

3

Chi phí thẩm định đề án

8.190.000

4

Chi phí công bố đề án

6.370.000

Số tiền bằng chữ: Một trăm tám mươi hai triệu đồng chẵn./.

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1257/QĐ-UBND năm 2016 phê duyệt đề cương và dự toán kinh phí xây dựng Đề án mô hình chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp trên địa bàn tỉnh Bắc Giang

  • Số hiệu: 1257/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 10/08/2016
  • Nơi ban hành: Tỉnh Bắc Giang
  • Người ký: Dương Văn Thái
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 10/08/2016
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản