Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1248/QĐ-UBND

Quảng Ninh, ngày 11 tháng 5 năm 2022

 

QUYẾT ĐỊNH

BAN HÀNH PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH

ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NINH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật tổ chức Chính phủ và Luật tổ chức chính quyền địa phương năm 2019;

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai ngày 19/6/2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều ngày 17/6/2020;

Căn cứ Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

Căn cứ Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 02/QĐ-TWPCTT ngày 18/02/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT về việc ban hành Sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với cấp độ rủi ro thiên tai;

Theo đề nghị của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tại Tờ trình số 1664/TTr-SNNPTNT ngày 21/4/2022.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

Điều 2. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (cơ quan thường trực Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn tỉnh) hướng dẫn, đôn đốc, tổng hợp kết quả thực hiện của các Sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị có liên quan theo quy định.

Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký ban hành.

Điều 3. Các Ông (bà) Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Thủ trưởng các sở, ban, ngành thuộc tỉnh, các thành viên Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai - Tìm kiếm cứu nạn và Phòng thủ dân sự tỉnh; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Bộ Nông nghiệp và PTNT (b/c);
- BCĐ QG về PCTT (b/c);
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh (b/c);
- Các Sở, ban, ngành, đoàn thể tỉnh;
- UBND các huyện, tx, tp;
- V0, V1, V2, NLN1, 3, TM3;
- Lưu VT, NLN3 (03b, QĐ 97).

TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Văn Thành

 

PHƯƠNG ÁN

ỨNG PHÓ THIÊN TAI THEO CẤP ĐỘ RỦI RO THIÊN TAI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1248/QĐ-UBND ngày 11/5/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh)

I. GIỚI THIỆU CHUNG

1. Điều kiện tự nhiên

Quảng Ninh có diện tích trên 610.000 ha nằm ở vùng Đông Bắc của Tổ quốc, phía Tây giáp tỉnh Bắc Giang, Hải Dương, phía Nam giáp thành phố Hải Phòng; phía Đông Nam giáp biển Đông; phía Bắc giáp tỉnh Lạng Sơn và có đường biên giới quốc gia giáp với nước Cộng hoà nhân dân Trung Hoa. Quảng Ninh là tỉnh miền núi duyên hải với 250 km bờ biển, trong đó 3/4 diện tích là đồi núi; có 30 con sông lớn nhỏ, trong đó đáng kể nhất có sông Ba Chẽ dài 80 km với diện tích lưu vực xấp xỉ 1.000 km2, sông Tiên Yên bắt nguồn từ Trung Quốc dài 82 km với diện tích lưu vực 1.070 km2, sông biên giới Ka Long có đoạn chính 65 km dọc biên giới Việt - Trung, diện tích lưu vực tính đến cửa sông là 772 km2, trong đó về phía Việt Nam có 99 km2... Bờ biển dài 250 km, có hơn 2.000 hòn đảo nổi trên mặt biển, với tổng diện tích là 620 km2/6.000 km2 mặt nước. Với các đặc điểm tự nhiên, vị trí địa lý như vậy có nhiều yếu tố thuận lợi cho xây dựng và phát triển kinh tế, nhưng cũng gây không ít khó khăn cho công tác phòng chống thiên tai đặc biệt là với loại hình bão, ATNĐ và mưa lớn.

2. Khí hậu

Quảng Ninh nằm vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh đặc trưng cho các tỉnh miền Bắc nước ta lại có nét riêng của một tỉnh vùng núi ven biển có một mùa hạ nóng ẩm mưa nhiều, một mùa đông lạnh khô và ít mưa. Các quần đảo ở Cô Tô, Vân Đồn... có đặc trưng của khí hậu đại dương. Do ảnh hưởng bởi hoàn lưu gió mùa Đông Nam Á nên khí hậu bị phân hoá thành hai mùa gồm: mùa hạ nóng ẩm gần như trùng với mùa mưa, mùa đông lạnh gần trùng với mùa khô. Nhiệt độ trung bình năm ở Quảng Ninh dao động từ 23 - 24°C. Lượng mưa trung bình năm dao động trong khoảng 1.700 - 2.800 mm. Mùa lạnh thường bắt đầu từ hạ tuần tháng 11 và kết thúc vào cuối tháng 3 năm sau, trong khi đó mùa nóng bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10. Mùa ít mưa bắt đầu từ tháng 11 cho đến tháng 4 năm sau, mùa mưa nhiều bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào đầu tháng 10.

3. Thủy văn

Tỉnh Quảng Ninh có mạng sông suối khá dày đặc với mật độ trung bình 1,0 -1,9 km/km2, có nơi đến 2,4km/km2. Hầu hết các sông suối ở đây thường ngắn và dốc, tốc độ dòng chảy lớn, khả năng bào mòn và xâm thực mạnh. Nhìn chung các sông trong địa bàn tỉnh Quảng Ninh đều bắt nguồn từ vùng núi cao, hướng chủ đạo là Đông Bắc - Tây Nam và Bắc - Nam. Lưu lượng các sông thay đổi lớn theo mùa, phần hạ lưu bị ảnh hưởng mạnh mẽ bởi thủy triều và nhiễm mặn. Theo thống kê toàn tỉnh có đến 30 sông, suối có chiều dài trên 10 km, diện tích lưu vực thông thường không quá 300 km2. Trên địa bàn tỉnh có 4 con sông lớn là sông Đá Bạc (đoạn hạ lưu của hệ thống sông Thái Bình); sông Ka Long; sông Tiên Yên và sông Ba Chẽ. Mỗi sông hoặc đoạn sông thường có nhiều nhánh, các nhánh phần nhiều vuông góc với sông chính. Ngoài ra Quảng Ninh có rất nhiều sông nhỏ với chiều dài các sông từ 13 -15 km, diện tích lưu vực thường nhỏ hơn 300 km2, phân bố theo dọc bờ biển theo thứ tự từ Bắc xuống Nam.

4. Đặc điểm dân sinh, kinh tế - xã hội

Quảng Ninh hiện bao gồm 4 thành phố, 2 thị xã và 7 huyện (trong đó có 01 huyện đảo) với tổng số 177 đơn vị hành chính cấp xã, bao gồm 72 phường, 7 thị trấn và 98 xã. Theo số liệu thống kê dân số Quảng Ninh năm 2019 là 1.324.597 người (số liệu điều tra năm 2019), vào loại tỉnh trung bình trong cả nước. Dân số Quảng Ninh có mật độ bình quân 216 người/km2 nhưng phân bổ không đều. Kinh tế du lịch và dịch vụ thương mại hàng năm có tăng trưởng cao, sản xuất công nghiệp chế biến, chế tạo là 1 động lực tăng trưởng quan trọng. Công nghiệp khai khoáng, công nghiệp chế biến chế tạo đều tăng trưởng, đặc biệt, khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng trưởng mạnh thể hiện sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng giảm công nghiệp khai khoáng, phát triển công nghiệp sạch, công nghiệp chế biến. Sản lượng khai thác, đánh bắt và nuôi trồng thủy sản có mức tăng trưởng khá.

TT

Huyện, tỉnh, thị xã

Dân số (1.000 người)

Diện tích (1.000 ha)

1

Thành phố Hạ Long

322,710

111,913

2

Thành phố Móng Cái

108,553

51,959

3

Thành phố Cẩm Phả

190,232

38,652

4

Thành phố Uông Bí

120,982

25,546

5

Thị xã Đông Triều

171,673

39,658

6

Thị xã Quảng Yên

145,920

30,185

7

Huyện Vân Đồn

46,616

58,183

8

Huyện Tiên Yên

50,830

65,208

9

Huyện Bình Liêu

31,637

47,013

10

Huyện Ba Chẽ

22,103

60,652

11

Huyện Đầm Hà

41,217

32,691

12

Huyện Hải Hà

61,566

51,156

13

Huyện Cô Tô

6,285

5,005

(Điều tra dân số và nhà ở năm 2019 của BCĐ Tổng điều tra dân số và nhà ở TW)

II. TÌNH HÌNH THIÊN TAI

1. Các loại thiên tai và cấp độ rủi ro ảnh hưởng tới tỉnh

1. Bão (Cấp độ rủi ro có ba cấp từ cấp 3 đến cấp 5), Áp thấp nhiệt đới (Cấp độ rủi ro cấp 3):

Hằng năm Tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp khoảng 2-3 cơn bão, ATNĐ. Năm 2013, siêu bão Haiyan đổ bộ Hạ Long - Cẩm Phả với sức gió mạnh nhất cấp 10-11, giật 12-13.

- Cấp độ rủi ro thiên tai ghi nhận được do Bão: cấp 4.

2. Mưa lớn (Cấp độ rủi ro có bốn cấp từ cấp 1 đến cấp 4):

Các đợt mưa lớn năm 2008 và trận mưa lịch sử cuối tháng 7 đầu tháng 8 năm 2015 (tại Trạm Cửa Ông lượng mưa ngày 26/7 là 436,8mm và lượng mưa từ ngày 25/8 đến 5/9 là 1.602 mm).

- Cấp độ rủi ro thiên tai ghi nhận được do mưa lớn: cấp 3.

3. Lũ, ngập lụt (Cấp độ rủi ro có năm cấp từ cấp 1 đến cấp 5):

Do mưa lớn đã gây lũ, lũ quét và ngập lụt và sạt lở đất tại các địa phương Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Tiên Yên , Ba Chẽ...

- Cấp độ rủi ro thiên tai ghi nhận được do lũ, ngập lụt: cấp 3.

4. Lũ quét, sạt lở đất, sụt lún do mưa lũ hoặc dòng chảy (Cấp độ rủi ro có ba cấp từ cấp 1 đến cấp 3):

- Cấp độ rủi ro thiên tai ghi nhận được do lũ quét, sạt lở đất: cấp 3.

5. Rét hại, sương muối (Cấp độ rủi ro có ba cấp từ cấp 1 đến cấp 3):

Do ảnh hưởng của các đợt không khí lạnh tăng cường, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện đợt rét đậm, rét hại đặc biệt nghiêm trọng như đợt rét đậm rét hại kéo dài 30 ngày (từ 22/01 đến 20/02/2008) trên toàn tỉnh, kéo nền nhiệt độ thấp hơn giá trị trung bình nhiều năm khoảng 3-4°C. Đây là đợt rét đậm rét hại lịch sử, lần đầu tiên xuất hiện sau 40 năm kể từ năm 1968.

- Cấp độ rủi ro thiên tai ghi nhận được do rét hại, sương muối: cấp 3.

6. Lốc, sét và mưa đá (Cấp độ rủi ro có hai cấp từ cấp 1 đến cấp 2):

- Lốc, sét, mưa đá thường xuyên xảy ra trên địa bàn tỉnh. Điển hình trận mưa đá, lốc xoáy tháng 11/2008 tại thành phố Hạ Long và trận lốc xoáy tháng 11/2006 tại Hạ Long, Quảng Yên và Hoành Bồ cũ.

- Cấp độ rủi ro thiên tai ghi nhận được do lốc, sét và mưa đá: cấp 1.

7. Nắng nóng (Cấp độ rủi ro từ cấp 1 đến cấp 4):

- Nắng nóng trên địa bàn tỉnh thường xuyên xảy ra trong khoảng từ tháng 5 đến tháng 9 hằng năm với nền nhiệt độ trong ngày từ 35°C ÷ 37°C. Gần đây số ngày có nhiệt độ trên 30°C xuất hiện nhiều hơn, nắng nóng có xu thế xuất hiện sớm và kết thúc muộn, số đợt nắng nóng nhiều hơn, xảy ra cục bộ và diễn biến phức tạp. Năm 2020, mùa mưa đến muộn hơn trung bình nhiều năm và có 3 đợt nắng nóng trên địa bàn tỉnh với nhiệt độ cao nhất đo được là: 36,8°C;

- Cấp độ rủi ro thiên tai ghi nhận được do nắng nóng: Cấp 2.

8. Gió mạnh trên biển (Cấp độ rủi ro từ cấp 2 đến cấp 3):

- Cấp độ rủi ro thiên tai ghi nhận được do Gió mạnh trên biển: Cấp 3.

9. Động đất (Cấp độ rủi ro từ cấp 1 đến cấp 5):

Năm 2019, trên địa bàn tỉnh đã xuất hiện 01 trận động đất; năm 2020, đã xuất hiện 03 trận. Tuy nhiên các trận động đất này đều là Động đất yếu (từ 1-3 độ richter), ít người nhận biết được.

(Cấp độ rủi ro thiên tai được quy định tại Quyết định số 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ)

2. Các đối tượng dễ bị tổn thương

a) Con người

- Trẻ em, người tàn tật, người già, phụ nữ, người nghèo;

- Người lao động hoạt động đánh bắt nuôi trồng thủy sản ven sông biển và trên biển;

- Cư dân, hộ gia đình sống tại các khu nhà cũ yếu, khu vực trũng thấp ven sông, ven biển, ven chân đồi núi, cạnh bãi thải, khai trường và các điểm có nguy cơ sạt lở, sụt lún.

b) Cơ sở hạ tầng

- Công trình đê điều, thủy lợi, công trình giao thông, công trình hầm mỏ, hệ thống điện, nước viễn thông.

- Công trình chung cư cũ, nhà ở cũ, nhà tạm, nhà ven sông, ven biển, nhà ở khu vực trũng thấp, khu vực đồi núi, chân bãi thải có nguy cơ sạt lở...

c) Vùng có khả năng bị ngập lụt cục bộ

- Một số tuyến phố tại các địa phương: Hạ Long, Cẩm Phả, Móng Cái, Tiên Yên, Ba Chẽ, Hải Hà.

