Hệ thống pháp luật
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...
Đang tải nội dung, vui lòng chờ giây lát...

UỶ BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐIỆN BIÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1240/QĐ-UBND

Điện Biên, ngày 12 tháng 12 năm 2011

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC CÔNG BỐ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI ÁP DỤNG CHUNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH ĐIỆN BIÊN

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số: 63/2010/NĐ-CP ngày 08 tháng 6 năm 2010 của Chính phủ về kiểm soát thủ tục hành chính;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội và Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Công bố kèm theo Quyết định này thủ tục hành chính mới áp dụng chung tại cấp huyện trên địa bàn tỉnh Điện Biên (có danh mục và nội dung cụ thể kèm theo).

Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.

Điều 3. Chánh Văn phòng Ủy ban nhân dân tỉnh, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; Thủ trưởng các ngành liên quan; UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh; UBND các xã, phường, thị trấn; các tổ chức, cá nhân liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 

 

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Lê Thành Đô

 

DANH MỤC VÀ NỘI DUNG CỤ THỂ THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI BAN HÀNH ÁP DỤNG CHUNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

(Ban hành kèm theo Quyết định số: 1240/QĐ-UBND ngày 12 tháng 12 năm 2011 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Điện Biên)

Phần 1. DANH MỤC THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI ÁP DỤNG CHUNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

STT

Tên thủ tục hành chính

I. Lĩnh vực bảo trợ xã hội

1

Trợ cấp hàng tháng đối với người cao tuổi

2

Điều chỉnh mức trợ cấp hàng tháng đối với người cao tuổi

3

Thôi hưởng trợ cấp hàng tháng đối với người cao tuổi không còn đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

4

Trợ cấp xã hội hàng tháng khi người cao tuổi thay đổi nơi cư trú

5

Trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi đủ điều kiện tiếp nhận vào sống trong cơ sở bảo trợ xã hội nhưng có người nhnaj chăm sóc tại cộng đồng

6

Hỗ trợ chi phí mai táng đối với người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

7

Tiếp nhận người cao tuổi vào nuôi dưỡng, chăm sóc trong cơ sở bảo trợ xã hội

8

Cấp Giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng Lao động Thương binh và xã hội

9

Cấp lại và điều chỉnh Giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng Lao động Thương binh và xã hội

II. Lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội

1

Miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp sau cai nghiện tại Trung tâm

2

Hoãn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp sau cai nghiện tại Trung tâm

 

Phần 2. NỘI DUNG CỤ THỂ CỦA TỪNG THỦ TỤC HÀNH CHÍNH MỚI ÁP DỤNG TẠI CẤP HUYỆN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐIỆN BIÊN

I. LĨNH VỰC BẢO TRỢ XÃ HỘI

1. Trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ kèm văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hàng tháng đối với người cao tuổi đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện thị xã, thành phố (gọi tắt là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện) để xem xét, giải quyết. Công chức tiếp nhận thẩm tra sơ bộ hồ sơ, trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì thụ lý giải quyết; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, đầy đủ thì trả lại, nói rõ lý do hoặc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

Bước 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) Quyết định trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi.

Bước 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ký Quyết định trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi.

Bước 4. Phòng Lao động - TB&XH tiếp nhận quyết định từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành thực hiện chi trả chế độ.

- Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Phòng Lao động- Thương binh và Xã hội huyện.

- Thành phần hồ sơ:

1. Hồ sơ của người đề nghị hưởng trợ cấp:

- Tờ khai thông tin của người cao tuổi có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã (theo Mẫu số 01);

- Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao sổ hộ khẩu;

- Biên bản của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã;

- Bản sao Quyết định của cơ sở bảo trợ xã hội về việc chuyển người cao tuổi về gia đình hoặc nhà xã hội đối với trường hợp người cao tuổi sống trong cơ sở bảo trợ xã hội được chuyển về địa phương;

2. Văn bản đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi, có xác nhận của UBND cấp xã.

- Số lượng hồ sơ:

01 bộ

- Thời hạn giải quyết:

10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Phòng Lao động - TB & Xã hội huyện

- Kết quả thực hiệ thủ tục hành chính:

Quyết định hành chính

- Lệ phí (nếu có):

Không

-Tên mẫu đơn,mẫu tờ khai(nếu có đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục):

Không

- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi;

- Điều 1, Điều 2 Thông tư 17/2011/TT- BLĐTBXH ngày 19/5/2011 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội quy định hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ mai táng phí và tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội.

 

Mẫu số 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 5 năm 2011)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

TỜ KHAI THÔNG TIN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

Phần I

CÁ NHÂN NGƯỜI CAO TUỔI VÀ GIA ĐÌNH

1. Họ và tên (Viết chữ in hoa): .............................................................................. ......

2. Sinh ngày ..... tháng .....năm ............. .......................... 3. Giới tính: ......................

4. Nơi đăng ký thường trú hiện nay: ..................................................................... ......

......................................................................................................................................

5. Nơi sinh: ...................................................................... 6. Dân tộc: ................. .......

6. Đang hưởng chế độ nào sau đây:

Loại hình

Mức/tháng (1000 đ)

6.1. Đang hưởng lương hưu hằng tháng

 

6.2. Trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng

 

6.3. Trợ cấp ưu đãi người có công hằng tháng

 

6.4. Trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng

 

6.5. Các khoản trợ cấp, phụ cấp hằng tháng khác

 

7. Thuộc hộ gia đình nghèo hay không nghèo: …………………………………………

8. Quá trình hoạt động của bản thân:

Từ tháng/năm đến tháng/năm

Làm gì

Ở đâu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Họ và tên vợ hoặc chồng và người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng (Ghi rõ họ và tên, tuổi, chỗ ở, nghề nghiệp, sức khỏe, điều kiện kinh tế của từng người):

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

10. Các loại giấy tờ kèm theo Tờ khai này (nếu có, ghi cụ thể):

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai man tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 

 

Ngày....... tháng ....... năm 20...

(Người khai ký, gi rõ họ tên)

 

Phần II

KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT TRỢ CẤP XÃ HỘI CẤP XÃ

Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội xã/phườngthị trấn: .. ... . . . . . . . . .. .. . đã xem xét hồ sơ, xác minh thông tin cá nhân của .. .. .. . . .. . . .. . . . . . . . . . .. và họp ngày .. . .. .. tháng .. .. . năm . . . . thống nhất kết luận về thông tin của Ông (bà) khai như sau:

1. Về kê khai thông tin của người cao tuổi: (đầy đủ, chính xác, còn thiếu, giấy tờ bổ sung...):

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

2. Kết luận ông (bà) ………………….. thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi là người …………………………………………….

 

 

Xác nhận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã

Ngày ..... tháng ..... năm 20...

Xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường

 

2. Điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Khi người cao tuổi có thay đổi về hoàn cảnh dẫn đến thay đổi mức trợ cấp hằng tháng, Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã có trách nhiệm xác minh, thẩm tra, kết luận, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký văn bản đề nghị thay đổi mức trợ cấp hàng tháng đối với người cao tuổi và gửi đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện thị xã, thành phố (gọi tắt là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện) để xem xét, giải quyết. Công chức tiếp nhận thẩm tra sơ bộ hồ sơ, trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì thụ lý giải quyết; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, đầy đủ thì trả lại, nói rõ lý do hoặc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

Bước 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi.

Bước 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ký Quyết định điều chỉnh mức trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi.

Bước 4. Phòng Lao động - TB&XH tiếp nhận quyết định từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành thực hiện chi trả chế độ.

-Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện.

- Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị thay đổi mức trợ cấp hàng tháng.

- Số lượng hồ sơ:

01 bộ

- Thời hạn giải quyết:

10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Phòng Lao động - TB & Xã hội huyện

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định hành chính

- Lệ phí (nếu có):

Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có đề nghị đính kèm nay sau thủ tục):

Không

- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi;

- Điều 3 Thông tư 17/2011/TT-BLĐTBXH ngày 19/5/2011 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội quy định hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ mai táng phí và tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội.

 

3. Thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi không còn đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Định kỳ hằng tháng Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã có trách nhiệm rà soát danh sách người cao tuổi đang nhận trợ cấp và nếu có trường hợp không còn đủ điều kiện hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng thì xác minh, thẩm tra, kết luận, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ký văn bản đề nghị thôi hưởng trợ cấp hàng tháng và gửi đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện thị xã, thành phố (gọi tắt là Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội huyện) để xem xét, giải quyết. Công chức tiếp nhận thẩm tra sơ bộ hồ sơ, trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì thụ lý giải quyết; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, đầy đủ thì trả lại, nói rõ lý do hoặc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

Bước 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi.

Bước 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ký Quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi.

Bước 4. Phòng Lao động - TB&XH gửi Quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng về UBND cấp xã đề nghị và gửi cho người được hưởng trợ cấp

- Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện

- Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng.

- Số lượng hồ sơ:

01 bộ

- Thời hạn giải quyết:

10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực  hiện thủ  tục hành chính:

Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Phòng Lao động - TB & Xã hội huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định hành chính

- Lệ phí (nếu có):

Không

- Tên mẫu đơn, mẫu  tờ khai (nếu có đề nghị đính kèm nay sau thủ tục):

Không

- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi;

- Điều 4 Thông tư 17/2011/TT- BLĐTBXH ngày 19/5/2011 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội quy định hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ mai táng phí và tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội.

