Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 1217/QĐ-UBND

Đắk Lắk, ngày 29 tháng 5 năm 2020

 

QUYẾT ĐỊNH

VỀ VIỆC BAN HÀNH KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2020 - 2030

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH

Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;

Căn cứ Luật Điện lực ngày 03/12/2004 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực ngày 20/11/2012;

Căn cứ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17/6/2010;

Căn cứ Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29/3/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

Căn cứ Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực;

Căn cứ Quyết định số 280/QĐ-TTg ngày 13/3/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030;

Xét đề nghị của Giám đốc Sở Công Thương tại Tờ trình số 26/TTr-SCT ngày 19/5/2020.

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Ban hành kèm theo Quyết định này Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2020 - 2030.

Điều 2. Giao Sở Công Thương chủ trì, phối hợp với các Sở, ban, ngành có liên quan và UBND các huyện, thị xã, thành phố tổ chức triển khai thực hiện nội dung Kế hoạch ban hành kèm theo Quyết định này.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký;

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Công Thương, Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Khoa học và Công nghệ, Thông tin và Truyền thông, Xây dựng, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Giao thông vận tải; Giám đốc: Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh, Công ty Điện lực Đắk Lắk, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố và Thủ trưởng các đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh (b/c);
- CT, các PCT UBND tỉnh;
- Các PCVP UBND tỉnh;
- Các Phòng: TH, NNMT, KT;
- Lưu: VT, CN (HvC6).

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Nguyễn Tuấn Hà

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2020 - 2030
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1217/QĐ-UBND ngày 29/5/2020 của UBND tỉnh)

I. Thông tin chung về tình hình sử dụng năng lượng và thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Sản lượng điện thương phẩm tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015 - 2019:

Đơn vị: Triệu KWh

TT

Thành phần

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

1

Nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản

18

25

23

33

58

2

Công nghiệp, xây dựng

391

479

551

641

737

3

Thương mại, khách sạn, nhà hàng

47

56

64

75

75

4

Tiêu dùng, dân cư

651

711

722

752

791

5

Khác

50

56

61

64

69

 

Tổng:

1.157

1.327

1.421

1.565

1.730

Sản lượng điện tiết kiệm tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2015 - 2019:

Đơn vị: Triệu KWh

TT

Thành phần

Năm 2016

Năm 2017

Năm 2018

Năm 2019

Ước thực hiện năm 2020

1

Cơ quan công lập, hành chính sự nghiệp, cơ sở công cộng

1,2

1,2

1,3

0,9

01

2

Chiếu sáng sinh hoạt

16,8

21,8

27,7

14,3

15,6

3

Sản xuất kinh doanh

15,5

14,2

13

13,1

14,5

4

Điện mặt trời áp mái

-

-

0,2

12,5

19,5

 

Tổng

33,5

37,2

42,2

40,8

50,6

Theo số liệu nêu trên thì nhóm tiêu dùng sinh hoạt, dân cư và nhóm sản xuất công nghiệp, xây dựng tiêu thụ điện năng cao nhất trong toàn tỉnh. Vì vậy, việc lập Kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cần tập trung vào 2 nhóm này sẽ đạt được hiệu quả cao.

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả phải được triển khai rộng khắp và liên tục để giáo dục ý thức của cộng đồng ngày càng hiểu biết và thực hiện tốt hơn. Do đó, việc thực hiện các giải pháp sử dụng tiết kiệm và sử dụng hiệu quả năng lượng trên địa bàn tỉnh được xem là hết sức cần thiết.

II. Mục tiêu của Kế hoạch

1. Mục tiêu chung:

a) Góp phần thực hiện mục tiêu Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030:

- Huy động các nguồn lục của địa phương, Trung ương và nguồn vốn xã hội hóa cho thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả thông qua việc triển khai đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp quản lý nhà nước, hỗ trợ kỹ thuật, nghiên cứu khoa học công nghệ và phát triển sản phẩm, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, tranh thủ kinh nghiệm trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Hình thành thói quen sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong mọi hoạt động của xã hội, hộ gia đình; giảm cường độ năng lượng trong các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế; tiết kiệm năng lượng trở thành hoạt động thường xuyên đối với các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm và các ngành kinh tế trọng điểm tiêu thụ nhiều năng lượng; hướng tới mục tiêu tăng trưởng xanh và phát triển bền vững.

b) Góp phần thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, phát triển bền vững, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu của địa phương:

- Tổ chức triển khai Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả và các văn bản quy phạm có liên quan đến công tác sử dụng và tiêu thụ năng lượng trên địa bàn tỉnh.

- Tuyên truyền, vận động để nâng cao nhận thức cho các tổ chức, cá nhân về phương pháp quản lý và sử dụng năng lượng đúng mục đích, tiết kiệm năng lượng nhưng vẫn đạt hiệu quả cao, mang tính đột phá trong việc nâng cao ý thức và hành động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, tập trung vào mọi lĩnh vực: Sản xuất công nghiệp; xây dựng; hộ gia đình; nông nghiệp; hoạt động dịch vụ để khai thác hợp lý các nguồn tài nguyên, bảo vệ môi trường, phát triển kinh tế - xã hội bền vững cho địa phương.

2. Mục tiêu cụ thể:

a) Giai đoạn đến năm 2025:

- Phấn đấu tiết kiệm từ 3% - 5% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn tỉnh.

- Giảm tổn thất điện năng trong phân phối, bán lẻ xuống thấp hơn 6,5%.