3. Phân công chỉ đạo, điều hành ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai

Rủi ro thiên tai được phân thành 05 cấp tăng dần về mức độ rủi ro, bao gồm: Cấp độ 1, cấp độ 2, cấp độ 3, cấp độ 4 và cấp độ 5 (tình trạng khẩn cấp về thiên tai).

3.1. Rủi ro thiên tai cấp độ 1 - Thực hiện theo quy định tại Điều 7 Nghị định số 66/2021/NĐ-CP như sau:

3.1.1. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy, huy động nguồn lực tại chỗ để ứng phó kịp thời ngay khi thiên tai xảy ra; hỗ trợ công tác ứng phó khi có đề nghị của các địa phương lân cận; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo, chỉ huy của các cơ quan phòng chống thiên tai cấp trên; đồng thời được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai:

Lực lượng xung kích phòng chống thiên tai cấp xã, dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện;

Vật tư dự trữ do nhân dân chuẩn bị, vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp xã và tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn.

- Các lực lượng tham gia ứng phó thiên tai trên địa bàn có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ theo sự chỉ huy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người được ủy quyền. Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp xã, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã đề nghị Ủy ban nhân dân cấp huyện hỗ trợ.

3.1.2. Trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm trực tiếp chỉ huy và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó thiên tai trong trường hợp thiên tai cấp độ 1 xảy ra trong phạm vi từ hai xã trở lên hoặc khi nhận được yêu cầu trợ giúp của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã; chịu trách nhiệm thực hiện chỉ huy, chỉ đạo của các cơ quan chỉ đạo phòng chống thiên tai cấp trên.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai:

Lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân trên địa bàn và các tổ chức, cá nhân tình nguyện theo quy định của pháp luật;

Vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp huyện và các tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn.

- Các lực lượng tham gia ứng phó thiên tai trên địa bàn huyện có trách nhiệm phối hợp chặt chẽ theo sự chỉ huy của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện hoặc người được ủy quyền.

3.1.3. Cơ quan, đơn vị phối hợp

Văn phòng BCH PCTT-TKCN và PTDS tỉnh, các thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh; Các cơ quan, đơn vị của Tỉnh và các Bộ, ngành trung ương đứng chân trên địa bàn.

3.2. Rủi ro thiên tai cấp độ 2 - Thực hiện theo quy định tại Điều 8 Nghị định 66/2021/NĐ-CP như sau:

3.2.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chỉ huy các địa phương, cơ quan, đơn vị trên địa bàn triển khai ứng phó thiên tai; huy động nguồn lực theo thẩm quyền để ứng phó kịp thời, phù hợp với diễn biến thiên tai tại địa phương; báo cáo và chịu trách nhiệm thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh được quyền huy động các nguồn lực sau để ứng phó thiên tai:

Lực lượng quân đội, công an, dân quân tự vệ, thanh niên, các tổ chức, cá nhân, lực lượng tìm kiếm cứu nạn, lực lượng kiểm ngư và các tổ chức, cá nhân tình nguyện.

Vật tư, trang thiết bị, phương tiện của cấp tỉnh, vật tư dự trữ phòng, chống thiên tai của tổ chức, cá nhân hoạt động trên địa bàn.

- Trong trường hợp vượt quá khả năng ứng phó của cấp tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh báo cáo, đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ.

3.2.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã tổ chức thực hiện nhiệm vụ quy định tại Điều 7 Nghị định 66/2021/NĐ-CP; tuân thủ sự chỉ huy của cơ quan cấp trên; hướng dẫn và tổ chức sơ tán người đến nơi an toàn; Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện quyết định tổ chức cưỡng chế sơ tán trường hợp tổ chức, cá nhân không tự giác chấp hành chỉ đạo, chỉ huy, hướng dẫn sơ tán phòng, tránh thiên tai vì mục đích an toàn cho người.

3.2.3. Cơ quan, đơn vị phối hợp

Các cơ quan, đơn vị của các Bộ, ngành trung ương đứng chân trên địa bàn.

3.3. Rủi ro thiên tai cấp độ 3 - Thực hiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 66/2021/NĐ-CP như sau:

3.3.1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh chịu trách nhiệm huy động nguồn lực theo thẩm quyền, chỉ huy triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trên địa bàn.

3.3.2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định số 66/2021/NĐ-CP phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.

3.3.3. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chỉ đạo các địa phương, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai; quyết định các biện pháp cấp bách và huy động nguồn lực theo thẩm quyền để hỗ trợ các địa phương ứng phó khi có yêu cầu.

3.3.4. Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn căn cứ tình huống cụ thể chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, bố trí sẵn sàng lực lượng, phương tiện triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn và tham gia điều phối các hoạt động ứng phó thiên tai.

3.3.5. Ban chỉ huy phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trong phạm vi quản lý, đồng thời tham gia ứng phó thiên tai theo sự chỉ đạo và huy động của Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

3.3.6. Trường hợp rủi ro thiên tai trên cấp độ 3 hoặc thiên tai có diễn biến phức tạp nguy cơ cao gây hậu quả nghiêm trọng, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai báo cáo Thủ tướng Chính phủ trực tiếp chỉ đạo.

3.3.7. Cơ quan, đơn vị phối hợp

Các cơ quan, đơn vị của các Bộ, ngành trung ương đứng chân trên địa bàn.

3.4. Rủi ro thiên tai cấp độ 4 - Thực hiện theo quy định tại Điều 10 Nghị định 66/2021/NĐ-CP như sau:

3.4.1. Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các địa phương liên quan triển khai các biện pháp ứng phó.

3.4.2. Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai chịu trách nhiệm tham mưu cho Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ các biện pháp ứng phó; tham mưu thành lập Ban chỉ đạo tiền phương để xử lý tình huống đặc biệt, trực tiếp chỉ đạo điều hành tại hiện trường.

3.4.3. Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn chủ trì, phối hợp với các bộ, ngành, địa phương chỉ đạo, bố trí, sẵn sàng lực lượng, phương tiện triển khai công tác tìm kiếm cứu nạn và tham gia điều phối các hoạt động ứng phó thiên tai.

3.4.4. Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ chịu trách nhiệm triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trong phạm vi quản lý, đồng thời tham gia ứng phó thiên tai theo sự chỉ đạo và huy động của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

3.4.5. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có trách nhiệm chỉ huy, huy động nguồn lực theo thẩm quyền triển khai các biện pháp ứng phó thiên tai trên địa bàn, tuân thủ sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng, chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn.

3.4.6. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và cấp xã thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại khoản 3 Điều 8 Nghị định 66/2021/NĐ-CP phù hợp với tình huống cụ thể tại địa phương; tuân thủ sự chỉ đạo, chỉ huy của cơ quan cấp trên.

4.5. Rủi ro thiên tai vượt cấp độ 4 - Thực hiện theo quy định tại Điều 11 Nghị định 66/2021/NĐ-CP như sau:

4.5.1. Trường hợp thiên tai vượt cấp độ 4, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai báo cáo Thủ tướng Chính phủ đề nghị Chủ tịch nước ban bố tình trạng khẩn cấp về thiên tai.

4.5.2. Việc phân công, phân cấp trách nhiệm và phối hợp trong ứng phó tình trạng khẩn cấp về thiên tai thực hiện theo quy định của pháp luật về tình trạng khẩn cấp.

5. Đánh giá năng lực ứng phó thiên tai theo phương châm “bốn tại chỗ”

5.1. Chỉ huy tại chỗ: Các cấp, ngành tổ chức rà soát, kiện toàn Ban chỉ huy PCTT và TKCN của đơn vị theo quy định. Nâng cao trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, đơn vị và phân công nhiệm vụ, địa bàn cụ thể đến từng thành viên Ban chỉ huy đảm bảo linh hoạt và hiệu quả, hợp lý trong điều hành ứng phó, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai.

5.2. Lực lượng tại chỗ: Việc phối hợp, hiệp đồng chặt chẽ giữa các lực lượng: Quân đội, Công an, Xung kích phòng chống thiên tai, Thanh niên, Chữ thập đỏ... và các đơn vị thuộc ngành Than, Quân khu III, Bộ Quốc phòng... đảm bảo việc huy động lực lượng tại chỗ đồng bộ kịp thời, hiệu quả.

5.3. Vật tư, phương tiện tại chỗ: Các phương tiện, trang thiết bị phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn, đặc biệt là các phương tiện, trang thiết bị chuyên dùng còn thiếu nhưng với việc tổ chức hiệp đồng chặt chẽ giữa các địa phương, đơn vị và lực lượng quân đội trên địa bàn; sự linh động, đồng bộ kịp thời trong việc huy động, sử dụng trang thiết bị, vật tư đã góp phần khắc phục các vướng mắc, làm tốt công tác ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai.

5.4. Hậu cần tại chỗ: Các địa phương, đơn vị đã chủ động rà soát, bổ sung và dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm trước mùa mưa bão để cung cấp, đảm bảo bình ổn giá khi thiên tai xảy ra. Các hộ dân tại các khu vực thường xuyên chịu ảnh hưởng của thiên tai cũng được khuyến cáo chủ động dự trữ lương thực, nước uống, một số loại thuốc men thông thường để sử dụng khi bị cô lập từ 3 - 5 ngày.

III. CĂN CỨ PHÁP LÝ XÂY DỰNG PHƯƠNG ÁN

Căn cứ Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013; Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều năm 2020;

Căn cứ Nghị định số 30/2017/NĐ-CP ngày 21/3/2017 của Chính phủ Quy định tổ chức, hoạt động ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Nghị định số 66/2021/NĐ-CP ngày 06/7/2021 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều Luật Phòng, chống thiên tai và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật phòng, chống thiên tai và Luật Đê điều;

Căn cứ Quyết định 18/2021/QĐ-TTg ngày 22/4/2021 của Thủ tướng Chính phủ Quy định về dự báo, cảnh báo, truyền tin thiên tai và cấp độ rủi ro thiên tai;

Căn cứ Quyết định số 02/QĐ-TWPCTT ngày 18/02/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT (nay là Ban chỉ đạo Quốc gia về phòng, chống thiên tai) về việc ban hành sổ tay hướng dẫn xây dựng phương án ứng phó tương ứng với cấp độ rủi ro thiên tai;

Căn cứ Văn bản số 23/TWPCTT ngày 10/3/2020 của Ban Chỉ đạo Trung ương về PCTT về rà soát, xây dựng phương án phòng chống thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai;

Căn cứ Chương trình số 39-CTr/TU ngày 04/6/2020 của Tỉnh ủy về Thực hiện Chỉ thị số 42-CT/TW ngày 24/3/2020 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; Chỉ thị số 14-CT/TU ngày 11/8/2021 của Tỉnh ủy về tăng cường, chủ động các biện pháp phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh; Nghị quyết số 08-NQ/TU ngày 25/11/2021 của Ban chấp hành Đảng bộ tỉnh về phương hướng, nhiệm vụ năm 2022. Kế hoạch số 116/KH-UBND ngày 14/8/2018 của UBND tỉnh về Triển khai thực hiện Nghị quyết số 76/NQ-CP ngày 18/6/2018 của Chính phủ về công tác phòng chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

IV. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

Thực hiện mục tiêu “Phòng là chính”, để hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai gây ra, đặc biệt là người, tài sản và các công trình trọng yếu. Kịp thời di dời, sơ tán dân ở khu vực xung yếu, có nguy cơ cao đến nơi tạm cư kiên cố, chắc chắn, nhất là đối với người già, người khuyết tật, trẻ em và phụ nữ mang thai.

2. Yêu cầu

1. Tất cả các ngành, các cấp quán triệt và thực hiện nghiêm túc phương châm “bốn tại chỗ” (Chỉ huy tại chỗ; lực lượng tại chỗ; phương tiện, vật tư tại chỗ; hậu cần tại chỗ) và nguyên tắc "ba sẵn sàng” (Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, Khắc phục khẩn trương và hiệu quả).

2. Ứng phó với thiên tai là trách nhiệm của người đứng đầu các cơ quan, ban, ngành, cấp ủy, chính quyền địa phương các cấp và Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, của toàn dân, toàn xã hội; là quyền lợi và nghĩa vụ của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc phương châm "bốn tại chỗ" với nguyên tắc ứng phó kịp thời và hiệu quả.

3. Chỉ đạo, chỉ huy ứng phó với thiên tai phải bảo đảm phù hợp với nội dung dự báo, cảnh báo và thực tế diễn biến thiên tai. Chủ động, linh hoạt, sáng tạo, ứng phó kịp thời, nhất là thiên tai có cấp độ mạnh, siêu mạnh, bất thường, cực đoan.

4. Người dân theo dõi chặt chẽ diễn biến của thiên tai, nghiêm chỉnh chấp hành các mệnh lệnh, hướng dẫn ứng phó thiên tai và cảnh báo của chính quyền, cơ quan chức năng; đồng thời chủ động, nâng cao ý thức tự giác tham gia cùng chính quyền, đoàn thể ở địa phương trong công tác phòng chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai.

V. PHƯƠNG ÁN ỨNG PHÓ THIÊN TAI

1. Bão và Áp thấp nhiệt đới

1.1. Chỉ đạo, điều hành

a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh.

b) Cơ quan chỉ huy

- Tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải và các Sở, ngành liên quan.

- Huyện, thị xã, thành phố: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Phường, xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

c) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị của Bộ, ngành Trung ương đứng chân trên địa bàn.