 

4. Trợ cấp xã hội hàng tháng khi người cao tuổi thay đổi nơi cư trú

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Khi người cao tuổi đang nhận trợ cấp xã hội hằng tháng thay đổi nơi cư trú, Ủy ban nhân dân cấp xã gửi văn bản đề nghị đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện thị xã, thành phố (gọi tắt là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện) để xem xét, giải quyết. Công chức tiếp nhận thẩm tra sơ bộ hồ sơ, trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì thụ lý giải quyết; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, đầy đủ thì trả lại, nói rõ lý do hoặc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

Bước 2. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm:

- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định chi trả trợ cấp xã hội hằng tháng từ nơi ở cũ sang nơi ở mới trong trường hợp người cao tuổi đang nhận trợ cấp xã hội hằng tháng chuyển từ xã, phường, thị trấn này sang xã, phường, thị trấn khác trong cùng cấp huyện.

- Trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng Quyết định thôi hưởng trợ cấp và có giấy giới thiệu, kèm theo hồ sơ để người cao tuổi đến làm thủ tục nhận trợ cấp xã hội hằng tháng tại nơi ở mới.

Bước 3. Chuyển kết quả về UBND cấp xã đề nghị để trả cho người đề nghị.

- Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Phòng Lao động -Thương binh và xã hội huyện.

- Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng khi người cao tuổi thay đổi nơi cư trú.

- Số lượng hồ sơ:

01 bộ

- Thời hạn giải quyết:

10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Phòng Lao động - TB & Xã hội huyện

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định thôi hưởng trợ cấp;

- Giấy giới thiệu, kèm theo hồ sơ hưởng trợ cấp xã hội.

- Lệ phí (nếu có):

Không

- Tên  mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có  đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục):

Không

- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi;

- Điều 5 Thông tư 17/2011/TT- BLĐTBXH ngày 19/5/2011 của Bộ Lao động – Thương binh & Xã hội quy định hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ mai táng phí và tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội.

 

5. Trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi đủ điều kiện tiếp nhận vào sống trong cơ sở bảo trợ nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ kèm văn bản đề nghị hưởng trợ cấp hàng tháng đối với người cao tuổi đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội nhưng có người nhận chăm sóc tại cộng đồng đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành (gọi tắt là Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện) để xem xét, giải quyết. Công chức tiếp nhận thẩm tra sơ bộ hồ sơ, trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì thụ lý giải quyết; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, đầy đủ thì trả lại, nói rõ lý do hoặc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

Bước 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị của cấp xã, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (sau đây gọi là cấp huyện) Quyết định trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi.

Bước 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ký Quyết định trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi.

Bước 4. Phòng Lao động TB&XH tiếp nhận quyết định từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành thực hiện chi trả chế độ.

- Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện.

- Thành phần hồ sơ:

1. Hồ sơ của người đề nghị hưởng trợ cấp:

- Tờ khai thông tin của người cao tuổi có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã - Mẫu số 01 ban hành kèm theo Thông tư 17/2011/TT-BLĐTBXH);

- Bản sao chứng minh thư nhân dân hoặc bản sao sổ hộ khẩu;

- Biên bản của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã;

- Bản sao Quyết định của cơ sở bảo trợ xã hội về việc chuyển người cao tuổi về gia đình hoặc nhà xã hội đối với trường hợp người cao tuổi sống trong cơ sở bảo trợ xã hội được chuyển về địa phương (nếu có);

- Đơn của người nhận chăm sóc người cao tuổi có ý kiến đồng ý của người cao tuổi hoặc người giám hộ người cao tuổi (Mẫu số 02 ban hành kèm theo Thông tư 17/2011/TT-BLĐTBXH);

- Sơ yếu lý lịch của người nhận chăm sóc có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

2.Văn bản đề nghị trợ cấp xã hội hàng tháng đối với người cao tuổi, có xác nhận của UBND cấp xã.

- Số lượng hồ sơ:

01 bộ

- Thời hạn giải quyết:

10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Phòng Lao động - TB & Xã hội huyện

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

- Quyết định hành chính

- Lệ phí (nếu có):

Không

- Tên mẫu đơn,  mẫu tờ khai (nếu có đề nghị đính kèm ngay sau  thủ tục):

- Tờ khai thông tin của người cao tuổi có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã -Mẫu số 01 ;

- Đơn của người nhận chăm sóc người cao tuổi có ý kiến đồng ý của người cao tuổi hoặc người giám hộ người cao tuổi - Mẫu số 02.

- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Người nhận chăm sóc người cao tuổi đủ điều kiện tiếp nhận vào sống trong cơ sở bảo trợ xã hội phải đủ điều kiện sau:

- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

- Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;

- Có sức khoẻ và kỹ năng để chăm sóc người cao tuổi;

- Có chỗ ở ổn định;

- Không thuộc diện hộ nghèo.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Điều 6, Điều 7 Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi;

- Thông tư 17/2011/TT- BLĐTBXH ngày 19/5/2011 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội quy định hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ mai táng phí và tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội.

 

MẪU SỐ 01

(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 5 năm 2011)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

-------------------------------

TỜ KHAI THÔNG TIN CỦA NGƯỜI CAO TUỔI

Phần I

CÁ NHÂN NGƯỜI CAO TUỔI VÀ GIA ĐÌNH

1. Họ và tên (Viết chữ in hoa):..................................................................................

2. Sinh ngày … tháng … năm …………………     3. Giới tính: ... ..............................

4. Nơi đăng ký thường trú hiện nay: .........................................................................

...................................................................................................................................