- Đảm bảo 100% doanh nghiệp vận tải trọng điểm có chương trình phổ biến kỹ năng điều khiển phương tiện/giải pháp kỹ thuật trong khai thác, sử dụng phương tiện giao thông cơ giới theo hướng tiết kiệm năng lượng.

- Phấn đấu vận động đạt 70% doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp và 50% doanh nghiệp hoạt động trong cụm công nghiệp được tiếp cận, áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Đảm bảo 100% cơ sở tiêu thụ năng lượng trọng điểm áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo quy định.

- Đào tạo và cấp chứng chỉ cho từ 50 chuyên gia quản lý năng lượng/kiểm toán năng lượng trở lên.

- 60% trường học có hoạt động tuyên truyền, giảng dạy về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Văn phòng, trụ sở các đơn vị trong Công ty Điện lực Đắk Lắk trở thành điển hình và gương mẫu trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

b) Giai đoạn năm 2025 - 2030:

- Phấn đấu tiết kiệm từ 5% - 7% tổng mức tiêu thụ năng lượng toàn tỉnh.

- Giảm mức tổn thất điện năng xuống thấp hơn 6%.

- Phấn đấu vận động đạt 90% doanh nghiệp hoạt động trong khu công nghiệp và 70% doanh nghiệp hoạt động trong cụm công nghiệp được tiếp cận, áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

- Thực hiện việc dán nhãn năng lượng đối với 50% các loại sản phẩm vật liệu xây dựng có yêu cầu về cách nhiệt sử dụng trong công trình xây dựng.

- Đảm bảo 100% cơ sở tiêu thụ năng lượng trọng điểm áp dụng hệ thống quản lý năng lượng theo quy định.

- Đào tạo và cấp chứng chỉ cho từ 50 chuyên gia quản lý năng lượng/kiểm toán năng lượng trở lên.

- 100% trường học có hoạt động tuyên truyền, giảng dạy về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

III. Nội dung

1. Tăng cường công tác truyền thông nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường.

a) Triển khai, hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật liên quan đến hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, xây dựng, chiếu sáng công cộng, dịch vụ, nông nghiệp, giao thông vận tải và hộ gia đình.

b) Xây dựng chuyên đề, chuyên mục về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hằng Quý trên Báo Đắk Lắk, Đài Phát thanh Truyền hình tỉnh; xuất bản các ấn phẩm, phát hành tờ rơi, tờ dán quảng cáo, sổ tay về các giải pháp nhằm tiết kiệm năng lượng trong công nghiệp, hộ gia đình, các tòa nhà..., xây dựng trang mạng xã hội tuyên truyền, quảng bá và lan tỏa kêu gọi hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

c) Hội thảo, tập huấn nâng cao kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho cán bộ quản lý nhà nước, doanh nghiệp.

d) Khen thưởng, tuyên dương các địa phương, đơn vị và cá nhân có thành tích trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường.

e) Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật.

g) Ban hành các quy định về việc sử dụng điện tiết kiệm và hiệu quả, tạo phong trào, thực hiện chính sách sử dụng tiết kiệm điện và hiệu quả trong cơ quan, đơn vị; tiết kiệm trong sử dụng điện là nội dung thi đua, rèn luyện đối với toàn thể công chức, viên chức, người lao động.

h) Tuyên truyền, quán triệt sâu rộng đến toàn thể công chức, viên chức, người lao động ý nghĩa của việc sử dụng tiết kiệm điện để từ đó nâng cao nhận thức và ý thức tự giác, gương mẫu thực hành tiết kiệm điện phục vụ các nhu cầu thiết yếu nhằm giảm thiểu việc phải bắt buộc cắt điện luân phiên.

2. Hỗ trợ kỹ thuật, tài chính nhằm thúc đẩy các dự án đầu tư, sản xuất, kinh doanh về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả đối với các hoạt động sản xuất, cải tạo, chuyển đổi phương tiện trang thiết bị, máy móc, dây chuyền sản xuất.

a) Phối hợp với các nhà cung cấp sản phẩm tiết kiệm năng lượng có uy tín, chất lượng tư vấn, hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất vừa và nhỏ thực hiện nâng cấp, cải tiến, hợp lý hóa dây chuyền công nghệ và cải tiến công tác quản lý nhằm tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả hơn, thân thiện môi trường, giảm nhẹ biến đổi khí hậu, giảm chi phí sản xuất.

b) Tổ chức hội thảo, hội nghị và diễn đàn nhằm trao đổi kinh nghiệm, giới thiệu trang thiết bị công nghệ mới, các phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao, cung cấp thông tin về các sản phẩm tiết kiệm điện, tiết kiệm năng lượng.

c) Giới thiệu sản phẩm tiết kiệm năng lượng tại các hội chợ, triển lãm, hội nghị, hội thảo về năng lượng; quảng bá thiết bị tiết kiệm năng lượng, sử dụng biomas/biogas, pin mặt trời và các sản phẩm tiết kiệm năng lượng khác.

d) Giới thiệu tham quan mô hình thí điểm các dạng năng lượng thay thế có quy mô lớn và mô hình “hộ gia đình tiết kiệm năng lượng”.

e) Hỗ trợ thí điểm doanh nghiệp hoặc cơ quan lắp đặt hệ thống pin năng lượng mặt trời áp mái.

g) Hỗ trợ phát triển, quảng bá, chuyển giao công nghệ, phân phối trang thiết bị hiệu suất cao, sản phẩm tiết kiệm năng lượng, thân thiện môi trường, công nghệ xanh, sạch.

h) Bồi dưỡng nâng cao kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho cán bộ quản lý, cán bộ kỹ thuật; tư vấn xây dựng và áp dụng hệ thống quản lý năng lượng cho các cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, doanh nghiệp vừa và nhỏ tiêu thụ nhiều năng lượng.

i) Tổ chức kiểm tra việc thực hiện kế hoạch dán năng lượng theo quy định đối với các doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu, phân phối phương tiện, thiết bị thuộc danh mục phương tiện, thiết bị phải dán nhãn năng lượng.

k) Hỗ trợ kiểm toán, đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ sử dụng nhiều năng lượng từ đó áp dụng các giải pháp phù hợp để phát huy hiệu quả sử dụng năng lượng.

l) Khuyến khích sử dụng phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng; thực hiện lộ trình áp dụng nhãn năng lượng; từng bước loại bỏ phương tiện, thiết bị có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lượng thấp.

m) Nâng cao năng lực quản lý năng lượng: Xây dựng cơ sở về tiêu thụ năng lượng, vận hành hệ thống cơ sở dữ liệu, duy trì trang thông tin điện tử sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

3. Sử dụng năng lượng tiết kiệm hiệu quả đối với tòa nhà, cơ quan, công sở, công trình dân dụng và cơ sở sản xuất ngành xây dựng.

a) Kiểm soát, thúc đẩy thực hiện theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia đối với các công trình xây dựng; áp dụng công nghệ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào các hoạt động xây dựng; sử dụng các vật liệu cách nhiệt, tận dụng nguồn sáng tự nhiên trong các tòa nhà, lắp đặt các thiết bị sử dụng nguồn năng lượng tự nhiên.

b) Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc áp dụng định mức sử dụng năng lượng và việc thực hiện mua sắm các trang thiết bị yêu cầu dán nhãn năng lượng theo quy định.

c) Kiểm soát, tăng cường thúc đẩy áp dụng Quy chuẩn kỹ thuật QCVN 09:2013 trong quá trình xây dựng mới và cải tạo lại đối với tòa nhà có quy mô vừa, lớn và triển khai áp dụng các giải pháp, công nghệ, thiết bị, vật liệu tiết kiệm năng lượng.

d) Khảo sát, đánh giá thực trạng sử dụng năng lượng trong các cơ quan, công sở; xây dựng các mô hình thí điểm tòa nhà, cơ quan công sở sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; hỗ trợ các đơn vị quản lý tòa nhà thực hiện kiểm toán năng lượng.

4. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả chiếu sáng công cộng

a) Áp dụng các quy chuẩn, tiêu chuẩn kỹ thuật về chiếu sáng tiết kiệm năng lượng trong công tác tư vấn, giám sát, thẩm định, phê duyệt khi thiết kế và thi công các công trình điện chiếu sáng.

b) Xây dựng kế hoạch và giải pháp tiết kiệm điện trong hệ thống chiếu sáng đô thị (chế độ vận hành; sử dụng thiết bị chiếu sáng hiệu suất cao; áp dụng công nghệ hiện đại tự động để điều khiển hệ thống chiếu sáng,...).

c) Xây dựng mô hình thí điểm và nhân rộng về chiếu sáng công cộng hiệu suất cao, chiếu sáng tiết kiệm năng lượng đối với một số hệ thống chiếu sáng trên địa bàn tỉnh.

5. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp.

a) Triệt để sử dụng năng lượng tái tạo (năng lượng gió, năng lượng mặt trời) trong thiết kế, xây dựng nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến lâm sản, chăn nuôi, nuôi trồng thủy hải sản; xây dựng quy trình và tổ chức sản xuất phù hợp, thiết bị đồng bộ, hiệu suất cao, tiết kiệm năng lượng; nghiên cứu, lựa chọn công nghệ khai thác và chế biến phù hợp, tiết kiệm năng lượng; khuyến khích sử dụng năng lượng tái tạo, năng lượng từ phụ phẩm nông nghiệp.

b) Lập kế hoạch loại bỏ dần phương tiện, máy móc trang thiết có công nghệ lạc hậu, hiệu suất năng lượng thấp, từng bước đổi mới công nghệ, thiết bị; khuyến khích áp dụng công nghệ, thiết bị máy móc sử dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo trong sản xuất, chế biến, bảo quản, vận chuyển sản phẩm.

c) Tư vấn, hỗ trợ các cơ sở sản xuất, chế biến nông, lâm, thủy, hải sản và làng nghề áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

d) Trong lĩnh vực trồng trọt và bảo vệ thực vật, quy hoạch hợp lý, chọn tạo và phổ biến các giống cây trồng mới có khả năng chống chịu hạn, úng, mặn và chống chịu sâu bệnh; thay đổi cơ cấu mùa vụ phù hợp với từng địa phương; chuyển đổi cơ cấu cây trồng thích ứng với từng loại đất canh tác; thu gom, tái sử dụng các phụ phẩm nông nghiệp (rơm rạ, vỏ trấu, bã mía,...) để làm nguyên liệu đầu vào cho các ngành sản xuất khác như: trồng nấm, sản xuất phân bón, thức ăn chăn nuôi, chất đốt sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt, chế biến, bảo quản nông sản; áp dụng, vận hành hệ thống tưới thông minh tại một số khu nông nghiệp, khu vườn sản xuất rau, quả an toàn.

e) Xây dựng mô hình chăn nuôi khép kín theo tiêu chuẩn tiên tiến, công nghệ sạch, tiết kiệm nước, giảm rơi vãi thức ăn; sử dụng phù hợp thức ăn cho từng đối tượng vật nuôi và giai đoạn sinh trưởng, sinh sản, hạn chế sử dụng dư thừa dinh dưỡng trong chăn nuôi; áp dụng quy trình kỹ thuật chăn nuôi hợp lý, đảm bảo vệ sinh và các biện pháp phòng bệnh chặt chẽ nhằm giảm thiểu hao hụt đầu con, đồng thời giảm tiêu tốn năng lượng khi tiêu hủy vật nuôi bị ốm, chết.

g) Tổ chức quy hoạch hệ thống thủy lợi hợp lý; ưu tiên giải pháp tưới, tiêu tự chảy; thay thế hình thức tưới truyền thống (tưới bề mặt chảy tràn) bằng các hình thức tưới khác tiết kiệm nước; xây dựng kế hoạch sử dụng nước cân đối với khả năng đáp ứng của nguồn nước; tổ chức nạo vét lòng dẫn các công trình lấy nước, cấp nước; chủ động phối hợp với các đơn vị liên quan điều hành hệ thống hồ chứa, cấp nước phục vụ sản xuất đúng thời vụ; thực hiện nghiêm túc việc luân phiên cấp nước theo tuyến kênh; kiểm tra, tu bổ các bờ vùng, bờ thửa, không để tình trạng rò rỉ nước qua bờ kênh, cửa van, cánh cống; xây dựng lịch bơm cấp nước, đảm bảo hoạt động đồng bộ toàn hệ thống giữa các trạm bơm nhỏ với trạm bơm lớn; theo dõi thường xuyên mực nước, tranh thủ bơm vào các giờ thấp điểm.

h) Đẩy mạnh công tác tái sinh, phục hồi và làm giàu rừng trên các vùng đất quy hoạch; xử lý thực bì bằng phương thức dọn sống; băm chặt cành nhánh vun thành luống tại chỗ để tạo phân hữu cơ tự nhiên làm giàu đất rừng; hạn chế xử lý thực bì bằng phương thức đốt; áp dụng công nghệ xử lý, tái sử dụng các phụ phẩm phát sinh (thực bì, mùn cưa, phụ phẩm,...) để giảm chi phí xử lý chất thải và chi phí đầu vào cho sản xuất, chế biến.

i) Chọn tạo và phổ biến các giống thủy sản chất lượng tốt, năng suất cao; cải tiến kỹ thuật nuôi nhằm tăng tỷ lệ chuyển hóa thức ăn; hạn chế sử dụng dư thừa thức ăn trong các hệ thống nuôi; kiểm soát dịch bệnh; đảm bảo điều kiện vệ sinh, an toàn thực phẩm; áp dụng công nghệ mới trong xử lý ao nuôi theo hướng thân thiện với môi trường.

k) Nghiên cứu quy hoạch vùng nguyên liệu hợp lý, ưu tiên ứng dụng công nghệ sản xuất nguyên liệu sạch hơn để tiết kiệm năng lượng.

6. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các phương tiện giao thông vận tải.

a) Ưu tiên phát triển hệ thống vận tải hành khách công cộng, vận tải hành khách khối lượng lớn nhằm cải thiện điều kiện đi lại cho người dân; thực hiện các chương trình truyền thông giáo dục cộng đồng thúc đẩy việc sử dụng phương tiện công cộng thay cho phương tiện cá nhân.

b) Áp dụng các sáng kiến cải tiến kỹ thuật, công nghệ mới trong giao thông vận tải nhằm tiết kiệm năng lượng, giảm phát thải chất ô nhiễm ra môi trường.

c) Vận động và hỗ trợ các đơn vị kinh doanh xe buýt xây dựng kế hoạch đầu tư, đổi mới phương tiện tiết kiệm nhiên liệu và đảm bảo tiêu chuẩn về khí thải.

7. Tham gia thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ trọng điểm quốc gia thuộc lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

a) Tham gia thực hiện chương trình khoa học công nghệ trọng điểm để phát triển và ứng dụng khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào thực tế sản xuất.

b) Thúc đẩy việc triển khai các đề tài, dự án nghiên cứu về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, về các sản phẩm, thiết bị tiết kiệm năng lượng, ứng dụng các dạng năng lượng mới, năng lượng tái tạo trên địa bàn tỉnh thông qua kinh phí hoạt động khoa học và công nghệ. Đẩy mạnh việc triển khai chương trình hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc đổi mới công nghệ tiết kiệm năng lượng và sử dụng năng lượng tái tạo.

c) Xây dựng mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và nghiên cứu nhân rộng trên địa bàn tỉnh.

8. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong các khu, cụm công nghiệp.

Tuyên truyền, khuyến khích, vận động các doanh nghiệp trong khu, cụm công nghiệp đầu tư lắp hệ thống năng lượng mặt trời, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

9. Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong gia đình.

Tăng cường thực hiện các chương trình tuyên truyền, quảng bá, vận động người dân sử dụng các sản phẩm đèn chiếu sáng tiết kiệm năng lượng, đèn chiếu sáng sử dụng nguồn năng lượng tái tạo, sử dụng máy nước nóng năng lượng mặt trời, lắp đặt pin năng lượng mặt trời trên mái nhà, sử dụng năng lượng sinh khối biogas phục vụ sinh hoạt.

10. Quản lý nhu cầu điện.

a) Thường xuyên nắm bắt tình hình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và các địa phương, xu hướng phát triển phụ tải từng khu vực, đề xuất xây dựng, sửa chữa nâng cấp kịp thời lưới điện đảm bảo cung cấp điện ổn định cho hoạt động sản xuất, kinh doanh, sinh hoạt.

b) Cải tạo, nâng cấp lưới điện, rút ngắn bán kính cấp điện, nâng cao hiệu quả cấp điện, giảm tổn thất điện năng; khuyến khích sử dụng máy biến áp hiệu suất cao cho các trạm biến áp phân phối xây dựng mới và cải tạo theo lộ trình Quy hoạch lưới điện tỉnh Đắk Lắk. Điều tiết nhu cầu sử dụng điện phù hợp với khả năng cung cấp, lựa chọn phương thức vận hành kinh tế, đảm bảo linh hoạt, giảm tổn thất điện năng.

c) Tuyên truyền, vận động sử dụng điện tiết kiệm. Hướng dẫn khách hàng sử dụng điện theo biểu đồ phụ tải tối ưu để hệ thống điện vận hành đạt hiệu quả.

d) Nâng cao hiệu quả sử dụng điện của các phụ tải là cơ sở sản xuất công nghiệp, công trình tòa nhà, trụ sở cơ quan, bệnh viện, trường học... và các hộ gia đình.

11. Tăng cường mối quan hệ, hợp tác trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

a) Mở rộng hợp tác, tăng cường trao đổi chính sách, chia sẻ kinh nghiệm và hợp tác kỹ thuật với các tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

b) Tăng cường tiếp nhận hỗ trợ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ và đào tạo nguồn nhân lực trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

c) Tìm kiếm, huy động, triển khai các dự án hỗ trợ kỹ thuật, dự án hỗ trợ đầu tư liên quan đến sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

IV. Kinh phí thực hiện

Kinh phí từ ngân sách địa phương và các nguồn khác do địa phương và doanh nghiệp huy động.

Tổng kinh phí thực hiện Kế hoạch: 992.000 triệu đồng, trong đó:

- Giai đoạn 2020 - 2025: 685.700 triệu đồng, gồm:

+ Ngân sách tỉnh: 3.200 triệu đồng.

+ Doanh nghiệp: 512.500 triệu đồng.

+ Hộ gia đình: 170.000 triệu đồng.

- Giai đoạn 2026 - 2030: 306.300 triệu đồng, gồm:

+ Ngân sách tỉnh: 3.800 triệu đồng.

+ Doanh nghiệp: 152.500 triệu đồng.

+ Hộ gia đình: 150.000 triệu đồng.

Nội dung cụ thể tại Phụ lục I, Phụ lục II đính kèm.

Hằng năm, căn cứ nội dung Kế hoạch, các cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ có trách nhiệm xây dựng kế hoạch, dự toán chi tiết kinh phí thực hiện, gửi Sở Tài chính thẩm định, trình UBND tỉnh xem xét phê duyệt theo quy định.

V. Tổ chức thực hiện

1. Sở Công thương:

a) Tham mưu UBND tỉnh tổ chức triển khai thực hiện Kế hoạch; xây dựng kế hoạch và triển khai nội dung của Kế hoạch; tổng hợp báo cáo định kỳ và theo yêu cầu của UBND tỉnh.

b) Là cơ quan đầu mối, hướng dẫn các văn bản pháp lý có liên quan đến các đơn vị thực hiện kế hoạch, đề án, dự án; tổng hợp các vướng mắc báo cáo UBND tỉnh xem xét, chỉ đạo, giải quyết.

c) Chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và tổ chức liên quan triển khai, theo dõi, kiểm tra quá trình thực hiện Kế hoạch; giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật trong hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo quy định của pháp luật.

d) Nghiên cứu đề xuất giải pháp huy động các nguồn vốn hợp pháp khác để thực hiện Kế hoạch.

e) Tổng hợp tình hình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của các ngành, địa phương báo cáo định kỳ hàng năm theo yêu cầu của Bộ Công Thương và UBND tỉnh.

2. Sở Tài chính: Hàng năm, căn cứ khả năng cân đối ngân sách và dự toán kinh phí thực hiện Kế hoạch của các cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh (nếu có), xem xét, tham mưu UBND tỉnh bố trí dự toán chi ngân nhà nước cho các cơ quan, đơn vị thuộc cấp tỉnh để thực hiện Kế hoạch.

3. Sở Kế hoạch và Đầu tư:

a) Đề xuất, tham mưu UBND tỉnh ưu tiên chấp thuận, tiếp nhận các dự án đầu tư sử dụng công nghệ cao, tiết kiệm năng lượng vào địa bàn tỉnh; kêu gọi nguồn đầu tư tài trợ từ các chương trình, dự án nước ngoài về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho tỉnh.

b) Phối hợp với Sở Tài chính cân đối kế hoạch, đảm bảo nguồn vốn ngân sách của tỉnh dành cho các hoạt động của Kế hoạch trên cơ sở đề xuất của Sở Công Thương.

4. Sở Khoa học và Công nghệ:

a) Chủ trì phối hợp với các Sở, ngành, tổ chức liên quan xây dựng các đề tài, dự án trên địa bàn có nội dung nghiên cứu khoa học công nghệ nhằm thúc đẩy các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

b) Khuyến khích các tổ chức, cá nhân đăng ký tham gia thực hiện các đề tài, dự án về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, về sản xuất sản phẩm tiết kiệm năng lượng, về áp dụng sản xuất sạch hơn, ứng dụng các dạng năng lượng không gây ô nhiễm môi trường, năng lượng mới, năng lượng tái tạo.

c) Ưu tiên bố trí kinh phí sự nghiệp khoa học công nghệ hỗ trợ các đề tài, dự án ứng dụng khoa học công nghệ thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

5. Sở Thông tin và Truyền thông, Đài phát thanh và Truyền hình: Thực hiện tốt công tác thông tin, tuyên truyền các chính sách của nhà nước về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; phối hợp với các cơ quan, đơn vị liên quan xây dựng các chuyên đề, tin bài giới thiệu các biện pháp, mô hình sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả; đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá các giải pháp và sản phẩm tiết kiệm năng lượng.

6. Sở Xây dựng:

a) Hướng dẫn các đơn vị đầu tư xây dựng cũng như các cơ quan, đơn vị có liên quan đến công tác tư vấn, thẩm định thiết kế; cấp giấy phép xây dựng; giám sát thi công công trình... chú trọng thực hiện đúng theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia QCVN 09:2017/BXD về các công trình xây dựng sử dụng năng lượng hiệu quả.

b) Thực hiện các hoạt động hỗ trợ kỹ thuật, thúc đẩy các dự án đầu tư xây dựng mới, các dự án cải tạo, lắp đặt, thay thế trang thiết bị trong các công trình xây dựng, hệ thống chiếu sáng công cộng, dự án đầu tư, cải tạo, đổi mới dây chuyền thiết bị, công nghệ trong các cơ sở sản xuất ngành xây dựng nhằm sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

c) Phổ biến, hướng dẫn quy chuẩn, tiêu chuẩn, giải pháp trong xây dựng các tòa nhà đảm bảo sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tổ chức, cá nhân hoạt động trong lĩnh vực xây dựng và các đơn vị quản lý tòa nhà.

7. Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

a) Chủ trì, thực hiện hỗ trợ kỹ thuật, thúc đẩy các dự án đầu tư, lắp đặt, cải tạo thiết bị, phương tiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong nông nghiệp; sản xuất, đa dạng hóa nguồn năng lượng tái tạo từ các phụ phẩm nông nghiệp.

b) Tuyên truyền, vận động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả lồng ghép với việc triển khai kế hoạch xây dựng nông thôn mới. Nâng cao kiến thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho cán bộ quản lý trong các hoạt động nông nghiệp và phát triển nông thôn. Thúc đẩy sử dụng năng lượng tái tạo như khí sinh học trong chăn nuôi, trồng trọt, phụ phẩm trong chế biến nông, lâm, thủy sản.

8. Sở Giao thông vận tải: Tăng cường công tác tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong lĩnh vực của ngành quản lý. Áp dụng các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong quy hoạch, thiết kế hệ thống giao thông; tối ưu hóa phương tiện vận tải hành khách công cộng.

9. Ban Quản lý các khu công nghiệp tỉnh: Tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp trong khu công nghiệp đầu tư lắp hệ thống năng lượng mặt trời, áp dụng các giải pháp sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Phối hợp với Sở Công Thương vận động các nguồn vốn ưu đãi và hỗ trợ các giải pháp kỹ thuật giúp doanh nghiệp trong các khu công nghiệp cải thiện hiệu quả dây chuyền sản xuất theo các hoạt động của Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

10. Hội và các Hiệp hội liên quan: Tham gia, phối hợp với Sở Công Thương và các cơ quan đơn vị có liên quan trong công tác đào tạo, phổ biến, tuyên truyền; tổ chức hội thảo, hội nghị chia sẻ kinh nghiệm về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho các tổ chức, cá nhân sử dụng năng lượng;

11. Công ty Điện lực Đắk Lắk:

a) Theo dõi, kiểm tra các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong việc thực hiện hợp đồng mua bán điện đã ký; xử lý các trường hợp sử dụng điện không đúng mục đích, biểu đồ phụ tải đã đăng ký.

b) Đẩy mạnh việc thực hiện kế hoạch giảm tổn thất điện năng trong từng giai đoạn theo chỉ tiêu của ngành và quy định nhà nước.

c) Tổ chức in ấn, phát hành tờ rơi hướng dẫn, tuyên truyền về tiết kiệm điện; tăng cường kiểm tra việc thực hiện tiết kiệm điện của các doanh nghiệp, cơ sở dịch vụ - thương mại,...

d) Xây dựng chương trình, mục tiêu, kế hoạch thực hiện, bố trí kinh phí và huy động nguồn lực tài chính, tổ chức thực hiện các hoạt động sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong phạm vi nhiệm vụ sản xuất kinh doanh của đơn vị.

e) Tham gia hoặc chủ trì các hoạt động truyền thông, thông tin tuyên truyền về tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm điện, sử dụng năng lượng mới, năng lượng tái tạo đối với cộng đồng doanh nghiệp và xã hội.

g) Xây dựng kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho cán bộ, người lao động trong đơn vị về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

h) Tổ chức các hội thảo, hội nghị trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm, tuyên truyền việc thực hiện sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong đơn vị.

i) Phối hợp với các Sở, ban, ngành liên quan trên địa bàn thực hiện tuyên truyền tiết kiệm điện theo kế hoạch trong hàng năm đúng quy định của pháp luật.

12. Ủy ban nhân dân các huyện, thị xã, thành phố:

a) Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện kế hoạch sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn.

b) Tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức, phát động các phong trào tiết kiệm năng lượng trên địa bàn. Mỗi năm ít nhất một lần tổ chức lễ phát động treo pano, khẩu hiệu và dán áp phích có hình ảnh, nội dung tuyên truyền, nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho người dân và cộng đồng.

c) Thành phố Buôn Ma Thuột với vai trò đô thị trung tâm của tỉnh, đưa nội dung khai thác, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vào lộ trình quy hoạch xây dựng hạ tầng đô thị; từng bước xây mới và cải tạo hệ thống chiếu sáng công cộng hiệu suất cao; lựa chọn tuyến đường phố, công viên, khuôn viên đầu tư thí điểm hệ thống chiếu sáng kết hợp với sử dụng năng lượng mặt trời.

Trên đây là Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2020 - 2030. Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc, các cơ quan, đơn vị kịp thời phản ánh về UBND tỉnh (thông qua Sở Công Thương) để được hướng dẫn, giải quyết./.

 

PHỤ LỤC I

KINH PHÍ KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK, GIAI ĐOẠN 2020 – 2025
(Kèm theo Quyết định số: 1217/QĐ-UBND ngày 29/5/2020 của UBND tỉnh)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Tên đề án

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Kinh phí hàng năm

Nguồn Kinh phí

Năm 2021

Năm 2022

Năm 2023

Năm 2024

Năm 2025

Ngân sách tỉnh

Khác

Doanh nghiệp

Hộ gia đình

1

Nâng cao năng lực quản lý tiết kiệm năng lượng

0

100

0

100

0

200

 

 

1.1

Tập huấn, đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên gia quản lý năng lượng/kiểm toán năng lượng (50 chuyên gia)

Sở Công Thương

Các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm

0

100

0

100

0

200

 

 

1.2

Hỗ trợ các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm thực hiện kiểm toán năng lượng (3 đơn vị/năm)

Sở Công Thương

Các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm

Tạo điều kiện về thủ tục, nguồn vốn vay ưu đãi, kết nối doanh nghiệp với các đơn vị tư vấn uy tín trong nước

 

 

 

2

Truyền thông nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

100

100

100

100

100

500

 

 

2.1

Truyền thông nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường

Sở Công Thương

Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các phương tiện truyền thông

100

100

100

100

100

500

 

 

3

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tòa nhà công sở, bệnh viện, trường học, giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học công nghệ

900

900

900

900

900

2.000

2.500

 

3.1

Tập huấn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong trong sản xuất nông nghiệp, tòa nhà công sở, bệnh viện, giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học công nghệ

Sở Công Thương

Sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố

100

100

100

100

100

500

 

 

3.2

Tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong trong sản xuất công nghiệp

Sở Công Thương

Ban Quản lý các khu cụm công nghiệp tỉnh

100

100

100

100

100

500

 

 

3.3

Tập huấn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho đoàn viên thanh niên

Sở Công Thương

Tỉnh Đoàn Đắk Lắk

100

100

100

100

100

500

 

 

3.4

Tập huấn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho cán bộ làm công tác phụ nữ

Sở Công Thương

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

100

100

100

100

100

500

 

 

3.5

Giới thiệu, phổ biến, khuyến khích sử dụng thiết bị gia dụng hiệu suất cao tiết kiệm năng lượng

Sở Công Thương

Doanh nghiệp

Hỗ trợ thông tin để các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy thị trường sản phẩm, công nghệ tiết kiệm năng lượng

 

 

 

3.6

Chương trình tiết kiệm điện trên địa bàn toàn tỉnh

Công ty Điện lực Đắk Lắk

Sở Công Thương, Tỉnh Đoàn Đắk Lắk

500

500

500

500

500

 

2.500

 

4

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để các đơn vị quản lý vận hành, thay thế thiết bị có hiệu suất cao trong hệ thống chiếu sáng công cộng

Các đơn vị quản lý hệ thống chiếu sáng

Sở Công Thương, UBND huyện, thị xã, thành phố tạo điều kiện về thủ tục, nguồn vốn vay ưu đãi

Tạo điều kiện về thủ tục, tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi

 

 

 

5

Sử dụng năng lượng tái tạo

136.000

136.000

136.000

136.000

136.000

 

510.000

170.000

5.1

Đầu tư năng lượng mặt trời trên mái nhà nối lưới đối với hộ gia đình và doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao công suất 08MW/năm (17 tỷ/1MW)

Doanh nghiệp, hộ gia đình

Sở Công Thương, Công ty Điện lực Đắk Lắk, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố

136.000

136.000

136.000

136.000

136.000

 

510.000

170.000

5.2

Khai thác sử dụng khí sinh học trong chăn nuôi quy mô hộ gia đình và trang trại.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp, hộ gia đình

Tạo điều kiện về thủ tục, tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi

 

 

 

5.3

Khai thác sử dụng khí sinh học trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, ứng dụng nguồn năng lượng sinh khối để phát điện

Sở Công Thương

Sở Khoa học và công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp và hộ gia đình

Tạo điều kiện về thủ tục, tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi

 

 

 

5.4

Khai thác sử dụng khí sinh học trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

Sở Công Thương

Sở Khoa học và công nghệ, UBND huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Tạo điều kiện về thủ tục, tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi

 

 

 

6

Nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

100

100

100

100

100

500

 

 

 

Thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Công Thương, Sở Tài chính

100

100

100

100

100

500

 

 

Tổng cộng:

137.100

137.200

137.100

137.200

137.100

3.200

512.500

170.000

 

PHỤ LỤC II

KINH PHÍ KẾ HOẠCH TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA VỀ SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2026 – 2030
(Kèm theo Quyết định số: 1217/QĐ-UBND ngày 29/05/2020 của UBND tỉnh)

ĐVT: Triệu đồng

TT

Tên đề án

Đơn vị chủ trì

Đơn vị phối hợp

Kinh phí hàng năm

Nguồn Kinh phí

Năm 2026

Năm 2027

Năm 2028

Năm 2029

Năm 2030

Ngân sách tỉnh

Khác

Doanh nghiệp

Hộ gia đình

1

Nâng cao năng lực quản lý tiết kiệm năng lượng

100

0

100

0

100

300

 

 

1.1

Tập huấn, đào tạo và cấp chứng chỉ chuyên gia quản lý năng lượng/kiểm toán năng lượng (50 chuyên gia)

Sở Công Thương

Các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm

100

0

100

0

100

300

 

 

1.2

Hỗ trợ các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm thực hiện kiểm toán năng lượng (3 đơn vị/năm)

Sở Công Thương

Các đơn vị sử dụng năng lượng trọng điểm

Tạo điều kiện về thủ tục, nguồn vốn vay ưu đãi, kết nối doanh nghiệp với các đơn vị tư vấn uy tín trong nước

 

 

 

2

Truyền thông nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

150

150

150

150

150

750

 

 

2.1

Truyền thông nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, thúc đẩy sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, bảo vệ môi trường

Sở Công Thương

Sở Thông tin và Truyền thông, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh, UBND các huyện, thị xã, thành phố, các phương tiện truyền thông

150

150

150

150

150

750

 

 

3

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, tòa nhà công sở, bệnh viện, trường học, giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học công nghệ

900

900

900

900

900

2.000

2.500

 

3.1

Tập huấn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong trong sản xuất nông nghiệp, tòa nhà công sở, bệnh viện, giao thông vận tải, nghiên cứu khoa học công nghệ

Sở Công Thương

Sở, ban, ngành liên quan, UBND các huyện, thị xã, thành phố

100

100

100

100

100

500

 

 

3.2

Tuyên truyền sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất công nghiệp

Sở Công Thương

Ban Quản lý các khu cụm công nghiệp tỉnh

100

100

100

100

100

500

 

 

3.3

Tập huấn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho đoàn viên thanh niên

Sở Công Thương

Tỉnh Đoàn Đắk Lắk

100

100

100

100

100

500

 

 

3.4

Tập huấn sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho cán bộ làm công tác phụ nữ

Sở Công Thương

Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh

100

100

100

100

100

500

 

 

3.5

Giới thiệu, phổ biến, khuyến khích sử dụng thiết bị gia dụng hiệu suất cao tiết kiệm năng lượng

Sở Công Thương

Doanh nghiệp

Hỗ trợ thông tin để các doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm thúc đẩy thị trường sản phẩm, công nghệ tiết kiệm năng lượng

 

 

 

3.6

Chương trình tiết kiệm điện trên địa bàn toàn tỉnh

Công ty Điện lực Đắk Lắk

Sở Công Thương, Tỉnh Đoàn Đắk Lắk

500

500

500

500

500

 

2.500

 

4

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong chiếu sáng công cộng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Tư vấn, hỗ trợ kỹ thuật và tài chính để các đơn vị quản lý vận hành, thay thế thiết bị có hiệu suất cao trong hệ thống chiếu sáng công cộng

Các đơn vị quản lý hệ thống chiếu sáng

Sở Công Thương, UBND huyện, thị xã, thành phố tạo điều kiện về thủ tục, nguồn vốn vay ưu đãi

Tạo điều kiện về thủ tục, tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi

 

 

 

5

Sử dụng năng lượng tái tạo

60.000

60.000

60.000

60.000

60.000

 

150.000

150.000

5.1

Đầu tư năng lượng mặt trời trên mái nhà nối lưới đối với hộ gia đình và doanh nghiệp, khu công nghiệp, cụm công nghiệp, khu sản xuất nông nghiệp công nghệ cao công suất 04MW/năm (15 tỷ/1MW)

Doanh nghiệp, hộ gia đình

Sở Công Thương, Công ty Điện lực Đắk Lắk, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, UBND huyện, thị xã, thành phố

60.000

60.000

60.000

60.000

60.000

 

150.000

150.000

5.2

Khai thác sử dụng khí sinh học trong chăn nuôi quy mô hộ gia đình và trang trại.

Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn

Sở Công Thương, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp, hộ gia đình

Tạo điều kiện về thủ tục, tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi

 

 

 

5.3

Khai thác sử dụng khí sinh học trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp, ứng dụng nguồn năng lượng sinh khối để phát điện

Sở Công Thương

Sở Khoa học và công nghệ, Sở Tài nguyên và Môi trường, UBND huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp và hộ gia đình

Tạo điều kiện về thủ tục, tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi

 

 

 

5.4

Khai thác sử dụng khí sinh học trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp.

Sở Công Thương

Sở Khoa học và công nghệ, UBND huyện, thị xã, thành phố, doanh nghiệp sản xuất công nghiệp trên địa bàn tỉnh

Tạo điều kiện về thủ tục, tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi

 

 

 

6

Nghiên cứu khoa học công nghệ trong lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

150

150

150

150

150

750

 

 

 

Thực hiện chương trình nghiên cứu khoa học công nghệ thuộc lĩnh vực sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả

Sở Khoa học và Công nghệ

Sở Công Thương, Sở Tài chính

150

150

150

150

150

750

 

 

Tổng cộng

61.300

61.200

61.300

61.200

61.300

3.800

152.500

150.000

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1217/QĐ-UBND năm 2020 về Kế hoạch thực hiện Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2020-2030

  • Số hiệu: 1217/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 29/05/2020
  • Nơi ban hành: Tỉnh Đắk Lắk
  • Người ký: Nguyễn Tuấn Hà
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 29/05/2020
  • Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra
Tải văn bản