1.2. Bão, Áp thấp nhiệt đới (ATNĐ) với tình huống rủi ro thiên tai chưa đến cấp độ 3.

- Trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của bão, ATNĐ và các thông tin dự báo, cảnh báo.

- Thông tin tuyên truyền đến người dân và tàu thuyền trên biển các thông tin, diễn biến của bão, ATNĐ. Nắm lại số tàu, thuyền và người lao động của địa phương đang hoạt động trên biển và trong vùng có nguy cơ bị ảnh hưởng. Bổ sung, dự trữ vật tư, thiết bị để xử lý khẩn cấp tại các sự cố về đê điều, hồ đập và các sự cố khác.

- Các cơ quan, đơn vị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để hỗ trợ nhân dân và cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

1.3. Bão, áp thấp nhiệt đới rủi ro cấp độ 3:

- Trực ban, theo dõi diễn biến, dự báo của bão, ATNĐ. Thông tin đến người dân, phương tiện trên biển về tình hình, diễn biến của bão, ATNĐ để chủ động các biện pháp phòng, tránh.

- Triển khai thực hiện các biện pháp ứng phó với bão, ATNĐ theo chỉ đạo của trung ương và của tỉnh.

Kêu gọi tàu thuyền, người lao động trên biển về nơi tránh trú, tiến hành cấm biển. Sẵn sàng lực lượng, phương tiện hỗ trợ di dời, sơ tán người, tài sản và cứu hộ, cứu nạn khi có yêu cầu.

Triển khai các phương án: Di dân lồng bè nuôi trồng thủy sản trên biển và dân cư tại các vị trí xung yếu, nguy cơ cao xảy ra ngập lụt, chân các bãi thải mỏ; phương án đảm bảo an toàn công trình, an toàn giao thông, an ninh trật tự, thông tin khi có thiên tai; phương án dự trữ lương thực, nhu yếu phẩm tại nơi sơ tán... đảm bảo phù hợp theo phương châm “bốn tại chỗ”.

Kiểm tra, chỉ đạo công tác triển khai ứng phó tại các địa bàn dự kiến bão, ATNĐ đổ bộ. Thực hiện các-biện pháp cưỡng chế khi không thực hiện lệnh.

- Đảm bảo công tác chỉ huy ứng phó kịp thời thực hiện khắc phục hậu quả nhanh để ổn định đời sống, sản xuất cho nhân dân.

1.4. Bão cấp độ rủi ro cấp độ 4

Triển khai thực hiện như phương án ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 3, đồng thời Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh báo cáo và đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia về PCTT chỉ đạo, điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ.

1.5. Bão cấp độ rủi ro cấp độ 5

Đối với bão cấp độ 5, thực hiện theo Phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão trên địa bàn tỉnh, Ban hành kèm theo Quyết định số 1750/QĐ-UBND ngày 22/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh. Đồng thời, báo cáo và đề nghị Thủ tướng Chính phủ, Ban chỉ đạo quốc gia về phòng chống thiên tai và Ủy ban Quốc gia ứng phó Sự cố, thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn hỗ trợ khi vượt quá khả năng ứng phó của tỉnh.

2. Mưa lớn

2.1. Đối với mưa lớn cấp độ rủi ro cấp độ 1:

2.1.1. Cơ quan chỉ huy

- Huyện, thị xã, thành phố: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Phường, xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh, các cơ quan, đơn vị của tỉnh và của Bộ, ngành Trung ương trên địa bàn.

2.1.2. Phương án ứng phó

- Chỉ đạo, thực hiện công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lũ và thông tin, chỉ đạo từ cấp trên.

- Thông tin tới người dân về mưa lớn và các biện pháp ứng phó với mưa lớn.

- Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để hỗ trợ nhân dân, cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

2.2. Đối với mưa lớn cấp độ rủi ro cấp độ 2:

2.2.1. Chỉ đạo, chỉ huy

a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh.

b) Cơ quan chỉ huy

- Tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải và các Sở, ngành liên quan.

- Huyện, thị xã, thành phố: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Phường, xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

c) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị của Bộ, ngành Trung ương đứng chân trên địa bàn.

2.2.2. Phương án ứng phó

- Cấp tỉnh: Theo dõi chặt chẽ diễn biến của mưa lớn, tổ chức triển khai các chỉ đạo của Trung ương và các biện pháp ứng phó của tỉnh.

Chỉ đạo các sở, ban ngành theo chức năng, nhiệm vụ quản lý để triển khai các phương án, biện pháp ứng phó, đảm bảo an toàn công trình xây dựng, giao thông, thủy lợi, đê điều... Tổ chức kiểm tra, chỉ đạo công tác triển khai ứng phó tại các địa phương, đơn vị.

Chỉ đạo công tác đảm bảo tiêu thoát lũ, ngập úng tại các vùng trũng thấp; phương án phòng chống lũ đảm bảo an toàn cho hạ du hồ chứa, đặc biệt là hệ thống đê điều, các khu vực ven bãi thải mỏ, dân cư ở bãi sông, khu vực thấp trũng, vùng có nguy cơ cao xảy ra sạt lở đất, lũ quét để sẵn sàng triển khai ứng phó.

- Cấp huyện, xã:

Tăng cường thông tin truyền thông, cảnh báo, hướng dẫn người dân chủ động ứng phó; cử người canh gác, hướng dẫn giao thông tại các khu vực có nguy cơ bị sạt lở, ngập sâu. Thực hiện di dời dân cư tại các khu vực có nguy cơ lũ, lụt, lũ quét và kiểm soát các hoạt động sản xuất của người dân.

Tổ chức kiểm tra, rà soát các khu vực trọng yếu, khu vực có nguy cơ sạt lở, lũ quét và các công trình xung yếu, công trình thủy lợi... để chủ động sơ tán, di dời dân cư, gia cố, bổ sung vật tư, trang thiết bị để bảo đảm an toàn.

Tăng cường kiểm tra và phát hiện, xử lý giờ đầu các sự cố về đê điều, công trình thủy lợi, giao thông, hệ thống kỹ thuật hạ tầng đô thị và nông thôn; triển khai các phương án, biện pháp đảm bảo an toàn. Khẩn trương nạo vét, thanh thải vật cản và khơi thông kênh mương, cống tiêu nước trong hệ thống thủy lợi, hệ thống thoát nước đô thị và khu dân cư, hồ ao.

Phối hợp với các đơn vị quản lý công trình thủy lợi, đê điều trong vận hành, điều tiết công trình để đảm bảo an toàn công trình và vùng hạ du.

Thực hiện hoạt động ứng phó, cứu hộ cứu nạn, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác, tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.

Huy động các nguồn lực, khẩn trương hỗ trợ người dân ổn định đời sống, sản xuất sau thiên tai.

2.3. Đối với mưa lớn cấp độ rủi ro cấp độ 3:

Triển khai như phương án ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 2, đồng thời Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh báo cáo và đề nghị Ban chỉ đạo quốc gia về PCTT chỉ đạo, điều động lực lượng, phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ.

3. Lũ, ngập lụt.

3.1. Lũ, ngập lụt cấp độ rủi ro cấp độ 1:

3.1.1. Cơ quan chỉ huy

- Huyện, thị xã, thành phố: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Phường, xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh, các cơ quan, đơn vị của tỉnh và của Bộ, ngành Trung ương trên địa bàn.

3.1.2. Phương án ứng phó

- Cấp huyện, xã: Theo dõi chặt chẽ diễn biến lũ, ngập lụt trên địa bàn và thực hiện các chỉ đạo của cấp trên. Kiểm tra rà soát các khu vực thường xuyên ảnh hưởng, chuẩn bị các biện pháp ứng phó đảm bảo chủ động khi lũ tiếp tục dâng cao và ngập lụt dài ngày.

- Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng, phương tiện để hộ đê, cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

3.2. Lũ, ngập lụt cấp độ rủi ro cấp độ 2:

3.2.1 Chỉ đạo, chỉ huy

a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh.

b) Cơ quan chỉ huy

- Tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải và các Sở, ngành liên quan.

- Huyện, thị xã, thành phố: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Phường, xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

c) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị của Bộ ngành, Trung ương đứng chân trên địa bàn.

3.2.2. Phương án ứng phó

a) Cấp tỉnh:

- Chỉ đạo công tác trực ban 24/24h để theo dõi, nắm bắt, truyền tải thông tin mưa lũ, ngập, lụt và xử lý các tình huống khi xảy ra sự cố. Chỉ đạo công tác thông tin truyền thông về thiên tai, vận hành và quản lý an toàn hồ chứa. Triển khai các chỉ đạo của Trung ương và các biện pháp ứng phó của tỉnh.

- Chỉ đạo các sở, ban ngành theo nhiệm vụ quản lý để triển khai các biện pháp, phương án ứng phó. Tổ chức kiểm tra, rà soát các khu vực có nguy cơ ngập lụt, sạt lở để chủ động sơ tán, di dời dân cư bảo đảm an toàn.

- Thực hiện công tác đảm bảo giao thông và thông tin liên lạc với các khu vực bị ảnh hưởng.

- Thực hiện công tác khắc phục hậu quả nhanh để đảm bảo cho công tác chỉ huy ứng phó kịp thời.

b) Cấp huyện:

- Thực hiện công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến của lũ, ngập lụt. Triển khai thực hiện các chỉ đạo của cấp trên. Thông báo, cảnh báo về lũ, ngập lụt và các biện pháp ứng phó đến người dân và các đơn vị, các xã trên địa bàn.

- Chỉ đạo công tác phòng, tránh ứng phó với lũ, ngập lụt: di dời, sơ tán dân (trong vùng bị ngập sâu, lũ lên cao); đảm bảo an toàn khu vực trũng thấp, khu vực thường xảy ra sự cố; các công trình trọng điểm; đảm bảo an ninh, an toàn và nhu yếu phẩm, thuốc men cho người dân ở khu vực di dời; đảm bảo an toàn nhà cửa, công trình cơ sở hạ tầng khu vực bị ảnh hưởng.

- Chỉ đạo rà soát, kiểm tra và hướng dẫn đối với các hoạt động, sinh hoạt của người dân để đảm bảo không bị thiệt hại xảy ra;

- Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng triển khai cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

c) Cấp xã:

- Thực hiện các thông báo, chỉ đạo của cấp trên. Tiếp tục thông tin về tình hình, biện pháp ứng phó với lũ, ngập lụt đến đông đảo người dân.

- Chỉ đạo các thôn, xã thực hiện công tác đảm bảo an toàn cho người và các hoạt động trên địa bàn đảm bảo an toàn khi bị lũ, ngập lụt. Huy động lực lượng để hỗ trợ di dời dân đến nơi an toàn khi có yêu cầu. Cử người canh gác tại các khu vực trũng thấp, khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng; kiểm soát hoạt động vớt củi, tắm sông, đi qua khu vực ngập sâu, ngầm tràn hoặc đi qua dòng chảy lũ để kịp thời ứng phó.

- Thực hiện các biện pháp hỗ trợ dân vùng lũ, đảm bảo an toàn nơi sơ tán và nơi dân đi sơ tán; Đảm bảo lương thực, nhu yếu phẩm cho người dân, nhất là vùng bị chia cắt bởi lũ.

3.3. Lũ, ngập lụt cấp độ rủi ro cấp độ 3:

Triển khai thực hiện như phương án ở cấp độ rủi ro thiên tai cấp độ 2, đồng thời bổ sung thực hiện:

- Thông tin về tình hình mưa lũ, ngập, lụt. Bảo đảm giao thông và thông tin liên lạc đáp ứng yêu cầu chỉ đạo, chỉ huy phòng chống thiên tai.

- Sơ tán người ra khỏi khu vực nguy hiểm, nơi không bảo đảm an toàn; tập trung triển khai biện pháp bảo đảm an toàn cho người, đặc biệt đối tượng dễ bị tổn thương trong tình huống thiên tai khẩn cấp.

- Chủ động thực hiện biện pháp bảo vệ sản xuất. Triển khai phương án chủ động tiêu thoát nước đô thị, tiêu úng ở các vùng trũng thấp và có biện pháp chống ngập lụt.

- Kiểm tra, phát hiện và xử lý sự cố công trình phòng, chống thiên tai, công trình trọng điểm về kinh tế - xã hội và an ninh, quốc phòng. Bảo đảm an ninh, trật tự an toàn xã hội, bảo vệ tài sản Nhà nước và nhân dân tại khu vực xảy ra lũ lụt.

- Giám sát, hướng dẫn và chủ động thực hiện việc hạn chế hoặc cấm người, phương tiện đi vào khu vực nguy hiểm trên sông, khu vực và tuyến đường bị ngập sâu, khu vực có nguy cơ sạt lở đất do mưa lũ.

- Thực hiện hoạt động tìm kiếm cứu nạn, cứu chữa người bị thương, hỗ trợ lương thực, thuốc chữa bệnh, nước uống và nhu yếu phẩm khác, tại khu vực bị chia cắt, khu vực ngập lụt nghiêm trọng và địa điểm sơ tán.

4. Lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất do mưa lũ hoặc dòng chảy

4.1. Lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất cấp độ rủi ro cấp độ 1:

4.1.1. Cơ quan chỉ huy

- Huyện, thị xã, thành phố: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Phường, xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh, các cơ quan, đơn vị của tỉnh và của Bộ, ngành Trung ương trên địa bàn.

4.1.2. Phương án ứng phó

- Thực hiện trực ban, theo dõi diễn biến mưa lớn và cảnh báo về lũ quét, sạt lở đất; tuyên truyền, thông tin và cảnh báo về lũ quét, sạt lở đất đến nhân dân.

- Thực hiện các chỉ đạo ứng phó của cấp trên. Triển khai phương án ứng phó với mưa lớn, sạt lở đất, sụt lún đất tại địa phương; rà soát, thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn nhà cửa, công trình cơ sở hạ tầng ở khu vực có nguy cơ bị ảnh hưởng, khu vực trũng thấp, khu vực thường xảy ra sự cố.

- Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng triển khai cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

4.2. Lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất cấp độ rủi ro cấp độ 2:

4.2.1. Chỉ đạo, chỉ huy

a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh.

b) Cơ quan chỉ huy

- Tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường và các Sở, ngành liên quan.

- Huyện, thị xã, thành phố: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Phường, xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

c) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị của Bộ, ngành Trung ương đứng chân trên địa bàn.

4.2.2. Phương án ứng phó

- Cấp tỉnh:

Theo dõi, cập nhật thông tin dự báo thời tiết và thông báo tình hình mưa lũ để Nhân dân chủ động ứng phó; Chỉ đạo các thành viên BCH PCTT-TKCN và PTDS tỉnh thực hiện nhiệm vụ phân công.

Chỉ đạo công tác đảm bảo an toàn cho người dân, hoạt động sinh hoạt, sản xuất của người dân bị ảnh hưởng; Chỉ đạo công tác cung cấp lương thực, nhu yếu phẩm khu vực dễ bị chia cắt.

Chỉ đạo các lực lượng tham gia ứng phó tại hiện trường; Chỉ đạo công tác tìm kiếm, cứu nạn, hỗ trợ khắc phục nhanh các sự cố để sớm ổn định đời sống nhân dân khu vực bị lũ quét, sạt lở đất.

- Cấp huyện:

Thực hiện công tác trực ban, theo dõi chặt chẽ diễn biến về mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất và các cảnh báo tiếp theo để thông tin đến người dân. Thực hiện các chỉ đạo ứng phó của cấp trên.

Chỉ đạo công tác phòng, tránh ứng phó với mưa lớn, đảm bảo an toàn cho người dân và đảm bảo an toàn nhà cửa, công trình cơ sở hạ tầng khu vực trũng thấp, khu vực thường xảy ra sự cố, khu vực bị ảnh hưởng.

Chỉ đạo các đơn vị sẵn sàng lực lượng để cứu hộ cứu nạn khi có yêu cầu.

- Cấp xã:

Theo dõi tình hình, diễn biến về mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất và các cảnh báo tiếp theo. Thông tin để nhân dân biết, chủ động ứng phó.

Triển khai các biện pháp ứng phó mưa lớn, lũ quét, sạt lở đất. Sơ tán các gia đình đến khu vực an toàn. Tìm kiếm người mất tích, cứu chữa người bị thương;

Cử người canh gác tại các các khu vực trũng thấp, các khu vực có nguy cơ cao bị ảnh hưởng để kịp thời ứng phó; Đảm bảo lương thực, nhu yếu phẩm tại nơi sơ tán.

4.3. Lũ quét, sạt lở đất, sụt lún đất cấp độ rủi ro cấp độ 3:

- Triển khai thực hiện như với rủi ro cấp độ 2, và bổ sung:

- Cấp tỉnh: Triển khai thực hiện các chỉ đạo của Trung ương. Quyết định hỗ trợ người dân vùng bị ảnh hưởng và Chỉ đạo công tác sơ tán dân hoặc hỗ trợ dân di dời đến nơi ở mới.

- Cấp huyện: Triển khai công tác cứu nạn, cứu hộ, khắc phục thiệt hại, hỗ trợ đời sống, sản xuất của nhân dân.

- Cấp xã:

Thực hiện các phương án ứng phó: Đảm bảo lương thực, nhu yếu phẩm tại nơi sơ tán. cắm biển cảnh báo nguy hiểm, thông báo thường xuyên và liên tục các vị trí bờ sông, bờ biển, sườn dốc có nguy cơ sạt lở để người dân biết, chủ động di dời; tổ chức tuyên truyền, vận động, hỗ trợ người dân di dời ra khỏi khu vực nguy hiểm đến nơi tạm cư an toàn. Không để người dân quay lại khu vực sạt lở để di dời tài sản hoặc ở lại các căn nhà có nguy cơ tiếp tục sạt lở, bảo vệ tài sản của hộ dân sau khi đã di dời.

Tiến hành tìm kiếm cứu nạn; khắc phục nhanh sạt lở, hỗ trợ khôi phục nhà cửa, ổn định đời sống, sản xuất của nhân dân vùng bị ảnh hưởng.

5. Rét hại, sương muối

5.1. Đối với rét hại, sương muối cấp độ rủi ro cấp độ 1:

5.1.1. Cơ quan chỉ huy

- Huyện, thị xã, thành phố: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Phường, xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh, các cơ quan, đơn vị của tỉnh và của Bộ ngành, Trung ương trên địa bàn.

5.1.2. Phương án ứng phó

- Thông tin cho nhân dân biết về diễn biến thời tiết để chủ động phòng tránh. Chỉ đạo triển khai các biện pháp phòng chống, ứng phó tới cơ quan, đơn vị và nhân dân trên địa bàn.

- Chuẩn bị vật tư, cây con giống hỗ trợ nhân dân khôi phục sản xuất khi có thiệt hại.

5.2. Đối với rét hại, sương muối cấp độ rủi ro cấp độ 2, cấp 3:

5.2.1. Chỉ đạo, chỉ huy

a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh.

b) Cơ quan chỉ huy

- Tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Giáo dục và Đào tạo, Y tế và các sở, ngành liên quan.

- Huyện, thị xã, thành phố: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Phường, xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

c) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị của Bộ, ngành Trung ương đứng chân trên địa bàn.

5.2.2. Phương án ứng phó

- Cấp tỉnh:

Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về phòng tránh rét hại, tăng thời lượng phát các bản tin dự báo để người dân biết, chủ động phòng tránh, giảm thiểu thiệt hại. Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng chống rét hại tại các địa phương.

Triển khai đồng bộ các biện pháp phòng chống rét cho người, đặc biệt chú ý các đối tượng dễ bị tổn thương (người già, người khuyết tật, trẻ em). Căn cứ tình hình rét hại, Sở Giáo dục và Đào tạo quyết định cho học sinh Trung học phổ thông nghỉ học nhưng phải đảm bảo tiến độ dạy và học. Chuẩn bị hỗ trợ vật tư, cây con giống cho địa phương, đơn vị.

- Cấp huyện, xã:

Theo dõi chặt chẽ, kịp thời thông tin dự báo thời tiết để triển khai các biện pháp phòng chống phù hợp. Tăng cường tuyên truyền phổ biến kiến thức về phòng tránh rét hại, đảm bảo sức khỏe, đời sống cho nhân dân (chú ý khuyến cáo, hướng dẫn nhân dân để tránh thiệt hại về người do bị bỏng, ngạt khi sử dụng than, chất đốt để sưởi ấm).

Kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện các biện pháp phòng chống rét hại cho người và cây trồng, vật nuôi.

Dự trữ thức ăn gia súc, chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị, vật tư hỗ trợ cho sản xuất, bảo vệ cây trồng, vật nuôi để phòng chống rét đậm, rét hại kéo dài ngày. Khẩn trương hỗ trợ vật tư, giống cây trồng, vật nuôi cho các hộ dân bị thiệt hại ổn định sản xuất và triển khai phương án phục hồi sản xuất sau rét hại, sương muối.

Kiểm kê, báo cáo thiệt hại, đề nghị cấp trên hỗ trợ khắc phục hậu quả.

6. Nắng nóng, hạn hán

6.1. Nắng nóng, hạn hán cấp độ rủi ro cấp độ 1:

6.1.1. Cơ quan chỉ huy

- Huyện, thị xã, thành phố: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Phường, xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh, các cơ quan, đơn vị của tỉnh và của Bộ, ngành Trung ương trên địa bàn.

6.1.2. Phương án ứng phó

- Thông tin tình hình thời tiết đến nhân dân, các đơn vị quản lý hồ đập. Khuyến cáo các đơn vị, người dân triển khai các giải pháp sử dụng tiết kiệm nước.

- Thực hiện các biện pháp tiết kiệm nguồn nước; xây dựng kế hoạch sản xuất hợp lý. Chuẩn bị phương tiện, trang thiết bị hỗ trợ cấp nước phòng, chống hạn khi cần thiết và phòng cháy chữa cháy rừng.

- Tăng cường công tác nạo vét, gia cố, duy tu sửa chữa hệ thống kênh tưới để đảm bảo các công trình thủy lợi vận hành tốt, cung cấp đủ nước phục vụ sản xuất nông nghiệp, nuôi trồng thủy sản, phòng, chống cháy rừng.

6.2. Nắng nóng, hạn hán cấp độ rủi ro cấp độ 2:

6.2.1. Chỉ đạo, chỉ huy

a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh.

b) Cơ quan chỉ huy

- Tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, các Công ty TNHH MTV Thủy lợi.

- Huyện, thị xã, thành phố: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Phường, xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

c) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị của Bộ, ngành Trung ương đứng chân trên địa bàn.

6.2.2. Phương án ứng phó

- Cấp tỉnh:

Thông tin về nắng nóng, hạn hán đến các cấp, các ngành và người dân.

Chỉ đạo các cơ quan, đơn vị chủ động các biện pháp phòng chống nắng nóng, sử dụng nước tiết kiệm, vận hành an toàn công trình thủy lợi, hồ chứa và thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi.

Ưu tiên cung cấp điện, vật tư, nhiên liệu cần thiết cho các trạm bơm.

- Cấp huyện, xã:

Thông tin tình hình thời tiết đến nhân dân, các đơn vị quản lý hồ đập để quản lý chặt chẽ nguồn nước, sử dụng nước tiết kiệm, chống thất thoát nước, ưu tiên đảm bảo cấp đủ nước sinh hoạt. Đảm bảo an toàn phòng chống đuối nước.

Tiến hành nạo vét hệ thống kênh mương, hệ thống các trục kênh tưới tiêu; Bổ sung các trạm bơm tăng áp đảm bảo cung cấp đủ nước sạch cho người dân.

Chủ động triển khai các biện pháp bảo vệ rừng và phòng chống cháy rừng, sẵn sàng lực lượng, phương tiện để xử lý ngay khi cháy rừng xảy ra, không để xảy ra cháy lớn.

7. Lốc, sét, mưa đá

7.1. Đối với Lốc, sét, mưa đá rủi ro thiên tai cấp độ 1:

7.1.1. Cơ quan chỉ huy

- Huyện, thị xã, thành phố: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Phường, xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh, các cơ quan, đơn vị của tỉnh và của Bộ ngành, Trung ương trên địa bàn.

7.1.2. Phương án ứng phó

- Theo dõi diễn biến thời tiết trên địa bàn và thông tin cho nhân dân để có biện pháp chủ động phòng tránh.

- Huy động lực lượng, phương tiện để kịp thời cứu trợ các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại sau thiên tai và dọn dẹp, xử lý môi trường sau thiên tai.

- Kiểm đếm thiệt hại, hỗ trợ nhân dân khôi phục sản xuất và sửa chữa nhà cửa.

8. Gió mạnh trên biển

8.1. Gió mạnh trên biển cấp độ rủi ro cấp độ 2, cấp độ 3:

8.1.1. Cơ quan chỉ huy

- Huyện, thị xã, thành phố: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Phường, xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Cơ quan phối hợp: Văn phòng thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh, các cơ quan, đơn vị của tỉnh và của Bộ, ngành Trung ương trên địa bàn.

8.1.2. Phương án ứng phó

- Theo dõi thông tin thời tiết, dự báo thời tiết.

- Thông tin cho ngư dân, chủ phương tiện tàu thuyền người lao động trên biển biết, chủ động phòng tránh. Giữ thông tin liên lạc với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

8.2. Gió mạnh trên biển cấp độ rủi ro cấp độ 3:

8.2.1. Chỉ đạo, chỉ huy

a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh.

b) Cơ quan chỉ huy

- Tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Du lịch và các Sở, ngành liên quan.

- Huyện, thị xã, thành phố: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Phường, xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

c) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị của Bộ, ngành Trung ương đứng chân trên địa bàn.

8.2.2. Phương án ứng phó

- Theo dõi thông tin, diễn biến thời tiết.

- Tổ chức kiểm đếm, quản lý chặt chẽ hoạt động của tàu thuyền thủy sản, tàu du lịch, tàu vận tải; giữ thông tin liên lạc với chủ các phương tiện để xử lý kịp thời các tình huống xấu có thể xảy ra.

- Giám sát, hướng dẫn việc di chuyển tàu thuyền, phương tiện nuôi trồng thủy sản trên biển, ven biển, cửa sông thoát ra khỏi khu vực nguy hiểm.

- Đình chỉ các hoạt động giao thông vận tải đường thủy nội địa, cửa sông, cửa biển. Hạn chế hoặc cấm người, tàu thuyền hoạt động thủy sản, phương tiện vận tải đường thủy nội địa, phà đò, lồng bè ra khơi.

- Chủ động các biện pháp sẵn sàng cứu hộ, cứu nạn khi có tình huống.

