- 1Luật Khoa học và Công nghệ 2000
- 2Nghị định 93/2001/NĐ-CP quy định phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh
- 3Thông tư liên tịch 05/2002/TTLT-BKHCNMT-BTCCBCP về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý khoa học, công nghệ và môi trường ở địa phương do Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ - Bộ Khoa học công nghệ và môi trường ban hành
- 4Nghị định 81/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoa học và công nghệ
- 5Quyết định 07/2003/QĐ-BKHCN quy định việc xác định các đề tài Khoa học và Công nghệ và các Dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Quyết định 08/2003/QĐ-BKHCN quy định về phương thức làm việc của Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn xác định các Đề tài Khoa học và Công nghệ và các Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 1Quyết định 3187/QĐ-UBND năm 2007 về Quy chế quản lý chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 855/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2016
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 124/2003/QĐ-UB | TP.Hồ Chí Minh, ngày 23 tháng 07 năm 2003 |
ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
Căn cứ Luật tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân được Quốc hội thông qua ngày 21 tháng 6 năm 1994 ;
Căn cứ Luật Khoa học và Công nghệ số 21/2000-QH10 do Quốc hội nước Cộng Hòa Xã Hội Chủ nghĩa Việt Nam, Khóa X, kỳ họp thứ 7 ban hành ngày 09 tháng 6 năm 2000 ;
Căn cứ nghị định số 81/2002/NĐ-CP ngày 17 tháng 10 năm 2002 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Khoa học và Công nghệ ;
Căn cứ Nghị định số 93/2001/NĐ-CP ngày 12 tháng 12 năm 2001 của Chính phủ về phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh ;
Căn cứ Thông tư Liên tịch số 05/2002/TTLT-BKHCNMT-TCCBCP ngày 07 tháng 3 năm 2002 ; hướng dẫn chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý Khoa học, công nghệ và môi trường ở địa phương ;
Căn cứ Quyết định số 41/2001/QĐ-BKHCNMT ngày 18 tháng 7 năm 2001 của Bộ Trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và môi trường (nay là Bộ Khoa học và công nghệ) về việc ban hành quy định tạm thời về việc quản lý các chương trình khoa học và công nghệ trọng điểm cấp Nhà nước 05 năm giai đoạn 2001-2005 ;
Căn cứ Quyết định số 07/2003/QĐ-BKHCN ngày 03 tháng 4 năm 2003 của Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành” Quy định về việc xác định các đề tài khoa học và công nghệ và các dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước” ;
Căn cứ Quyết định số 08/2003/QĐ-BKHCN ngày 03 tháng 4 năm 2003 của Bộ Trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ về việc ban hành” Quy định về phương thức làm việc của Hội đồng khoa học và Công nghệ tư vấn xác định các đề tài khoa học và công nghệ và các dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước” ;
Xét đề nghị của Giám đốc Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường, tại tờ trình số 950/SKHCNMT, ngày 12 tháng 5 năm 2003 ;
QUYẾT ĐỊNH
Điều 1. Nay ban hành quyết định kèm theo Quy chế quản lý Nhà nước các chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh.
Điều 2. Giao cho Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và môi trường chủ trì phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan, Chủ tịch Ủyban nhân dân các quận, huyện, các Trường, Viện nghiên cứu và các lực lượng khoa học công nghệ trên địa bàn triển khai thực hiện quy chế này.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký. Tất cả các quy định trước đây của thành phố trái với quy chế này đều bị bãi bỏ.
Điều 4. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân và Ủyban nhân dân thành phố, Trưởng Ban Tổ chức Chính quyến thành phố, Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và môi trường, Thủ trưởng các Sở, ban, ngành, Chủ tịch Ủyban nhân dân các quận-huyện, các tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thi hành quyết định này.-
Nơi nhận : | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ |
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC CÁC CHƯƠNG TRÌNH, ĐỀ TÀI,DỰ ÁN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ CỦA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
(Ban hành kèm theo Quyết định số 124 /2003/ QĐ-UB ngày 23/7/2003 của Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh)
Danh mục và số lượng các chương trình khoa học và công nghệ do Ủy ban nhân dân thành phố ban hành trong kế hoạch 05 năm.