5. Nơi sinh: …………………………………………… 6. Dân tộc:.................................

6. Đang hưởng chế độ nào sau đây:

Loại hình

Mức/tháng (1000đ)

6.1. Đang hưởng lương hưu hằng tháng

 

6.2. Trợ cấp bảo hiểm xã hội hằng tháng

 

6.3. Trợ cấp ưu đãi người có công hằng tháng

 

6.4. Trợ cấp bảo trợ xã hội hằng tháng

 

6.5. Các khoản trợ cấp, phụ cấp hằng tháng khác

 

7. Thuộc hộ gia đình nghèo hay không nghèo:..........................................................

8. Quá trình hoạt động của bản thân:

Từ tháng/năm đến tháng/năm

Làm gì

Ở đâu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

9. Họ và tên vợ hoặc chồng và người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng (Ghi rõ họ và tên, tuổi, chỗ ở, nghề nghiệp, sức khoẻ, điều kiện kinh tế của từng người):

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

10. Các loại giấy tờ kèm theo Tờ khai này (nếu có, ghi cụ thể):

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

Tôi xin cam đoan những lời khai trên là đúng sự thực, nếu có điều gì khai man tôi xin chịu trách nhiệm hoàn toàn.

 

 

Ngày … tháng … năm 20…

(Người khai ký, ghi rõ họ tên)

 

Phần II

KẾT LUẬN CỦA HỘI ĐỒNG XÉT DUYỆT TRỢ CẤP XÃ HỘI CẤP XÃ

Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội xã/phường thị trấn:.............................................. đã xem xét hồ sơ, xác minh thông tin cá nhân của ................................................... và họp ngày … tháng … năm … thống nhất kết luận về thông tin của Ông (bà) khai như sau:

1. Về kê khai thông tin của người cao tuổi: (đầy đủ, chính xác, còn thiếu, giấy tờ bổ sung…):

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

2. Kết luận ông (bà) …………………………………….. thuộc diện hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng đối với người cao tuổi là người ............................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

...................................................................................................................................

 

 

Xác nhận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã

Ngày … tháng … năm 20…

Xác nhận của Chủ tịch UBND xã, phường

 

MẪU SỐ 02

(Ban hành kèm theo Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 5 năm 2011)

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
-------------------------

 

ĐƠN NHẬN CHĂM SÓC NGƯỜI CAO TUỔI

Kính gửi:

- Ủy ban nhân dân xã (phường, thị trấn) …………............
- Ủy ban nhân dân huyện (quận, thị xã, thành phố)…........

 

Tên tôi là: ……………………………………sinh năm...................................................

hiện đang cư trú tại (ghi rõ địa chỉ)..............................................................................

.....................................................................................................................................

Bản thân và gia đình có đủ điều kiện nhận chăm sóc người cao tuổi theo quy định tại Điều 7 Thông tư số 17/2011/TT-BLĐTBXH ngày 19 tháng 5 năm 2011 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về quy định hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hằng tháng, hỗ trợ chi phí mai táng và tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội và các quy định  của pháp luật có liên quan khác. Đồng thời ông (bà)………………………. là người cao tuổi thuộc diện nuôi được nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội, nhưng có nguyện vọng được sống tại cộng đồng do tôi chăm sóc.

Vậy tôi làm đơn này đề nghị cho tôi được nhận nuôi dưỡng, chăm sóc ông (bà)………..và đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện/thị xã/thành phố……………………………. xem xét trợ cấp xã hội hằng tháng cho ông (bà)………………………….. theo quy định.

Tôi xin cam kết thực hiện đầy đủ nghĩa vụ chăm sóc nuôi dưỡng người cao tuổi theo quy định hiện hành của Nhà nước.

 

 

Ngày … tháng … năm 20…
Người viết đơn
(Ký, ghi rõ họ tên)

Ngày … tháng … năm 20…

Ý kiến của người cao tuổi
(Ghi rõ ý kiến đồng ý, ký và ghi họ tên)

Ngày … tháng … năm 20…

Xác nhận của UBND cấp xã

Ủy ban nhân dân ………… xác nhận đơn trên là đúng và ông/bà ……………. có đầy đủ điều kiện để nhận nuôi dưỡng, chăm sóc người cao tuổi theo quy định, đề nghị Chủ tịch UBND huyện xem xét đơn để trợ cấp xã hội cho đối tượng theo quy định.

TM. UBND xã
(ký tên, đóng dấu)

 

6. Hỗ trợ mai táng phí đối với người cao tuổi đang hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ kèm văn bản đề nghị thôi hưởng trợ cấp xã hội hàng tháng và hỗ trợ chi phí mai táng đối với người cao tuổi đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là Phòng Lao động -Thương binh và xã hội huyện) để xem xét, giải quyết. Công chức tiếp nhận thẩm tra sơ bộ hồ sơ, trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì thụ lý giải quyết; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, đầy đủ thì trả lại, nói rõ lý do hoặc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

Bước 2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cấp xã gửi, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng và hỗ trợ chi phí mai táng đối với người cao tuổi.

Bước 3. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ký Quyết định thôi hưởng trợ cấp xã hội hằng tháng và hỗ trợ chi phí mai táng đối với người cao tuổi.

Bước 4. Phòng Lao động - TB&XH tiếp nhận quyết định từ Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện và gửi đến Ủy ban nhân dân cấp xã để tiến hành thực hiện chi trả chế độ.

- Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện.

- Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị của UBND cấp xã;

- Đơn của gia đình, cá nhân hoặc văn bản đề nghị của tổ chức thực hiện mai táng người cao tuổi bị chết;

- Bản sao giấy chứng tử.

- Số lượng hồ sơ:

01 bộ

- Thời hạn giải quyết:

05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Phòng Lao động - TB & Xã hội huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định hành chính

- Lệ phí (nếu có):

Không

- Tên  mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có   đề  nghị đính kèm ngay sau thủ tục):

Không

- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

Không

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi;

- Điều 8 Thông tư 17/2011/TT- BLĐTBXH ngày 19/5/2011 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội quy định hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ mai táng phí và tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội.

 

7. Tiếp nhận người cao tuổi vào nuôi dưỡng, chăm sóc trong cơ sở bảo trợ xã hội

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Ủy ban nhân dân cấp xã gửi hồ sơ kèm văn bản đề nghị tiếp nhận người cao tuổi vào nuôi dưỡng trong cơ sở bảo trợ xã hội đến Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện) để xem xét, giải quyết. Công chức tiếp nhận thẩm tra sơ bộ hồ sơ, trường hợp hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì thụ lý giải quyết; trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, đầy đủ thì trả lại, nói rõ lý do hoặc hướng dẫn hoàn thiện hồ sơ.

Bước 2. Trong thời hạn 07 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do cấp xã gửi, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm thẩm định, trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện Quyết định tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội đối với trường hợp cơ sở bảo trợ xã hội thuộc cấp huyện quản lý, hoặc có văn bản đề nghị Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội do cấp tỉnh quản lý.

Trường hợp không đủ điều kiện tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội thì Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải trả lời bằng văn bản về lý do không tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội.

Bước 3. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ do Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trình, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có trách nhiệm ký Quyết định tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội đối với trường hợp tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội thuộc cấp huyện quản lý, hoặc ký văn bản đề nghị Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội do cấp tỉnh quản lý.

Bước 4. Phòng Lao động TB - &XH gửi quyết định hoặc đến các cơ quan liên quan, UBND cấp xã để trao cho cá nhân và tổ chức đưa người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội.

- Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện.

- Thành phần hồ sơ:

- Đơn của người cao tuổi hoặc gia đình, người thân, người giám hộ;

- Sơ yếu lý lịch của người cao tuổi có xác nhận của Ủy ban nhân dân cấp xã;

- Biên bản kết luận của Hội đồng xét duyệt trợ cấp xã hội cấp xã;

- Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã.

- Quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện đối với trường hợp tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội thuộc cấp huyện quản lý;

- Văn bản đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện gửi Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường hợp đề nghị tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội thuộc cấp tỉnh quản lý;

- Quyết định tiếp nhận của Giám đốc Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đối với trường hợp tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội thuộc cấp tỉnh quản lý.

- Giấy tờ liên quan khác (nếu có).

- Số lượng hồ sơ:

01 bộ

- Thời hạn giải quyết:

10 ngày làm việc đối với cấp huyện và 17 ngày đối với cấp tỉnh, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Phòng Lao động - TB & Xã hội huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định hành chính

- Lệ phí (nếu có):

Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có đề nghị đính kèm nay sau thủ tục):

Không

- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Người cao tuổi thuộc hộ gia đình nghèo không có người có nghĩa vụ và quyền phụng dưỡng, không có điều kiện sống ở cộng đồng, có nguyện vọng và được tiếp nhận vào cơ sở bảo trợ xã hội.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi;

- Các Điều 9, 10, 11 Thông tư 17/2011/TT- BLĐTBXH ngày 19/5/2011 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội quy định hồ sơ, thủ tục thực hiện trợ cấp xã hội hàng tháng, hỗ trợ mai táng phí và tiếp nhận người cao tuổi vào cơ sở bảo trợ xã hội.

 

8. Cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng Lao động - Thương binh và xã hội

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Cơ sở chăm sóc người cao tuổi chuẩn bị hồ sơ theo quy định nộp trực tiếp tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện). Công chức tiếp nhận kiểm tra sơ bộ hồ sơ, nếu đầy đủ và hợp lệ thì thụ lý giải quyết. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì thời hạn 3 ngày làm việc, Phòng Lao động - TB & XH phải thông báo cho cơ sở biết để hoàn thiện hồ sơ.

Bước 2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp giấy phép hoạt động. Trường hợp cơ sở xin cấp giấy phép hoạt động không đủ điều kiện để cấp giấy phép thì trong thời hạn 5 ngày làm việc, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải thông báo cho cơ sở lý do không đủ điều kiện cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi.

Bước 3. Phòng Lao động - Thương binh & Xã hội trả Giấy phép cho cơ sở có yêu cầu

- Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện.

- Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị cấp giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi của cơ sở;

- Bản sao quyết định thành lập hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh của tổ chức, cá nhân thành lập cơ sở.

- Các giấy tờ chứng minh đủ điều kiện theo quy định tại Điều 9 Nghị định 06/2011/NĐ-CP

- Số lượng hồ sơ:

01 bộ

- Thời hạn giải quyết:

10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Phòng Lao động - TB & Xã hội huyện

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép

- Lệ phí (nếu có):

Không

- Tên mẫu đơn, mẫu  tờ khai (nếu có đề nghị đính kèm ngay sau thủ tục):

Không

- Yêu  cầu, điều kiện để  thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Đã được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;

- Người đứng đầu cơ sở phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 06/2011/NĐ-CP. Cụ thể phải bảo đảm điều kiện sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;

+ Có sức khỏe và kỹ năng để chăm sóc người cao tuổi.

- Có nhân viên trực tiếp tư vấn, chăm sóc người cao tuổi đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 06/2011/NĐ-CP. Cụ thể phải bảo đảm điều kiện sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;

+ Có sức khỏe và kỹ năng để chăm sóc người cao tuổi.

- Cơ sở chăm sóc người cao tuổi phải bảo đảm điều kiện về môi trường, cơ sở vật chất, tiêu chuẩn chăm sóc, nuôi dưỡng quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Các Điều 9,10,11,12,13 Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi

9. Cấp lại và điều chỉnh giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi đối với các trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của Phòng Lao động - Thương binh và xã hội

-Trình tự thực hiện:

Bước 1. Cơ sở chăm sóc người cao tuổi chuẩn bị hồ sơ theo quy định nộp trực tiếp tại Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện). Công chức tiếp nhận kiểm tra sơ bộ hồ sơ, nếu đầy đủ và hợp lệ thì thụ lý giải quyết. Trường hợp hồ sơ không đầy đủ, hợp lệ thì thời hạn 3 ngày làm việc, Phòng Lao động - TB & XH phải thông báo cho cơ sở biết để hoàn thiện hồ sơ.

Bước 2. Trong thời hạn 10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội có trách nhiệm cấp lại hoặc điều chỉnh giấy phép hoạt động. Trường hợp không cấp, Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội phải thông báo cho cơ sở và nêu rõ lý do.

Bước 3. Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội trả Giấy phép cho cơ sở có yêu cầu.

- Cách thức thực hiện:

- Trực tiếp tại Phòng Lao động - TB & Xã hội huyện

- Thành phần hồ sơ:

- Văn bản đề nghị điều chỉnh, cấp lại giấy phép;

- Giấy tờ chứng minh bị mất, bị hư hỏng giấy phép hoạt động chăm sóc người cao tuổi;

- Giấy tờ chứng minh thay đổi tên gọi, địa chỉ trụ sở chính, người đứng đầu, phạm vi, nội dung dịch vụ.

- Số lượng hồ sơ:

01 bộ

- Thời hạn giải quyết:

10 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Tổ chức

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Phòng Lao động - TB & Xã hội huyện

-  Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Giấy phép

- Lệ phí (nếu có):

Không

- Tên  mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có đề  nghị đính kèm ngay sau thủ tục):

Không

- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

- Đã được thành lập hợp pháp theo quy định của pháp luật;

- Người đứng đầu cơ sở phải đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 06/2011/NĐ-CP. Cụ thể phải bảo đảm điều kiện sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;

+ Có sức khỏe và kỹ năng để chăm sóc người cao tuổi.

- Có nhân viên trực tiếp tư vấn, chăm sóc người cao tuổi đáp ứng quy định tại khoản 1 Điều 1 Nghị định 06/2011/NĐ-CP. Cụ thể phải bảo đảm điều kiện sau đây:

+ Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;

+ Có phẩm chất đạo đức tốt, không mắc tệ nạn xã hội và không thuộc đối tượng bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đã bị kết án mà chưa được xóa án tích;

+ Có sức khỏe và kỹ năng để chăm sóc người caotuổi.

- Cơ sở chăm sóc người cao tuổi phải bảo đảm điều kiện về môi trường, cơ sở vật chất, tiêu chuẩn chăm sóc, nuôi dưỡng quy định tại Điều 10, Điều 11 và Điều 12 Nghị định số 68/2008/NĐ-CP ngày 30 tháng 5 năm 2008 của Chính phủ quy định điều kiện, thủ tục thành lập, tổ chức, hoạt động và giải thể cơ sở bảo trợ xã hội.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Các Điều 9, 10, 11, 12, 13 Nghị định số 06/2011/NĐ-CP ngày 14/01/2011 của chính phủ về việc quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Người cao tuổi.

 

II. Lĩnh vực phòng chống tệ nạn xã hội

1. Miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp sau cai nghiện tại Trung tâm

-Trình tự thực hiện:

Bước 1. Người sau cai nghiện thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 94/2009/NĐ-CP của Chính phủ làm đơn gửi Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội đối với người đã có quyết định nhưng chưa chuyển sang Trung tâm quản lý sau cai nghiện, hoặc làm đơn gửi Giám đốc Trung tâm quản lý sau cai nghiện đối với người đang chấp hành quyết định tại Trung tâm quản lý sau cai nghiện.

Bước 2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, Giám đốc Trung tâm quản lý sau cai nghiện làm văn bản gửi Phòng Lao động - Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố (gọi tắt là Phòng Lao động - TB&XH huyện) nơi lập hồ sơ đưa đối tượng vào trung tâm.

Bước 3. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận văn bản của Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, Giám đốc Trung tâm quản lý sau cai nghiện, Trưởng phòng Lao động - TB&XH thẩm tra, làm văn bản trình Chủ tịch UBND cấp huyện.

Bước 4. Trong thời hạn 2 ngày, kể từ ngày nhận văn bản của Trưởng phòng Lao động - TB&XH, Chủ tịch UBND cấp huyện xen xét, quyết định việc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm.

Bước 5. Chuyển Quyết định của Chủ tịch UBND cấp huyện về Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội để thực hiện .

- Cách thức thực hiện:

- Tại Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện.

- Thành phần hồ sơ:

Đơn đề nghị miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp sau cai nghiện tại Trung tâm (Mẫu số 03 ban hành kèm Thông tư 33/2010/TT-BLĐTBXH)

- Số lượng hồ sơ:

01 bộ

- Thời hạn giải quyết:

07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

Cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Phòng Lao động - TB&XH huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành chính:

Quyết định hành chính

- Lệ phí (nếu có):

Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có đề nghị đính kèm nay sau thủ tục):

Đơn đề nghị hoãn (miễn) chấp hành quyết định áp dụng biện pháp sau cai nghiện tại Trung tâm - Mẫu số 03

- Yêu cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

1. Người sau cai nghiện có một trong các điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 23 Nghị định 94/2009/NĐ-CP thì được xem xét việc hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định quản lý sau cai nghiện ma tuý:

- Đang mắc bệnh hiểm nghèo có chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên;

- Bệnh nhân AIDS giai đoạn cuối.

2. Gia đình của người sau cai nghiện có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là các gia đình đang bị thiên tai, hoả hoạn hoặc có người thân (Bố, mẹ, con, vợ hoặc chồng) đang bị thi hành án phạt tù, bị tai nạn hay bị bệnh nặng mà ngoài người sau cai ra không còn ai để lao động duy trì cuộc sống gia đình, khắc phục thiên tai, hoả hoạn hoặc chăm sóc người bệnh, người bị tai nạn.

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Luật Phòng chống ma túy số 23/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000;

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008;

- Điều 5 Thông tư 33/2010/TT- BLĐTBXH ngày 01/11/2010 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 của Chính phủ.

 

 

MẪU SỐ 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------------

…………(1) ngày ….. tháng …. năm 20….

Kính gửi: Giám đốc Trung tâm ………………………………

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HOÃN, MIỄN CHẤP HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN

Tôi tên là:.........................................................................................................

Tôi là người phải chấp hành Quyết  định số ............./QĐ-UBND ngày….tháng…. năm….. của Chủ tịch Ủy ban nhân dân huyện ………………về việc áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm …………………… với thời gian .…tháng, (từ ngày … tháng …. năm …. đến ngày…tháng….năm ….).

Tôi làm đơn này kính đề nghị Giám đốc Trung tâm………………….. cho tôi được hoãn (hoặc miễn) chấp hành biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm quản lý sau cai nghiện.

Lý do đề nghị hoãn miễn:

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……………………………………………………………………………………

……… .......................................................................................................

(các tài liệu chứng minh kèm theo)

Kính đề nghị Giám đốc Trung tâm ……………… xem xét, giải quyết./.

 

 

NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)

1 Địa danh

2 Ghi rõ lý do theo khoản 1, 2 Điều 23 Nghị định 94/2009/NĐ-CP

 

2. Hoãn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp sau cai nghiện tại Trung tâm

- Trình tự thực hiện:

Bước 1. Người sau cai nghiện thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định số 94/2009/NĐ-CP của Chính phủ làm đơn gửi Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội đối với người đã có quyết định nhưng chưa chuyển sang Trung tâm quản lý sau cai nghiện, hoặc làm đơn gửi Giám đốc Trung tâm quản lý sau cai nghiện đối với người đang chấp hành quyết định tại Trung tâm quản lý sau cai nghiện.

Bước 2. Trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận đơn, Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, Giám đốc Trung tâm quản lý sau cai nghiện làm văn bản gửi Phòng Lao động -Thương binh và Xã hội huyện, thị xã, thành phố (gọi tắtlà Phòng Lao động - TB&XH huyện), nơi lập hồ sơ đưa đối tượng vào trung tâm

Bước 3. Trong thời hạn 03 ngày, kể từ ngày nhận văn bản của Giám đốc Trung tâm Chữa bệnh - Giáo dục - Lao động xã hội, Giám đốc Trung tâm quản lý sau cai nghiện, Trưởng phòng Lao động - TB&XH thẩm tra, làm văn bản trình Chủ tịch UBND cấp huyện.

Bước 4. Trong thời hạn 2 ngày, kể từ ngày nhận văn bản của Trưởng phòng Lao động - TB&XH, Chủ tịch UBND cấp huyện xem xét, quyết định việc miễn chấp hành quyết định áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm.

- Cách thức thực hiện:

Tại Phòng Lao động - Thương binh và xã hội huyện.

- Thành phần hồ sơ:

- Đơn đề nghị hoãn (miễn) chấp hành quyết định áp dụng biện pháp sau cai nghiện tại Trung tâm (Mẫu số 03 ban hành kèm Thông tư 33/2010/TT-BLĐTBXH)

- Số lượng hồ sơ:

01 bộ

- Thời hạn giải quyết:

07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

- Đối tượng thực hiện thủ tục hành chính:

- Cá nhân.

- Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính:

Trưởng phòng Lao động - TB&XH huyện.

- Kết quả thực hiện thủ tục hành

Quyết định hành chính chính:

- Lệ phí (nếu có):

Không

- Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai (nếu có đề nghị đính kèm nay sau thủ tục):

- Đơn đề nghị hoãn (miễn) chấp hành quyết định áp dụng biện pháp sau cai nghiện tại Trung tâm - Mẫu số 03

- Yêu  cầu, điều kiện để thực hiện thủ tục hành chính (nếu có):

1. Người sau cai nghiện có một trong các điều kiện quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều 23 Nghị định 94/2009/NĐ-CP thì được xem xét việc hoãn hoặc miễn chấp hành quyết định quản lý sau cai nghiện ma tuý:

- Căn cứ pháp lý của thủ tục hành chính:

- Đang ốm nặng có chứng nhận của cơ sở y tế từ cấp huyện trở lên;

- Gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn được Chủ tịch UBND cấp xã nơi người đó cư trú xác nhận;

- Phụ nữ có thai hoặc đang nuôi con nhỏ dưới ba sáu tháng tuổi.

2. Gia đình của người sau cai nghiện có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn là các gia đình đang bị thiên tai, hoả hoạn hoặc có người thân (Bố, mẹ, con, vợ hoặc chồng) đang bị thi hành án phạt tù, bị tai nạn hay bị bệnh nặng mà ngoài người sau cai ra không còn ai để lao động duy trì cuộc sống gia đình, khắc phục thiên tai, hoả hoạn hoặc chăm sóc người bệnh, người bị tai nạn.

- Luật Phòng chống ma túy số 23/2000/QH10 ngày 09 tháng 12 năm 2000;

- Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Phòng chống ma túy ngày 03 tháng 6 năm 2008;

- Điều 5, 6 Thông tư 33/2010/TT- BLĐTBXH ngày 01/11/2010 của Bộ Lao động - Thương binh & Xã hội hướng dẫn một số điều của Nghị định 94/2009/NĐ-CP ngày 26/10/2009 của Chính phủ

 

MẪU SỐ 3

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------------------

…………(1) ngày…..tháng……..năm 20….

Kính gửi: Giám đốc Trung tâm ………………………………

ĐƠN ĐỀ NGHỊ HOÃN, MIỄN CHẤP HÀNH QUYẾT ĐỊNH ÁP DỤNG BIỆN PHÁP QUẢN LÝ SAU CAI NGHIỆN

Tôi tên là: .........................................................................................................

Tôi là người phải chấp hành Quyết định số ............. /QĐ-UBND ngày….tháng…. năm….. của Chủ tịch Ủy ban nhân  dân huyện …………………… về việc áp dụng biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm …………………… với thời gian .…tháng, (từ ngày … tháng …. năm …. đến ngày…tháng….năm ….).

Tôi làm đơn này kính đề nghị Giám đốc Trung tâm………………….. cho tôi được hoãn (hoặc miễn) chấp hành biện pháp quản lý sau cai nghiện tại Trung tâm quản lý sau cai nghiện.

Lý do đề nghị hoãn miễn: ................................................................................

…………………………………………………………………………………………

.....................................................…………………………………………………

(các tài liệu chứng minh kèm theo)

Kính đề nghị Giám đốc Trung tâm ……………… xem xét, giải quyết./.

 

 

NGƯỜI LÀM ĐƠN
(Ký, ghi rõ họ tên)

1 Địa danh

2 Ghi rõ lý do theo khoản 1, 2 Điều 23 Nghị định 94/2009/NĐ-CP