9. Động đất, sóng thần

9.1. Chỉ đạo, chỉ huy

a) Cơ quan chỉ đạo: Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh.

b) Cơ quan chỉ huy

- Tỉnh: Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn chủ trì, phối hợp với Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Bộ Chỉ huy Bộ đội biên phòng tỉnh, Công an tỉnh, Sở Giao thông vận tải, Tài nguyên và Môi trường, Du lịch, Thông tin và Truyền thông và các sở, ngành liên quan.

- Huyện, thị xã, thành phố: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện.

- Phường, xã, thị trấn: Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

c) Cơ quan phối hợp: Các cơ quan, đơn vị của Bộ, ngành Trung ương đứng chân trên địa bàn.

9.2. Phương án ứng phó

- Theo dõi thông tin cảnh báo về động đất, sóng thần từ Viện Vật lý địa cầu.

- Thông báo, cảnh báo kịp thời cho người dân khi có động đất, sóng thần và các đợt dư chấn có thể xảy ra cho nhân dân. Kêu gọi tàu thuyền ra khỏi khu vực nguy hiểm hoặc chạy ra xa bờ. Đảm bảo an ninh trật tự và tổ chức sơ tán dân cư ven biển và khu vực lân cận.

- Chỉ đạo các sở, ngành nhất là lực lượng công an, quân đội chuẩn bị lực lượng, phương tiện và trang thiết bị để sẵn sàng triển khai các biện pháp hỗ trợ nhân dân, bảo đảm an toàn các công trình và tăng cường lực lượng, phương tiện tổ chức tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn.

10. Công tác tổ chức khắc phục hậu quả

Khẩn trương cứu nạn, cứu hộ cho người và tài sản (ưu tiên cứu người trước). Khẩn trương sửa chữa gia cố công trình, nhà ở của nhân dân bị hư hỏng, dọn dẹp vệ sinh môi trường, nạo vét kênh mương, hồ chứa để không phát sinh dịch bệnh sau thiên tai. Thống kê, đánh giá thiệt hại, kịp thời cứu trợ các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại sau thiên tai. Hỗ trợ cây, con giống và các biện pháp canh tác để các cá nhân, hộ gia đình bị thiệt hại khôi phục sản xuất, kinh doanh, ổn định đời sống. Sửa chữa, nâng cấp các công trình thủy lợi, đê điều, trụ sở, nhà cửa... hư hỏng sau thiên tai.

11. Tổ chức di dời, sơ tán dân khi có thiên tai xảy ra

- Các huyện, thị xã, thành phố, phường - xã - thị trấn và cơ quan chức năng tổ chức di dời dân trong các điều kiện cụ thể về tình hình thiên tai tại địa phương, để đảm bảo an toàn cho người và tài sản. Các thôn, bản và cộng đồng dân cư chủ động, cùng với các lực lượng hỗ trợ di dời và sơ tán khi có thiên tai xảy ra.

- Huy động lực lượng gồm: Quân sự, Công an, Y tế, Chữ thập đỏ, Đoàn Thanh niên và các lực lượng khác tại địa phương..., huy động, sử dụng các phương tiện tại chỗ để giúp dân di chuyển nhanh.

- Phân công lãnh đạo Ủy ban nhân dân cấp huyện, thành viên Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và Tìm kiếm cứu nạn cấp huyện trực tiếp xuống địa bàn cấp xã tại khu vực phải di dời dân và các điểm tạm cư để kiểm tra, tổ chức thực hiện kế hoạch chu đáo, an toàn.

- Bố trí lực lượng thực hiện nhiệm vụ đảm bảo an ninh trật tự, vệ sinh môi trường, hậu cần, chăm lo đời sống cho người dân... tại nơi tạm cư và bảo vệ công trình, tài sản, nhà ở của dân tại những nơi đã di dời.

- Tổ chức lực lượng chốt chặn tại các vị trí đã xảy ra lũ, lũ quét, sạt lở, sụt lún kiên quyết không để người dân quay lại những khu vực này để sinh sống, canh tác hoặc di dời tài sản.

(Chi tiết tại phụ lục 01, 02, 03 kèm theo)

12. Chế độ thông tin, báo cáo, thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai

- Các Sở, ngành, địa phương, đơn vị thực hiện nghiêm chế độ thông tin báo cáo về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh.

- Sau mỗi đợt thiên tai, các cơ quan, đơn vị và các địa phương thực hiện thống kê, đánh giá thiệt hại theo nội dung được quy định tại Thông tư liên tịch số 43/2015/TTLT-BNNPTNT-BKHDT ngày 23/11/2015 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Kế hoạch và Đầu tư hướng dẫn thống kê, đánh giá thiệt hại do thiên tai gửi về Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh để tổng hợp, báo cáo theo quy định.

Văn phòng Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh là Chi cục Thủy lợi, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn. Điện thoại: (0203.3634288) fax: (0203.3634268); email: quangninhclb@yahoo.com.vn

VI. LỰC LƯỢNG, VẬT TƯ, PHƯƠNG TIỆN ỨNG PHÓ THIÊN TAI

Khi xảy ra thiên tai, Ban Chỉ huy PCTT - TKCN và PTDS tỉnh, các sở, ngành, Ủy ban nhân dân các cấp thực hiện ngay biện pháp huy động lực lượng, vật tư, phương tiện dự trữ để tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ theo phương châm “bốn tại chỗ”. Đồng thời, dự kiến tình huống thiên tai xấu, phức tạp có thể xảy ra ngoài khả năng xử lý của địa phương, đơn vị và báo cáo ngay cho cơ quan cấp trên để chi viện, hỗ trợ kịp thời. Trong tình trạng khẩn cấp, Ủy ban nhân dân các cấp có trách nhiệm, thẩm quyền huy động lực lượng, vật tư, phương tiện hiện có trên địa bàn và động viên nhân dân đóng góp nhân lực, vật lực tham gia ứng phó thiên tai.

(Chi tiết tại phụ lục 04 kèm theo)

VII. TRÁCH NHIỆM VÀ TỔ CHỨC ỨNG PHÓ VÀ KHẮC PHỤC HẬU QUẢ

1. Ủy ban nhân dân cấp huyện, xã căn cứ phương án này rà soát, xây dựng Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn quản lý.

2. Các sở, ngành, đơn vị và Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện triển khai nhiệm vụ theo Quyết định số 1750/QĐ-UBND ngày 22/6/2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Phương án ứng phó với bão mạnh, siêu bão; Kế hoạch số 106/KH-UBND ngày 11/6/2020 về Phòng, chống thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh, giai đoạn 2020 - 2025.

3. Một số nhiệm vụ yêu cầu các sở, ngành, đơn vị và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp triển khai thực hiện:

(1). Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố cập nhật, bổ sung và hoàn chỉnh các kế hoạch, phương án phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tại địa phương mình. Chuẩn bị lực lượng, phương tiện, trang thiết bị sẵn sàng để huy động ứng cứu kịp thời khi xảy ra thiên tai nhằm giảm thiểu thiệt hại đến mức thấp nhất; lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trong quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của địa phương; thường xuyên kiểm tra các vị trí xung yếu trên địa bàn để đề xuất giải pháp phòng ngừa và ứng phó nhằm đảm bảo an toàn tính mạng và tài sản cho người dân, doanh nghiệp và Nhà nước; tăng cường tổ chức các lớp tập huấn, tuyên truyền, phổ biến kiến thức, kỹ năng trong phòng, chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên địa bàn các thị xã, thành phố, huyện. Hướng dẫn, hỗ trợ nhân dân các biện pháp chằng chống nhà cửa đảm bảo an toàn khi xảy ra thiên tai.

(2). Ủy ban nhân dân các xã, phường, thị trấn thực hiện công tác phòng, chống, ứng phó và khắc phục hậu quả thiên tai tại địa bàn quản lý theo chức năng, nhiệm vụ được giao; đối với những vấn đề vượt thẩm quyền, báo cáo kịp thời để Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố chỉ đạo giải quyết. Có trách nhiệm kiểm tra, thống kê, đánh giá (nhanh, đầy đủ, chính xác) và báo cáo kịp thời bằng văn bản cho cơ quan cấp trên theo quy định.

(3). Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Ban Chỉ huy Quân sự huyện, thị xã, thành phố chủ trì phụ trách công tác tìm kiếm, cứu nạn, cứu hộ của địa phương. Xây dựng kế hoạch hiệp đồng thực hiện nhiệm ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn với các đơn vị quân đội đứng chân trên địa bàn. Phối hợp với các cơ quan chức năng của địa phương tham mưu xây dựng các phương án diễn tập; chỉ đạo, hướng dẫn cho các địa phương tổ chức diễn tập tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ sát tình hình thực tế. Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả và sơ tán, di dời dân khỏi những nơi nguy hiểm. Duy trì hiệu quả hoạt động đội liên ngành thường trực cứu hộ, cứu nạn trên Vịnh Hạ Long.

(4). Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh chủ trì phụ trách điều hành xử lý đối phó với các tình huống khẩn cấp về tìm kiếm cứu nạn trên khu vực biên giới biển, hải đảo và cửa khẩu cảng. Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để sơ tán, di dời dân khỏi những nơi nguy hiểm và khắc phục hậu quả thiên tai.

(5). Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tổ chức triển khai các nhiệm vụ thuộc lĩnh vực quản lý của ngành; là Thường trực Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh về phòng chống thiên tai, chủ trì thực hiện các chương trình, kế hoạch, phương án phòng ngừa, ứng phó, khắc phục hậu quả thiên tai trên địa bàn tỉnh đã được Ủy ban nhân dân tỉnh phê duyệt; có trách nhiệm kiểm tra, đôn đốc, tổng hợp tình hình thực hiện kế hoạch của các ngành, các địa phương.

(6). Sở Giao thông vận tải xây dựng, tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án huy động phương tiện vận chuyển nhân lực, vật tư, thiết bị phục vụ xử lý các tình huống khẩn cấp; xây dựng và thực hiện kế hoạch, phương án đảm bảo giao thông, đảm bảo an toàn tại các cơ sở đóng tàu, cảng biển; bảo đảm an toàn cho người, phương tiện tại các bến phà, bến tàu; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện, vật tư của ngành tham gia xử lý các tình huống thiên tai; chủ trì, phối hợp với Chi cục Thủy sản, các địa phương và các ngành chức năng liên quan tổ chức lực lượng tìm kiếm cứu nạn trên sông, các tuyến đường thủy nội địa của tỉnh.

(7). Cảng vụ Hàng hải Quảng Ninh xây dựng kế hoạch, phương án huy động và tổ chức ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn trên khu vực vùng nước cảng biển Quảng Ninh.

(8). Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các cơ quan Trung ương trên địa bàn và ngành xây dựng kế hoạch, phương án phòng tránh, khắc phục sự cố tràn dầu của tỉnh và kiểm tra, xử lý các trường hợp khai thác cát, đất trái phép gây sạt lở bờ sông, suối, công trình phòng, chống thiên tai.

(9). Sở Thông tin và Truyền thông chủ trì, phối hợp với các doanh nghiệp viễn thông, hệ thống Đài Thông tin Duyên hải đảm bảo thông tin liên lạc; ưu tiên chuyển phát thông tin dự báo, cảnh báo và thông tin chỉ đạo phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn.

(10). Sở Xây dựng hướng dẫn, kiểm tra các công tác đảm bảo an toàn cho nhà ở và các công trình xây dựng xung yếu; xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó thiên tai cho các công trình xây dựng công cộng và dân dụng, phương án phòng chống và cứu sập nhà cửa.

(11). Sở Công Thương, Sở Y tế, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án dự trữ phương tiện, lương thực, thực phẩm, mặt hàng thiết yếu, thuốc phòng chữa bệnh dịch, cứu trợ cho nhân dân; chuẩn bị sẵn sàng lực lượng, phương tiện phục vụ công tác tìm kiếm cứu nạn, khắc phục hậu quả cho các vùng thiên tai.

(12). Đề nghị Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, Hội Chữ thập đỏ tỉnh và các cơ quan đoàn thể nhân dân lập kế hoạch huy động nguồn lực, hỗ trợ nhân dân vùng bị thiên tai để sớm ổn định cuộc sống, sản xuất.

(13). Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì tổ chức lồng ghép nội dung phòng, chống thiên tai vào quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các ngành, địa phương; phối hợp với Sở Tài chính kiểm tra, đôn đốc và ưu tiên bố trí vốn cho công tác tu bổ đê điều, phòng chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và khắc phục hậu quả thiên tai theo quy định.

(14). Công an tỉnh xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch, phương án đảm bảo an ninh, trật tự an toàn xã hội khi có thiên tai xảy ra; triển khai các lực lượng và phối hợp với các ban - ngành, đoàn thể cùng nhân dân bảo vệ an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội, giao thông, các công trình trọng điểm, tài sản của nhân dân, nhà nước và doanh nghiệp. Huy động lực lượng, vật tư, phương tiện để tham gia công tác tìm kiếm cứu nạn, cứu hộ, khắc phục hậu quả và sơ tán, di dời dân khỏi những nơi nguy hiểm.

(15). Công ty TNHH MTV Điện lực Quảng Ninh đảm bảo cấp điện phục vụ công tác chỉ đạo, chỉ huy, cảnh báo, dự báo phòng chống thiên tai và vận hành bơm tiêu chống úng; đảm bảo an toàn điện, khắc phục sửa chữa ngay khi xảy ra sự cố, thiên tai.

(16). Đài Khí tượng thủy văn tỉnh tiếp tục tăng cường, nâng cao chất lượng dự báo phục vụ công tác chỉ đạo phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai, đảm bảo chế độ cung cấp thông tin, dự báo, cảnh báo thời tiết - thủy văn kịp thời khi có tình huống thiên tai khẩn cấp xảy ra.

(17). Trung tâm Truyền thông tỉnh, khi nhận được các thông báo về thiên tai tổ chức phát tin vào buổi truyền hình thời sự gần nhất; đối với các tin khẩn, công điện phải tổ chức phát ngay, sau đó cứ 2 giờ phát lại một lần (vào đầu giờ) liên tục cả ngày và đêm. Khi chưa nhận được tin mới thì tiếp tục phát lại tin cũ cho đến khi nhận được tin mới hoặc theo yêu cầu của Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh.

(18). Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam, Tổng Công ty Đông Bắc

Phối hợp chặt chẽ với Ủy ban nhân dân các địa phương xây dựng phương án phòng chống thiên tai, chống ngập úng, sạt lở đất tại các bãi thải gần khu dân cư. Chỉ đạo các Công ty thành viên đẩy nhanh tiến độ các dự án phục hồi, cải tạo môi trường, các công trình phòng chống thiên tai của ngành Than. Phối hợp với chính quyền địa phương trong việc di dời dân cư tại các khai trường, bãi thải mỏ. Tham gia, phối hợp trong công tác PCTT và TKCN với các địa phương, ban ngành của tỉnh.

(19). Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT-TKCN và PTDS tỉnh tham dự họp sơ kết, tổng kết, triển khai kế hoạch phòng chống, giảm nhẹ thiên tai, tìm kiếm cứu nạn tại địa phương được phân công phụ trách; ngoài nhiệm vụ đại diện cho sở, ngành, đơn vị còn phải phụ trách địa bàn, lĩnh vực được phân công, chịu trách nhiệm độc lập và phối hợp kiểm tra, đôn đốc địa phương, cơ sở thực hiện kế hoạch phòng chống; trực tiếp chỉ đạo khi có thiên tai xảy ra theo nhiệm vụ đã được Trưởng ban phân công.

4. Thủ trưởng các sở, ngành, đơn vị trực thuộc tỉnh và Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố triển khai các nhiệm vụ, trực tiếp chỉ đạo Ban Chỉ huy PCTT và TKCN của đơn vị, địa phương mình thực hiện nhiệm vụ được phân công khi thiên tai xảy ra. Các thành viên Ban Chỉ huy PCTT và TKCN cấp huyện, cấp xã thực hiện theo nhiệm vụ và địa bàn được phân công phụ trách.

5. Các tổ chức, lực lượng đóng trên địa bàn các huyện, thị xã, thành phố phải chấp hành nghiêm túc sự chỉ đạo của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện, Trưởng Ban Chỉ huy PCTT và TKCN địa phương, đơn vị đảm bảo cơ chế chỉ huy tập trung, thống nhất trong công tác chuẩn bị, ứng phó và khắc phục hậu quả thiệt hại do thiên tai gây ra đảm bảo quá trình xử lý sự cố thiên tai được kịp thời, nhanh chóng và an toàn cho nhân dân.

 

PHỤ LỤC 01:

PHƯƠNG ÁN SƠ TÁN DÂN KHI CÓ THIÊN TAI XẢY RA TRÊN ĐỊA BÀN
(Kèm theo Quyết định số: 1248/QĐ-UBND ngày 11/5/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh)

TT

Tên xã, phường

Số người cần di dời, sơ tán

Địa điểm dự kiến sơ tán đến

Phương tiện di chuyển

Di dời tại chỗ

Số người sơ tán

Tổng

I

TP. Cẩm Phả

 

 

6.406

 

 

1

Phường Quang Hanh

 

 

1.088

 

 

 

Tổ 3 khu 3A; Tổ 6 khu 3B; Xóm may mặc khu phố 10a

450

 

450

NVH khu 3A, 3B, 10A; Trường THPT Lê Quý Đôn;Trường Mầm non Quang Hanh phân hiệu 3

Ô tô

 

Khu 4A; 4B; Tổ 7 khu 5

139

 

139

NVH khu 4A; 4B; 5 và Trạm Y tế phường

Ô tô

 

Khu tập thể khu 8B; 9A

299

 

299

NVH khu 8B; 9A; Bệnh viện Bảo vệ sức khỏe tâm thần QN; BV Phục hồi chức năng QN

Ô tô

 

Các hộ nuôi trồng thủy, hải sản khu Vũng Bầu

 

200

200

Nhà máy X48

Xuồng máy, ô tô

2

Phường Cẩm Thạch

 

 

239

 

 

 

Khu phố Bạch Đằng, Trần Hưng Đạo, Nam Thạch B

110

 

110

Nhà văn hóa, Công ty Xi măng Cẩm Phả; Đoàn địa chất 913; CT Than Dương Huy; CT Tâm Thành; Trụ sở UBND phường

Ôtô

 

Khu phố Long Thạch A

30

 

30

Nhà văn hóa khu, CT Địa chất mỏ - TKV

Ô tô

 

Khu phố Long Thạch B; Hoàng Thạch; Hồng Thạch A

99

 

99

Nhà văn hóa khu, CT Địa chất mỏ - TKV; CT CP Thiết bị điện Cẩm Phả; XN đá Phú Cường

Ô tô

3

Phường Cẩm Thủy

 

 

510

 

 

 

Các hộ nhà bè khu Tân Lập 3, 4

325

 

325

NVH khu Tân Lập 3, 4, Trường THCS Bái Tử Long

Ô tô

 

57 hộ nhà tạm cư khu Tân Lập 6

185

 

185

NVH khu Tân Lập 5, 6, 8, Trường CĐ Công nghiệp Cẩm Phả

Ô tô

4

Phường Cẩm Trung

 

 

392

 

 

 

Hộ dân sát sườn núi thuộc Khu phố 1A, 1B, 2A, 2B

77

 

77

UBND phường, NVH khu

Đi bộ

 

Hộ ngư dân khu Bến Do

315

 

315

NVH khu 6A, 6B, 6C

Ô tô

5

Phường Cẩm Thành

 

 

155

 

 

 

Tổ dân khu phố 1, 2A, 2B, 4A

102

 

102

Trụ sở UBND phường; Trường Tiểu học Phan Bội Châu; Nhà văn hóa khu 4A

Đi bộ

 

Khu phố 6, 7, 8

53

 

53

Nhà văn hóa khu 4B, khu 5

Ô tô

6

Phường Cẩm Bình.

 

 

250

 

 

 

Tổ 4, 5, 6,7 khu ven biển Diêm Thủy

90

 

90

Nhà sinh hoạt cộng đồng phường

Ô tô

 

Tổ 3, 4,5,6 khu phố Nam Tiến

65

 

65

Nhà văn hóa khu Nam Tiến

Ô tô

 

Tổ 5 khu ven biển phố Hòa Lạc

80

 

80

Nhà văn hóa khu Hòa Lạc

Ô tô

 

Khu vực tránh trú của các hộ nuôi trồng trên biển

15

 

15

Nhà sinh hoạt cộng đồng phường

Thuyền, Ô tô

7

Phường Cẩm Tây

 

 

120

 

 

 

Khu vực phía Tây đồi 908 khu Thống Nhất

40

 

40

NVH Khu Lê Lợi, Trường Tiểu học Hồ Tùng Mậu

Đi bộ

 

Khu vực dòng chảy lớn từ tổ 1 đến tổ 7 khu Thống Nhất

38

 

38

NVH Khu Thống Nhất, NVH Khu Hoà Bình

Đi bộ

 

Tổ 7, tổ 8 khu Lê Hồng Phong

42

 

42

NVH Khu Lê Hồng Phong

Đi bộ

8

Phường Cẩm Đông

 

 

128

 

 

 

Khu vực Đảo Ông Cụ

128

 

128

VP Công ty Đức Ngọc; Hang Vũng Đục

Thuyền, Ô tô

9

Phường Cẩm Sơn

 

 

787

 

 

 

Suối cầu B5-12 khu Thủy Sơn, Đông Sơn

213

 

213

NVH Khu Thuỷ Sơn, Văn phòng CT XD Hầm lò 1 - TKV

Ô tô

 

Vùng chân Núi Nhện khu Bắc Sơn 2

164

 

164

NVH Khu Bắc Sơn 2; Văn phòng CT đưa đón thợ mỏ - TKV; Trường Tiểu học Cẩm Sơn I

Ô tô

 

Suối cầu 2 khu Nam Sơn 1, Nam Sơn 2

410

 

410

NVH khu Nam Sơn 1, 2; Trường Tiểu học Cẩm Sơn 2; Trường Mầm non Cẩm Sơn; XN Vận tải xếp dỡ; CT Tây Nam Đá Mài

Ôtô

10

Phường Cẩm Phú

 

 

500

 

 

 

Tổ 58 khu 5; khu 1A, 1B

150

 

150

NVH khu 5, khu 1A, 1B

Đi bộ

 

Tổ 75, 76 khu 6B

150

 

150

NVH khu 6B

Đi bộ

 

Tổ 79, 81,82, 83 khu 7A

200

 

200

NVH Khu 7A, CT Xây lắp mỏ, CT Xây dựng Công nghiệp mỏ - Tổng CT Đông Bắc

Ôtô

11

Phường Cẩm Thịnh

 

 

100

 

 

 

Khu 1

40

 

40

Nhà văn hóa khu 1

Ô tô

 

Đồi c4 tại khu 4A, 4B

20

 

20

Nhà văn hóa khu 4A; 4B

Ô tô

 

Tổ 2 khu 7B

40

 

40

Nhà văn hóa khu 7B

Ô tô

12

Phường Cửa Ông

 

 

789

 

 

 

Dốc hai cột khu phố 2

120

 

120

Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

Đi bộ

 

Tổ 11 khu phố 2

330

 

330

Trường Tiểu học Trần Quốc Toản

Đi bộ

 

Khu phố 6

215

 

215

Trường THCS Cửa Ông

Ô tô

 

Khu 1 và khu 9A

124

 

124

Nhà khách đền Cửa Ông

Ô tô

13

Phường Mông Dương

 

 

749

 

 

 

Tổ 4 khu 4

52

 

52

Trạm y tế phường, NVH khu 4

Đi bộ

 

Tổ 1, 2 khu 8; Tổ 9 khu 8

318

 

318

NVH khu 8 và CT nhiệt điện Mông Dương

Ô tô

 

Tổ 1, 2, 6 khu 9

124

 

124

NVH khu 9, UBND phường

Ô tô

 

Tổ 1 khu 13

255

 

255

NVH khu 13, Trường Tiểu học Nguyễn Trãi

Ô tô

14

Xã Dương Huy

 

 

414

 

 

 

Thôn Khe Sim - Đá Bạc

112

 

112

Công ty than Quang Hanh

Đi bộ

 

Đập Cao Vân - Tha Cát

47

 

47

Trường Tiểu học Tha Cát

Đi bộ

 

Đập Lựng Do

173

 

173

Khu đồi cao xóm Đồng Găng

Đi bộ

 

Đập Ngăn bùn

52

 

52

Công ty than Quang Hanh

Đi bộ

 

Dọc tuyến cao tốc

30

 

30

Nhà văn hóa thôn

Đi bộ

15

Xã Cẩm Hải

 

 

120

 

 

 

Thôn 5

60

 

60

Trường Mầm non

Ô tô

 

Thôn 4

45

 

45

Trường Tiểu học

Ô tô

 

Thôn 3

15

 

15

Trường Trung học

Ô tô

16

Xã Cộng Hòa

 

 

65

 

 

 

Xóm Cặp thôn Lạch Cát

24

 

24

NVH thôn Lạch Cát

Ô tô

 

Xóm 4 thôn Khe

32

 

32

UBND xã

Đi bộ

 

Thôn Cái Tăn

9

 

9

NVH thôn Cái Tăn

Đi bộ

II

TP. Hạ Long

 

 

2.748

 

 

1

Phường Đại Yên

 

340

340

NVH khu Minh Khai; Quỳnh Trung

 

2

Phường Tuần Châu

 

220

220

Trụ sở Công ty TNHH Âu Lạc

Ô tô, xe máy

3

Phường Hùng Thắng

 

177

177

NVH 1,2,3; Trụ sở UBND phường Bãi Cháy.

Ô tô, xe máy

4

Phường Hà Khánh

 

331

331

NVH khu 1; 3; 4. Trụ sở UBND phường.