Đề tài khoa học : Là nhiệm vụ khoa học cụ thể nghiên cứu hoặc triển khai áp dụng những ý tưởng và thành tựu khoa học công nghệ vào hoàn cảnh cụ thể.
Dự án khoa học : Là nhiệm vụ triển khai áp dụng các kết quả nghiên cứu khoa học có xuất sứ khác nhau và phải đem lại hiệu quả kinh tế- xã hội cụ thể.
2. Thời gian thực hiện đề tài không quá 24 tháng tính từ khi ký kết hợp đồng nghiên cứu khoa học. Nếu thời gian thực hiện đề tài dài hơn 24 tháng và không quá 36 tháng thì phải được Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và môi trường quyết định tùy theo từng trường hợp.
3. Thời gian thực hiện dự án thuộc lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp, y tế không quá 36 tháng, đối với các lĩnh vực khác không quá 24 tháng tính từ khi được ký kết hợp đồng. Trừ trường hợp đặc biệt do Ủy ban nhân dân thành phố quy định.
2. Các đề tài, dự án xin hỗ trợ kinh phí nghiên cứu (không nhận 100% kinh phí từ ngân sách thành phố) cũng được áp dụng theo quy chế này.
3. Sở Khoa học Công nghệ và môi trường tổng hợp các đề tài, dự án hàng năm cùng Sở Tài chính-Vật Giá, Sở Kế hoạch-Đầu tư thống nhất trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
2. Cá nhân đăng ký tham gia tuyển chọn đề tài, dự án (làm chủ nhiệm) phải có chuyên môn cùng lĩnh vực khoa học và công nghệ mà mình đăng ký (được đào tạo hoặc làm việc lâu năm trong lĩnh vực đó).
2. Mỗi tổ chức được phép đồng thời chủ trì nhiều đề tài, dự án khoa học và công nghệ phù hợp với lĩnh vực hoạt động khoa học công nghệ của tổ chức.
2. Đề tài có cùng nội dung nghiên cứu không được đăng ký ở nhiều nơi để nhận thêm kinh phí nghiên cứu.
Quy chế này áp dụng cho việc quản lý các đề tài nghiên cứu, các dự án thuộc các chương trình Khoa học và Công nghệ của thành phố Hồ Chí Minh và được áp dụng cho tất cả các tổ chức Nhà nước, tổ chức, cá nhân khi thực hiện nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ có sử dụng một phần hoặc toàn bộ kinh phí từ ngân sách của thành phố Hồ Chí Minh.
QUI TRÌNH XÁC ĐỊNH CÁC ĐỀ TÀI, DỰ ÁN KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ HÀNG NĂM CỦA THÀNH PHỐ.
Điều 7. Những cơ sở xác định đề tài và dự án :
1. Việc xác định các đề tài, dự án của thành phố phải xuất phát từ yêu cầu giải quyết những vấn đề cấp thiết kinh tế-xã hội của thành phố hoặc của một vùng và liên vùng có ý nghĩa đối với sự phát triển của thành phố.
2. Đề tài khoa học phải đảm bảo có giá trị khoa học và công nghệ, có tính kế thừa, tính mới, tính sáng tạo, tính tiên tiến về công nghệ, tính cấp thiết và tính khả thi.
3. Kết quả nghiên cứu của đề tài phải có khả năng mở ra các hướng nghiên cứu mới và ứng dụng vào thực tiễn sản xuất, đời sống hoặc có khả năng tư vấn cho Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố trong việc hoạch định các chủ trương, chính sách phát triển kinh tế-xã hội của thành phố, đóng góp cho sự phát triển của vùng và Quốc gia.
4. Dự án phải tập trung triển khai kết quả nghiên cứu của các chương trình khoa học ưu tiên, công nghệ ưu tiên và công nghệ phục vụ phát triển các ngành kinh tế quan trọng, tạo ra quy trình công nghệ và sản phẩm mới có chất lượng và tính cạnh tranh cao, đáp ứng được yêu cầu phát triển kinh tế- xã hội.
Điều 8. Trình tự xác định danh mục đề tài, dự án :
Căn cứ vào các nhiệm vụ chiến lược phát triển khoa học công nghệ 5 năm trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh, Sở Khoa học Công nghệ và môi trường thành phố tiến hành xây dựng kế hoạch hàng năm theo các bước sau :
1. Các Ban chủ nhiệm chương trình xác định mục tiêu, nội dung nghiên cứu Khoa học và Công nghệ trong năm, sau đó gửi tới tất cả các thành viên hội đồng Khoa học và Công nghệ của thành phố và các Sở, ban, ngành thành phố để xin ý kiến góp ý.
2. Sau 15 ngày, Sở Khoa học Công nghệ và môi trường tổng hợp các ý kiến đóng góp về định hướng mục tiêu, nội dung nghiên cứu và gửi đến Thường trực Thành ủy, Ủy ban nhân dân thành phố để xin ý kiến chỉ đạo và nhận các nội dung nghiên cứu đặt hàng bổ sung của lãnh đạo thành phố.
3. Sở Khoa học Công nghệ và môi trường căn cứ trên ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo thành phố và các ý kiến góp ý của các sở, ban, ngành thành phố tổng hợp xây dựng mục tiêu, chương trình nghiên cứu khoa học hàng năm (cho năm kế hoạch tiếp theo) cho thành phố và triển khai phổ biến đến các các Sở, ban, ngành, quận, huyện, các Trường, Viện nghiên cứu, các tổ chức hoạt động khoa học, công nghệ trên địa bàn thành phố và đăng tải rộng rãi trên các phương tiện thông tin đại chúng và trên mạng thông tin của thành phố.
4. Trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày được công bố mục tiêu hàng năm, Sở Khoa học Công nghệ và môi trường tập họp các bản đăng ký đề tài và phân bố theo các chương trình trọng điểm của thành phố. Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và môi trường căn cứ đề nghị của Trưởng phòng quản lý khoa học công nghệ ra quyết định thành lập các hội đồng sơ tuyển để tuyển chọn đề tài, dự án và xếp thứ tự ưu tiên.
2. Các đề tài sau khi được Hội đồng sơ tuyển chấm điểm và trên cơ sở tham khảo ý kiến của các Ban chủ nhiệm chương trình sẽ được Sở Khoa học và Công nghệ tổng hợp lại và xếp theo thứ tự ưu tiên các đề tài có điểm đạt tối thiểu (70% tổng điểm) trở lên. Sở Khoa học Công nghệ và môi trường dựa trên kết quả sơ tuyển tổng hợp xây dựng thành dự thảo kế hoạch gửi Sở Kế hoạch Đầu tư, Sở Tài chính – Vật giá để thống nhất trình Thường trực Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt.
Điều 10. Một số đề tài, dự án ưu tiên được xây dựng theo sự chỉ đạo trực tiếp của Thành ủy và Ủy ban nhân dân thành phố sẽ được lập thành danh mục riêng đưa vào kế hoạch, không thông qua hội đồng sơ tuyển. Đề tài loại này được đặt hàng trực tiếp cho nhà khoa học hoặc tổ chức đấu thầu.
Những đề tài thuộc loại tối mật và tuyệt mật về quốc phòng, an ninh cũng được đưa vào danh mục riêng, không thông qua hội đồng sơ tuyển.
2. Tổng kinh phí của các đề tài bổ sung ngoài kế hoạch không vượt quá 30% tổng kinh phí được duyệt cho nghiên cứu khoa học hàng năm và sau đó trình Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt kế hoạch điều chỉnh. Nếu kinh phí đề tài bổ sung lớn hơn 300 triệu đồng thì phải xin ý kiến chấp thuận của Ủy ban nhân dân thành phố. Sau khi được Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt nội dung, Sở Khoa học Công nghệ và môi trường tổ chức xét duyệt như các đề tài khác.
3. Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và môi trường được ký kết hợp tác với các Sở Khoa học Công nghệ và môi trường trong toàn quốc để triển khai các đề tài, dự án phục vụ phát triển vùng, miền và cả nước trên nguyên tắc các bên cùng có lợi.
QUY TRÌNH XÉT DUYỆT, THỰC HIỆN ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
Điều 12. Căn cứ trên chương trình nghiên cứu khoa học, kế hoạch nghiên cứu của từng đề tài, dự án được Ủyban nhân dân thành phố giao, Sở Khoa học Công nghệ và môi trường lập thủ tục xét duyệt đề tài, dự án qua các bước sau :
1. Chủ nhiệm đề tài, dự án xây dựng đề cương tổng quát và đề cương chi tiết theo mẫu do Sở Khoa học Công nghệ và môi trường ban hành trên cơ sở mẫu hướng dẫn của Bộ Khoa học và Công nghệ. Các đề tài nghiên cứu ứng dụng cần có kế hoạch triển khai sau nghiệm thu.
2. Chủ nhiệm đề tài, dự án phải chứng minh năng lực chuyên môn của mình bằng sơ yếu lý lịch khoa học và của các cộng tác viên. Cơ quan chủ trì đề tài phải có năng lực thực hiện đề tài, dự án về nhân sự và cơ sở vật chất kỹ thuật thiết bị …
3. Đề cương hoàn chỉnh sẽ được Sở Khoa học Công nghệ và môi trường gửi về Trung tâm Thông tin Khoa học-Công nghệ (KH&CN) của Sở để giám định thông tin và cung cấp cho chủ nhiệm đề tài, dự án danh mục các công trình tương tự trong nước và ngoài nước.
4. Sở Khoa học Công nghệ và môi trường thành lập Hội đồng khoa học xét duyệt đề tài, dự án (gọi tắt là hội đồng xét duyệt). Tùy theo tính chất từng đề tài, dự án mà quyết định số lượng thành viên hội đồng xét duyệt, trung bình có từ 7-9 thành viên, trong đó có 2/3 là cán bộ khoa học và 1/3 là cán bộ quản lý. Ngày bảo vệ đề cương khoa học được thông báo rộng rãi qua các chương trình công tác hàng tuần của Sở Khoa học Công nghệ và môi trường, gửi cho các cơ quan truyền thông đại chúng và mời đại diện các Sở Kế hoạch- Đầu tư, Sở Tài chính – Vật giá và đơn vị dự định áp dụng kết quả nghiên cứu cùng tham dự.
Mỗi Hội đồng xét duyệt có hai phản biện, đối với những đề tài lớn có nhiều đề tài nhánh thì mỗi đề tài nhánh có thể mời một thành viên phản biện. Các thành viên trong Hội đồng phải có bài nhận xét bằng văn bản. Hội đồng xét duyệt làm việc công khai, sau khi chất vấn chủ nhiệm đề tài sẽ bỏ phiếu kín chấm điểm.
Đề tài, dự án đạt số điểm từ 70% tổng điểm trở lên được đề nghị duyệt ký hợp đồng và cấp kinh phí thực hiện.
5. Sau khi đề tài, dự án được hội đồng xét duyệt thông qua, Chủ nhiệm đề tài, dự án bổ sung, sửa đổi đề cương theo góp ý của hội đồng. Chủ tịch hội đồng đại diện cho hội đồng xét duyệt ký xác nhận vào đề cương đã thay đổi phù hợp với kết luận của hội đồng. Căn cứ trên biên bản xét duyệt Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và môi trường quyết định cấp kinh phí và ký kết hợp đồng thực hiện. Hợp đồng được ký kết giữa Sở Khoa học Công nghệ và môi trường với cơ quan chủ trì và chủ nhiệm đề tài. Kinh phí được cấp dựa trên nội dung từng giai đoạn đã được ghi trong hợp đồng. Trước khi cấp tiếp kinh phí đối với các đề tài có kinh phí trên 100 triệu đồng hoặc đề tài, dự án thực hiện trên một năm Sở Khoa học Công nghệ và môi trường sẽ lập Hội đồng giám định (nghiệm thu kết quả nghiên cứu từng giai đoạn) có cùng thành phần như hội đồng lúc xét duyệt (có thể thay đổi tùy theo điều kiện thực tế nhưng phải bảo đảm 2/3 tổng số thành viên hội đồng lúc xét duyệt có mặt trong hội đồng giám định) để nghiệm thu giai đoạn : kết quả nghiên cứu, tiến độ thực hiện và quyết toán tài chính của đề tài, dự án. Kinh phí đợt cuối được giữ lại 10-20% tổng kinh phí, phần này sẽ được cấp sau khi nghiệm thu và quyết toán các đợt trước.
6. Những đề tài, dự án có kinh phí lớn từ 200.000.000 đồng trở lên cần được thẩm định về dự toán kinh phí do tổ thẩm định gồm đại diện Sở Kế hoạch-Đầu tư, Sở Tài chính-Vật giá và Sở Khoa học Công nghệ và môi trường thực hiện trước khi ra thông báo cấp kinh phí cho đề tài, dự án.
2. Các thành viên Hội đồng phải đánh giá khách quan kết quả nghiên cứu và chịu trách nhiệm về nội dung đánh giá của mình.
3. Nếu đề tài có nhiều sản phẩm chính lớn, mỗi sản phẩm có thể có một đến hai thành viên phản biện.
4. Hội đồng nghiệm thu có trách nhiệm đề xuất hướng nghiên cứu tiếp tục và ứng dụng triển khai đề tài với Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và môi trường.
ỨNG DỤNG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC VÀ PHÁT TRIỂN CÔNG NGHỆ
Điều 16 . Trên cơ sở kết quả đánh giá nghiệm thu của Hội đồng khoa học, hàng năm Sở Khoa học Công nghệ và môi trường sẽ công bố rộng rãi kết quả có thể ứng dụng triển khai vào thực tế (trừ những đề tài có độ mật và tối mật) lên mạng máy tính của thành phố và có kế hoạch triển khai cho các chương trình kinh tế xã hội của thành phố.
2. Chủ nhiệm đề tài nghiên cứu khoa học-công nghệ, tổ chức chủ trì thực hiện, đơn vị nhận triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu có trách nhiệm dự trù kinh phí triển khai ứng dụng kết quả nghiên cứu. Sau khi nghiệm thu chậm nhất 06 tháng đề tài phải có kế hoạch triển khai kết quả nghiên cứu vào thực tế. Riêng các đề tài thực hiện theo Điều 10, Điều 11 của quy định này sau khi nghiệm thu phải được triển khai ứng dụng ngay vào các yêu cầu mục đích nghiên cứu đặt ra.
3. Tổ chức, cá nhân ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học để đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, nâng cao sức cạnh tranh của sản phẩm, sẽ được hưởng các chính sách ưu đãi về thuế, tín dụng theo quy định của pháp luật hiện hành.
4.Việc phân chia lợi nhuận được thỏa thuận cụ thể trong từng hợp đồng khoa học và công nghệ giữa các bên. Trong trường hợp việc ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ do ngân sách thành phố đầu tư 100% thì việc phân chia lợi nhuận thực hiện theo các quy định của pháp luật hiện hành.
TỔ CHỨC, QUẢN LÝ CÁC CHƯƠNG TRÌNH ĐỀ TÀI, DỰ ÁN
Điều 19. Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm bổ nhiệm danh sách thành viên các Ban chủ nhiệm chương trình Khoa học và Công nghệ của thành phố.
Điều 20. Ban Chủ nhiệm các Chương trình :
1. Mỗi chương trình có Ban Chủ nhiệm. Mỗi Ban chủ nhiệm có từ 7 đến 15 thành viên bao gồm Chủ nhiệm, Phó Chủ nhiệm, các ủy viên và ủy viên Thư ký. Chủ nhiệm chương trình là cán bộ khoa học có trình độ chuyên môn cao, có uy tín khoa học, được tín nhiệm trong giới chuyên môn, có điều kiện đảm đương việc chỉ đạo chương trình. Các thành viên khác của Ban Chủ nhiệm bao gồm các nhà khoa học, các nhà quản lý có chuyên môn phù hợp. ủy viên Thư ký là chuyên viên của Phòng Quản lý Khoa học và Công nghệ thuộc Sở Khoa học Công nghệ và môi trường. ủy viên thư ký của chương trình giúp chủ nhiệm chương trình đảm bảo các thủ tục và chế độ cần thiết cho công tác quản lý của chương trình phù hợp với quy định của Nhà nước.
2. Thời gian hoạt động của Ban chủ nhiệm chương trình trong thời hạn 05 năm, tương ứng với kế hoạch 05 năm.
Điều 21. Trách nhiệm và quyền hạn của Ban Chủ nhiệm chương trình :
1. Các thành viên trong Ban Chủ nhiệm chương trình có nhiệm vụ :
- Căn cứ định hướng phát triển kinh tế-xã hội của thành phố xây dựng mục tiêu và nội dung hoạt động của chương trình theo kế hoạch 05 năm và hàng năm gởi Sở Khoa học Công nghệ và môi trường.
- Tổ chức theo dõi tình hình thực hiện đề tài, dự án trong phạm vi chương trình, tham gia xét duyệt, giám định, nghiệm thu đề tài, dự án ; Giúp Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và môi trường điều hành các hoạt động của chương trình.
2. Chủ nhiệm chương trình triệu tập và chủ trì các phiên họp của Ban chủ nhiệm chương trình, chuẩn bị nội dung các vấn đề đưa ra thảo luận tại các phiên họp của Ban chủ nhiệm, tổng hợp và thống nhất các ý kiến của các thành viên trong ban chủ nhiệm, xây dựng các báo cáo về tình hình hoạt động của chương trình hàng năm và 05 năm. Khi cần thiết Chủ nhiệm chương trình có thể tổ chức họp mở rộng với sự tham gia của các nhà khoa học, các nhà sản xuất kinh doanh và đại diện các cơ quan quản lý có liên quan để đóng góp ý kiến cho việc xây dựng nhiệm vụ và triển khai chương trình.
3. Ủy viên Thư ký giúp Chủ nhiệm chương trình chuẩn bị nội dung chương trình, điều kiện và phương tiện làm việc cho các kỳ họp và hoạt động của Ban chủ nhiệm chương trình, ghi biên bản các kỳ họp, giúp Chủ nhiệm chương trình tổng hợp và xây dựng các báo cáo theo chức năng nhiệm vụ của Ban chủ nhiệm chương trình.
4. Các thành viên trong Ban Chủ nhiệm chương trình được hưởng phụ cấp trách nhiệm hàng tháng theo quy định của Ủy ban nhân dân thành phố. Chi phí cho hoạt động của Ban chủ nhiệm các chương trình do Sở Khoa học Công nghệ và môi trường đảm bảo theo quy định hiện hành.
Điều 22. Trách nhiệm và quyền hạn của tổ chức chủ trì đề tài, dự án :
1. Các tổ chức chủ trì đề tài, dự án phải ký xác nhận và theo dõi hỗ trợ, tạo điều kiện thuận lợi cho chủ nhiệm đề tài, dự án thực hiện hợp đồng nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ với Sở Khoa học Công nghệ và môi trường. Thủ trưởng các tổ chức chủ trì đề tài, dự án có trách nhiệm chỉ đạo, đôn đốc theo dõi và kiểm tra việc thực hiện đề tài, dự án do tổ chức mình thực hiện ; có trách nhiệm giám sát chi tiêu chặt chẽ, có hiệu quả, đảm bảo tính chính xác và thanh quyết toán đúng thời gian quy định. Cơ quan chủ trì chịu trách nhiệm về tiến độ và kết quả của đề tài, dự án, nghiêm túc thực hiện những điều cam kết trong hợp đồng.
2. Các tổ chức chủ trì đề tài, dự án được hưởng chi phí quản lý của đề tài, dự án theo quy định hiện hành.
Điều 23 . Trách nhiệm và quyền hạn của Chủ nhiệm đề tài, dự án:
1. Chủ nhiệm đề tài, dự án chịu trách nhiệm về tiến độ và kết quả thực hiện đề tài, dự án, nghiêm túc thực hiện những điều cam kết trong hợp đồng.
2. Chủ nhiệm đề tài, dự án được quyền chủ động sử dụng kinh phí được cấp và điều hòa nhân sự để triển khai thực hiện đề tài, dự án, có trách nhiệm nộp kinh phí thu hồi theo đúng hợp đồng đã ký, thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo định kỳ và đột xuất (nếu có) về tình hình triển khai nhiệm vụ nghiên cứu, sử dụng kinh phí và thanh quyết toán đề tài, dự án theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước với Sở Khoa học Công nghệ và môi trường thành phố.
3. Sau khi đề tài, dự án được nghiệm thu, Chủ nhiệm đề tài, dự án phải có kế hoạch triển khai tiếp tục kết quả nghiên cứu với nơi áp dụng, đăng ký kết quả nghiên cứu với Trung tâm Thông tin Khoa học-Công nghệ và có thể đăng ký giải pháp hữu ích, sáng chế phát minh với phòng sở hữu công nghệ của Sở Khoa học Công nghệ và môi trường.
1. Hội đồng xét duyệt, nghiệm thu giai đoạn, nghiệm thu kết quả có số thành viên quy định trung bình từ 7-11 người, do giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và môi trường quyết định thành lập.
2. Thành viên của Hội đồng phải là các chuyên gia khoa học hoặc các nhà hoạt động xã hội có uy tín, khách quan, có trình độ chuyên môn phù hợp và am hiểu sâu trong lĩnh vực khoa học và công nghệ được giao đánh giá.
3. Mỗi hội đồng có một Chủ tịch, có thể có một hoặc hai Phó Chủ tịch, có hai ủy viên phản biện, một ủy viên Thư ký, các ủy viên khác và đại diện của cơ quan ứng dụng kết quả nghiên cứu. Số cán bộ quản lý không vượt quá 1/3 số thành viên trong Hội đồng. Trong trường hợp thật cần thiết Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và môi trường có thẩm quyền chỉ định 02 chuyên gia phản biện kín (không nêu danh).
4. Đối với mỗi đề tài, dự án khoa học, thành phần hội đồng từ khi xét duyệt đến khi nghiệm thu (đặc biệt là ủy viên phản biện) được giữ cố định, nếu có thay đổi thì số thành viên thay đổi không vượt quá 1/3 số thành viên ban đầu.
5. Chủ tịch Hội đồng, Phó Chủ tịch, các ủy viên Hội đồng có trách nhiệm đánh giá khách quan, trung thực đề cương đề tài, dự án (thuyết minh khoa học), kết quả của đề tài, dự án. Các thành viên của Hội đồng phải có ý kiến nhận xét và đánh giá đề tài, dự án bằng văn bản trong mỗi lần họp.
6. Mỗi thành viên Hội đồng phải được cung cấp đủ hồ sơ của đề tài, dự án tùy theo mỗi lần họp xét duyệt, nghiệm thu giai đoạn hay nghiệm thu và phải có đủ thời gian để nghiên cứu trước ít nhất 05 ngày.
7. Những người tham gia chủ chốt trong đề tài, dự án, những người thuộc gia đình (cha, mẹ, vợ, con) của Chủ nhiệm đề tài không được là thành viên trong Hội đồng xét duyệt, nghiệm thu giai đoạn hay nghiệm thu đề tài, dự án.
8. Hội đồng chỉ tiến hành hội nghị khi có mặt Chủ tịch (hoặc Phó Chủ tịch), 02 ủy viên phản biện và 2/3 số thành viên trở lên.
2. Hàng năm căn cứ vào dự toán ngân sách được giao, Sở Tài chính và Vật giá cấp kinh phí nghiên cứu khoa học và triển khai công nghệ về Sở Khoa học Công nghệ và môi trường theo tiến độ và dự toán hàng quý.
1. Kinh phí cho từng đề tài, dự án do Giám đốc Sở Khoa học Công nghệ và môi trường quyết định.
2. Kinh phí cho mỗi kỳ họp Hội đồng Khoa học, công nghệ thành phố, cho hoạt động của Ban Chủ nhiệm các chương trình Khoa học-Công nghệ, cho Hội đồng sơ tuyển đề tài khoa học và công nghệ hàng năm, được lấy từ ngân sách sự nghiệp khoa học công nghệ của thành phố.
3. Kinh phí cho mỗi kỳ họp hội đồng xét duyệt, nghiệm thu từng giai đoạn, nghiệm thu đề tài, dự án do Sở Khoa học Công nghệ và môi trường chịu trách nhiệm chi và được tính vào chi phí của đề tài, dự án.
- Sở Khoa học, Công nghệ và Môi trường có trách nhiệm quyết toán kinh phí với Sở Tài chính và Vật giá. Đơn vị chủ trì và chủ nhiệm đề tài, dự án có trách nhiệm quyết toán kinh phí của đề tài, dự án vào cuối kỳ kế hoạch hàng năm.
ỦY BAN NHÂN DÂN DÂN THÀNH PHỐ
- 1Quyết định 3187/QĐ-UBND năm 2007 về Quy chế quản lý chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 13/2012/QĐ-UBND phê duyệt danh mục các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2012
- 3Quyết định 2718/2006/QĐ-UBND quy định về quản lý các chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
- 4Quyết định 855/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2016
- 1Quyết định 3187/QĐ-UBND năm 2007 về Quy chế quản lý chương trình, đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ trên địa bàn thành phố Hồ Chí Minh
- 2Quyết định 855/QĐ-UBND năm 2017 công bố Danh mục văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân thành phố Hồ Chí Minh, hết hiệu lực toàn bộ hoặc một phần năm 2016
- 1Luật Khoa học và Công nghệ 2000
- 2Nghị định 93/2001/NĐ-CP quy định phân cấp quản lý một số lĩnh vực cho thành phố Hồ Chí Minh
- 3Thông tư liên tịch 05/2002/TTLT-BKHCNMT-BTCCBCP về chức năng, nhiệm vụ và quyền hạn của cơ quan quản lý khoa học, công nghệ và môi trường ở địa phương do Ban Tổ chức Cán bộ Chính phủ - Bộ Khoa học công nghệ và môi trường ban hành
- 4Nghị định 81/2002/NĐ-CP Hướng dẫn Luật Khoa học và công nghệ
- 5Quyết định 07/2003/QĐ-BKHCN quy định việc xác định các đề tài Khoa học và Công nghệ và các Dự án sản xuất thử nghiệm cấp nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 6Quyết định 08/2003/QĐ-BKHCN quy định về phương thức làm việc của Hội đồng Khoa học và Công nghệ tư vấn xác định các Đề tài Khoa học và Công nghệ và các Dự án sản xuất thử nghiệm cấp Nhà nước do Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ ban hành
- 7Quyết định 13/2012/QĐ-UBND phê duyệt danh mục các đề tài, dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu năm 2012
- 8Quyết định 2718/2006/QĐ-UBND quy định về quản lý các chương trình, đề tài, dự án khoa học và công nghệ do tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu ban hành
Quyết định 124/2003/QĐ-UB ban hành Quy chế quản lý các Chương trình, Đề tài, Dự án nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thành phố Hồ Chí Minh do Ủy ban nhân dân Thành phố Hồ Chí Minh ban hành
- Số hiệu: 124/2003/QĐ-UB
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 23/07/2003
- Nơi ban hành: Thành phố Hồ Chí Minh
- Người ký: Nguyễn Thiện Nhân
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 07/08/2003
- Tình trạng hiệu lực: Ngưng hiệu lực