Để sử dụng toàn bộ tiện ích nâng cao của Hệ Thống Pháp Luật vui lòng lựa chọn và đăng ký gói cước.
ỦY BAN NHÂN DÂN | CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 1212/QĐ-UBND | Thừa Thiên Huế ngày 05 tháng 07 năm 2012 |
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Bảo vệ môi trường ngày 29 tháng 1 năm 2005;
Căn cứ Nghị định số 59/2007/NĐ-CP ngày 09 tháng 4 năm 2007 của Chính phủ về Quản lý chất thải rắn;
Căn cứ Quyết định số 2149/QĐ-TTg ngày 17 tháng 12 năm 2009 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050;
Căn cứ Quyết định số 798/QĐ-TTg ngày 25 tháng 5 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 - 2020;
Căn cứ các Quyết định số 2038/QĐ-TTg ngày 15 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 170/QĐ-TTg ngày 08 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải y tế nguy hại đến năm 2025;
Căn cứ Chỉ thị số 23/CT-UBND ngày 03 tháng 7 năm 2012 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về việc tăng cường quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh;
Theo đề nghị của Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường,
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt đề cương Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020, với các nội dung chính sau:
1. Tên đề án: Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020
2. Phạm vi nghiên cứu: Đề án giải quyết chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế; trong đó, ưu tiên tập trung giải quyết chất thải nguy hại cho các ngành y tế, công nghiệp và làng nghề.
3. Mục tiêu:
Nâng cao hiệu quả quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế nhằm cải thiện chất lượng môi trường, đảm bảo sức khỏe cộng đồng và góp phần vào sự phát triển bền vững.
4. Các nội dung chủ yếu:
Phần mở đầu
- Căn cứ pháp lý và tính cấp thiết xây dựng đề án
- Quan điểm
- Mục tiêu
Chương 1. Hiện trạng phát sinh và công tác quản lý chất thải nguy hại ở tỉnh Thừa Thiên Huế
- Hiện trạng quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh;
- Hiện trạng thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh;
- Một số vấn đề tồn tại và hạn chế và những nội dung cấp bách trong hoạt động quản lý chất thải nguy hại trên địa bàn tỉnh.
Chương 2. Dự báo lượng chất thải nguy hại đến năm 2015, định hướng đến năm 2020
- Chất thải y tế nguy hại ở Thừa Thiên Huế:
+ Chất thải y tế;
+ Nguồn phát sinh, thành phần chất thải y tế nguy hại;
+ Các phương pháp xử lý thải y tế nguy hại.
- Chất thải nguy hại khu vực công nghiệp và làng nghề ở Thừa Thiên Huế:
+ Chất thải nguy hại khu vực công nghiệp và làng nghề;
+ Nguồn phát sinh, thành phần chất thải nguy hại khu vực công nghiệp và làng nghề;
+ Các phương pháp xử lý thải nguy hại khu vực công nghiệp và làng nghề.
- Chất thải nguy hại các ngành khác (nông nghiệp, xây dựng, giao thông vận tải, văn hóa thể thao và du lịch ....):
+ Chất thải nguy hại các ngành;
+ Nguồn phát sinh, thành phần chất thải nguy;
+ Các phương pháp xử lý thải nguy hại.
- Dự báo khối lượng chất thải nguy hại tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2015, có tính đến năm 2020
Chương 3. Nội dung, nhiệm vụ thực hiện Đề án
- Chương trình truyền thông nâng cao nhận thức của các cấp, các ngành, các doanh nghiệp và cộng đồng về chất thải nguy hại;
- Tăng cường thanh tra, kiểm tra việc thực hiện các quy định về quản lý chất thải nguy hại;
- Xây dựng khu xử lý chất thải nguy hại tỉnh Thừa Thiên Huế;
- Chương trình đầu tư hệ thống xử lý nước thải tại các cơ sở y tế ở các tuyến tỉnh và huyện.
- Dự án đầu tư lò xử lý chất thải y tế nguy hại khu vực miền núi tỉnh Thừa Thiên Huế.
- Mô hình, phương án thu gom, vận chuyển chất thải nguy hại từ các điểm phát sinh chất thải nguy hại về khu xử lý.
Chương 4. Kế hoạch thực hiện
Chương 5. Các giải pháp tổ chức thực hiện
Chương 6. Dự kiến kinh phí, nguồn vốn thực hiện Đề án
Chương 7. Phân công và tổ chức thực hiện
5. Sản phẩm:
- Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2015, định hướng đến năm 2020; nội dung Đề án bao gồm kế hoạch thu gom, xử lý chất thải nguy hại của các ngành, khu vực: y tế, công thương, nông nghiệp và phát triển nông thôn, xây dựng, văn hóa, thể thao và du lịch, giao thông vận tải; các khu kinh tế; các khu, cụm công nghiệp và làng nghề trên địa bàn tỉnh;
- Cơ sở dữ liệu hiện trạng các cơ sở phát sinh nguồn thải chất thải nguy hại (y tế, công nghiệp, làng nghề...) trên nền của hệ thống thông tin địa lý (GIS Huế);
- Dự thảo Quyết định UBND tỉnh phê duyệt Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012-2015.
6. Chi phí lập Đề án: 79.000.000 đồng (Bằng chữ: Bảy mươi chín triệu đồng chẵn).
Giá trị thực hiện sẽ thanh toán trên cơ sở dự toán được Sở Tài chính thẩm định và phê duyệt theo quy định hiện hành.
7. Nguồn vốn: Ngân sách cấp
8. Thời gian hoàn thành: Quý III năm 2012.
9. Cơ quan phê duyệt đề cương: UBND tỉnh Thừa Thiên Huế.
10. Chủ đầu tư: Sở Tài nguyên và Môi trường
11. Hình thức lựa chọn tư vấn: Chỉ định thầu.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.
Điều 3. Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Giám đốc các Sở: Kế hoạch và Đầu tư, Tài nguyên và Môi trường, Tài chính, Y tế, Công Thương, Xây dựng, Giao thông Vận tải, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Văn hóa Thể Thao và Du lịch; Trưởng ban Ban Quản lý Khu Kinh tế Chân mây - Lăng Cô; Trưởng ban Ban Quản lý các Khu Công nghiệp; Giám đốc Kho bạc Nhà nước tỉnh; Chủ tịch UBND các huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh và Thủ trưởng các cơ quan, đơn vị liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.
Nơi nhận: | TM. ỦY BAN NHÂN DÂN |
- 1Quyết định 2037/QĐ-UBND năm 2013 về Quy định vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 2Quyết định 589/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đơn giá xử lý rác thải đô thị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 3Quyết định 2298/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
- 1Luật Bảo vệ môi trường 2005
- 2Nghị định 59/2007/NĐ-CP về việc quản lý chất thải rắn
- 3Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban Nhân dân 2003
- 4Quyết định 2149/QĐ-TTg năm 2009 phê duyệt chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp chất thải rắn đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 5Quyết định 798/QĐ-TTg năm 2011 về phê duyệt Chương trình đầu tư xử lý chất thải rắn giai đoạn 2011 - 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 6Quyết định 2038/QĐ-TTg năm 2011 phê duyệt Đề án tổng thể xử lý chất thải y tế giai đoạn 2011 - 2015 và định hướng đến năm 2020 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 7Quyết định 170/QĐ-TTg năm 2012 phê duyệt Quy hoạch tổng thể hệ thống xử lý chất thải rắn y tế nguy hại đến năm 2025 do Thủ tướng Chính phủ ban hành
- 8Quyết định 2037/QĐ-UBND năm 2013 về Quy định vận hành bãi chôn lấp chất thải rắn hợp vệ sinh trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 9Quyết định 589/QĐ-UBND năm 2014 phê duyệt đơn giá xử lý rác thải đô thị trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế
- 10Quyết định 2298/QĐ-UBND năm 2008 phê duyệt Quy hoạch hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn của tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2010, định hướng đến năm 2020
Quyết định 1212/QĐ-UBND năm 2012 phê duyệt đề cương Đề án tổng thể thu gom, vận chuyển và xử lý chất thải nguy hại tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2012 - 2015, định hướng đến năm 2020
- Số hiệu: 1212/QĐ-UBND
- Loại văn bản: Quyết định
- Ngày ban hành: 05/07/2012
- Nơi ban hành: Tỉnh Thừa Thiên Huế
- Người ký: Phan Ngọc Thọ
- Ngày công báo: Đang cập nhật
- Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
- Ngày hiệu lực: 05/07/2012
- Tình trạng hiệu lực: Kiểm tra