Hệ thống pháp luật

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1207/QĐ-UBND

Thanh Hóa, ngày 08 tháng 04 năm 2015

 

QUYẾT ĐỊNH

PHÊ DUYỆT ĐỀ CƯƠNG ĐỀ ÁN GIẢM THIỂU TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG TRONG ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TỈNH THANH HÓA ĐẾN NĂM 2020

CHỦ TỊCH ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH THANH HÓA

Căn cứ Luật Tổ chức HĐND và UBND ngày 26/11/2003;

Căn cứ Quyết định số 227/QĐ-UBND ngày 22/01/2015 của UBND tỉnh Thanh Hóa về việc ban hành Chương trình công tác năm 2015 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa;

Xét đề nghị của Trưởng Ban Dân tộc tại Tờ trình số 67/BDT-CSTT ngày 23/3/2015 về việc đề nghị phê duyệt đề cương Đề án giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào DTTS tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Phê duyệt đề cương Đề án giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020, với nội dung như sau:

Phần I

ĐẶT VẤN ĐỀ

I. SỰ CẦN THIẾT XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

II. CĂN CỨ ĐỂ XÂY DỰNG ĐỀ ÁN

1. Căn cứ pháp lý

2. Căn cứ thực tiễn

III. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Đối tượng

- Nhóm vị thành niên, thanh niên là người dân tộc thiểu số; phụ huynh, học sinh các trường phổ thông, trường dân tộc nội trú, trường phổ thông dân tộc bán trú vùng dân tộc thiểu số;

- Hộ gia đình, phụ nữ và nam giới người dân tộc thiểu số tảo hôn, kết hôn cận huyết thống;

- Cán bộ, công chức xã, thôn bản; người có uy tín trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

- Các đối tượng có liên quan khác.

2. Phạm vi Đề án

Thực hiện trên địa bàn 11 huyện miền núi bao gồm: Mường Lát, Quan Hóa, Quan Sơn, Bá Thước, Lang Chánh, Ngọc Lặc, Thường Xuân, Như Xuân, Như Thanh, Thạch Thành, Cẩm Thủy và 07 huyện, thị xã có xã miền núi (có người dân tộc thiểu số): Thọ Xuân, Triệu Sơn, Vĩnh Lộc, Hà Trung, Yên Định, Tĩnh Gia, thị xã Bỉm Sơn.

3. Thời gian thực hiện: Từ năm 2016 - 2020.

Phần II

KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI VÀ THỰC TRẠNG TẢO HÔN, HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG VÙNG ĐỀ ÁN

I. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI

1. Các đặc điểm tự nhiên

2. Tình hình kinh tế - xã hội

2.1. Dân số, đời sống, trình độ dân trí của đồng bào dân tộc thiểu số;

2.2. Lao động, việc làm;

2.3. Cơ sở hạ tầng;

2.4. Tập quán sản xuất.

3. Cơ cấu dân tộc, dân số, hình thái cư trú

3.1. Cơ cấu dân tộc, dân số

3.2. Hình thái cư trú.

4. Văn hóa, ngôn ngữ, phong tục tập quán.

II. THỰC TRẠNG TẢO HÔN VÀ HÔN NHÂN CẬN HUYẾT THỐNG

1. Thực trạng

1.1. Tảo hôn

1.2. Hôn nhân cận huyết thống.

2. Nguyên nhân

2.1. Nguyên nhân khách quan

2.2. Nguyên nhân chủ quan.

3. Hậu quả của tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

3.1. Về chất lượng dân số, sức khỏe và nguồn nhân lực;

3.2. Về phát triển kinh tế - Văn hóa, xã hội.

Phần III

MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Đến năm 2020 ngăn chặn và đẩy lùi tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số, góp phần nâng cao chất lượng dân số và nguồn nhân lực vùng thực hiện Đề án.

2. Mục tiêu cụ thể

- Nâng cao nhận thức, chuyển đổi hành vi đối với lĩnh vực hôn nhân trong đồng bào DTTS.

- Giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng thực hiện Đề án (có các chỉ tiêu giảm tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống).

II. ĐỀ XUẤT NỘI DUNG THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Lựa chọn nội dung, hình thức cung cấp thông tin, truyền thông và hoạt động can thiệp phù hợp trong hôn nhân đối với các đối tượng của Đề án.

2. Tổ chức biên soạn phát hành các tài liệu nguồn bằng tiếng dân tộc và tiếng Việt có nội dung về vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống như: Tờ rơi, tờ gấp, sổ tay hỏi đáp, băng tiếng, đĩa hình....

3. Tổ chức hoạt động truyền thông, cung cấp thông tin, kiến thức pháp luật về hôn nhân và gia đình trong cộng đồng người dân tộc thiểu số và trong trường học.

4. Triển khai các hoạt động phù hợp với các yếu tố văn hóa, giới, lứa tuổi và dân tộc để tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức về lĩnh vực hôn nhân, vận động xóa bỏ những hủ tục lạc hậu và phòng chống tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

5. Tập huấn nâng cao năng lực công tác tuyên truyền, vận động của đội ngũ cán bộ truyền thông cơ sở: cán bộ tư pháp xã, cán bộ công tác dân tộc và cộng tác viên dân số thôn, bản.

6. Lựa chọn các xã có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao để triển khai thực hiện Mô hình thí điểm và thực hiện sơ kết, tổng kết, nhân rộng.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Nhiệm vụ chủ yếu

- Khảo sát đánh giá thực trạng nhận thức, hiểu biết của các đối tượng thuộc Đề án về các quy định của pháp luật trong lĩnh vực hôn nhân và gia đình;

- Thực hiện các hoạt động truyền thông về vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống;

- Tăng cường các hoạt động can thiệp, hỗ trợ nhằm giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số;

- Xây dựng, triển khai Mô hình thí điểm can thiệp đối với một số địa phương mà đồng bào dân tộc thiểu số có tỷ lệ tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống cao;

- Đánh giá sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện Đề án.

2. Giải pháp thực hiện

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, nâng cao nhận thức, ý thức chấp hành pháp luật hôn nhân và gia đình trong vùng đồng bào dân tộc thiểu số;

- Tăng cường công tác lãnh đạo, quản lý và nâng cao trách nhiệm của chính quyền cơ sở, các tổ chức đoàn thể trong thực hiện pháp luật hôn nhân và gia đình;

- Tăng cường sự phối hợp giữa chính quyền và các tổ chức chính trị xã hội và nhà trường;

- Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng, từng bước cải thiện đời sống vật chất, nâng cao mức hưởng thụ văn hóa, dân trí cho đồng bào dân tộc thiểu số.

- Các giải pháp về huy động nguồn lực thực hiện Đề án.

3. Dự báo những khó khăn khi thực hiện Đề án

VI. THỜI GIAN THỰC HIỆN: 2016 - 2020.

1. Giai đoạn 1: Từ năm 2016 - 2017, triển khai thực hiện Mô hình thí điểm trên địa bàn các huyện miền núi: Huyện Mường Lát 03 Mô hình/03 xã, 10 huyện miền núi còn lại mỗi huyện 02 Mô hình/02 xã.

2. Giai đoạn 2: Từ Năm 2018 - 2020 triển khai nhân rộng Mô hình thí điểm và thực hiện các hoạt động tuyên truyền trên địa bàn 11 huyện miền núi và các huyện, thị xã có xã miền núi.

IV. KINH PHÍ VÀ CƠ CHẾ TÀI CHÍNH THỰC HIỆN ĐỀ ÁN

1. Tổng nhu cầu vốn

1.1. Kinh phí thực hiện các nội dung Đề án

+ Kinh phí thực hiện Mô hình thí điểm;

+ Kinh phí hoạt động tuyên truyền;

+ Kinh phí tập huấn nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ truyền thông;

+ Kinh phí thực hiện biên soạn, phát hành các tài liệu bằng tiếng dân tộc và tiếng Việt có nội dung về vấn đề tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống.

1.2. Kinh phí quản lý, kiểm tra, hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án.

2. Nguồn kinh phí thực hiện Đề án

- Ngân sách tỉnh;

- Ngân sách huyện;

- Các nguồn huy động khác;

- Nguồn kinh phí lồng ghép trong các chương trình, dự án, chính sách đang triển khai thực hiện ở vùng dân tộc thiểu số.

3. Cơ chế tài chính thực hiện Đề án

V. HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ ÁN

1. Hiệu quả về xã hội

2. Hiệu quả về kinh tế

Phần IV

TỔ CHỨC THỰC HIỆN

I. NGUYÊN TẮC TỔ CHỨC, THỰC HIỆN

II. PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ

1. Các sở, ban ngành cấp tỉnh

2. UBND các huyện

III. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

1. Kết luận

2. Kiến nghị

Điều 2. Tổ chức thực hiện

1. Ban Dân tộc

- Chủ trì, phối hợp với các Sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; UBND 11 huyện miền núi, và UBND 7 huyện, thị giáp ranh có xã miền núi và các đơn vị có liên quan xây dựng Đề án.

- Lập dự toán kinh phí xây dựng Đề án, gửi Sở Tài chính.

- Tổng hợp ý kiến đóng góp của các Sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư; Tài chính, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Giáo dục và Đào tạo, Tư pháp; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; trình Chủ tịch UBND tỉnh trước ngày 20/8/2015.

2. Sở Tài chính: Thẩm định, bố trí kinh phí lập Đề án trong nguồn kinh phí sự nghiệp kinh tế ngân sách tỉnh dành cho xây dựng các đề án, dự án quy hoạch và thẩm định kinh phí lập Đề án theo quy định.

Điều 3. Quyết định này có hiệu lực kể từ ngày ký.

Chánh Văn phòng UBND tỉnh; Trưởng Ban Dân tộc; Giám đốc các Sở: Y tế, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính, Giáo dục và Đào tạo, Văn hóa Thể thao và Du lịch, Tư pháp; Bộ Chỉ huy Bộ đội Biên phòng tỉnh; Chủ tịch UBND 11 huyện miền núi và 7 huyện, thị xã giáp ranh có xã miền núi; các sở, ban, ngành, đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./.

 


Nơi nhận:
- Như Điều 3 QĐ;
- Chủ tịch UBND tỉnh;
- PCT UBND tỉnh Phạm Đăng Quyền;
- Lưu: VT, DTMN, V1.
QĐ08.

KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH




Phạm Đăng Quyền

 

 

 

HIỆU LỰC VĂN BẢN

Quyết định 1207/QĐ-UBND năm 2015 phê duyệt Đề cương Đề án giảm thiểu tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020

  • Số hiệu: 1207/QĐ-UBND
  • Loại văn bản: Quyết định
  • Ngày ban hành: 08/04/2015
  • Nơi ban hành: Tỉnh Thanh Hóa
  • Người ký: Phạm Đăng Quyền
  • Ngày công báo: Đang cập nhật
  • Số công báo: Dữ liệu đang cập nhật
  • Ngày hiệu lực: 08/04/2015
  • Tình trạng hiệu lực: Còn hiệu lực
Tải văn bản