Ô tô, xe máy

5

Phường Hà Phong

 

95

95

NVH khu 4B, 2B, 3, 6B; UBND phường

Ô tô, xe máy

6

Phường Cao Xanh

 

1.200

1.200

NVH khu 1, 2A, 2B, 4B, 5, 6, 8; UBND phường

Ô tô, xe máy

7

TT.Trới

110

50

160

NVH Khu 2, Khu 4; Trụ sở UBND huyện

Ô tô, xe máy

8

Xã Thống Nhất

 

25

25

UBND xã; NVH thôn Đình, Xích Thổ, Thôn Chợ, Chân Đèo; Trường Mầm Non

Ô tô, xe máy

9

Xã Lê Lợi

 

200

200

UBND xã; NVH thôn Bằng Xăm, An Biên 1, An Biên 2, Tân Tiến

Ô tô, xe máy

III

TP. Uông Bí

 

 

4.605

 

 

 

Xã Điền Công

 

1.085

1.085

UBND xã Điền Công, nhà cao tầng, Trường học, trạm y tế. Các hộ thôn 3 lên phường Quang Trung

Ô tô, xe máy

 

Phường Phương Nam

 

1.650

1.650

UBND phường Phương Nam, Trường học

Ô tô, xe máy

 

Phường Yên Thanh

 

1.520

1.520

UBND phường Yên Thanh, nhà cao tầng, trường học

Ô tô, xe máy

 

Phường Quang Trung

 

350

350

UBND phường Quang Trung, nhà cao tầng, trường học

Ô tô, xe máy

IV

TP. Móng Cái

 

 

17.425

 

 

1

Phường Trần Phú

 

1.526

1.526

NVH khu, Trạm Y tế ,Trường Chu Văn An

Ô tô, xe máy

2

Phường Ka Long

 

569

569

Trụ sở cơ quan, Trường học, NVH khu, Nhà cao tầng

Ô tô, xe máy

3

Phường Hòa Lạc

 

335

335

Trụ sở cơ quan, Trường học, NVH khu, Nhà cao tầng

Ô tô, xe máy

4

Phường Hải Hòa

 

2.392

2.392

Lâm trường 27, A50, NVH khu,Trường Chu Văn An

Ô tô, xe máy

5

Phường Hải Yên

 

5.490

5.490

Nhà cao tầng, UBND phường, NHV khu

Ô tô, xe máy

6

Phường Ninh Dương

 

1.241

1.241

NVH khu, Trường học, Trụ sở, Nhà cao tầng

Ô tô, xe máy

7

Phường Trà Cổ

 

396

396

NVH khu, Trường học, Trụ sở, Nhà cao tầng

Ô tô, xe máy

8

Phường Bình Ngọc

 

260

260

NVH khu, Trường học, Trụ sở, Nhà cao tầng

Ô tô, xe máy

9

Xã Hải Xuân

 

756

756

NVH khu, Trường học, Trụ sở, Nhà cao tầng

Ô tô, xe máy

10

Xã Vạn Ninh

 

669

669

NVH khu, Trường học, Trụ sở, Nhà cao tầng

Ô tô, xe máy

11

Xã Hải Đông

 

1.011

1.011

NVH khu, Trường học, Trụ sở, Nhà cao tầng

Ô tô, xe máy

12

Xã Hải Tiến

 

917

917

NVH khu, Trường học, Trụ sở, Nhà cao tầng

Ô tô, xe máy

13

Xã Quảng Nghĩa

 

408

408

NVH khu, Trường học, Trụ sở, Nhà cao tầng

Ô tô, xe máy

14

Xã Bắc Sơn

 

270

270

NVH khu, Trường học, Trụ sở, Nhà cao tầng

Ô tô, xe máy

15

Xã Hải Sơn

 

342

342

NVH khu, Trường học, Trụ sở, Nhà cao tầng

Ô tô, xe máy

16

Xã Vĩnh Thực

 

444

444

NVH khu, Trường học, Trụ sở, Nhà cao tầng

Ô tô, xe máy

17

Xã Vĩnh Trung

 

399

399

NVH khu, Trường học, Trụ sở, Nhà cao tầng

Ô tô, xe máy

V

H.Hải Hà

 

 

5.889

 

 

1

Thị trấn Quảng Hà

 

1.042

1.042

Trường PTTH, NVH phố Nguyễn Du, Trần Bình Trọng, Hoàng Hoa Thám

Ô tô, xe máy

2

Xã Quảng Điền

 

250

250

Trường Tiểu học, THCS, NVH thôn 2,3,4

Ô tô, xe máy

3

Xã Quảng Phong

 

735

735

Trường tiểu học, NVH thôn

Ô tô, xe máy

4

Xã Quảng Minh

 

272

272

Trường tiểu học, NVH thôn, xã, Nhà cao tầng

Ô tô, xe máy

5

Xã Phú Hải

 

171

171

Trường PTTH Quảng Hà, Nhà cao tầng kiên cố

Ô tô, xe máy

6

Xã Quảng Thắng

 

851

851

Trường tiểu học, NVH thôn, Nhà cao tầng, kiên cố

Ô tô, xe máy

7

Xã Đường Hoa

 

174

174

Trường tiểu học, NVH thôn, Nhà cao tầng, kiên cố

Ô tô, xe máy

8

Xã Tiến Tới

 

2.298

2.298

UBND, Trường tiểu học, NVH thôn, Nhà cao tầng kiên cố

Ô tô, xe máy

9

Xã Quảng Sơn

 

96

96

Trường tiểu học xã Quảng Sơn, NVH thôn

Ô tô, xe máy

VI

Huyện Đầm Hà

 

 

1.870

 

 

1

Xã Đầm Hà

 

508

508

UBND, Trường THCS, THPT, NVH thôn, Nhà cao tầng kiên cố

Ô tô, xe máy

2

Thị trấn Đầm Hà

 

32

32

UBND, Trường THCS, THPT, NVH thôn, Nhà cao tầng kiên cố

Ô tô, xe máy

3

Xã Quảng Tân

 

49

49

UBND, Trường THCS, THPT, NVH thôn, Nhà cao tầng kiên cố

Ô tô, xe máy

4

Xã Tân Lập

 

457

457

UBND, Trường THCS, THPT, NVH thôn, Nhà cao tầng kiên cố

Ô tô, xe máy

5

Xã Đại Bình

 

263

263

UBND, Trường THCS, THPT, NVH thôn, Nhà cao tầng kiên cố

Ô tô, xe máy

6

Xã Dực Yên

 

47

47

UBND, Trường THCS, THPT, NVH thôn, Nhà cao tầng kiên cố

Ô tô, xe máy

7

Xã Tân Bình

 

417

417

UBND, Trường THCS, THPT, NVH thôn, Nhà cao tầng kiên cố

Ô tô, xe máy

8

Xã Quảng Lợi

 

97

97

UBND, Trường THCS, THPT, NVH thôn, Nhà cao tầng kiên cố

Ô tô, xe máy

VII

Huyện Vân Đồn

11.101

10.251

21.352

 

 

1

Xã Bản Sen

123

690

813

Trụ sở UBND xã; Trạm Hải Quân; Nhà VH thôn; Trường học

Ô tô, xe máy

2

Xã Quan Lạn

1.400

900

2.300

Trụ sở UBND xã; Trạm Biên phòng; Trường học, NVH thôn

Ô tô, xe máy

3

Xã Minh Châu

200

300

500

Trụ sở UBND xã; Trạm Biên phòng; Trường học, NVH thôn

Ô tô, xe máy

4

Xã Ngọc Vừng

109

636

745

Trụ sở UBND xã; Trạm Biên phòng; Trường học; Trụ sở Bộ đội đảo Ngọc Vừng

Ô tô, xe máy

5

Xã Thắng Lợi

292

700

992

Trụ sở UBND xã, Trường học,Trường học, NVH thôn

Xe máy

6

Xã Đông Xá

2.000

1.400

3.400

Trụ sở UBND xã, Trường học,Trường học, NVH thôn

Ô tô, xe máy

7

Xã Hạ Long

3.600

1.200

4.800

Trụ sở UBND xã, Trường học, Trường học, NVH thôn

Ô tô, xe máy

8

Xã Đoàn Kết

680

1.131

1.811

Trụ sở UBND xã, Trường học,Trường học, NVH thôn

Ô tô, xe máy

9

Xã Bình Dân

150

750

900

Trụ sở UBND xã, Trường học,Trường học, NVH thôn

Ô tô, xe máy

10

Xã Đài Xuyên

291

964

1.255

Trụ sở UBND xã, Trường học,Trường học, NVH thôn

Ô tô, xe máy

11

TT. Cái Rồng

2.100

737

2.837

Trụ sở UBND xã, Trường học,Trường học, NVH thôn

Ô tô, xe máy

12

Xã Vạn Yên

156

843

999

Trụ sở UBND xã, Trường học,Trường học, NVH thôn

Ô tô, xe máy

VIII

Thị xã Quảng Yên

 

7.692

50.347

 

 

1

Phường Nam Hòa

 

 

5.405

Trụ sở UBND xã; Trạm Y tế, Nhà Văn hóa thôn; Trường học, xã Tiền An

Ô tô, xe máy

2

Xã Cẩm La

 

 

4.483

Trụ sở UBND xã; Trạm Y tế, Nhà Văn hóa thôn; Trường học, xã Tiền An

Ô tô, xe máy

3

Phường Yên Hải

 

 

5.401

Trụ sở UBND xã; Trạm Y tế, Nhà Văn hóa thôn; Trường học, xã Tiền An

Ô tô, xe máy

4

Phường Phong Cốc

 

 

6.170

Trụ sở UBND xã; Trạm Y tế, Nhà Văn hóa thôn; Trường học, xã Hiệp Hòa

Ô tô, xe máy

5

Phường Phong Hải

 

 

8.260

Trụ sở UBND xã; Trạm Y tế, Nhà Văn hóa thôn; Trường học, xã Hiệp Hòa

Ô tô, xe máy

6

Xã Liên Hòa

 

2.420

8.066

Trụ sở UBND xã; Trạm Y tế, Nhà Văn hóa thôn; Trường học, Phường Cộng Hòa

Ô tô, xe máy

7

Xã Liên Vị

 

3.306

9.446

Trụ sở UBND xã; Trạm Y tế, Nhà Văn hóa thôn; Trường học, Phường Cộng Hòa

Ô tô, xe máy

8

Xã Tiền Phong

 

766

1.916

Trụ sở UBND xã; Trạm Y tế, Nhà Văn hóa thôn; Trường học, Phường Quảng Yên

Ô tô, xe máy

9

Phường Minh Thành

 

1.200

1.200

Trường PTCS, PTTH Đông Thành, Cao đẳng NL Đông Bắc, Trụ sở UBND, CT TL Yên Lập

Ô tô, xe máy

IX

Huyện Tiên Yên

 

3.344

3.344

 

 

1

Xã Đồng Rui

 

348

348

Trụ sở UBND xã; Nhà Văn hóa thôn; Trường học, Nhà cao tầng

Ô tô, xe máy

2

Xã Đông Hải

10 hộ

558

558

Trụ sở UBND xã; Nhà Văn hóa thôn; Trường học, Nhà cao tầng

Ô tô, xe máy

3

Xã Đông Ngũ

 

241

241

Trụ sở UBND xã; Nhà Văn hóa thôn; Trường học, Nhà cao tầng

Ô tô, xe máy

4

Thị trấn Tiên Yên

 

581

581

Trụ sở UBND xã; Nhà Văn hóa thôn; Trường học, Nhà cao tầng

Ô tô, xe máy

6

Xã Tiên Lãng

 

1.367

1.367

Trụ sở UBND xã; Nhà Văn hóa thôn; Trường học, Nhà cao tầng

Ô tô, xe máy

7

Xã Hải Lạng

 

249

249

Trụ sở UBND xã; Nhà Văn hóa thôn; Trường học, Nhà cao tầng

Ô tô, xe máy

X

Thị xã Đông Triều

 

 

5.340

 

 

1

Xã Bình Dương

150

250

400

Trường THPT Nguyễn Bình

Ô tô, xe máy

2

Xã Nguyễn Huệ

100

150

250

Trường TH, THCS xã

Ô tô, xe máy

3

Xã Thủy An

85

110

195

Trường TH, THCS xã, THPT

Ô tô, xe máy

4

Xã Việt Dân

120

130

250

Các trường học xã

Ô tô, xe máy

5

Xã Hồng Phong

170

210

380

Trường học xã, thôn Đoàn Xá 2

Ô tô, xe máy

6

Phường Đông Triều

45

95

140

Nhà văn hóa các khu

Ô tô, xe máy

7

Phường Hưng Đạo

125

145

270

Trường học của Phường

Ô tô, xe máy

8

Phường Đức Chính

75

105

180

Trường THPT Đông Triều

Ô tô, xe máy

9

Xã An Sinh

175

260

435

Trường học, nhà VH các thôn

Ô tô, xe máy

10

Xã Tràng Lương

105

125

230

Trường học, nhà VH các thôn

Ô tô, xe máy

11

Xã Bình Khê

180

270

450

Trường học, nhà VH các thôn

Ô tô, xe máy

12

Xã Tràng An

95

115

210

Trường học, nhà VH các thôn

Ô tô, xe máy

13

Xã Tân Việt

75

95

170

Trường học, nhà VH các thôn

Ô tô, xe máy

14

Phường Xuân Sơn

50

85

135

Trường học, nhà VH các thôn

Ô tô, xe máy

15

Phường Kim Sơn

95

135

230

Trường học, nhà VH các thôn

Ô tô, xe máy

16

Phường Mạo Khê

135

195

330

Trường học, nhà VH các thôn

Ô tô, xe máy

17

Xã Yên Tho

65

110

175

Trường học, nhà VH các thôn

Ô tô, xe máy

18

Xã Yên Đức

95

145

240

Trường học, nhà VH các thôn

Ô tô, xe máy

19

Xã Hoàng Quế

85

115

200

Trường học, nhà VH các thôn

Ô tô, xe máy

20

Xã Hồng Thái Tây

105

150

255

Trường học, nhà VH các thôn

Ô tô, xe máy

21

Xã Hồng Thái Đông

115

100

215

Trường học, nhà VH các thôn

Ô tô, xe máy

XI

Huyện Cô Tô

 

 

1.150

 

 

1

TT. Cô Tô

 

400

400

Trụ sở: UBND, BCH QS huyện, CA huyện. NVH thôn, Điểm trường; Nhà cao tầng, kiên cố

 

2

Xã Đồng Tiến

 

450

450

Xe điện, xe máy

3

Xã Thanh Lân

 

300

300

 

XII

Huyện Bình Liêu

 

553

 

 

 

1

Xã Hoành Mô

 

303

 

UBND xã, NVH thôn; Điểm trường; Nhà cao tầng, kiên cố

Ô tô, xe máy

2

Xã Đồng Văn

 

151

 

 

3

Xã Húc Động

 

59

 

 

4

Xã Đồng Tâm

 

40

 

 

XIII

Huyện Ba Chẽ

 

65

 

 

 

1

Xã Nam Sơn

 

21

 

UBND xã, NVH thôn; Điểm trường; Nhà cao tầng, kiên cố

 

2

Xã Đồn Đạc

 

25

 

Ô tô, xe máy

3

Xã Thanh Lâm

 

10

 

 

4

Thị trấn Ba Chẽ

 

9

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 02:

PHƯƠNG ÁN SƠ TÁN DÂN ỨNG PHÓ VỚI LŨ LỚN ĐỒNG BẰNG SÔNG HỒNG VÀ LŨ SÔNG BA CHẼ, TIÊN YÊN
(Kèm theo Quyết định số: 1248 /QĐ-UBND ngày 11/5/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh )

TT

Đơn vị/ vị trí cần di dời, sơ tán

Tổng số hộ cần di dời, sơ tán

Tổng số dân cần di dời, sơ tán

Số người

Thông tin di dời, sơ tán

 

Di dời tại chỗ

Sơ tán

Địa điểm

Quy mô

Mô tả

Ghi chú

1

Thị xã Đông Triều

2.616

7.586

7.586

 

 

 

1

Yên Đức

170

492

492

 

Trường học, nhà VH các thôn

 

2

Xuân Sơn

440

1.277

1.277

 

Trường học, nhà VH các thôn

 

3

Việt Dân

636

1.844

1.844

 

Các trường học, nhà văn hóa xã

 

4

Tràng An

82

239

239

 

Trường học, nhà VH các thôn

 

5

Thủy An

355

1.029

1.029

 

Trường TH, THCS xã, THPT

 

6

Mạo Khê

178

516

516

 

Trường học, Trụ sở cơ quan, nhà VH các thôn

 

7

Kim Sơn

537

1.558

1.558

 

Trường học, nhà VH các thôn

 

8

Hưng Đạo

29

84

84

 

Trường học, Nhà văn hóa phường

 

9

Hồng Phong

188

545

545

 

Trường học xã, thôn Đoàn Xá 2

 

2

Thành phố Uông Bí

1.988

5.366

5.366

 

 

 

1

Phương Nam

503

1.357

1.357

 

Trụ sở UBND phường, cơ quan,

 

2

Yên Thanh

349

942

942

 

nhà cao tầng, trường học, trạm y tế

 

3

Quang Trung

454

1.225

1.225

 

 

 

4

Trưng Vương

193

520

520

 

 

 

5

Nam Khê

490

1.322

1.322

 

 

 

3

Thị xã Quảng Yên

591

1.878

1.878

 

 

 

1

Liên Hòa

17

42

42

 

Trụ sở UBND phường, cơ quan, nhà cao tầng, trường học, trạm Y tế

 

2

Đông Mai

316

790

790

 

 

 

3

Yên Giang

18

45

45

 

 

 

4

Quảng Yên

240

1.000

1.000

 

 

 

4

Huyện Ba Chẽ

296

971

971

 

 

 

 

Thị trấn Ba Chẽ

218

698

698

 

Trụ sở UBND cơ quan, nhà cao tầng, trường học, trạm Y tế

 

 

Xã Nam Sơn

78

273

273

 

 

 

5

Huyện Tiên Yên

331

331

331

 

 

 

 

Thị trấn Tiên Yên

51

51

51

 

Trụ sở UBND cơ quan, nhà cao tầng, trường học, trạm Y tế

 

 

Xã Tiên Lãng

10

10

10

 

 

 

 

Xã Phong Dụ

270

270

270

 

 

 

 

Tổng số

5.821

16.132

16.132

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

PHỤ LỤC 03:

PHƯƠNG TIỆN VÀ NHÂN LỰC HUY ĐỘNG KHI CÓ BÃO, ÁP THẤP NHIỆT ĐỚI ĐỔ BỘ VÀO ĐỊA BÀN TỈNH
(Kèm theo Quyết định số 1248/QĐ-UBND ngày 11/5/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh)

TT

Địa phương

Sơ tán dân (người)

Lực lượng huy động (người)

Xe khách (chiếc)

Xe cơ giới (chiếc)

Tàu, xuồng (chiếc)

1

Thành phố Cẩm Phả

6.406

3.154

57

170

27

2

Huyện Hải Hà

5.889

711

10

33

10

3

Huyện Đầm Hà

1.870

1.392

12

106

123

4

Thị xã Quảng Yên

50.347

2.664

79

95

7

5

Thành phố Móng Cái

17.425

12.000

36

54

14

6

Huyện Cô Tô

1.150

300

20

15

5

7

Thành phố Hạ Long

2.748

2.083

35

83

30

8

Huyện Tiên Yên

3.344

1.766

32

136

321

9

Huyện Vân Đồn

21.352

1.776

12

205

111

10

Thành phố Uông Bí

4.605

1.039

25

33

12

 

Tổng

115.136

26.885

398

930

660

 

PHỤ LỤC 04:

NGUỒN LỰC,  VẬT TƯ PHƯƠNG TIỆN, TRANG THIẾT BỊ PCTT VÀ TKCN CỦA TỈNH NĂM 2022
(Kèm theo Quyết định số 1248 /QĐ-UBND ngày 11/5/2022 của UBND tỉnh Quảng Ninh )

TT

ĐỐI TƯỢNG

ĐVT

TỔNG CỘNG

TP. Hạ Long

TP. Móng Cái

TP. Cẩm Phả

TP. Uông Bí

TX. Quảng Yên

TX. Đông Triều

H. Vân Đồn

H. Tiên Yên

H. Đầm Hà

H. Hải Hà

H. Cô Tô

H. Bình Liêu

H. Ba Chẽ

Biên Phòng tỉnh

Công an tỉnh

BCH Quân sự tỉnh

Sở NN và PTNT

I

Vật tư

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Đá hộc

m3

13.828

 

54

170

2.200

9.727

1.106

 

276

50

 

95

 

 

150

 

 

 

2

Đá dăm, sỏi

m3

3.476

 

496

240

-

1.940

500

 

 

50

 

 

 

 

250

 

 

 

3

Cát

m3

8.303

 

940

395

1.000

5.088

500

 

 

30

 

 

 

 

350

 

 

 

4

Đất

m3

10.345

 

-

455

 

6.740

2.500

 

 

150

 

 

 

 

500

 

 

 

5

Rọ Thép

cái

3.608

50

20

265

 

2.610

163

 

115

 

 

120

160

 

50

 

 

55

6

Bao Tải

chiếc

248.483

6.360

9.000

4.800

9.100

6.340

38.188

 

23.500

5.350

9.000

5.100

 

2.000

100

 

16.500

113.145

7

Vải bạt chống sóng

m2

64.290

5.090

2.000

5.090

540

1.500

750

 

2.020

600

8.000

700

 

 

200

 

 

37.800

8

Vải lọc

m2

5.550

 

 

 

 

 

1.975

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.575

9

Tôn lợp

m2

20.380

 

 

1.830

 

18.300

200

 

 

 

 

 

 

 

50

 

 

 

10

Các vật tư khác

 

17.258

1.000

 

 

 

 

3.770

 

5.988

6.500

 

 

 

 

 

 

 

 

II

Trang thiết bị

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Nhà bạt cứu sinh

cái

479

56

16

25

12

34

6

5

26

28

35

19

19

13

15

15

137

18

2

Phao áo cứu sinh

cái

15.826

1.450

217

180

930

600

350

1.000

514

505

350

500

402

130

1.650

823

4.911

1.314

3

Phao tròn cứu sinh

cái

17.950

1.353

500

395

715

700

450

1.400

1.055

325

700

400

368

195

900

450

7.204

840

4

Phao bè

cái

346

35

14

20

2

17

2

16

7

12

5

20

2

5

50

 

137

2

5

Xuồng cao su

cái

51

 

2

5

 

 

 

 

7

 

 

 

 

 

 

5

32

 

6

Máy phát điện

cái

189

13

16

12

-

21

44

15

12

 

18

3

1

9

1

3

21

 

7

Máy bơm nước

cái

13

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

5

7

1

8

Máy thổi gió

cái

14

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

14

 

9

Máy chữa cháy

cái

69

66

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3

 

10

Thiết bị khoan cắt

cái

1

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

 

11

Áo mưa chuyên dụng

cái

3.743

694

183

710

165

1.405

260

35

-

 

35

 

56

 

200

-

 

 

12

Flycam

cái

7

 

 

-

 

5

-

 

-

1

 

 

 

 

 

-

1

 

13

Loa cầm tay

cái

302

58

 

52

 

80

22

5

2

3

1

 

3

12

10

37

17

 

14

Dây thừng

m

34.725

2.220

 

2.480

200

21.400

2.625

 

1.800

100

200

200

 

700

1.200

 

1.600

 

15

Máy Icom

cái

44

 

 

10

 

1

-

 

-

1

 

 

 

 

17

 

15

 

16

Các trang thiết bị khác

 

3.336

2.388

 

460

 

 

-

50

-

 

150

64

187

 

36

 

 

1

III

Phương tiện

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1

Xe cứu hộ các loại

chiếc

57

7

 

23

 

15

5

 

-

 

 

 

 

 

-

7

 

 

2

Xe chữa cháy

chiếc

55

5

 

3

5

12

1

2

-

 

2

1

 

 

-

24

 

 

3

Ca nô, Tàu, thuyền cứu nạn

chiếc

146

6

3

3

5

7

6

11

1

3

5

5

 

7

12

33

37

2

4

Ôtô có thể huy động

cái

2.094

84

39

381

-

876

172

127

131

11

64

20

55

14

18

79

23

 

5

Xe 45 chỗ

cái

144

24

17

48

36

3

8

 

5

2

 

 

1

 

-

-

 

 

6

Xe 25-29 chỗ

cái

368

46

25

61

25

83

17

3

66

9

10

 

13

 

2

7

1

 

7

Xe 16 chỗ

cái

278

48

40

65

 

61

17

9

14

 

8

 

8

 

2

4

2

 

8

Xe 4-7 chỗ

cái

1.481

98

211

207

 

729

41

5

20

10

25

 

33

 

14

68

20

 

9

Ôtô tải có thể huy động

cài

1.226

112

111

151

32

286

163

110

110

80

21

5

39

 

2

 

4

 

10

Xe máy (ủi, xúc) có thể huy động

cái

449

26

39

56

12

106

79

35

38

19

13

2

14

10

 

 

 

 

11

Xe cứu thương

cái

38

2

 

5

4

2

4

1

3

3

3

 

5

2

1

2

1

 

IV

Nhân lực

 

56.915

9.598

4.119

5.111

4.134

10.968

6.095

1.720

1.743

5.078

1.726

487

2.589

2.499

50

500

478

20

1

Quân đội (tỉnh đội, huyện đội)

người

5.120

1.183

88

35

277

1.500

665

482

50

65

260

27

74

74

 

 

340

 

2

Bộ đội biên phòng

người

500

100

150

25

-

20

-

30

-

25

30

40

30

-

50

 

 

 

3

Công an

người

2.340

370

77

138

70

320

150

105

50

224

29

35

136

136

 

500

 

 

4

Y tế

người

1.316

224

43

81

94

244

112

24

44

178

18

14

109

131

 

 

 

 

5

Thanh niên tình nguyện

người

4.095

630

251

565

366

370

293

160

280

399

200

40

214

327

 

 

 

 

6

Doanh nghiệp huy động

người

6.836

679

84

1.322

1.025

2.350

750

200

44

56

150

5

64

107

 

 

 

 

7

Hội chữ thập đỏ

người

1.298

70

57

281

-

201

251

12

2

152

16

4

114

-

 

 

138

 

8

Dân quân tự vệ

người

7.604

1.325

267

799

1.826

720

799

150

220

543

370

92

124

369

 

 

 

 

9

Hội phụ nữ

người

2.792

315

51

486

30

318

740

12

140

397

16

4

114

169

 

 

 

 

10

Lực lượng xung kích

người

3.934

279

63

216

147

1.410

789

120

280

60

160

50

260

100

 

 

 

 

11

Hội nông dân, đoàn thể khác

người

7.870

694

1.833

475

87

1.206

420

15

200

2.627

50

10

233

20

 

 

 

 

12

Thành viên Ban chỉ huy, Văn phòng TT

người

506

67

50

36

33

45

29

35

44

37

34

38

31

27

 

 

 

 

13

Cán bộ công nhân viên chức

người

6.055

1.854

213

84

63

563

452

262

266

84

284

25

996

889

 

 

 

20

14

Lực lượng quản lý đê chuyên trách

người

13

9

-

-

-

4

-

-

-

-

-

-

-

-

 

 

 

 

15

Lực lượng quản lý đê nhân dân

người

255

33

42

55

16

17

16

13

23

28

9

3

-

-

 

 

 

 

16

Lực lượng khác

người

6.381

1.766

850

513

100

1.680

629

100

100

203

100

100

90

150

 

 

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1248/QĐ-UBND năm 2022 về Phương án ứng phó thiên tai theo cấp độ rủi ro thiên tai trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

  • Số hiệu: 1248/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 11/05/2022
  • Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ninh
  • Người ký: Phạm Văn Thành
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: Kiểm tra
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản