Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
Nếu bạn là thành viên. Vui lòng ĐĂNG NHẬP để tiếp tục.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1217/QĐ-UBND | Quảng Ngãi, ngày 29 tháng 6 năm 2017 |
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VIỆC PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN MÔ HÌNH SẢN XUẤT, KINH DOANH NÔNG NGHIỆP HIỆU QUẢ VÀ BỀN VỮNG NĂM 2017 - 2019
CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NGÃI
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19/6/2015;
Căn cứ Nghị định số 02/2010/NĐ-CP ngày 08/01/2010 của Chính phủ về Khuyến nông;
Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg ngày 20/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất, tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025;
Căn cứ Quyết định số 50/2014/QĐ-TTg ngày 04/09/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015 - 2020;
Căn cứ Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Căn cứ Thông tư số 53/2012/TT-BNNPTNT ngày 26/10/2012 của Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn ban hành danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định số 01/2012/QĐ-TTg ngày 09/01/2012 của Thủ tướng Chính phủ về một số chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản;
Căn cứ các Quyết định của UBND tỉnh: số 30/2014/QĐ-UBND ngày 24/6/2014 ban hành Quy định nội dung chi và mức hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông từ nguồn kinh phí địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi; số 148/QĐ-UBND ngày 25/5/2015 về việc phê duyệt Đề án Tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2020; số 660/QĐ-UBND ngày 11/5/2015 về việc ban hành chương trình hành động phát triển KKT Dung Quất giai đoạn 2015 - 2020; số 686a/QĐ-UBND ngày 16/12/2016 về việc giao dự toán thu NSNN trên địa bàn và chi ngân sách địa phương năm 2017;
Xét đề nghị của Trưởng Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi tại Tờ trình số 36/TTr-BQL ngày 09/6/2017 về việc xin phê duyệt Kế hoạch thực hiện mô hình quản lý sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hiệu quả và bền vững năm 2017-2019 (kèm theo ý kiến của Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn tại Công văn số 1531/SNNPTNT ngày 24/5/2017 và Sở Tài chính tại Công văn số 1596/STC-HCSN ngày 07/6/2017),
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt Kế hoạch thực hiện mô hình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hiệu quả và bền vững năm 2017-2019, với nội dung chủ yếu sau:
1. Tên kế hoạch: Kế hoạch thực hiện mô hình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hiệu quả và bền vững năm 2017-2019.
2. Đơn vị thực hiện: Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi.
3. Đơn vị trực tiếp thực hiện kế hoạch: Trung tâm Kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Dung Quất.
4. Đơn vị quản lý, sử dụng, khai thác sản phẩm, công trình sau khi đầu tư: Trung tâm Kỹ thuật Nông - Lâm nghiệp Dung Quất và nông dân tham gia mô hình.
5. Cơ quan phối hợp thực hiện:
+ Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và các cơ quan chuyên môn trực thuộc Sở, gồm: Chi cục Chăn nuôi - Thú y, Trung tâm Khuyến nông - khuyến ngư, Chi cục Trồng trọt - Bảo vệ thực vật tỉnh, Trung tâm Khuyến nông-Khuyến ngư.
+ UBND huyện Bình Sơn, UBND xã Bình Trị và các tổ chức đoàn thể có liên quan, gồm: Hội Phụ nữ, Hội Nông dân, Hợp tác xã.
6. Địa điểm thực hiện: Xã Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi.
7. Đối tượng thụ hưởng: Gồm tất cả các hộ nhường đất phục vụ xây dựng Dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất vào sinh sống tại các khu tái định cư thuộc xã Bình Trị.
8. Mục tiêu kế hoạch:
a) Mục tiêu chung:
- Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật và quản lý chuỗi giá trị nông nghiệp theo tiêu chuẩn VietGAP từ khâu sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm, nâng cao giá trị gia tăng các công đoạn chuỗi giá trị nhằm tăng thu nhập ổn định, an sinh cho người dân sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất phục vụ dự án Nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
- Đào tạo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật nâng cao trình độ quản lý, kỹ năng tay nghề cho người dân và đội ngũ cán bộ kỹ thuật.
- Góp phần hoàn thiện Đề án tái cơ cấu ngành Nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững giai đoạn 2015 - 2020.
b) Mục tiêu cụ thể:
- Hoàn thiện 02 chuỗi giá trị sản xuất rau và gà theo tiêu chuẩn VietGAP, hàng ngày cung cấp cho thị trường 425 kg gà thịt (112 tấn thịt hơi/năm) và 800 kg rau tươi (292 tấn rau/năm).
- Hình thành vùng chuyên canh trồng rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGap qui mô 5 ha và liên kết trên 90 hộ tham gia chăn nuôi gà an toàn qui mô đàn ổn định 54.000 con.
- Xây dựng, quản lý và phát triển nhãn hiệu tập thể “Gà, rau an toàn Dung Quất”.
- Đảm bảo mức thu nhập bình quân của các hộ chăn nuôi gà 27,546 triệu đồng/năm và sản xuất rau 18,267 triệu đồng/năm.
9. Nội dung và quy mô đầu tư
9.1. Điều tra, khảo sát nông hộ và các nhà đầu tư tham gia hoạt động chuỗi sản xuất trồng rau và chăn nuôi gà.
9.2. Đào tạo, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật:
a) Đào tạo khuyến nông viên cấp cơ sở: Thực hiện 01 lớp, gồm 20 người, thời gian 10 ngày, thực hiện trong năm 2017.
b) Đào tạo kỹ thuật chuyên ngành: Tham gia 02 lớp (01 lớp quản lý, kỹ thuật chăm sóc, chế biến, tiêu thụ gà và rau) thời gian đào tạo 15 ngày/lớp, số lượng 04 kỹ sư và 04 thành viên tổ, đội sản xuất, thực hiện năm 2017.
c) Tập huấn, chuyển giao quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Thực hiện 04 lớp (03 lớp chăn nuôi gà và 01 lớp trồng rau), thời gian 4 ngày/lớp, số lượng: 126 người, thực hiện trong năm 2017.
d) Tổ chức tham quan học tập thực tế ngoài tỉnh: Thực hiện 01 chuyến tham quan, qui mô 20 người, thời gian 8 ngày, thực hiện trong năm 2017.
9.3. Tổ chức đầu tư phát triển mô hình chuỗi giá trị sản phẩm rau và gà:
a) Đầu tư xây dựng mô hình sản xuất:
* Phần nhà nước đầu tư:
- Trong năm 2017-2018: Nhà nước đầu tư hỗ trợ xây dựng mô hình:
+ Mô hình trồng rau: tổng diện tích gieo trồng 14.4ha, hỗ trợ 100% hạt giống rau, 30% vật tư, thiết bị thiết yếu; và hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng (hệ thống điện và thủy lợi) cho 5ha.
+ Mô hình chăn nuôi gà: tổng quy mô đầu tư 54.000 con gà con, hỗ trợ 100% con giống, 30% vật tư, thiết bị thiết yếu.
- Trong năm 2018-2019: Nhà nước chỉ hỗ trợ công tác chuyển giao tiến bộ kỹ thuật (Tập huấn kỹ thuật, kỹ năng lập kế hoạch,...); xúc tiến thị trường; tổ chức thu mua và tiêu thụ sản phẩm cho toàn bộ sản phẩm người nông dân làm ra từ 36 ha rau gieo trồng và 135.000 con gà.
* Phần nông dân: Các hộ nông dân tự bỏ công lao động, vốn đầu tư thêm đạt quy mô tổ chức sản xuất cho cả kế hoạch 50,4ha rau gieo trồng và 189.000 con gà thịt.
b) Đầu tư hỗ trợ cơ sở chế biến: Đầu tư hỗ trợ 01 cơ sở giết mổ, công suất 250 con/ngày, diện tích xây dựng 200 m2 và 01 cơ sở chế biến, đóng gói rau, công suất 02 tấn rau/ngày, diện tích nhà xưởng 120 m2, thực hiện trong năm 2017. Trong đó nhà nước đầu tư hỗ trợ 100% giá trị thiết bị công nghệ và nhà đầu tư tổ chức xây dựng nhà xưởng và công lao động để thực hiện.
c) Đầu tư hỗ trợ công tác phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm của kế hoạch:
- Xây dựng nhãn hiệu tập thể "Gà, rau Dung Quất", thực hiện trong 2017.
- Xây dựng Website quản lý dữ liệu và quảng bá sản phẩm, thực hiện trong năm 2017.
- Hỗ trợ thuê cửa hàng giới thiệu sản phẩm thời gian 12 tháng (01 năm) từ năm 2017 đến năm 2018.
- Tham gia phiên chợ: 03 phiên, mỗi năm 01 phiên, thực hiện từ năm 2017 đến năm 2019.
- In ấn tờ rơi: 8000 tờ kỹ thuật sản xuất rau, gà, thực hiện trong năm 2017 và 6000 tờ quảng bá sản phẩm, 50 tập san, 90 Pa - no appit thực hiện trong 3 năm.
- Xây dựng băng đĩa hình: 02 chuyên đề hướng dẫn tư vấn từ quản lý đến sản xuất, bảo quản, chế biến, tiêu thụ sản phẩm gà và rau, thực hiện trong năm 2017; 02 chuyên đề khoa học kỹ thuật mới rau và gà theo tiêu chuẩn VietGAP thực hiện trong năm 2018; 01 phóng sự tọa đàm, hỏi đáp, thực hiện 2017; 02 phóng sự gương mặt điển hình, thực hiện trong năm 2018.
- Xây dựng tin bằng hình ảnh video: 04 clip thực hiện trong năm 2017 và 2018.
- Tiếp tục đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực đội ngũ bán hàng.
9.4. Tổ chức hội nghị, kiểm tra giám sát:
- Trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch sẽ tổ chức 01 hội nghị triển khai và 02 hội nghị sơ kết và 01 hội nghị tổng kết nhằm triển khai và đánh giá các hoạt động của kế hoạch để điều chỉnh cho phù hợp.
- Kiểm tra giám sát: Định kỳ 3 tháng kiểm tra 01 lần.
10. Thời gian thực hiện: 03 năm (từ 2017 - 2019).
11. Kinh phí thực hiện kế hoạch:
a) Tổng kinh phí thực hiện: | 14.908.837.000 đồng. Trong đó: |
- Nhà nước hỗ trợ: | 9.286.670.000 đồng. |
- Nông dân và nhà đầu tư: | 5.622.167.000 đồng. |
b) Nguồn kinh phí thực hiện: Từ nguồn vốn sự nghiệp của tỉnh hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp an sinh cho người dân bị thu hồi đất phục vụ Dự án nâng cấp, mở rộng Nhà máy lọc dầu Dung Quất.
c) Phân kỳ kinh phí của nhà nước hỗ trợ hàng năm:
* Năm 2017: | 7.420.000.000 đồng |
Từ nguồn kinh phí đã được UBND tỉnh bố trí tại Quyết định số 686a/QĐ-UBND ngày 16/12/2016.
* Năm 2018: | 1.754.212.000 đồng |
* Năm 2019: | 112.458.000 đồng. |
(Chi tiết có Kế hoạch đính kèm)
Điều 2. Tổ chức thực hiện.
1. Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi có trách nhiệm chủ trì, phối hợp các sở, ngành, đơn vị liên quan thẩm tra, phê duyệt Kế hoạch hàng năm (riêng kinh phí thực hiện trong năm 2017 được phê duyệt chung trong Kế hoạch 2017-2019); tổ chức triển khai thực hiện, phân công nhiệm vụ cụ thể cho các đơn vị thuộc Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi chịu trách nhiệm triển khai, phối hợp thực hiện hoàn thành các nội dung Kế hoạch được phê duyệt đạt hiệu quả cao.
2. Các sở, ban, ngành liên quan, UBND huyện Bình Sơn, UBND xã Bình Trị có triển khai kế hoạch, các cơ quan chuyên môn liên quan có trách nhiệm phối hợp thực hiện.
3. Sở Tài chính có trách nhiệm cân đối bố trí nguồn vốn sự nghiệp hàng năm đảm bảo thực hiện Kế hoạch đúng tiến độ phê duyệt.
4. Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi có trách nhiệm kiểm soát, tạm ứng, thanh toán vốn kịp thời, đảm bảo cho việc triển khai thực hiện Kế hoạch và theo quy định hiện hành của Nhà nước.
Điều 3. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Điều 4. Chánh Văn phòng UBND tỉnh, Trưởng Ban Quản lý KKT Dung Quất và các KCN Quảng Ngãi, Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn; Chủ tịch UBND các huyện Bình Sơn, Giám đốc Kho bạc Nhà nước Quảng Ngãi và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
| CHỦ TỊCH |
- 1Quyết định 1675/QĐ-UBND năm 2016 về phân công, phân cấp trong hoạt động kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 2Quyết định 02/2017/QĐ-UBND quy định cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm và quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ do thành phố Cần Thơ ban hành
- 3Quyết định 2332/QĐ-UBND năm 2017 cho hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Hồng Hải thuê đất theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm (hợp thức hóa quyền sử dụng đất) để sử dụng vào mục đích làm trụ sở làm việc, kho cửa hàng dịch vụ nông nghiệp tại phường Hà Phong, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
- 1Nghị định 02/2010/NĐ-CP về khuyến nông
- 2Quyết định 124/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch chung xây dựng Khu kinh tế Dung Quất tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 3Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 4Thông tư 53/2012/TT-BNNPTNT về Danh mục sản phẩm nông nghiệp, thủy sản được hỗ trợ theo Quyết định 01/2012/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ việc áp dụng Quy trình thực hành sản xuất nông nghiệp tốt trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản do Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn ban hành
- 5Quyết định 30/2014/QĐ-UBND về nội dung chi và mức hỗ trợ cho hoạt động khuyến nông từ nguồn kinh phí địa phương trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi
- 6Quyết định 50/2014/QĐ-TTg về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2015-2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 660/QĐ-UBND năm 2015 về Chương trình hành động phát triển khu kinh tế Dung Quất giai đoạn 2015-2020 tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- 8Quyết định 148/QĐ-UBND năm 2015 về Đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững tỉnh Quảng Ngãi, giai đoạn 2015 -2020
- 9Luật tổ chức chính quyền địa phương 2015
- 10Quyết định 1675/QĐ-UBND năm 2016 về phân công, phân cấp trong hoạt động kiểm tra điều kiện sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp và quản lý an toàn thực phẩm nông lâm thủy sản thuộc phạm vi quản lý của ngành Nông nghiệp và Phát triển nông thôn trên địa bàn tỉnh Hà Nam
- 11Quyết định 02/2017/QĐ-UBND quy định cơ quan kiểm tra cơ sở sản xuất, kinh doanh vật tư nông nghiệp, nước sinh hoạt nông thôn và kiểm tra, chứng nhận cơ sở sản xuất, kinh doanh nông lâm thủy sản đủ điều kiện an toàn thực phẩm và quản lý cơ sở sản xuất ban đầu nhỏ lẻ do thành phố Cần Thơ ban hành
- 12Quyết định 2332/QĐ-UBND năm 2017 cho hợp tác xã sản xuất kinh doanh dịch vụ nông nghiệp Hồng Hải thuê đất theo hình thức thuê đất trả tiền hàng năm (hợp thức hóa quyền sử dụng đất) để sử dụng vào mục đích làm trụ sở làm việc, kho cửa hàng dịch vụ nông nghiệp tại phường Hà Phong, thành phố Hạ Long, tỉnh Quảng Ninh
Quyết định 1217/QĐ-UBND năm 2017 phê duyệt Kế hoạch thực hiện mô hình sản xuất, kinh doanh nông nghiệp hiệu quả và bền vững năm 2017-2019 do tỉnh Quảng Ngãi ban hành
- Số hiệu: 1217/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 29/06/2017
- Nơi ban hành: Tỉnh Quảng Ngãi
- Người ký: Trần Ngọc Căng
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: Kiểm tra
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra